Cha Mẹ Độc Hại Là Gì? Làm Sao Nhận Biết?

Cha mẹ độc hại được hiểu theo một cách đơn giản đó chính là những bậc cha mẹ thường xuyên sử dụng những lời lẽ, hành động tiêu cực gây tổn thương về thể chất lẫn tinh thần cho cái. Họ thường lấy tình thương để có thể ngụy biện, bao che cho những điều tồi tệ mà mình đã làm. 

Cha mẹ độc hại
Cha mẹ độc hại là kiểu cha mẹ thường xuyên sử dụng các hành vi, lời nói làm tổn thương con cái

Cha mẹ độc hại là gì?

Trong thực tế, bất kể người làm cha làm mẹ nào cũng đã từng mắc phải những sai lầm và không thể nào phân định được cách nào đúng, cách nào sai trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái. Có những người luôn nghiêm khắc, quản lý con chặt chẽ và điều khiển mọi khía cạnh trong cuộc sống của con cái. Nhưng cũng có người thoải mái hơn, để con tự do phát triển và luôn tôn trọng ý kiến, mong muốn của con.

Tuy rằng có nhiều hướng tiếp cận và giáo dục con cái khác nhau nhưng gần như bậc cha mẹ nào cũng mong muốn mang lại cho con những điều tốt nhất. Nhưng một điều khá buồn đó chính là trong cuộc sống vẫn có những bậc phụ huynh không thể nuôi dạy và giúp con trở thành một người tốt. Tuy rằng cha mẹ nào cũng có thể mắc sai lầm, nhưng đôi khi những sai lầm nghiêm trọng có thể để lại những tổn thương sâu sắc đối với con cái.

Cha mẹ độc hại hay còn gọi là Toxic Parents là kiểu cha mẹ thường xuyên có những lời nói, hành vi, cách cư xử tiêu cực đối với con cái, làm con trẻ bị tổn thương nặng nề về mặt thể chất và tinh thần. Theo số liệu thống kê nhận thấy, có đến hàng triệu đứa trẻ đang phải sống chung và chịu đựng những tổn thương do chính cha mẹ độc hại gây ra.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Những tác động tiêu cực đến từ cha mẹ độc hại có thể kéo dài dai dẳng, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và cả chất lượng đời sống trong tương lai của trẻ nhỏ. Nhiều khả năng khi trẻ lớn lên cũng sẽ trở thành những bậc cha mẹ độc hại, vòng xoay này cứ liên tiếp tái hiện gây nên biết bao sự tổn thương cho các thế hệ sau.

Làm sao để nhận biết cha mẹ độc hại?

Trong thực tế, không phải bậc cha mẹ nào cũng dành tình thương cho con cái. Có những bậc phụ huynh chỉ xem con như một “công cụ” nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân. Vì thế họ muốn kiểm soát, thao túng và điều khiến con cái theo ý muốn của mình, muốn được nhận nhiều hơn từ con cái.

Những kiểu cha mẹ độc hại như thế sẽ luôn có các hành vi, lời nói, cách cư xử tồi tệ đối với con cái của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã phải đối mặt với những tổn thương mà cha mẹ gây nên. Các hành vi gây tổn thương của cha mẹ có thể dễ dàng nhìn thấy nhưng nó lại được bao bọc và biện minh bởi tình yêu thương. Ai cũng cho rằng những điều mà cha mẹ làm là do xuất phát từ sự yêu thương, mong muốn con cái trưởng thành và nên người.

Trong thực tế, các đặc điểm nhận biết của cha mẹ độc hại thường rất dễ nhầm lẫn với các cách giáo dục và nuôi dạy con thông thường. Họ luôn có những lý do nhầm bao biện và che đậy cho những hành vi tồi tệ của mình. Những người xung quanh đôi khi cũng sẽ bị “che mắt” bởi những lý do như do muốn con cái trở nên tốt hơn, muốn con tránh khỏi những cám dỗ, muốn con ngoan ngoãn,…

Cha mẹ độc hại
Cha mẹ độc hại luôn có xu hướng kiểm soát và bắt ép con làm theo ý muốn của bản thân

Để nhận biết cha mẹ độc hại, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:

1. Mong muốn và bắt ép con thực hiện ước mơ của bản thân

Những bậc cha mẹ độc hại sẽ có nhiều xu hướng mong muốn và điều khiển con thực hiện các ước mơ đã từng dang dở của bản thân. Đây được xem là một trong các điều ích kỷ và độc đoán mà các bậc cha mẹ độc hại dành cho con cái. Họ sẽ không quan tâm đến suy nghĩ, cảm nhận của con mà chỉ muốn con phải thực hiện những ước mơ, hoài bão của họ.

Nếu may mắn thì những mong muốn của cha mẹ có thể trùng với những gì mà trẻ ước mơ. Tuy nhiên, nếu ngược lại sẽ khiến trẻ phải vật lộn với những định hướng, yêu cầu của cha mẹ. Trẻ sẽ không còn tự do trong việc phát triển bản thân, không thể phát huy tốt các tiềm năng và theo đuổi những định hướng của chính mình.

Chẳng hạn như các bậc cha mẹ độc hại có thể ép buộc con cái phải theo học các lớp dạy ballet để hoàn thành ước mơ trở thành vũ công của mình mặc dù con không các khả năng và mong muốn theo đuổi điều đó. Điều này sẽ gây nên cho con cái rất nhiều áp lực, cảm thấy mệt mỏi và chán ghét cuộc sống hiện tại.

2. Hà khắc quá mức đối với con cái

Nghiêm khắc với con cái là điều cần thiết trong quá trình giáo dục và nuôi dạy con trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ độc hại lại có xu hướng quá hà khắc quá mức đối với con. Họ không quan tâm đến những mong muốn, suy nghĩ và cảm xúc của trẻ nhỏ.

Cha mẹ có thể dùng những lời nói khó nghe, chì chiết thậm tệ hoặc có hành vi bạo lực khi con cái không đạt được những thành tích học tập tốt hoặc không làm theo những lời chỉ dạy của họ. Đồng thời, những kiểu cha mẹ này sẽ rất hiếm khi khen ngợi, động viên và dành những lời khích lệ đối với con dù con rất ngoan ngoãn, nghe lời.

3. Chỉ chú ý đến những ý nguyện của bản thân

Đây được xem là đặc điểm dễ nhận biết và thường gặp nhất của những bậc cha mẹ độc hại. Họ có xu hướng đề cao bản thân và hoàn toàn không quan tâm đến những gì con cái mong muốn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ không bao giờ lắng nghe những suy nghĩ, chia sẻ của con cái.

Những đứa trẻ phải sống cùng cha mẹ độc hại sẽ luôn phải để tâm đến cảm xúc, thái độ của cha mẹ. Tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ đều phải thông qua ý kiến của cha mẹ. Con cái sẽ không được làm trái những ý muốn của người lớn và nếu có xu hướng chống đối thì sẽ bị cha mẹ dùng quyền lực bắt ép và điều chỉnh lại theo khuôn khổ.

4. Có xu hướng đổ tội cho con cái

Cha mẹ độc hại luôn có suy nghĩ rằng bản thân luôn đúng và con cái luôn phạm phải sai lầm. Trong mọi hoàn cảnh, dù vấn đề đó xuất phát từ đâu thì cha mẹ cũng có xu hướng đổ hết mọi lỗi lầm, sai trái lên con cái. Thay vì tìm hiểu rõ nguyên nhân sự việc thì họ lại vội vàng đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và người phạm tội luôn là con trẻ.

Cha mẹ độc hại
Cha mẹ độc hại sẽ luôn đổ lỗi, trách phạt con trong mọi tình huống

Họ luôn nói với con cái về nhưng lỗi lầm mà con đã gây ra, gieo rắc vào tâm trí của con những suy nghĩ lệch lạc và méo mó về hành vi và nhận thức. Lâu dần con trẻ sẽ tự cảm thấy bản thân mình là người vô dụng, hư hỏng, không có tài năng và xứng đáng phải chịu đựng những điều tồi tệ trong cuộc sống.

5. Không tôn trọng quyền riêng tư và tự do của con cái

Các bậc cha mẹ độc hại luôn có suy nghĩ rằng bản thân có quyền kiểm soát và quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống của con cái. Cũng chính vì thế mà họ không bao giờ tôn trọng các ý kiến của con, thậm chí còn ngang nhiên xâm phạm vào các quyền riêng tư của con trẻ. Không ít các trường hợp trẻ em bị chính cha mẹ của mình xem lén nhật kí, tin nhắn, đọc trộm email hoặc can thiệp vào các mối quan hệ lành mạnh của trẻ nhỏ.

Đặc biệt hơn những cha mẹ độc hại lại luôn tự hào và không ngần ngại chia sẻ về những hành vi mà bản thân đã làm với con. Thậm chí, chỉ cần con cái có những hành vi, lời nói khiến cha mẹ không hài lòng thì họ cũng có thể dùng lời lẽ tồi tệ để trách phạt, mắng chửi con.

6. Thể hiện cảm xúc quá khích với con cái

Trong quá trình nuôi dạy con cái chắc hẳn các bậc phụ huynh không thể tránh khỏi những lúc cảm thấy không hài lòng và bực tức về những sai lầm mà con đã làm. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải biết cách kiểm soát và giữ bình tĩnh trước mọi tình huống để có thể nuôi dạy con một cách lành mạnh và hiệu quả.

Mặt khác, các bậc cha mẹ độc hại luôn có xu hướng làm ngược lại điều đó hoặc thậm chí là thể hiện cảm xúc một cách quá mức trước mặt con. Khi con phạm phải những sai lầm hoặc trong cuộc sống cha mẹ gặp phải các áp lực, căng thẳng nào đó thì họ sẽ không ngại ngùng mà trút giận lên con cái của mình.

Những đứa trẻ sống cùng cha mẹ độc hại sẽ luôn phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và thái quá của người lớn. Cha mẹ có thể liên tục chửi mắng, lớn tiếng, la hét, thỏa mãn thể hiện các cảm xúc tức giận của bản thân, nhiều trường hợp còn đánh đập, đòn roi với trẻ nhỏ nhằm giải tỏa các cảm xúc tiêu cực của chính mình. Họ luôn xem con cái là một “công cụ” nhằm để giải quyết các nhu cầu của bản thân.

7. Cảm thấy không thoải mái khi con được hạnh phúc

Trái ngược hẳn với những kiểu cha mẹ bình thường, những bậc cha mẹ độc hại sẽ luôn cảm thấy không thoải mái và hài lòng khi thấy con cái được hạnh phúc, vui vẻ. Họ thường tỏ thái độ không vui hoặc đôi khi là đay nghiến khi con cái nhận được những điều tốt đẹp, được mọi người yêu thương, quan tâm. Một vài trường hợp còn tỏ ra bực tức, giận dữ, ghen tỵ với chính con cái của mình.

Họ có thể đưa ra những lời nhận xét tiêu cực về những điều tốt đẹp mà con cái đang dành được hoặc thực hiện các hành vi nhằm làm thuyên giảm và mất đi cảm giác vui sướng của con. Chẳng hạn như khi con cái đạt được những thành tích tốt trong học tập và về khoe với cha mẹ thì cha mẹ lại không tỏ ra vui mừng mà còn dành những lời nói chê bai, khinh thường nhằm hạ thấp giá trị của con.

8. Coi nhẹ suy nghĩ và cảm xúc của con

Một đặc điểm chung của hầu hết các cha mẹ độc hại đó chính là coi nhẹ những suy nghĩ và cảm xúc của con cái. Họ rất ít hoặc thậm chí không bao giờ lắng nghe những lời tâm sự cũng như mong muốn của con nhỏ. Họ luôn suy nghĩ rằng những điều con nói là vô nghĩa và không cần thiết.

Cha mẹ độc hại
Trẻ sinh sống cùng cha mẹ độc hại sẽ luôn bị xem nhẹ về cảm xúc

Đặc biệt, khi con có những hành vi hay suy nghĩ trái ngược với những điều cha mẹ mong muốn thì họ sẽ liên tục đưa ra những lời phản bác hoặc những quan điểm méo mó nhằm bảo vệ niềm tin của chính mình, đồng thời bắt ép con cái phải nghe theo những gì mà mình sai bảo. Những kiểu cha mẹ độc hại còn thường xuyên ép buộc con cái phải kìm nén cảm xúc của bản thân, không được bộc lộ những điều tiêu cực như buồn bã, khóc lóc, lo lắng, căng thẳng,…

Các kiểu cha mẹ độc hại thường gặp

Như đã chia sẻ ở trên, cha mẹ độc hại sẽ luôn có xu hướng sử dụng những lời nói, hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Dựa vào những đặc điểm và biểu hiện của cha mẹ mà các chuyên gia tâm lý đã chia thành 6 kiểu cha mẹ độc hại phổ biến như sau:

1. Cha mẹ bạo hành thể xác

Đây được đánh giá là kiểu cha mẹ tàn độc với xu hướng sử dụng bạo lực, làm tổn thương nghiêm trọng đến thể xác của con cái. Thông thường, khi trẻ nhỏ mắc phải các sai lầm thì cha mẹ cũng sẽ la mắng, đánh đập để răng đe và chỉnh đốn con. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách phân biệt cụ thể giữa hành vi đánh con để giáo dục và hành vi bạo lực thể xác.

Đối với những kiểu cha mẹ bạo hành thể xác sẽ có xu hướng sử dụng đòn roi trong hầu hết các trường hợp, chẳng hạn như khi con phạm lỗi, con không vâng lời, con không đạt được thành tích học tập như đã mong đợi hoặc thậm chí khi con chỉ phạm một lỗi lầm nhỏ. Những hành vi bạo lực này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do áp lực trong cuộc sống, do tức giận bởi một vấn đề nào đó.

Khi cha mẹ đối mặt với những điều tiêu cực trong cuộc sống thì họ lại càng có xu hướng trút cơn giận dữ lên chính con cái của mình. Họ hoàn toàn không suy nghĩ đến cảm nhận và những tổn thương mà con trẻ có thể gánh chịu. Lúc này cha mẹ độc hại chỉ tập trung vào cảm xúc của bản thân và muốn giải tỏa nó một cách nhanh nhất.

2. Cha mẹ không được trọn vẹn

Cha mẹ không được trọn vẹn có thể hiểu rằng đây là những kiểu cha mẹ không đáp ứng được các nhu cầu của con cái nhưng lại luôn mong đợi và bắt ép con phải đáp ứng được những yêu cầu của mình. Ví dụ như con phải học thật giỏi để cha mẹ hãnh diện, con phải dành nhiều tình yêu thương cho cha mẹ, con phải biết cách tự chăm sóc bản thân mình,….

Kiểu cha mẹ này thường sẽ không thể hoặc không muốn hoàn thành tốt các trách nhiệm của bản thân, không làm tròn bổn phận của người sinh thành. Nhiều người thường nói đùa rằng, những đứa trẻ có cha mẹ chưa trọn vẹn thường vô tình trở thành “cha mẹ” của chính cha mẹ mình.

3. Cha mẹ bạo hành bằng lời nói

Bên cạnh việc sử dụng đòn roi để bạo hành con cái thì cha mẹ còn thể dùng lời nói để tra tấn tinh thần của trẻ nhỏ. Trong thực tế, lời nói của cha mẹ đối với trẻ nhỏ luôn là những lời đáng tin cậy và cần phải nghe theo. Tuy nhiên, những kiểu cha mẹ độc hại lại thường xuyên sử dụng những lời nói cay nghiệt, trách móc, đe dọa, hạ thấp, chì chiết con cái. Điều này khiến cho trẻ nhỏ bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần và lâu ngày trẻ sẽ có xu hướng tự xem thường chính mình, cho rằng bản thân vô dụng, bất tài, yếu kém.

Cha mẹ độc hại
Cha mẹ độc hại có thể sử dụng lời nói với mục đích xúc phạm, hạ nhục, đe dọa con cái

Khi con trẻ phạm phải sai lầm hoặc không nghe lời thì kiểu cha mẹ độc hại này sẽ liên tục sử dụng những lời nói chì chiết, chửi mắng thậm tệ khiến cho trẻ bị tổn thương, lòng tự trọng bị hạ thấp. Hơn thế, kiểu cha mẹ này còn thường xuyên so sánh con cái với “con nhà người ta”. Trong thực tế, những lời nói chê bai này không thể giúp trẻ trở nên tốt hơn mà còn kiến trẻ dần mất niềm tin vào bản thân và trở nên bi quan về cuộc sống, tương lai.

4. Cha mẹ kiểm soát

Cha mẹ kiểm soát là kiểu cha mẹ độc hại phổ biến nhất đối với những quốc gia Châu Á, trong đó không ngoại trừ Việt Nam. Cha mẹ nghĩ rằng bản thân là người sinh và nuôi dưỡng con nên họ tự cho bản thân quyền quyết định và kiểm soát con về mọi khía cạnh trong cuộc sống. Đặc biệt họ sẽ luôn quan sát, quản lý cả về hành động và những lời nói của trẻ nhỏ.

Những kiểu cha mẹ độc hại này thường có xu hướng xâm phạm quá mức vào đời sống riêng tư của con cái, cho dù con đã bước vào độ tuổi dậy thì hoặc trưởng thành. Thậm chí đã có không ít các trường hợp, phụ huynh bắt ép con cái phải thực hiện đúng theo những di nguyện của mình trước khi họ mất đi.

5. Cha mẹ lạm dụng tình dục

Nếu xét trong tất cả các kiểu cha mẹ độc hại thì cha mẹ lạm dụng tình dục chính là kiểu cha mẹ gây nên nhiều sự tổn thương và để lại những nỗi ám ảnh to lớn đối với con cái. Thường thì đối với những trẻ nhỏ, trẻ sẽ không có đủ hiểu biết và nhận thức về những hành vi sai trái này của cha mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu lớn lên thì trẻ sẽ cảm nhận được rõ ràng về những sự tổn thương về cả tinh thần lẫn thể chất.

Lúc này trẻ sẽ bắt đầu cảm thấy hoài nghi và mơ hồ về chính gia đình của mình. Những đứa trẻ phải sống cùng cha mẹ lạm dụng tình dục sẽ bị tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần và rất khó để vượt qua những nỗi ám ảnh về tâm lý. Trẻ sẽ có nhiều nguy cơ đối mặt với những vấn đề sức khỏe tâm thần trầm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn stress sau sang chấn. Một vài đứa trẻ khác sẽ phải đối mặt với những hậu quả thể chất sau khi bị lạm dụng tình dục.

6. Cha mẹ nghiện rượu

Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý và dựa vào thực tế nhận thấy thì cha mẹ nghiện rượu chính là kiểu cha mẹ độc hại có khả năng gây nên nhiều tổn thương tinh thần và thể xác nhất cho con cái. Những bậc làm cha mẹ rơi vào trạng thái nghiện rượu sẽ khiến cho không khí gia đình luôn căng thẳng, ngột ngạt. Có thể nói, mọi sự chú ý sẽ luôn được tập trung và dồn vào những bậc phụ huynh nghiện rượu.

Cha mẹ độc hại
Cha mẹ nghiện rượu là kiểu cha mẹ có thể gây nên những tổn thương to lớn đối với con cái

Nếu cha mẹ liên tục rơi vào trạng thái say sỉn, nghiện ngập thì hoàn toàn không thể giữ được sự tỉnh táo, không còn khả năng để nuôi dạy và giáo dục con tốt. Thậm chí họ còn có những hành vi vượt quá tầm kiểm soát, lời nói sử dụng không phù hợp, lệch chuẩn. Khi say nhiều bậc phụ huynh còn đem con cái ra để đánh đập, mắng chửi, quát nạt để thỏa mãn những cảm xúc của bản thân.

Con cái bị ảnh hưởng thế nào khi được nuôi dạy bởi cha mẹ độc hại?

Nuôi dạy và giáo dục con là một hành trình dài và cần sự nỗ lực rất nhiều của các bậc phụ huynh. Trong quá trình này chắc hẳn các ông bố bà mẹ không thể tránh khỏi những lúc sai lầm. Tuy nhiên, sai lầm lại hoàn toàn khác biệt đối với những kiểu cha mẹ độc hại. Đối với những bậc làm cha làm mẹ này họ chỉ sử dụng tình yêu thương để che lấp và bao biện cho những hành vi sai trái, lệch lạc của bản thân đối với con trẻ.

Nếu trẻ nhỏ phải sống cùng với những cha mẹ độc hại sẽ chịu rất nhiều tổn thương về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số tác hại nghiêm trọng có thể xảy ra với trẻ:

1. Trẻ nhỏ khó kiểm soát cảm xúc, hành vi

Khi phải liên tục đối diện với những lời lẽ trách mắng, những hành vi bạo hành, xúc phạm nhân phẩm sẽ khiến cho trẻ nhỏ bị tổn thương một cách nghiêm trọng. Chính vì thế, những đứa trẻ sinh sống cùng cha mẹ độc hại sẽ dần mất đi khả năng tự kiểm soát hành vi và cảm xúc của chính mình.

Cũng bởi, trẻ nhỏ luôn học và dõi theo những cử chỉ, hành vi của người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Do đó, nếu cha mẹ cứ liên tục bộc lộ những cảm xúc giận dữ, cáu gắt, nóng nảy trước mặt con thì con cũng sẽ học theo những điều đó và cho rằng đó là những cảm xúc bình thường mà ai cũng cần phải thực hiện.

2. Trẻ bị suy giảm IQ

Theo một nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, chỉ số IQ của những đứa trẻ được nuôi dạy bởi cha mẹ độc hại sẽ thấp hơn rất nhiều đối với những đứa trẻ được sống trong môi trường lành mạnh. Các chuyên gia tâm lý chia sẻ rằng, do trẻ phải liên tục đối mặt và chứng kiến những hành vi tiêu cực của cha mẹ nên tâm lý và thể chất sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Trẻ sẽ dành hầu hết thời gian của mình để suy nghĩ và tìm ra lý do vì sao cha mẹ lại có những hành động, lời nói như thế.

Bên cạnh đó, sự kiểm soát và quản lý của cha mẹ đôi khi sẽ làm cản trở sự phát triển của não bộ, trẻ nhỏ dường như không còn khả năng tư duy, sáng tạo. Đồng thời, những đứa trẻ này sẽ luôn bị ám ảnh và sợ hãi trước cha mẹ của mình. Cảm giác lo lắng, bất an và tiêu cực này sẽ tác động rất lớn đối với tư duy và sự nhạy bén của trẻ nhỏ.

3. Trẻ bị méo mó về nhân cách

Cha mẹ là những người có sự ảnh hưởng rất lớn đối với nhân cách của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nếu trẻ được nuôi dạy bởi những cha mẹ độc hại thì nhiều khả năng nhân cách của trẻ sẽ bị tác động theo hướng tiêu cực. Trong thực tế đã có không ít các trường hợp trẻ bị rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách phụ thuộc do chính sự ảnh hưởng từ cha mẹ độc hại.

Khi mắc phải các chứng rối loạn nhân cách này, trẻ nhỏ sẽ gặp không ít các khó khăn về sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Về lâu dài trẻ sẽ có cái nhìn sai lệch về cuộc sống, méo mó về nhân cách trước khi bước vào tuổi trưởng thành. Điều này cũng tiềm ẩn rất nhiều các hệ lụy nguy hiểm đối với xã hội bởi trẻ sẽ có nhiều xu hướng thực hiện các hành vi không phù hợp, trái với chuẩn mực xã hội.

4. Xu hướng lạm dụng rượu bia cao ở trẻ

Những đứa trẻ sinh sống cùng với cha mẹ độc hại rất khó giữ được những đức tính tốt bởi trẻ sẽ có xu hướng học tập theo những hành vi, thói quen của người lớn. Đặc biệt là những đứa trẻ sống cùng cha mẹ nghiện rượu sẽ có nguy cơ sử dụng chất kích thích, các chất gây nghiện ngay khi còn nhỏ hoặc bắt đầu bước vào độ tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, do những cảm xúc tiêu cực bị đè nén bên trong nên trẻ cũng có xu hướng muốn uống rượu bia, hút thuốc, thậm chí là sử dụng ma túy để giải tỏa những nỗi muộn phiền, tổn thương của bản thân. Tuy nhiên, càng sử dụng rượu bia trẻ lại càng bị ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe, nguy cơ thực hiện các hành vi sai lệch, tự làm tổn thương bản thân càng cao.

5. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý ở trẻ nhỏ

Sống cùng với cha mẹ độc hại sẽ làm cho trẻ nhỏ gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần, phổ biến nhất là trầm cảm, rối loạn lo âu. Khi phải liên tục chịu đựng những lời nói mắng chửi, chê bai, hạ thấp, chì chiết của chính cha mẹ, trẻ sẽ dần thu mình lại, tự trách móc bản thân và trở nên tiêu cực. Đặc biệt, khi trẻ không tìm được cách để giải tỏa cảm xúc của bản thân sẽ khiến cho tinh thần dần trở nên kiệt quệ, từ đó dễ phát sinh các bệnh tâm lý nguy hiểm.

Khi nhận thức được những hành vi, lời nói tiêu cực của cha mẹ dành cho mình, trẻ sẽ vô cùng buồn chán, tuyệt vọng và bế tắc. Nhiều đứa trẻ có tính cách nhút nhát, rụt rè sẽ bắt đầu hình thành các cảm xúc tiêu cực, trẻ không còn hứng thú với cuộc sống bên ngoài, luôn cảm thấy lo lắng, bất an. Thậm chí có những đứa trẻ tự tách biệt với những người xung quanh, bắt đầu hình thành các suy nghĩ tiêu cực, thực hiện các hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc có thể tự sát.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm về những kiểu cha mẹ độc hại và những ảnh hưởng to lớn đối với con cái. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây bạn đọc sẽ biết cách thay đổi và tìm kiếm cho mình một cuộc sống lành mạnh hơn. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và áp lực bạn có thể cân nhắc tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *