11 Cách Giúp Cha Mẹ Có Thể Thấu Hiểu Con Cái

Luôn lắng nghe con, trò chuyện với con như những người bạn, tìm hiểu và tham gia vào sở thích của con chính là cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái nhiều hơn. Mặc dù có rất nhiều cách nhưng thực tế để làm điều này không bao giờ là dễ dàng, nhất là khi con đã đến độ tuổi thành niên, trưởng thành thì cha mẹ mới bắt đầu hành động. 

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái
Làm thế nào để có thể gần gũi và thấu hiểu con cái luôn là trăn trở của phụ huynh

11 Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái

Càng lớn, con cái dường như càng xa cách với cha mẹ. Khoảng cách về tuổi tác, thế hệ, suy nghĩ khiến cả hai dần trở nên xa lạ với nhau dù đang sống chung dưới một mái nhà. Công việc bận rộn khiến cha mẹ dường như không còn thời gian chăm sóc con như trước, con đi học về cũng chẳng nói chuyện nhiều mà cũng chỉ thích vào phòng để tận hưởng không gian của riêng mình.

Có thể thấy rõ càng lớn, những xung đột giữa cha mẹ và con cái ngày càng nhiều, thậm chí bất cứ vấn đề nào cũng có thể làm nổ ra những tranh cãi. Cha mẹ thì luôn cho rằng mình đúng, mình làm như thế là tốt cho con còn những người con thì cho rằng cha mẹ cổ hủ, áp đặt không tôn trọng mình. Những điều nhỏ nhặt này dần tích tụ trở thành một tảng đá lớn, ngăn cách giữa cha mẹ và con cái nhiều hơn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Vậy làm cách nào để giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái?

Chủ động trò chuyện và chia sẻ với con hằng ngày

Phụ huynh hãy tạo thói quen chia sẻ, trò chuyện với con ngay từ nhỏ. Chẳng hạn mỗi ngày đều hỏi con hôm nay đi học có vui không, có gì muốn kể cho cha mẹ nghe không. Nếu quá bận rộn, không thể ăn cơm cùng nhau thì cũng nên dành ít nhất 30 phút để trò chuyện với các con mỗi ngày. Có thể không cần trò chuyện trực tiếp mà thông qua việc nhắn tin, gọi điện. Điều này sẽ dần hình thành một thói quen giúp trẻ chia sẻ với cha mẹ một cách tự nhiên hơn.

Tuy nhiên với những trẻ trong độ tuổi vị thành niên, tuổi dậy thì thường có sự thay đổi tâm sinh lý lớn, rất khó để con có thể chủ động chia sẻ với cha mẹ như trước. Đặc biệt nếu phụ huynh mới bắt đầu muốn hiểu hơn về con trong giai đoạn này thì sẽ rất khó đi sâu vào nội tâm sinh động của con ở giai đoạn này.

Cách để giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái ở giai đoạn này chính là nên chủ động chia sẻ vấn đề của bản thân trước. Chẳng hạn cha mẹ có thể kể chuyện hôm nay đi làm như thế nào, gặp tình huống khó khăn gì. Hoặc phụ huynh có thể nhờ con tư vấn cách chọn quần áo, chọn sách hay. Việc được giúp đỡ cha mẹ sẽ khiến con hứng thú và bắt đầu gần gũi với phụ huynh nhiều hơn.

Luôn hỏi ý kiến của con trong các vấn đề liên quan

Người lớn luôn có suy nghĩ cho rằng “con còn nhỏ thì biết gì” vì thế luôn tự ý quyết định mọi vấn đề. Thậm chí khi con đưa ra ý kiến cũng rất thường bị bố mẹ gạt đi, không coi trọng hoặc thậm chí nói những câu không tin tưởng con như “con mà cũng biết cái này cơ à”. Điều này sẽ khiến con có cảm giác không được tôn trọng, mất tự tin vào bản thân nên không còn muốn nói chuyện với cha mẹ.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái
Hãy hỏi con và cho con quyền tự quyết những thứ liên quan đến bản thân mình

Vì thế, cách để giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái chính là luôn tôn trọng con, hãy luôn hỏi ý kiến của con với bất cứ vấn đề gì có liên quan đến con. Chẳng hạn hỏi con muốn học ngành gì, thích mua xe như thế nào, thích học trường nào. Kể cả một số vấn đề trong gia đình phụ huynh cũng hoàn toàn có thể tham khảo thêm ý kiến từ con chứ không nên gạt con ra ngoài sẽ khiến trẻ có cảm giác lạc lõng.

Bên cạnh đó, nếu muốn vào phòng con hay muốn sử dụng đồ gì phụ huynh cũng cần tập thói quen gõ cửa hay hỏi ý kiến của con. Khi phụ huynh thực hiện việc tôn trọng con, hỏi ý kiến con cũng là cách để dạy con biết tôn trọng người khác, biết không nên động vào những thứ không phải của mình. Điều này sẽ rất có ích trong việc hoàn thiện về đạo đức và nhân cách của con.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái – hãy dành thời gian cho con

Như đã nói, dù bận rộn thế nào phụ huynh cũng nên dành ít nhất 30 phút để trò chuyện, nhắn tin với con mỗi ngày. Đôi lúc chỉ cần một lời chia sẻ, động việc của phụ huynh chính là nguồn động lực to lớn để con lấy lại tinh thần sau thời gian học tập và làm việc căng thẳng.

Mỗi gia đình cũng có thể đề ra các quy tắc để các thành viên gắn kết, dành thời gian cho nhau nhiều hơn. Chẳng hạn một tuần cần ăn cơm với nhau ít nhất một bữa nếu cha mẹ quá bận rộn, 1 tuần sẽ xem phim với nhau một lần hay cùng cả gia đình đi mua sắm, cà phê vào cuối tuần.

Đây là những khoảng thời gian cực kỳ đắt giá để mọi thành viên chia sẻ những câu chuyện vui buồn của mình, có thể gần nhau, siết chặt tình cảm. Phụ huynh dù bận rộn thế nào cũng không nên lỡ hẹn các ngày hẹn này vì sẽ làm con thất vọng và dần không có niềm tin ở cha mẹ.

Cùng tìm hiểu về sở thích, thế giới của con

Cha mẹ luôn băn khoăn làm cách nào để có thể thấu hiểu con cái hơn, giúp cả hai có thể trò chuyện, tâm sự như bạn bè. Vậy phụ huynh đã bao giờ thử “xâm nhập”, trải nghiệm vào thế giới đa sắc màu của con? Đây cũng chính là một trong những cách cực kỳ hiệu quả để con dễ dàng san sẻ đời sống nội tâm của mình cho cha mẹ và giúp cả hai bên gần gũi nhau.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái
Thay vì cấm cản, sao cha mẹ không cùng hòa nhập vào chính thế giới của con?

Chẳng hạn như các bạn gái thường hay thần tượng các nhóm nhạc Kpop, thường hay mua album, poster hay các phụ kiện hình idol để trong phòng. Phụ huynh tốt nhất không nên ngăn cấm sở thích này của con. Thay vào đó có thể lên mạng và tìm hiểu về người mà con thích, thử nghe nhạc và chia sẻ cùng con. Đảm bảo cô con gái sẽ cực kỳ bất ngờ và không ngừng chia sẻ đủ thứ với mẹ cho mà xem.

Ngoài ra một cách khác để cha mẹ tiếp cận gần hơn với cuộc sống của con chính là hãy thử xài mạng xã hội như zalo hay Facebook. Hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều có xu hướng chia sẻ cuộc sống của bản thân trên mạng xã hội, vì vậy phụ huynh có thể nhờ con lập tài khoản và cách xài, từ đó có thể hiểu hơn về suy nghĩ, sở thích của con.

Hỏi con trước khi la mắng

Phụ huynh luôn cho rằng la mắng mới là cách để con sợ và không tái phạm các lỗi lầm, tuy nhiên trước khi la mắng hãy luôn dừng lại một chút để hỏi vì sao con lại mắc lỗi như vậy. Không ít trường hợp trẻ oan ức nhưng luôn bị cha mẹ mắng sai khiến trẻ tổn thương, cho rằng cha mẹ không tin tưởng, không yêu thương mình. Vì vậy cho dù con phạm lỗi gì, có lớn như thế nào hãy ít nhất một lần hỏi vì sao con lại làm như thế.

Chẳng hạn khi con bị điểm kém, tụt thứ hạng thì thay vì vội vàng la mắng có thể hỏi con vì lý do gì mà kết quả học tập lại giảm sút. Rất có thể do con thực sự mắc lỗi học chưa kỹ hoặc cũng có thể do con đã cố gắng hết sức nhưng lại không được như ý muốn. Nếu con đã cố gắng hết sức mình nhưng lại không được như ý rồi lại bị cha mẹ la mắng thì liệu sẽ tổn thương và buồn bã đến thế nào?

Có rất nhiều cách để giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái nhưng quan trọng nhất vẫn là phải luôn tôn trọng con. Bất cứ ai cũng mong muốn mình được lắng nghe, mình được tôn trọng và trẻ cũng như thế. Việc bị cha mẹ mắng oan ức, không thấu hiểu mình sẽ khiến con ngày càng cảm thấy “ghét”  cha mẹ, ngày càng không muốn nói chuyện.

La mắng chưa bao giờ là cách dạy con tốt, tuy nhiên vẫn có những lúc cha mẹ cần nghiêm khắc phê bình con nếu con thực sự chưa đúng. Nhưng quan trọng là hãy kiểm soát ngôn ngữ, lời nói, cảm xúc và thái độ khi la mắng con. Tuyệt đối không được xài các từ ngữ thô tục, so sánh con, hạ thấp con điều này không chỉ khiến con bị tổn thương mà còn dễ học theo thói xấu này.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái – ngưng so sánh

Đây cũng là một trong những vấn đề rất nhiều phụ huynh gặp phải hiện nay, bởi rất nhiều người cho rằng so sánh chính là động lực để con cố gắng hơn. Tuy nhiên thực tế thì việc phụ huynh so sánh chỉ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, tức giận, bực bội, chán ghét chứ không hề vui vẻ một chút nào. Phụ huynh càng so sánh, con càng bất cần hơn, càng thích làm trái ngược với những lời mà cha mẹ nói.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái
Hãy ngưng ngay việc so sánh con với bất cứ ai

Thực tế cho thấy không ít người con bị stress vì thường xuyên bị cha mẹ đem so sánh với những người xung quanh. Ngưng so sánh, ngưng nói về “con nhà người ta” chính là cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái nhiều hơn. Thay vì đem những khuyết điểm của con ra để so sánh thì hãy nhìn vào những ưu điểm của con và khuyến khích con cố gắng hơn.

Luôn động viên và tin tưởng con

Khi con có dự định làm một điều gì đó phụ huynh tuyệt đối không nên nói những lời mang tính chất như nghi ngờ năng lực con, chẳng hạn “ con mà cũng làm được á”, “con mà cũng biết á” hay “chắc con không thể làm được đâu”… Với bất cứ vấn đề nào con cũng luôn mong muốn nhận được sự động viên cổ vũ từ những người xung quanh, đặc biệt chính là cha mẹ, những người mà con luôn thần tượng nên nếu phụ huynh thể hiện thái độ thiếu tin tưởng con lúc này sẽ khiến bé cảm thấy tổn thương và hụt hẫng.

Hãy luôn dành sự động viên phù hợp, chứng tỏ cho con thấy là dù con làm gì cũng luôn có cha mẹ bên cạnh tin tưởng và động viên, cổ vũ cho con. Chẳng hạn nếu con lo lắng vì chuẩn bị phải thi hát trước trường thì mẹ có thể nói rằng “con sẽ làm được mà, chỉ cần nhìn xuống là sẽ thấy ngay ba mẹ đứng đây” hay “ mẹ luôn tin con sẽ làm được, hãy cố gắng hết mình lên nhé”.

Chỉ cần một lời động viên của cha mẹ còn hơn ngàn lời hoa mỹ từ những lời khác. Dần dần đây sẽ là cách giúp cha mẹ gần gũi và thấu hiểu con cái nhiều hơn, thân thiết hơn.

Tìm hiểu về mục tiêu và vạch ra định hướng phù hợp cho con

Cha mẹ luôn có trăm bề lo lắng rằng liệu con học ngành này có  hợp không, học trường kia có tốt hơn, liệu sau này có việc làm không… Chính vì vậy nên nhiều phụ huynh mới có xu hướng áp đặt con học hay phải xin việc theo mục tiêu của mình. Tất nhiên điều này đều xuất phát từ mong muốn của cha mẹ luôn muốn con tốt hơn từng ngày, con sẽ thành đạt, chỉ là cách thể hiện chưa phù hợp.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái, giúp con thành công nhưng không phải áp đặt chính là lắng nghe, chia sẻ và phát triển từ chính sở thích của con. Chẳng hạn phụ huynh có thể trao đổi, chia sẻ để biết sở thích, mong muốn của con là gì. Nếu con thích làm bác sĩ, phụ huynh có thể đặt ra định hướng để con phát triển năng lực trong môn hóa, sinh; cùng con xem các bộ phim làm bác sĩ hay tìm cho các tài liệu cần thiết liên quan đến ngành nghề này.

Dù vậy thì nếu con còn nhỏ thì sở thích và ước mơ của con cũng luôn thay đổi từng ngày. Việc của phụ huynh chính là tạo môi trường tốt nhất để con có thể học hỏi, tìm hiểu về ngành nghề con mong ước, từ đó có thể lựa chọn những ngành nghề phù hợp nhất với bản thân. Sau đó mới bắt đầu vạch ra định hướng để luyện tập và phát triển tốt nhất.

Có nhiều phụ huynh vì muốn để con tự do thoải mái lựa chọn mà không đưa ra định hướng khiến con cảm thấy chơi với, không biết điều gì tốt hay không, không biết bản thân thích gì. Tự do cũng là tốt nhưng vẫn có những thời điểm con sẽ cần sự góp ý, tư vấn từ cha mẹ để có sự lựa chọn chính xác nhất cho tương lai.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái – thưởng phạt công bằng

Điều này cần được cực kỳ chú ý ở những gia đình có 2 đứa con trở lên, đặc biệt nếu con còn nhỏ. Tâm lý trẻ em cực kỳ dễ ganh tỵ và tỵ nạnh nhau, chỉ cần chúng thấy bố mẹ có phần thiên vị ai hơn là sẽ bắt đầu có những suy nghĩ như bố mẹ không thương mình, bố mẹ ghét mình và dần xa lánh bố mẹ thậm chí có những hành vi bốc đồng để được bố mẹ chú ý, giành được nhiều sự yêu thương hơn.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái
Thưởng phạt công bằng, văn minh chính là cách răn đe con hiệu quả hơn là đánh mắng

Cách để các con luôn yêu thương nhau, giúp cha mẹ có thể thấu hiểu và gần gũi con cái nhiều hơn chính là luôn đảm bảo yếu tố công bằng giữa cả hai. Nếu có lỗi thì phải phạt và ai có công thì cũng xứng đáng được thưởng. Điều này vừa nhằm mục đích răn đe, vừa chính là động lực để con cố gắng hơn để nhận được những món quà từ cha mẹ.

Nếu hai con xêm xêm nhau thì tốt nhất mua gì cũng cố gắng mua hai phần, không nên nói rằng “con xài chung với chị hay mai mốt rồi con xài lại đồ cũ của chị”. Với những đồ có chi phí lớn, chẳng hạn như máy tính, phụ huynh cần nói rõ mua cho cả hai xài chung và có thể chia giờ ra để đảm bảo ai cũng được xài.

Hãy thử trò chuyện với bạn bè của con

Với một trẻ có đời sống nội tâm, thường tách biệt bản thân với gia đình không làm cách nào tiếp cận được thì phụ huynh có thể tham khảo việc trò chuyện với bạn bè của con. Thông qua đó phụ huynh có thể hiểu hơn con nghĩ gì, con muốn gì, liệu có vướng mắc gì với gia đình không mà con ngày càng xa cách cha mẹ như thế. Từ đó dần đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Cách này nếu phụ huynh muốn áp dụng thì cần thực sự thận trọng, tinh tế vì nếu không làm khéo léo có thể khiến con cho rằng bố mẹ đang muốn kiểm soát mình quá mức, từ đó dễ xuất hiện các xung đột không mong muốn. Cách đơn giản hơn cha mẹ có thể làm là nhắc con mời bạn bè đến chơi để quan sát và nhờ sự giúp đỡ của các bạn để giúp mình thể thấu hiểu con cái hơn.

Tham gia các khóa học dạy con – hiểu con

Hiện nay cũng có rất nhiều đơn vị tổ chức các chương trình tư vấn cho phụ huynh để biết cách giáo dục con, hiểu con hơn. Người thực hiện các khóa học này thường là các chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục tuổi vị thành niên, tuổi dậy thì vì vậy có thể hiểu rõ suy nghĩ, mong muốn của lứa tuổi này. Thông qua các buổi hội thảo này phụ huynh có thể hiểu hơn về thế giới của con và biết cách trò chuyện, giao tiếp với con nhiều hơn.

Cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái
Tham gia các khóa học, trao đổi với các chuyên gia sẽ giúp cha mẹ dễ thấu hiểu con hơn

Với trẻ ở độ tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên thường có xu hướng thích nổi loạn, thích làm theo bạn bè chứ không còn muốn nghe lời cha mẹ. Cha mẹ càng la mắng, càng kìm kẹp nếu không đúng cách sẽ càng khiến con bốc đồng hơn. Chính vì vậy để giải quyết tình trạng này, để gần gũi và thấu hiểu suy nghĩ của con hơn phụ huynh rất nên dành thời gian tham gia các khóa học này.

Bên cạnh đó, nếu không có điều kiện hay không có nhiều thời gian phụ huynh cũng có thể tìm mua các sách về tâm lý trẻ để tham khảo. Một số chương trình hiện đang có trên TV hay youtube cũng nói về tâm lý và hành vi của con cái cũng rất đáng để phụ huynh có thể tìm hiểu.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thực tế thì có vô vàn cách giúp cha mẹ có thể thấu hiểu con cái, tuy nhiên lại không hề dễ dàng để thực hiện. Phụ huynh cần phải thực sự kiên trì trong quá trình nuôi dạy con, cố gắng tạo những thói quen tốt ngay từ nhỏ cho con, như vậy việc thấu hiểu và bước vào đời sống nội tâm phong phú của con sẽ dần đơn giản hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *