Khủng hoảng tâm lý khi du học: Thực trạng và cách vượt qua

Khủng hoảng tâm lý khi đi du học là vấn đề mà rất nhiều du học sinh gặp phải, gây ra không ít hệ lụy cho cả sức khỏe, việc học tập cũng như chất lượng cuộc sống. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp đúng đắn giúp thoát khỏi khủng hoảng sớm nhất.

Như thế nào là khủng hoảng tâm lý khi đi du học?

Khủng hoảng tâm lý khi đi du học là một đề tài luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trạng thái khủng hoảng mô tả sự suy sụp tâm lý, mất kiểm soát cảm xúc sau một sự kiện hay tình huống nào đó và diễn biến theo hướng tiêu cực. Các tình huống có tính chất vượt quá ngưỡng chịu đựng tâm lý bình thường, diễn ra đột ngột hoặc đã diễn ra trong thời gian dài mới bùng phát.

Khủng hoảng tâm lý khi du học là gì
Du học sinh rất dễ bị khủng hoảng tâm lý khi phải đối mặt với nhiều sự thay đổi lớn trong cuộc sống

Theo định nghĩa của nhà Phân tâm học người Hoa Kỳ Kaplan thì một người rơi vào khủng hoảng tâm lý khi họ ở trong tình huống phải đối mặt với những thử thách trước những mục tiêu trong cuộc sống mà họ không thể vượt qua hoặc giải quyết bằng những cách thông thường. Và rõ ràng có thể thấy, các du học sinh có vô vàn những thử thách, khó khăn phải giải quyết mỗi ngày.

Tỷ lệ du học sinh bị khủng hoảng tâm lý là không hề nhỏ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng diễn biến nghiêm trọng. Khủng hoảng tâm lý ngắn hạn có thể là một dấu ấn cần thiết để mỗi cá nhân điều chỉnh lại bản thân, có sự vững vàng hơn về tinh thần. Tuy nhiên. không phải ai cũng dễ dàng vượt qua trạng thái khủng hoảng dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực khác.

Biểu hiện khủng hoảng tâm lý khi đi du học

Đặt chân đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, lúc nào cũng đơn độc một mình, thèm một bữa cơm mẹ nấu cũng không thể ăn, bị điểm kém cũng không có bạn bè bên cạnh tâm sự khiến các du học sinh rất dễ cảm thấy khủng hoảng. Cảm xúc hào hứng, tự do ban đầu của các tân sinh viên dần bị thay thế bằng sự cô đơn, chán nản, hoảng loạn khi đứng trước vô vàn các thách thức.

biểu hiện khủng hoảng tâm lý khi du học
Khủng hoảng tâm lý khiến các du học sinh luôn trong trạng thái cạn kiệt năng lượng, có thể hoảng loạn lo lắng vô cớ bất cứ lúc nào

Các biểu hiện của du học sinh bị khủng hoảng tâm lý thể hiện rõ qua hành vi, tư duy, cảm xúc hay cách mà họ trò chuyện, ứng biến trước các tình huống thường ngày. Chẳng hạn:

  • Khó điều chỉnh được cảm xúc của bản thân, trở nên khó chịu, tức giận dù chẳng có nguyên do gì cụ thể
  • Hoảng loạn một cách vô thức, tâm trạng thay đổi đột ngột
  • Hay rơi vào trạng thái mơ hồ, mất nhận thức với thực tại
  • Mất tập trung, thẫn thờ, lơ đễnh, dễ giật mình
  • Mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, sợ hãi khi phải bắt đầu ngày mới, đặc biệt vào những ngày đi học, đi thi
  • Giấc ngủ rối loạn, dễ gặp ác mộng, ngủ không sâu giấc, giật mình giữa chừng
  • Ăn uống không ngon, chán ăn hoặc ăn nhiều quá mức
  • Cảm thấy đau khổ, chán nản, mệt mỏi, tự trách cứ bản thân
  • Luôn không thể ngừng suy nghĩ về việc tiếp tục đi du học hay về nước
  • Khóc lóc, nhạy cảm quá mức
  • Tách biệt bản thân với xung quanh, chẳng hạn trốn học, không gặp gỡ bạn bè, giảm tần suất liên lạc về gia đình
  •  Nhiều du học sinh xử lý khủng hoảng bằng cách tìm đến bia rượu, chất kích thích
  • Bỏ bê bản thân, sức khỏe xuống dốc, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái không có sức sống

Trạng thái khủng hoảng tâm lý khi đi du học có thể chỉ là một giai đoạn ngắn hạn nhưng nếu không biết cách xử lý hoàn toàn có thể kéo dài và gây ra rất nhiều ảnh hưởng khác về tâm trí. Trầm cảm khi đi du học hay các rối loạn tâm thần khác hoàn toàn có thể chính là hậu quả của cơn khủng hoảng kéo dài.

Nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý khi đi du học

Thực tế những sinh viên đi học xa nhà, dù chỉ cách nhà vài trăm cây số, vài tiếng đi xe, có thể về nhà bất cứ lúc nào nhưng tỷ lệ số người rơi vào khủng hoảng, stress nặng vẫn rất cao. Trong khi đó, các du học sinh phải đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, cách quê hương hàng trăm ngàn km, thậm chí phải di chuyển nhiều chuyến xe, nhiều chuyến máy bay mới về tới quê hương nên việc xuất hiện những cảm xúc rối loạn là điều rất khó tránh khỏi.

Khủng hoảng tâm lý khi du học có thể được hình thành từ vô vàn các yếu tố, từ môi trường sống, con người xung quanh, những khó khăn xuất hiện quá nhiều, sự cô đơn hay nhớ nhà.. Các yếu tố này có thể bắt nguồn từ các sự kiện, tình huống rất nhỏ trong cuộc sống nhưng khi không được giải quyết nó sẽ trở nên có sức nặng và “đè bẹp” lấy tâm trí mỗi người.

Khó khăn trong giao tiếp

Nhiều du học sinh chỉ có một thời gian ngắn để học tiếng nên chỉ đủ để giao tiếp cơ bản. Bất đồng trong ngôn ngữ khiến các du học sinh cảm thấy lạc lõng, luôn lo lắng các tình huống bất ngờ sẽ xuất hiện và không thể dùng ngôn ngữ để xử lý. Ngôn ngữ , giao tiếp đều cần sử dụng hằng ngày nên nếu gặp khó khăn thì tâm lý không thể nào thoải mái, an tâm.

nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý khi du học
Bất đồng ngôn ngữ khiến nhiều du học sinh cảm thấy cô lập vì không thể giao tiếp

Mặt khác khi có vốn từ hạn chế, giao tiếp kém cũng phát sinh nhiều vấn đề khác như khó kiếm việc làm thêm, không thể tiếp thu kiến thức trên trường, khó kết bạn hoặc gặp khó khăn khi làm việc nhóm.. Điều này cản trở trực tiếp đến phát triển được bản thân, không thích ứng được với môi trường mới nên gây ra khủng hoảng tâm lý khi du học.

Không thích ứng được với môi trường mới

Khi đến một đất nước xa lạ, việc bạn chưa thích ứng được với sự mới mẻ cũng là điều tất yếu. Mỗi đất nước có văn hóa, ẩm thực, tính cách con người, không khí .. hoàn toàn khác biệt để tạo bản sắc riêng, và khi bạn đến nơi đó để sinh sống hay học tập đều cần phải học cách thích nghi. Nếu trải qua một thời gian dài mà vẫn không thể làm quen, hòa nhập sẽ rất dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý khi du học.

Chẳng hạn như trong văn hóa người Nhật rất coi trọng nguyên tắc đúng giờ, dù là công việc hay trong các buổi hẹn, nếu bạn đi trễ dù chỉ 1 phút cũng bị đánh giá là thiếu tôn trọng. Hay ẩm thực Hàn Quốc rất chuộng ăn cay, hầu như món nào cũng cho rất nhiều bột ớt nên nếu bạn không thể ăn cay sẽ rất gặp nhiều vấn đề khi ăn uống.

Thích nghi là cơ chế cần thiết để tồn tại, cho dù bạn đi đến bất cứ đâu bởi nếu không thể hòa nhập được bạn có thể bị “đào thải”. Nếu không có sự tìm hiểu từ trước, các du học sinh rất dễ bị “sốc văn hóa”. Khủng hoảng tâm lý khi du học do không thích ứng được với nơi ở gặp ở rất nhiều người, đặc biệt các du học sinh trong thời kỳ mới qua.

Cuộc sống du học không như mơ

Nhiều bạn trẻ có ước mơ đi du học sau khi xem xong một bộ phim, một MV ca nhạc hay một cuốn sách nào đó. Chẳng hạn tỷ lệ du học sinh Hàn Quốc hiện năng ngày càng tăng chính là do ảnh hưởng từ  làn sóng Hallyu mạnh mẽ từ các bộ phim tình cảm, những nhóm nhạc thần tượng, ẩm thực hấp dẫn,… Tất cả những điều này khiến các du học sinh mường tượng về một cuộc sống thú vị màu hồng phía trước.

Thế nhưng, thực tế lại không hề giống như tưởng tượng. Hiện thực cuộc sống trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng khiến các du học chuyển từ hụt hẫng, bất ngờ sang khủng hoảng tâm lý. Càng háo hức, mong chờ, hy vọng bao nhiêu thì khi thất vọng họ càng dễ đau khổ bấy nhiêu.

Chẳng hạn nhiều du học sinh ôm giấc mơ qua Hàn Quốc sẽ đi ngắm tuyết rơi, sẽ đi đu concert của thần tượng, sẽ đi check in tại sông Hàn.. Nhưng thực tế khi qua tới nơi, những gì họ làm chỉ là học và làm việc. Lịch học dày đặc khiến nhiều người phải lựa chọn làm việc ca đêm mới đủ tiền để trang trải cuộc sống. Thời gian nghỉ ngơi còn không đủ khiến họ chẳng còn dám nghĩ ngợi đến việc đi chơi.

Kể cả khi du học sinh đã có sự chuẩn bị tâm lý từ trước là cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn nhưng khi thực sự đối diện với thực tế tàn khốc, quá nhiều thử thách xuất hiện vượt quá sức chịu đựng của họ thì việc rơi vào khủng hoảng cũng là điều dễ hiểu. Không biết trước được tương lai có thể rơi vào tình huống nào, nhất là khi bạn đang ở vùng đất xa lạ thì những thử thách dường như nặng nề hơn.

Khủng hoảng về tài chính

Hầu hết các du học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Nhiều gia đình thậm chí còn vay ngân hàng, bán nhà, bán đất để đủ tiền lo cho con đi du học nơi xứ người với hy vọng con sẽ thành công. Các du học sinh không chỉ lo việc học, lo làm thêm để tự lo chi phí sinh hoạt mà còn phải gửi tiền về gia đình để chi trả các khoản nợ nên vô cùng mệt mỏi.

nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý khi du học
Nỗi lo về tài chính khiến các du học sinh phải làm nhiều việc một lúc đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi

Gánh nặng tài chính thực sự là nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý khi du học ở vô vàn trường hợp. Nhiều du học sinh luôn trong tình trạng ăn uống tiết kiệm hết sức, không dám mua đồ mới, ngày chỉ dám ngủ 2- 3 tiếng để nhanh chóng gom đủ tiền về chi trả hết khoản nợ cũ. Nỗi lo về những khoản nợ nần, những khoản cần chi tiêu sắp tới luôn treo lơ lửng trên đầu khiến du học sinh chưa bao giờ ngủ ngon.

Cảm giác cô đơn, nhớ nhà

Một khi đã đi du học, bạn cần phải chấp nhận 1 năm, 2 năm thậm chí là cho đến khi tốt nghiệp mới có thể về thăm nhà. Khoảng cách về địa lý cùng hàng loạt chi phí mỗi khi về nước khiến các du học sinh buộc phải chấp nhận không thể về thăm nhà dù có nhớ cơm mẹ nấu đến như thế nào để tiết kiệm tối đa.

Cảm giác mỗi dịp lễ tết mọi người trong nhà cùng nhau quây quần nhưng bản thân lại chỉ lủi thủi 1 mình khiến không ai là không tủi thân. Đi du học cũng đồng nghĩa với việc phải học làm tất cả mọi thứ 1 mình từ việc tự chăm sóc bản thân, sửa đồ đạc, chuyển nhà.. Dù có mệt mỏi bao nhiêu, cần một cái ôm ấm áp từ gia đình cũng chỉ có thể thông qua màn hình điện thoại.

Sự cô đơn càng làm trạng thái khủng hoảng tâm lý khi du học nghiêm trọng hơn. Cảm giác bất lực khi chỉ có 1 mình khiến họ luôn phải đấu tranh tâm lý, vừa muốn về vừa muốn ở lại. Và tất nhiên, các du học sinh lại phải nén đau khổ, mệt mỏi để tiếp tục cuộc sống đầy thử thách này vì không muốn gia đình thất vọng, vì họ đã tốn kém quá nhiều chi phí, tiền bạc nên vẫn phải tiếp tục gắng gượng.

Một số yếu tố khác

Khủng hoảng tâm lý khi du học là hệ quả của các tình huống, sự kiện diễn ra trái với mong muốn và vượt quá ngưỡng chịu đựng tâm lý của một người. Không chỉ 1 mà đó có thể là một chuỗi sự kiện diễn ra liên tục hoặc đã kéo dài khiến người đó hoảng loạn, lo lắng không yên. Khi tinh thần đã không ổn định, một sự kiện nhỏ không mong muốn cũng khiến họ dễ suy sụp hơn.

vì sao du học sinh bị khủng hoảng tâm lý?
Nhiều du học sinh bị cô lập, bạo lực lạnh vì khác màu da

Một số yếu tố khác hoàn toàn có thể gây khủng hoảng tâm lý khi du học như

  • Phân biệt chủng tộc: một số đất nước vẫn có nạn phân biệt màu da, phân biệt người Châu Á hay coi thường những du học sinh, người nước ngoài đến sinh sống, làm việc. Nhiều du học sinh khi đi làm thêm bị bắt nạt, đi học bị bạn bè cô lập, không thể tìm kiếm việc làm, thậm chí là bị bạo hành vì lý do này.
  • Thiếu kỹ năng xã hội: những du học sinh thiếu các kỹ năng độc lập, không biết cách chăm sóc bản thân, ứng biến chậm chạp, được bao bọc quá nhiều khi ở nhà cũng rất dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý khi một mình bước đến một đất nước xa lạ hoàn toàn.
  • Khó khăn trong học tập: ngành học quá khó, không phù hợp với nhu cầu hay sở thích của bản thân, việc học chiếm quá nhiều thời gian cũng là nguyên nhân khiến nhiều du học sinh rơi vào hoang mang, căng thẳng, lo lắng không ngừng.
  • Mâu thuẫn với bạn bè: một tình trạng mà các du học sinh cũng thường gặp phải khi đi du học chính là mâu thuẫn với bạn cùng phòng. Chẳng hạn bạn cùng phòng quá bừa bãi, quá tự tiện, không tôn trọng người khác hay thậm chí có các tính xấu như ăn cắp vặt cũng khiến rất nhiều du học sinh bị khủng hoảng.
  • Tính cách: Khủng hoảng tâm lý khi du học dễ xảy ra hơn với những người có tính cách hướng nội, nhút nhát, nhạy cảm, hay suy nghĩ nhiều quá mức
  • Các vấn đề tình cảm: chia tay với người yêu ở quê do yêu xa, bị phản bội hay các vấn đề tình cảm cũng khiến các du học sinh dễ khủng hoảng. Đặc biệt với những người đang cảm thấy cô đơn, cần có sự quan tâm như các du học sinh, họ đang rất yếu đuối và nhạy cảm nên khi chuyện tình cảm không như ý sẽ rất dễ trở nên tiêu cực, bức bối.
  • Lối sống thiếu lành mạnh: thể chất và tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ nên nếu một người duy trì thói quen sống kém khoa học lâu ngày sẽ dẫn đến tinh thần sa sút, dễ rơi vào mệt mỏi, căng thẳng, bốc đồng hơn. Các du học sinh thường ăn uống qua loa, ngủ không đủ, làm việc quá sức, lạm dụng các cà phê hay các chất kích thích nên dễ rơi vào khủng hoảng hơn.

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tâm lý khi du học?

Như đã nói, khủng hoảng tâm lý có thể chỉ diễn ra một giai đoạn ngắn ở một người khi đi du học, đặc biệt ở thời điểm mới chuyển đổi môi trường sống. Tùy cách xử lý, đón nhận của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên nếu có thể vượt qua cột mốc khủng hoảng này, bạn sẽ có sự phát triển tích cực về mặt nhận thức, tư duy và dễ ứng phó với các sự kiện căng thẳng sau này hơn.

Vượt qua khủng hoảng tâm lý khi du học chắc chắn không phải là điều dễ dàng nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, thay đổi tư duy, sẵn sàng đối mặt với khó khăn thay vì chỉ trốn tránh sẽ giúp các du học sinh sớm lấy lại tinh thần, sự phấn chấn ngày nào.

Dưới đây là một số cách giúp bạn sớm vượt qua khủng hoảng tâm lý khi đi du học:

Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là điều đầu tiên các du học sinh cần làm khi rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý. Chỉ có sự nghỉ ngơi mới giúp bạn khôi phục lại năng lượng cần thiết cho cơ thể và tâm trí, xoa dịu sự lo âu, hoảng loạn. Cơn khủng hoảng rõ ràng là dấu hiệu báo động bạn đang làm việc quá sức và cần được thư giãn, nghỉ ngơi ngay lập tức.

cách vượt qua khủng hoảng tâm lý khi du học
Dành thời gian nghỉ ngơi, khám phá đất nước xinh đẹp đang sinh sống sẽ tạo thêm sức mạnh để du học sinh vượt qua khủng hoảng

Ngủ một giấc thật đã, đi ăn một món ngon, đi đến một địa điểm đã ao ước từ lâu chính là cách giúp bạn có thêm năng lượng tràn trề. Đôi lúc hãy để bản thân “thả phanh” một chút, chăm sóc bản thân một chút để tạo động lực cho chính bản thân cố gắng hơn mỗi ngày. Đừng quá o ép bản thân phải kham khổ, phải tiết kiệm, phải theo một khuôn khổ quá cứng nhắc.

Con người không phải một cỗ máy nên không thể lúc nào cũng chỉ biết làm việc và đi học. Ai cũng xứng đáng có một cuộc sống hạnh phúc, xứng đáng được ngủ 8 tiếng, xứng đáng được ăn những món ngon nhất. Chỉ khi có cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tích cực thì làm gì cũng thuận lợi và đạt kết quả tốt. Do đó các du học sinh tuyệt đối không được bỏ bê bản thân.

Lên kế hoạch vượt qua khủng hoảng

Khi tinh thần đã trở về trạng thái ổn định, bạn cần bĩnh tĩnh xác minh rằng, cơn khủng hoảng tâm lý xuất hiện do đâu. Áp lực tài chính, khó khăn khi học tập, quá cô đơn, không hòa nhập được với môi trường sống hay chuyện tình cảm ở quê nhà. Chỉ khi xác định được nguyên do khủng hoảng tâm lý khi du học bạn mới có thể lên kế hoạch vượt qua nó dễ dàng, nhanh chóng.

Chẳng hạn, bạn đang khủng hoảng vì không thể hiểu thầy cô, bạn bè nói gì, hàng đống bài tập chất chồng chưa giải quyết vì vốn từ quá hạn chế thì điều cần làm chính là tập trung học tiếng. Học qua sách vở, học qua video hoặc tìm đến những anh chị, bạn bè đồng hương để được hướng dẫn. Hay nếu chưa thích ứng được với các món ăn ở đây thì hãy tự nấu ăn hoặc luôn chủ động chuẩn bị sẵn các đồ ăn nhanh hợp khẩu vị.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Đôi lúc chính bản thân bạn cũng không biết vì sao mình rơi vào khủng hoảng, vì sao lại cảm thấy căng thẳng như thế.  Thay vì tự chống chọi một mình rồi lại rơi vào một mê cung rối ren và tiêu cực, hãy tìm đến sự hỗ trợ của một người đáng tin cậy. Đôi khi thứ chúng ta cần chưa chắc là một lời khuyên hay hướng đi mà là một lời động viên, cổ vũ, công nhận những gì chúng ta đã trải qua.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Những người đồng hương luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau bất cứ lúc nào về công việc, tinh thần, học tập hay các khía cạnh khác

Cộng đồng các du học sinh ở bất cứ đất nước nào cũng rất đông đảo và đây chính là những người có thể thấu hiểu vì sao bạn lại bị khủng hoảng tâm lý khi du học. Gặp gỡ những người đồng hương, cùng thưởng thức những món ăn mang hương vị quê nhà thực sự là một cách xoa dịu những tâm hồn cô đơn và tổn thương. Đặc biệt những chia sẻ từ những người đi trước cũng giúp bạn có thêm kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng dễ dàng.

Chia sẻ với gia đình, bạn bè cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn thay vì chỉ luôn tìm cách trốn tránh và dấu diếm. Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần, là người luôn yêu thương và dang rộng vòng tay bảo vệ bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên hãy cố gắng khéo léo để tránh khiến người thân phải lo lắng quá mức.

Bên cạnh đó, khi bị khủng hoảng tâm lý và gặp nhiều khó khăn, các du học sinh có thể trực tiếp liên hệ với nhà trường hay các đơn vị hỗ trợ đi du học. Rất nhiều nước hiện nay đều có các chính sách tìm kiếm việc làm, chăm sóc sức khỏe cho du học sinh để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.

Thay đổi tư duy

Để vượt qua khó khăn, bạn cần phải chấp nhận thay đổi tư duy, cách nhìn nhận vấn đề của chính mình. Nhiều người luôn giữ cái tôi quá cao, luôn đặt kỳ vọng của bản thân cao chót vót để rồi một ngày tất cả không diễn ra theo ý muốn thì chỉ có một mình bản thân bạn đau khổ mà thôi. Do đó quá trình thích ứng sẽ luôn song hành với việc thay đổi tư duy cá nhân.

Thực tế việc thay đổi góc nhìn của một vấn đề sẽ khiến bạn thấy rằng “à, thì ra nó vốn không nghiêm trọng như bạn nghĩ”. Chẳng hạn thay vì cảm thấy cô đơn, tủi thân vì không có ai giúp đỡ, bạn có thể chấp nhận thử thách này đã giúp bạn trưởng thành hơn. Hoặc chính áp lực phải kiếm tiền đã giúp bạn năng động hơn, chín chắn hơn, có nhiều trải nghiệm thú vị mà những du học sinh khác không có.

Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam – cùng du học sinh vượt qua khủng hoảng tâm lý

Không ít du học sinh khi không thể xử lý được  cơn khủng hoảng và dần tiến triển thành các rối loạn tâm lý nghiêm trọng hơn chẳng  hạn như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.. dẫn tới rất nhiều hệ lụy tiêu cực khác. Không ít du học sinh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh nặng và buộc phải về nước vì những lý do này.

Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ tâm lý học đường, Trung tâm tâm lý NHC Việt Nam cũng mong muốn đồng hành cùng các du học sinh vượt qua khủng hoảng tâm lý. Trung tâm cung cấp các dịch vụ tư vấn theo hình thức tại chỗ và trực tuyến, luôn có chuyên gia hỗ trợ 24/7 nên rất phù hợp với các du học sinh đang ở xa.

Khủng hoảng tâm lý khi du học
Trung tâm tâm NHC luôn đồng hành xuyên suốt với các du học sinh để ổn định tâm lý, tạo thêm niềm tin, sức mạnh giúp các em vượt qua khủng hoảng

Khi trò chuyện với các chuyên gia tại Trung tâm NHC, các du học sinh dần hiểu rõ được bản thân đang gặp khó khăn, vướng mắc ở đâu và dần tìm cách khắc phục. Tư duy, cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề của các du học sinh cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn, loại bỏ dần những gánh nặng, nỗi lo do chính bản thân các em đang tự tạo ra cho mình.

Sau khi lắng nghe những cảm xúc, khó khăn mà các du học sinh đang gặp phải, nhà trị liệu cũng xây dựng các phương hướng giải quyết vấn đề, các kỹ năng ứng phó với căng thẳng, tạo dựng niềm tin trong cuộc sống để các em tiến về phía trước, có thêm động lực cố gắng. Việc trò chuyện với chuyên gia thực sự giúp các du học sinh có tâm lý thoải mái, tích cực hơn rất nhiều.

Không chỉ những du học sinh bị trầm cảm hay rối loạn lo âu mới có thể tìm đến nhà trị liệu mà những người đang mất cân bằng cảm xúc, tinh thần nhiễu loạn, mất phương hướng, mất niềm tin vào chính bản thân. Khi tinh thần các em dần ổn định, vững mạnh trở lại thì làm gì cũng có kết quả tốt.

Thông tin liên hệ Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: [email protected]
  • Fanpage: fb.com/tamlytrilieunhc

Khủng hoảng tâm lý khi du học có thể xảy ra với bất cứ ai, kể cả một người vốn có tinh thần vui vẻ hay tích cực. Quãng thời gian đi học xa nhà chắc chắn sẽ phải đối diện với nhiều thử thách nên việc có sự chuẩn bị kỹ về mọi mặt, lường trước những khó khăn, giảm bớt kỳ vọng có thể giảm bớt nguy cơ khủng hoảng cho các du học sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *