9 Phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọc hiệu quả hiện nay

Hội chứng khó đọc nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng, khó khăn đối với việc học tập và cả những sinh hoạt đời sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Việc nắm được các phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọc sẽ giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ trẻ cải thiện kỹ năng cho trẻ.

Phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọ
Áp dụng tốt các phương pháp giáo dục sẽ giúp trẻ mắc chứng khó đọc cải thiện hiệu quả.

Các phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọc cha mẹ nên biết

Chứng khó đọc là một dạng khó khăn trong vấn đề học tập. Những trẻ mắc phải hội chứng này sẽ gặp nhiều cản trở đối với việc nhận thức và hiểu được ngôn ngữ. Dường như trẻ sẽ bị hạn chế hoặc thậm chí là không thể đọc, viết, đánh vần dù trẻ đã được dạy và tiếp xúc với ngôn ngữ.

Các triệu chứng của bệnh thường sẽ dễ nhận biết hơn khi trẻ đã bước vào độ tuổi đến trường. Các bậc phụ huynh có thể nhận thấy sự yếu kém trong khả năng đọc của trẻ so với những bạn bè cùng trang lứa. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của hội chứng này đó chính là tình trạng trẻ phải cố gắng hết mức để có thể đọc được từng chữ trong sách vở. Tuy nhiên, cũng tùy vào độ tuổi và mức độ bệnh khác nhau mà các biểu hiện của trẻ cũng sẽ có phần khác nhau.

Nếu có thể phát hiện chứng khó đọc ở giai đoạn sớm và áp dụng đúng các phương pháp điều trị thì trẻ vẫn có nhiều khả năng phục hồi khả năng đọc viết của mình. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng bệnh mà chỉ có khả năng làm thuyên giảm và cải thiện kỹ năng của người bệnh.

Mục đích chính của quá trình điều trị chứng khóc đọc là:

  • Giúp trẻ hiểu được những gì mình đang đọc
  • Học được cách nhận biết và dùng những âm tiết nhỏ nhất để tạo ra từ.
  • Đọc thành tiếng để gia tăng mức độ chính xác, trôi chảy
  • Hiểu và biết được những chữ cái và chuỗi chữ cái tượng trưng cho những âm và từ
  • Xây dựng tốt vốn từ.

Tuy nhiên, để có thể tìm ra được phương pháp điều trị và chương trình giáo dục phù hợp cho trẻ thì cần phải cho trẻ thực hiện các bài kiểm tra về khả năng đọc viết để chẩn đoán chính xác về mức độ nghiêm trọng. Sau đó, bác sĩ, chuyên gia, giáo viên sẽ kết hợp cùng với cha mẹ để lên kế hoạch hỗ trợ cho trẻ nhỏ.

Sau đây là một số phương pháp dạy trẻ mắc chứng tự kỷ hiệu quả mà các bậc phụ huynh nên cân nhắc áp dụng:

1. Cho trẻ đọc sách nhiều hơn

Đặc trưng của những đứa trẻ mắc chứng khó đọc chính là sự khó khăn trong việc đọc và hiểu được ngôn ngữ. Do đó, để cải thiện tốt tình trạng này thì cha mẹ nên khuyến khích và tạo nhiều điều kiện để con có thể đọc thêm nhiều sách, tiếp xúc với sách vở, chữ cái. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách và khả năng học hỏi riêng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cũng nên quan sát để tìm ra điểm mạnh của con, từ đó đưa ra phương pháp giúp trẻ đọc hiệu quả hơn.

Phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọ
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đọc sách, tiếp xúc với chữ cái nhiều hơn.

Để giúp trẻ đọc được nhiều sách hơn, cha mẹ có thể áp dụng các cách như:

  • Cho trẻ nghe sách nói và dạy trẻ cách nói theo những gì mà bản thân đã nghe được.
  • Tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh, trong lành, thoải mái để trẻ có thể tập trung đọc sách một mình. Hãy khuyến khích trẻ đọc sách thành tiếng và cả cách đọc thầm.
  • Đối với những cuốn sách mà trẻ yêu thích, cha mẹ nên thường xuyên đọc đi đọc lại nhiều lần cho trẻ nghe. Đôi khi việc này sẽ khiến cha mẹ cảm thấy nhàm chán nhưng nó lại giúp trẻ học được nhiều hơn, ghi nhớ tốt hơn.
  • Cùng trẻ đọc sách, có thể thay phiên nhau đọc những lời thoại trong sách.
  • Khi đọc sách cùng con, cha mẹ cũng nên tương tác và đặt ra câu hỏi để con chú ý hơn vào nội dung của sách.
  • Lựa chọn đa dạng các loại sách khác nhau, như truyện tranh, sách giáo khoa để gia tăng động lực đọc của trẻ.

2. Tạo niềm vui trong việc học và đọc của trẻ

Đối với những đứa trẻ mắc chứng khó đọc thì việc đọc sách đôi khi là một sự tra tấn, nó khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và khó chịu. Thậm chí còn có nhiều đứa trẻ luôn muốn trốn tránh việc tiếp xúc với những con chữ, trẻ cảm thấy chán ghét việc phải đọc và đọc.

Chính vì thế, cha mẹ nên hiểu rằng, việc học tập chỉ có thể đạt được hiệu quả tốt nếu trẻ cảm thấy thoải mái thay vì xem đó là một nghĩa vụ hoặc một sự gượng ép. Để trẻ có thể cảm thấy thích thú hơn cho việc đọc thì các bậc phụ huynh cũng có thể thử giúp trẻ ghi nhớ từ ngữ bằng cách bịa ra những bài thơ, lời bài hát hoặc cả những cử chỉ, điệu bộ tay để trẻ cảm thấy dễ ghi nhớ hơn.

Bên cạnh đó, học tập và đọc sách không nhất thiết phải theo bất kì khuôn mẫu nào, không bắt buộc trẻ phải ngồi ngay ngắn vào bàn học. Thay vào đó, cha mẹ cũng có thể kết hợp vừa học vừa chơi để con cảm thấy thoải mái hơn. Thử cho trẻ chơi những trò chơi có liên quan đến từ ngữ, con số, chữ cái, vần điệu để trẻ giảm bớt áp lực khi tiếp xúc với nó.

3. Hỗ trợ trẻ về mặt tinh thần

Để giúp trẻ mắc chứng khó đọc cải thiện tốt thì cha mẹ cần phải thực sự bình tĩnh, kiên định và tích cực. Cha mẹ chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc đối với con cái, do đó các bậc phụ huynh cần phải biết cách động viên, khích lệ trẻ về mặt tinh thần.

Cha mẹ cần giải thích cho con hiểu rằng sự khó khăn trong quá trình học tập và đọc viết của con là do sự ảnh hưởng của chứng khó đọc chứ không phải là lỗi của trẻ. Hãy nói cho con hiểu rằng, hội chứng này không gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và sự thông minh của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng nên thường xuyên khen ngợi hoặc thưởng cho trẻ những món quà nhỏ khi trẻ hoàn thành tốt một nhiệm vụ nào đó.

Cha mẹ cũng nên biết rằng, chứng khó đọc không thể cải thiện hoàn toàn nên đừng quá đòi hỏi hoặc ép buộc con phải trở thành một đứa trẻ hoàn hảo. Hãy giúp trẻ cân bằng tốt tâm lý, cùng trẻ làm những việc đúng theo sở trường, thường xuyên nhấn mạnh về các ưu điểm của trẻ, giúp trẻ phát huy tốt những gì mình đang sở hữu.

4. Trao đổi và bàn bạc riêng với nhà trường

Quá trình điều trị và dạy trẻ mắc chứng khó đọc cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, cha mẹ và nhà trường. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên tìm gặp và trao đổi trực tiếp với trường học, giáo viên về tình trạng hiện tại của trẻ, từ đó đưa ra được phương pháp hỗ trợ và giáo dục trẻ phù hợp hơn.

Giáo viên có thể áp dụng các phương pháp có liên quan đến thị giác, thính giác, xúc giác để giúp trẻ cải thiện tốt các kỹ năng đọc. Đồng thời, có thể hỗ trợ trẻ sử dụng một số giác quan khác để học tập tốt hơn, chẳng hạn cho trẻ nghe một bài được ghi âm hoặc đồ lại những hình dạng của chữ cái đã có sẵn.

5. Làm gương cho trẻ

Cha mẹ chính là người thường xuyên tiếp xúc với con cái và cũng là tấm gương để con có thể học hỏi và noi theo. Vì thế, nếu bạn muốn con cái đọc sách nhiều hơn thì trước tiên bản thân bạn phải là người thường xuyên đọc sách. Khi con cái thấy cha mẹ hay ngồi đọc sách, trẻ cũng sẽ bắt đầu tò mò và muốn học hỏi theo.

Ngoài ra, việc đọc sách cùng con cũng là một trong các động lực lớn giúp con cố gắng hơn mỗi ngày. Con sẽ cảm thấy cha mẹ luôn đồng hành và ở cạnh, vì thế con sẽ cảm thấy an toàn và có quyết tâm hơn. Đồng thời, nếu cha mẹ có thể duy trì một thói quen đọc sách thì chắc hẳn sẽ cập nhật được thêm nhiều thông tin bổ ích, gia tăng được niềm vui trong cuộc sống.

6. Giáo dục đa giác quan cho trẻ khó đọc

Theo Hiệp hội chứng khó đọc quốc tế (IDA) thì giáo dục đa giác quan được đánh giá là một trong các phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọc vô cùng hiệu quả. Đây là phương pháp sử dụng hai hoặc nhiều giác quan trong quá trình học tập của trẻ.

Phương pháp dạy trẻ mắc chứng khó đọ
Giáo dục đa giác quan là phương pháp hiệu quả có thể hỗ trợ cho trẻ mắc chứng khó đọc

Đối với cách dạy học truyền thống thì học sinh sẽ được tiếp xúc với hai giác quan chính đó là thính giác và thị giác. Học sinh sẽ nghe thấy giáo viên nói và nhìn thấy từ khi đọc. Tuy nhiên, đối với những trẻ bị khó đọc thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý thông tin bằng hai giác quan này.

Do đó, để hỗ trợ trẻ tốt hơn thì giáo viên cần dạy trẻ bằng nhiều giác quan hơn, kết hợp cả hương thơm, mùi vị, cảm ứng để gia tăng sự sống động, giúp trẻ hiểu và lưu trữ thông tin tốt hơn. Giáo viên có thể sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để viết chữ, dùng âm nhạc trong lớp học hoặc dùng mùi hương trong lớp học để gia tăng cảm xúc cho trẻ.

7. Phương pháp Orton Gillingham dành cho trẻ khó đọc

Phương pháp Orton Gillingham là chương trình được thiết kế đặc biệt dành riêng cho những trẻ mắc chứng khó đọc. Đây là phương pháp hỗ trợ cải thiện bằng cách dạy trẻ về mối quan hệ rõ ràng giữa âm thanh và chữ cái. Chương trình giáo dục này có cấu trúc phân nhỏ các ý tưởng về đọc và đánh vần thành những kỹ năng nhỏ hơn có sự liên quan đến âm thanh và chữ cái.

Mục tiêu chính của phương pháp này không phải là giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc hiểu mà là hỗ trợ trẻ hiểu và định nghĩa được đọc là thế nào. Để có thể áp dụng tốt phương pháp này, đầu tiên cần phải kiểm tra và xác định được khả năng đọc hiểu của từng em, nắm được điểm mạnh và điểm yếu của các em.

Sau đó, các em sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ dựa theo trình độ. Giáo viên sẽ tiến hành tiếp cận và hướng dẫn các em theo một trình tự nhất định dựa trên sự hiểu và tiếp nhận của mỗi trẻ. Sau đó, các em sẽ được học cách nhận biết lời nói, âm thanh. Giáo viên phải đảm bảo rằng các em đã nắm vững những kỹ năng được dạy trước khi chuyển qua các bước tiếp theo.

8. Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ

Bên cạnh việc tập trung vào giáo dục, giảng dạy để nâng cao kỹ năng cho trẻ mắc chứng tự kỷ thì các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ. Để não bộ có thể hoạt động tốt thì cơ thể cũng cần được đảm bảo nguồn dinh dưỡng lành mạnh mỗi ngày.

Các bậc phụ huynh nên xây dựng cho trẻ nhỏ một thực đơn ăn uống khoa học với những thực phẩm dinh dưỡng, giàu dưỡng chất và vitamin bổ ích. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại thịt cá bổ dưỡng, ăn trái cây, hoa quả, các loại hạt. Đồng thời cần phải hạn chế sử dụng các loại đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn có chứa chất bảo quản độc hại.

9. Sắp xếp thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ

Ngoài thời gian học tập và nâng cao kỹ năng đọc viết thì những trẻ mắc chứng khó đọc vẫn cần phải có thời gian sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Cha mẹ tuyệt đối không nên bắt ép con phải học quá sức, không tạo áp lực học tập cho con.

Để cải thiện chứng khó đọc cần phải kiên trì trong một thời gian nhất định. Do đó, các bậc phụ huynh nên biết cách điều chỉnh và cân bằng cuộc sống cho trẻ. Hãy để trẻ vui chơi, thư giãn theo đúng lứa tuổi của mình, cho trẻ thời gian được nghỉ ngơi và làm những điều mà bản thân yêu thích.

Trên đây là những thông tin về các phương pháp dạy trẻ mắc chứng tự kỷ hiệu quả mà cha mẹ nên cân nhắc áp dụng cho trẻ. Hi vọng các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ tốt cho trẻ để giúp trẻ cải thiện khả năng đọc viết, phát triển tốt năng lực của bản thân.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *