Chia sẻ của chuyên gia Trần Thị Hương về giải pháp thúc đẩy tinh thần làm việc công sở

Trào lưu Quiet Quitting đang trở thành xu hướng lan rộng ở giới trẻ trong thời gian gần đây. Trong chương trình “Tâm An Sống Khỏe số 8” với Chủ đề: “Tinh thần làm việc và gắn kết nơi công sở”, chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương đã mang đến những kiến thức chuyên sâu và giải pháp dưới góc nhìn khoa học tâm lý về thực trạng này. 

1. Giải mã Quiet quitting

“Quiet quitting” tạm dịch là “âm thầm bỏ cuộc” hoặc “làm việc cầm chừng” (theo Đài Truyền hình Việt Nam VTV). Theo tạp chí The Guardian, “Quiet quitting là thuật ngữ mới xuất hiện dùng để chỉ những nhân sự chỉ làm công việc trong phạm vi họ được trả lương để làm mà không làm thêm bất kì công việc nào, kể cả các hoạt động giao lưu, ngoại khóa hay các hoạt động khác ở nơi làm việc.”

Những “người nghỉ việc trong thầm lặng” sẽ không làm việc ngoài giờ. Họ sẽ ra về đúng giờ, tắt hết thông báo trên những ứng dụng làm việc, không tiếp nhận thông tin liên quan đến công việc và đặc biệt không ôm việc về nhà.

Như vậy hiểu đơn giản, không phải là nghỉ việc mà Quiet quitting đúng hơn là cách mà nhân sự giới hạn trách nhiệm và số lượng công việc của họ lại trong phạm vi “mô tả công việc ban đầu của họ”. Mục đích chính là để tránh làm việc trong thời gian quá dài, dẫn đến những hậu quả như burnout, stress kéo dài, kiệt sức, căng thẳng,…

“Quiet quitting” tạm dịch là “âm thầm bỏ cuộc” hoặc “làm việc cầm chừng” (theo Đài Truyền hình Việt Nam VTV)
“Quiet quitting” tạm dịch là “âm thầm bỏ cuộc” hoặc “làm việc cầm chừng” (theo Đài Truyền hình Việt Nam VTV)

Theo đó, nhân sự trong công ty/tổ chức vẫn hoàn thành công việc của họ tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cho thấy họ không hạnh phúc với công việc hoặc đang trải qua tình trạng kiệt sức. Trong quá trình Quiet quitting, họ có thể đang suy nghĩ hoặc cân nhắc về công việc hiện tại, về mức lương và cách họ được đối xử tại nơi làm việc. Đây cũng là nguyên nhân chính thôi thúc họ có ý định chuyển việc trong tương lai.

Kể từ sau đại dịch, mối quan hệ của con người với công việc đã có sự thay đổi. Xu hướng gia tăng nhân sự quiet quitting có liên quan đến sự sụt giảm trong sự hài lòng công việc. Xác định nguyên nhân, hậu quả cũng như giải pháp của vấn đề này vô cùng quan trọng, đặc biệt là với chủ doanh nghiệp và những người quản lý nhân sự.

2. Nguyên nhân của trào lưu Quiet Quitting 

Chia sẻ về nguyên nhân của trào lưu Quiet Quitting, chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương cho biết:

Bản thân tôi đã từng có kinh nghiệm tham vấn và trị liệu cho nhiều khách hàng là CEO, chủ doanh nghiệp, những khách hàng đang làm việc chốn công sở. Bên cạnh đó, tôi cũng có một thời gian làm việc văn phòng nên rất thấu hiểu về vấn đề làm việc, về tinh thần làm việc chốn công sở sụt giảm. Cá nhân tôi nghĩ có hai nguyên nhân chính của trào lưu Quiet Quitting, bao gồm khách quan và chủ quan đến từ chính chúng ta.

2.1. Nguyên nhân chủ quan

Cụ thể, nguyên nhân chủ quan đầu tiên đó là bản thân mỗi chúng ta chưa có cho mình mục tiêu, mong muốn rõ ràng trong cuộc sống, chưa xác định được hệ giá trị và hiểu rõ bản thân mình. Chính điều này đã khiến chúng ta cảm thấy hoang mang, không biết mục tiêu đi làm của mình là gì? Mục tiêu công việc của mình là gì?

Chính việc không hiểu rõ bản thân mình muốn gì, cần gì cũng là lý do khiến bản thân bị mất cân bằng mỗi khi gặp phải khó khăn, trở ngại nào đó
Chính việc không hiểu rõ bản thân mình muốn gì, cần gì cũng là lý do khiến bản thân bị mất cân bằng mỗi khi gặp phải khó khăn, trở ngại nào đó

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Hương cũng cho biết thêm:

Chính việc không hiểu rõ bản thân mình muốn gì, cần gì cũng là lý do khiến bản thân bị mất cân bằng mỗi khi gặp phải khó khăn, trở ngại nào đó. Điều này cũng khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại ngùng, không thực sự thể hiện được khả năng, năng lực của mình và không thật sự tỏa sáng, cống hiến một giá trị nào đó cho nơi mà mình đang công tác.

Nguyên nhân chủ quan tiếp theo chính là bản thân chúng ta không thật sự cố gắng, có ý thức cải thiện, trau dồi bản thân để đáp ứng được nhu cầu công việc đang ngày một tăng cao. Bạn không dành nhiều thời gian cho sự phát triển giá trị cá nhân sẽ dẫn đến việc khó hoà nhập, kết nối với mọi người xung quanh. Với một tâm thế chán nản mà không có giải pháp thì bạn đi làm chỉ giống như tồn tại, không có sự say mê, không có sự cống hiến trong công việc, từ đó công việc cũng không hiệu quả.

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương:

Còn một nguyên nhân chủ quan nữa cũng do bản thân mất cân bằng trong cuộc sống, khiến bạn gặp phải những khó khăn và trở ngại với chính bản thân mình. Thế nhưng bạn lại không dành thời gian, không thật sự thấu hiểu bản thân và lắng nghe xem thật sự mình muốn gì? Cần gì? Từ đó khiến bạn không thật sự hạnh phúc, vui vẻ khi đi làm mà thay vào đó, nó như một biện pháp để chống chế sống qua ngày.

2.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan đầu tiên chính là sự thay đổi trong môi trường làm việc, ví dụ như sự thay đổi về người quản lý, thay đổi về quản trị và điều hành, quy chế hay giá trị cốt lõi của tổ chức và doanh nghiệp. Chính điều này đã khiến nhân sự của đơn vị rơi vào tình trạng chán nản, khó hòa nhập, không kết nối được với mọi người.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Hương cũng cho biết thêm:

Đi làm chỉ tồn tại khiến bạn không thật sự hạnh phúc và không thật sự tận hưởng. Đi làm cho qua ngày chứ không cống hiến được giá trị cho đơn vị, không kết nối với mọi người xung quanh sẽ không đem lại hiệu quả, hơn nữa còn làm lãng phí thời gian của bạn, lãng phí lợi ích cho doanh nghiệp và tổ chức.

Thêm một nguyên nhân khách quan nữa phải nói đến chính là sự lãnh đạo của người đứng đầu. Rất nhiều nhân sự ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp đã làm việc cho một quản lý vô tình đẩy họ vào trạng thái “nghỉ việc trong im lặng” hoặc “làm việc chống đối”.

Sự thiếu động lực trong công việc của nhân viên đều là phản ứng trước những hành vi của cấp trên hoặc thậm chí là người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức
Sự thiếu động lực trong công việc của nhân viên đều là phản ứng trước những hành vi của cấp trên hoặc thậm chí là người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức

Phía sau quyết định ấy là cảm giác bị đánh giá thấp và không được trân trọng. Có thể quản lý trực tiếp đã thể hiện sự thiên vị hoặc có những hành vi không đúng mực đối với nhân sự. Tóm lại, sự thiếu động lực trong công việc của nhân viên đều là phản ứng trước những hành vi của cấp trên hoặc thậm chí là người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức.

Đa phần nhân sự đã từng đi làm cũng từng làm việc cho một quản lý luôn nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu nào đó trong công việc. Khi đó, đôi lúc làm việc sớm hoặc quá giờ không phải vấn đề đối với nhân viên, vì họ được truyền cảm hứng bởi chính quản lý. Nếu nhân sự có thái độ làm việc chống đối, cầm chừng hoặc thậm chí là âm thầm nghỉ việc thì cấp trên cần xem lại cách quản lý của mình, tránh ảnh hưởng đến văn hoá công sở.

3. Giải pháp thúc đẩy tinh thần làm việc cho người lao động 

Về bản chất, Quiet quitting không phải là trào lưu xấu nếu nhân sự vẫn tuân thủ giờ làm việc, hoàn thành đúng tiến độ và có kết quả tốt. Bởi khi đã hoàn thành đúng trách nhiệm của mình, họ có quyền được nghỉ ngơi và dành thời gian cho cuộc sống riêng.

Tuy nhiên, trào lưu Quiet quitting sẽ là vấn đề lớn khi nhân viên giờ giấc không chuẩn, giảm hiệu suất làm việc. Tệ hơn, nó có thể lan rộng theo chiều hướng tiêu cực, ăn sâu bén rễ thành một cách sống, lây lan trong tổ chức khiến hàng loạt lao động mất động lực làm việc, thậm chí là làm việc chống đối, muốn bỏ việc, nhảy việc liên tục,… dẫn đến hiệu quả chung giảm sút.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương cũng đánh giá:

Những người lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp và tổ chức. Họ chính là người trả lương cho quản lý và chủ doanh nghiệpngười lao động với những đóng góp và cống hiến của họ thì mới mang lại lợi nhuận và giá trị cho tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp.

Vì vậy, tinh thần làm việc và thái độ làm việc, sự kết nối của nhân sự trong công việc hàng ngày vô cùng quan trọng. Nếu nhân sự làm việc không tốt khiến họ không thể phát huy được tối đa năng lực của mình để tạo giá trị cho tổ chức, doanh nghiệp. Giải pháp thúc đẩy tinh thần làm việc cho người lao động cần dựa theo nguyên nhân, cũng có chủ quan và khách quan.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương cho biết:

Vấn đề xuất hiện là để chúng ta tìm cách giải quyết chứ không phải mắc kẹt ở đó. Tôi cũng đã xây dựng được tư duy trong cuộc sống cũng như trong công việc của chính mình, nguyên nhân luôn luôn lớn hơn kết quả. Tất cả những gì xảy ra với mình, ví dụ như không hào hứng trong công việc thì hãy đi tìm nguyên nhân và giải pháp.

3.1. Quay trở về làm việc với chính mình

Điều đầu tiên cần làm để thúc đẩy tinh thần làm việc đó là hãy quay về nhìn lại chính bản thân mình. Trước hết, bạn hãy dành một khoảng thời gian để đánh giá lại toàn bộ vấn đề. Ông cha ta cũng đã có câu “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tức là việc khi gặp những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống thì không nên trách móc hay đổ lỗi cho người khác mà hãy nên xem xét và nhìn nhận về bản thân mình trước.

Sự tự tin ở bên trong sẽ giúp bạn có nguồn cảm hứng và động lực để thể hiện bản thân, kết nối được với đồng nghiệp, kết nối với những người quản lý
Sự tự tin ở bên trong sẽ giúp bạn có nguồn cảm hứng và động lực để thể hiện bản thân, kết nối được với đồng nghiệp, kết nối với những người quản lý

Nếu mình cảm thấy khó khăn, không cảm thấy vui vẻ khi đi làm thì hãy tạm dừng lại và tự đặt câu hỏi cho bản thân: Mình đang gặp phải tình trạng gì? Đang có những khó khăn gì? Có những giải pháp nào để mình khắc phục được vấn đề này? Bởi theo chuyên gia Trần Hương, việc quay trở lại thấu hiểu bản thân, giảm bớt tình trạng căng thẳng do mất cân bằng cuộc sống.

Nếu đang gặp khó khăn trong khía cạnh nào đó, ví dụ trong nghiệp vụ hay kỹ năng, thì chúng ta cần quay lại để học tập, phát triển chính mình. Khi thấu hiểu bản thân (bao gồm điểm mạnh và điểm yếu), đặc biệt là khả năng của bản thân thì chúng ta sẽ tự tin, thỏa sức cống hiến và đóng góp giá trị cho nơi mà mình đang công tác.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Hương cũng chia sẻ thêm:

Sự tự tin ở bên trong sẽ giúp bạn có nguồn cảm hứng và động lực để thể hiện bản thân, kết nối được với đồng nghiệp, kết nối với những người quản lý. Không có sự tự tin thì chúng ta sẽ không có động lực thúc đẩy bản thân tiến lên.

3.2. Thích nghi và linh hoạt

Như chúng ta đã biết, sự thay đổi luôn luôn diễn ra, không chỉ thay đổi ở nơi làm việc mà còn là cuộc sống, gia đình hay xã hội. Thế giới luôn thay đổi và chúng ta cần thích nghi với điều đó, cần thay đổi trong mọi hoàn cảnh theo hướng tích cực hơn.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ:

Sự thay đổi trong môi trường làm việc hiện nay là điều vô cùng bình thường, vì vậy người lao động cần phải có sự chuẩn bị và chủ động thích nghi với điều đó. Để thích nghi và linh hoạt thì bản thân chúng ta phải đủ mạnh, biết được khả năng và giá trị của mình, dành nhiều thời gian học hỏi và nỗ lực mỗi ngày.

Việc học là cả đời nên chúng ta cần học tập thêm nhiều kỹ năng khác, ngoại trừ chuyên môn của mình. Ví dụ để được tăng lương hay muốn đạt được vị trí nào đó, bạn phải học tập và phát triển hơn mỗi ngày để xứng đáng với điều đó. Đây cũng là thứ làm cho bạn tự tin, dám thể hiện bản thân, dám bứt phá ra khỏi vòng an toàn bấy lâu nay.

Thích nghi và linh hoạt với những thứ bên ngoài. Bạn không phát triển tức là bạn đang tụt lùi
Thích nghi và linh hoạt với những thứ bên ngoài. Bạn không phát triển tức là bạn đang tụt lùi

Chuyên gia cũng nói thêm: “Thích nghi và linh hoạt với những thứ bên ngoài. Bạn không phát triển tức là bạn đang tụt lùi. Bản thân tôi dù làm ở vị trí nào cũng luôn cố gắng dành ra một khoảng thời gian hoặc quỹ tài chính nhỏ để học tập và phát triển bản thân, nâng cao giá trị của bản thân, mở rộng hiểu biết và nhận thức của mình.”

Linh hoạt sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh trong việc nắm bắt những cơ hội có lợi hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn. Đây là một cách hiệu quả để rèn luyện tính quyết đoán. Thiếu đi sự linh hoạt, những cảm xúc hoặc áp lực tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tính cách và các mối quan hệ ở nơi làm việc nói riêng và xã hội nói chung, từ đó khiến bạn khó thành công.

Trong hoàn cảnh cuộc sống như hiện nay, công việc cũng không mãi suôn sẻ, những bước ngoặt trong cuộc đời là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, linh hoạt trong mỗi con người là điều kiện cần để thích nghi với cuộc sống, mục đích chính là để nắm bắt thời cuộc, không bị tụt hậu theo sau.

3.3. Hãy là người cho đi trước

Thế giới phát triển và vận động từng ngày, nếu cứ đứng yên một chỗ là chúng ta đang thụt lùi. Đây cũng chính là lý do tại sao nhiều bạn lại luôn cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi, tiêu cực, khó hòa nhập và kết nối của mình. Nếu không thực sự tận tâm cống hiến, trao giá trị thì đương nhiên bạn cũng khó có thể nhận lại được những điều mà mình mong muốn về mặt lợi ích thỏa đáng từ tổ chức, doanh nghiệp đang công tác.

Hãy cho đi trước, thể hiện năng lực của bản thân trước, hãy trao đi giá trị trước
Hãy cho đi trước, thể hiện năng lực của bản thân trước, hãy trao đi giá trị trước

Chuyên gia tâm lý trị liệu Thị Trần Hương cũng có lời nhắn dành cho các nhân sự:

Hãy cho đi trước, thể hiện năng lực của bản thân trước, hãy trao đi giá trị trước. Hãy tự đặt câu hỏi, bạn có thể làm gì để tạo giá trị cho đơn vị mà mình công tác hay không? Bạn có thể cống hiến những gì và kết nối với mọi người xung quanh hay không? Bạn muốn có kết quả thì mình hãy là người gieo đi, hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân nên hãy cho đi bằng tất cả những sự tận tâm, nhiệt huyết của mình. Cho đi những gì sẽ nhận được nấy, bạn sẽ đạt được những điều mà mình mong ước.

Với các bạn trẻ trước khi bước vào thị trường lao động, hãy cải tạo thói quen và hành vi để nâng cao nội lực. Điều này vô cùng quan trọng trước khi bạn công tác ở một đơn vị nào đó. Khi có sự chuẩn bị trước, bạn cũng sẽ chủ động hơn, ở tâm thế sẵn sàng chinh phục thử thách cũng như thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.4. Lời khuyên cho chủ doanh nghiệp 

Chuyên gia Trần Hương cho biết:

Kinh nghiệm đã từng đồng hành cùng nhiều chủ doanh nghiệp của tôi cũng cho thấy rằng, các chủ doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho nhân sự thể hiện bản thân, ghi nhận những nỗ lực của nhân sự để tạo động lực cho họ cố gắng hơn mỗi ngày. Bởi vì con người ai cũng mong muốn được ghi nhận những giá trị và thế mạnh của mình, mong muốn được yêu thương.

Đầu tiên, quản lý cần chủ động kết nối và trò chuyện với nhân sự. Sở thích chung sẽ là chất keo gắn kết cấp trên và cấp dưới, và sự khác biệt cũng sẽ giúp kích thích sự trao đổi và lắng nghe giữa đôi bên.

Điều thứ hai chính là tình yêu thương và sự kết nối. Sự gắn bó và kết nối là điều vô cùng quan trọng, vì bản thân nhận sự hiện nay dành nhiều thời gian ở công ty để làm việc và cống hiến. Ví dụ như văn hoá yêu thương của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, các nhân sự và lãnh đạo luôn thể hiện những lời nói và cử chỉ yêu thương nhau mỗi ngày. Sự kết nối ở Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam như văn hoá yêu thương, mang đến cho mọi người cảm thấy thoải mái như ngôi nhà thứ hai để mọi người không được đến công ty lại cảm thấy trống vắng, thiếu thốn.

Đây không chỉ là sợi dây vô hình gắn kết mọi người mà còn là động lực để mọi người cùng phấn đấu, cống hiến phát triển, trở thành phiên bản đẹp hơn của bản thân mình, từ đó khiến nhân sự hào hứng làm việc, góp sức cho doanh nghiệp và tổ chức hoạt động hiệu quả, phát triển hơn mỗi ngày.

Mỗi một cá nhân tốt lên sẽ giúp cả tập thể tốt lên, đầu tư vào con người chính là khoản đầu tư xứng đáng nhất!
Mỗi một cá nhân tốt lên sẽ giúp cả tập thể tốt lên, đầu tư vào con người chính là khoản đầu tư xứng đáng nhất!

Cá nhân mỗi người đều có giá trị riêng, có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Mỗi người đều là một mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy ở cương vị người lãnh đạo hoặc quản lý, hãy cố gắng tạo điều kiện cho từng nhân sự, từng lao động có cơ hội để toả sáng, có thời cơ để thể hiện bản thân cũng như cống hiến giá trị của mình.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương cũng chia sẻ thêm:

Có một thực tế, trong nhiều tổ chức hay cơ quan công ty, có người nghĩ rằng tôi phải có một vị trí nào đó hoặc được chỉ định thì tôi mới cống hiến, mới nỗ lực hết mình còn nếu tôi là nhân viên bình thường thì không cần điều này. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta hãy là những nhà lãnh đạo không cần chức danh. Đầu tiên là hãy lãnh đạo chính bản thân mình, hãy thể hiện xuất sắc nhất những gì mình có thể làm được. Khi vượt ngưỡng chính bản thân mình mỗi ngày, bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Đứng dưới góc độ của một người lao động, bất cứ ai đi làm đều mong muốn mình được làm trong môi trường tích cực. Nếu chủ doanh nghiệp hoặc lãnh đạo có thể hiểu, lan tỏa được giá trị của sự yêu thương và kết nối đến các nhân sự của mình thì vô cùng tuyệt vời.

Hãy yêu thương, ghi nhận, động viên và khích lệ sẽ khiến người lao động được cảm thấy hạnh phúc, an toàn, thoải mái. Đây chính là điều kiện đủ để nhân sự sẵn sàng cống hiến giá trị của bản thân mình, cùng đóng góp và phấn đấu để đưa tổ chức phát triển, lớn mạnh hơn nữa.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hoặc đơn vị có thể dành những chương trình huấn luyện đào tạo về chuyên môn, kỹ năng cho nhân sự của mình. Mục đích chính là để giúp mỗi người lao động phát triển thêm tư duy hoặc kỹ năng nào đó. Mỗi một cá nhân tốt lên sẽ giúp cả tập thể tốt lên, đầu tư vào con người chính là khoản đầu tư xứng đáng nhất!

Vậy là chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương đã chia sẻ về tinh thần làm việc và văn hoá công sở, cụ thể là trào lưu Quiet Quitting. Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, bạn đọc đã hiểu rõ về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của vấn đề. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi để được giải đáp nhé!

Xem thêm chương trình “Tâm An Sống Khỏe số 8” với Chủ đề: “Tinh thần làm việc và gắn kết nơi công sở”:

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *