Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội, sợ đám đông chính xác

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội mặc dù không thể thay thế hoàn toàn cho các chẩn đoán chuyên khoa nhưng nó sẽ góp phần quan trọng để giúp cá nhân đánh giá được nguy cơ mắc bệnh của chính mình. Việc có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và tiến hành can thiệp hiệu quả sẽ giúp người bệnh dễ dàng khắc phục tốt các triệu chứng gây cản trở đến giao tiếp và tạo cơ hội để phát triển, cân bằng cuộc sống tốt hơn. 

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Hội chứng sợ giao tiếp gây cản trở đến việc xây dựng và hình thành các mối quan hệ tốt đẹp của nhiều người.

Hội chứng sợ giao tiếp xã hội hay còn có tên gọi khoa học là Social Anxiety Disorder, Social Phobia là một trong các chứng rối loạn lo âu xuất hiện phổ biến và đang gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trên toàn thế giới. Những người mắc phải tình trạng này sẽ thường trực cảm giác lo lắng, bất an, sợ hãi, căng thẳng hoặc đôi khi xuất hiện các cơn hoảng loạn, kích động quá mức nếu đối mặt với các tình huống giao tiếp xã hội, nhất là khi có sự góp mặt của nhiều người.

Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, những người mắc phải hội chứng này thường có nỗi sợ kéo dài dai dẳng về việc những người xung quanh sẽ đánh giá, phê bình, chỉ trích hoặc từ chối họ trong khi giao tiếp. Chính vì những cảm xúc tiêu cực đó mà họ gặp phải rất nhiều các cản trở đối với việc tạo dựng và duy trì những mối quan hệ lành mạnh, tích cực.

Những người mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội, sợ đám đông sẽ có nhiều xu hướng từ chối việc tham gia các hoạt động giao tiếp, đặc biệt là những buổi tiệc đông người. Ngược lại, họ sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn khi chỉ ở một mình hoặc một vài đối tượng thân thiết nhất định nào đó.

Tình trạng này hoàn toàn không giống như tính cách rụt rè, hướng nội của nhiều người mà người bệnh sẽ có sự sợ hãi mạnh mẽ, dữ dội khi phải tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội. Mặc dù họ có thể hiểu rõ được sự sợ hãi vô lý của bản thân nhưng không có khả năng kiểm soát và làm thuyên giảm nó. Hội chứng này cần được sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để tránh gây ra những cản trở đối với quá trình sinh hoạt, kết nối xã hội.

Có nên thực hiện bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội?

Hội chứng sợ giao tiếp xã hội có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào và nếu không được sớm hỗ trợ điều trị, khắc phục hiệu quả sẽ để lại những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống của người bệnh, thậm chí là cả gia đình và xã hội. Những người mắc phải hội chứng này thường có nhiều xu hướng tách biệt bản thân, cô lập chính mình và họ cần nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ trong các sinh hoạt đời sống, đôi khi sẽ trở thành gánh nặng của người thân, cộng đồng.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta lại không có nhiều sự hiểu biết về khái niệm này và khó có thể tự nhận ra những sự bất thường của bản thân. Nhiều người vẫn hay cho rằng các biểu hiện sợ giao tiếp là do ảnh hưởng của tính cách, họ nghĩ rằng do mình nhút nhát, thiếu tự tin và sống hướng nội nên có xu hướng e ngại việc tiếp cận, giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, trong thực tế hội chứng sợ giao tiếp xã hội hoàn toàn không liên quan đến tính cách riêng của mỗi người. Theo nghiên cứu, tình trạng này thường có sự ảnh hưởng của đặc tính di truyền, cấu trúc của não bộ, môi trường sống hoặc các vấn đề sang chấn tâm lý tác động đến tinh thần của con người.

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Thực hiện bài test giúp bạn đánh giá tốt về nguy cơ mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội.

Việc có thể sớm phát hiện được các dấu hiệu cảnh báo về hội chứng sợ giao tiếp xã hội sẽ góp phần lớn trong quá trình can thiệp, hỗ trợ điều trị hiệu quả để giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi tình trạng sức khỏe, xây dựng được đời sống tinh thần khỏe mạnh, tích cực hơn. Do đó, thực hiện bài test đánh giá hội chứng sợ giao tiếp ngay tại nhà được xem là một trong phương pháp hữu hiệu để người bệnh có thể tự nhận xét về nguy cơ mắc bệnh của mình.

Bài test được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia tâm lý giúp bệnh nhân sàng lọc tốt nguy cơ mắc bệnh để có biện pháp can thiệp, khắc phục hiệu quả. Mặc dù đây không phải là công cụ chẩn đoán và thay thế hoàn toàn cho kết quả chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa nhưng bài test vẫn có thể phản ánh tích cực và chính xác về tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn.

Do đó, nếu nhận thấy các biểu hiện của hội chứng này hoặc nghi ngờ bản thân có nguy cơ mắc bệnh thì hãy tiến hành thực hiện bài test đánh giá ngay tại nhà để xem xét rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu kết quả bài test cho thấy bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh thì hãy chủ động đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ phù hợp hơn.

Khi nào cần thực hiện bài test?

Như đã chia sẻ, hội chứng sợ giao tiếp xã hội có thể gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Ngoài ra, do không thể duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh nên nhiều người còn có xu hướng sống phụ thuộc, không thể đảm bảo tốt khả năng làm việc, học tập, sinh hoạt đời sống.

Vì thế, mỗi chúng ta cần có ý thức hơn trong việc tìm hiểu và biết rõ những dấu hiệu cảnh báo của hội chứng sợ giao tiếp xã hội để có thể kịp thời phát hiện, can thiệp phù hợp trong giai đoạn đầu. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì chúng ta nên thực hiện bài test đánh giá hội chứng sợ giao tiếp xã hội ngay sau khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu sau:

  • Luôn cảm thấy lo lắng, hồi hộp, sợ hãi khi phải đối diện với những tình huống giao tiếp xã hội.
  • Khó khăn trong việc tự kiểm soát và làm thuyên giảm nỗi sợ của bản thân mặc dù hiểu rõ sự vô lý của nó.
  • Có nhiều xu hướng từ chối và né tránh việc gặp gỡ, giao tiếp với bất kỳ ai, đặc biệt là đến những nơi công cộng, đông đúc.
  • Thường trực sự lo lắng về việc người khác sẽ đánh giá, phê bình và từ chối bản thân.
  • Chỉ cảm thấy thoải mái với một số người nhất định như ba mẹ, anh chị em ruột, bạn bè thân thiết.
  • Có xu hướng sống tách biệt, chỉ cảm thấy dễ chịu khi được ở một mình.

Các biểu hiện của hội chứng sợ giao tiếp xã hội có thể khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, phổ biến nhất là giai đoạn thanh thiếu niên từ 10 đến 18 tuổi và rất hiếm trường hợp khởi phát muộn sau năm 25 tuổi. Nếu có thể nhận biết sớm trong giai đoạn này thì quá trình can thiệp sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn, người bệnh cũng dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh tốt các nỗi sợ phi lý của chính mình

Gợi ý một số bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội sẽ giúp chúng ta sàng lọc và đánh giá về nguy cơ mắc bệnh để có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ can thiệp, ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh. Tuy nhiên, bài test này không thể thay thế cho các chẩn đoán chuyên khoa của bác sĩ nên sau khi tiến hành thực hiện, bệnh nhân cũng cần cân nhắc tìm đến các cơ sở, bệnh viện uy tín để được thăm khám, hỗ trợ hiệu quả hơn.

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội
Người mắc hội chứng sợ giao tiếp luôn có sự lo lắng về việc người khác sẽ đánh giá, chỉ trích mình.

Để đảm bảo được mức độ chính xác cao thì bạn cần thực hiện bài test vào những thời điểm ổn định tâm trí, tốt nhất là khi ở một mình trong không gian tĩnh lặng, tránh sự quấy nhiễu của các yếu tố bên ngoài. Đồng thời, bạn cũng có thể thực hiện bài test tại các thời điểm khác nhau để có được kết quả chuẩn xác, rõ ràng hơn.

1. Bài test trắc nghiệm hội chứng sợ giao tiếp xã hội

Để đánh giá về mức độ nguy cơ hình thành hội chứng sợ giao tiếp xã hội bạn chỉ cần thực hiện duy nhất 1 câu hỏi với 4 đáp án lựa chọn riêng biệt để hiểu rõ hơn về sức khỏe tâm lý của bản thân. Việc đặt chính mình vào một tình huống giao tiếp cụ thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phản ứng của chính mình trong thời điểm đó và biết được khả năng tương tác xã hội của bản thân.

Câu hỏi: Nếu vô tình gặp lại một người bạn cũ lâu năm trên đường phố thì phản ứng của bạn sẽ như thế nào?

A: Không ngần ngại chạy đến để chào hỏi, bắt tay, trò chuyện.

B: Giả vờ như không thấy, không quan tâm và có xu hướng lờ đi nơi khác. Hoặc cố tình rẻ sang một hướng khác để không bị bắt gặp.

C: Đến chào hỏi một cách lịch sự, điềm tĩnh nhưng không trò chuyện, chia sẻ quá nhiều.

D: Không để ý những người xuất hiện xung quanh và ít khi bắt gặp người quen khi ra ngoài.

Sau khi thực hiện bài test và lựa chọn được đáp án phù hợp với xu hướng phản ứng của bản thân thì bạn hãy bắt đầu đối chiếu với kết quả sau:

  • Đối với người chọn đáp án A thì họ sẽ có ít nguy cơ mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội, tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 10%. Ngược lại, với những người có phản ứng tích cực khi gặp lại bạn cũ thì họ có thể được xem là một người vui vẻ, cởi mở, thân thiện và chắc chắn sẽ có rất nhiều các mối quan hệ tốt đẹp ngoài xã hội.
  • Đối với người chọn đáp án B thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ chiếm đến hơn 70% và bạn cần cân nhắc về việc đến thăm khám, tư vấn cụ thể cùng với bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, kết quả này có thể bị sai lệch nếu người bạn cũ đó là những người liên quan đến các ký ức tồi tệ trong quá khứ, người đã từng bắt nạt, gây tổn thương cho bạn.
  • Đối với người chọn đáp án C thì họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh chiếm khoảng 40%. Theo lý giải từ các chuyên gia tâm lý thì việc chào hỏi một cách lịch sự và không có bất kỳ cuộc hội thoại nào sau đó chứng nó bạn đang tồn tại một nỗi lo lắng nào đó về việc giao tiếp. Tuy nhiên, cách ứng xử này cũng có thể là một trong các phản ứng bình thường nếu giữa hai người không có quá nhiều sự thân thiết và chủ đề chung hoặc đã từng xảy ra những xích mích, bất hòa trong quá khứ.
  • Đối với người chọn đáp án D thì sẽ có khả năng mắc bệnh lên đến hơn 95% và họ cần phải được thăm khám, can thiệp sớm để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp không chính xác nếu bạn là người có tính cách hay quên hoặc quá chú tâm vào công việc, gia đình thay vì duy trì tốt các mối quan hệ xã hội.

Mặc dù được đánh giá khá tốt về độ chính xác nhưng đây thực chất chỉ là tình huống giả định và nó không thể áp dụng triệt để cho tất cả mọi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn luôn khuyến khích bạn nên thực hiện bài test nếu nghi ngờ về tình trạng sức khỏe tâm thần của mình, đặc biệt là khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo về hội chứng sợ giao tiếp xã hội để có thể kịp thời can thiệp trong giai đoạn sớm.

2. Bài test bằng hình ảnh

Nếu vẫn chưa thực sự chắc chắn về kết quả của bài test trên thì bạn vẫn có thể tiếp tục thử thực hiện quá trình đánh giá nguy cơ mắc bệnh thông qua hình ảnh. Đây là hình ảnh được đặt ra với những trường hợp giả định để giúp phản ánh lại những cách cư xử trong quá trình giao tiếp hàng ngày của bạn.

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội

Qua sự dẫn dắt và gợi ý về những thái độ, phản ứng trong tình huống cụ thể sẽ giúp bạn tìm ra kết quả cuối cùng và xác định cụ thể nguy cơ mắc bệnh của bản thân. Để có thể đánh giá một cách khách quan hơn, bạn cũng có thể cùng thực hiện với người thân, những người thường xuyên gần gũi, tương tác và hiểu rõ về các phản ứng đời sống của bạn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về các bài test đánh giá nguy cơ mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Việc thực hiện bài test không mất nhiều thời gian nên bạn có thể thoải mái tự thực hiện ngay tại nhà để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần của bản thân, đồng thời dễ dàng phát hiện ra những bất thường trong khả năng giao tiếp để có biện pháp can thiệp hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *