Lo lắng là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục

Chắc chắn rằng mỗi người trong chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác lo lắng ít nhất một lần trong cuộc đời. Khi lo lắng, nhịp tim của bạn sẽ dần tăng lên, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, bụng xuất hiện cảm giác khó chịu, không thoải mái. 

Lo lắng
Lo lắng là một phản ứng tự nhiên mà ai cũng có thể gặp phải.

Lo lắng là gì? Tại sao chúng ta cảm thấy lo lắng?

Lo lắng được xem là một trong các phản ứng tự nhiên và bình thường của cơ thể. Trạng thái này thường xuất hiện khi cơ thể phản ứng lại với những sự căng thẳng. Theo như chia sẻ của bác sĩ tâm thần Sadock, Sadock và Ruiz thì lo lắng chính là cảm giác sợ hãi lan tỏa, mơ hồ và rất khó chịu. Phản ứng này diễn ra đối với một mối đe dọa không chính xác hoặc không xác định.

Chẳng hạn như khi bạn bắt đầu tưởng tượng bản thân đang đi vào một khu rừng hoang thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lo sợ, khó chịu. Những cảm giác này được gây ra bởi sự lo lắng, bất an đối với một tình huống, sự việc nguy hiểm, ví dụ như bị cướp giật, bị hù dọa,…Tuy nhiên, sự lo lắng này không bắt nguồn từ một mối đe dọa cụ thể hay đã biết trước. Nó được tạo ra từ sự giải thích, nhìn nhận của bản thân bạn về những nguy hiểm có thể xảy ra.

Các chuyên gia chia sẻ rằng, khi cơ thể đối diện với căng thẳng sẽ bắt đầu sản sinh ra một lượng hormone Adrenaline. Đây là loại hormone có tác dụng đối với hệ thần kinh giao cảm, nó giúp bạn chuẩn bị để chạy trốn hoặc đối mặt trước sự kiện hay mối đe dọa nào đó. Lúc này tim sẽ bắt đầu đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao, thở gấp hơn để gia tăng sự tỉnh táo và tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Thông thường, khi lo lắng bạn sẽ kèm theo rất nhiều các triệu chứng về thể chất. Chẳng hạn như:

  • Đau nhức đầu
  • Tay chây run rẩy, ra nhiều mồ hôi
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Nhịp tim tăng nhanh
  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Cảm giác khắp cơ thể đang bị căng cứng
  • Ngứa ran hoặc tê
  • Nóng bừng hoặc cảm lạnh
  • Buồn nôn, đau bụng
  • Cảm giác như bản thân đang phát điên
  • Chóng mặt, ù tai, ngất xỉu

Tác hại khôn lường của lo lắng

Lo lắng quá mức sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi chúng ta gặp phải bất kì sự bất ổn nào về mặt tinh thần thì cơ thể cũng sẽ biểu hiện ngay những triệu chứng tương ứng. Ví dụ như nếu bạn cảm thấy lo lắng về kì thi của mình thì sẽ dẫn đến một số vấn đề về dạ dày.

Một số bộ phận sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn lo lắng kéo dài như:

1. Hệ thần kinh

Hệ thần kinh có cấu tạo bao gồm dây thần kinh, não bộ, tủy sống, các tế bào thần kinh. Khi bạn ở trong trạng thái lo lắng quá mức và kéo dài thì hệ thần kinh sẽ kích thích sản sinh ra số lượng lớn các hormone gây căng thẳng. Chính vì thế mà khi lo lắng bạn sẽ có kèm theo các triệu chứng như tim đập nhanh liên hồi, bất an, chân tay rã rời, hơi thở dồn dập,…Nếu trạng thái lo lắng không sớm được khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của hệ tim mạch, hệ cơ, mạch máu và nhiều bộ phận khác.

Lo lắng
Lo lắng quá mức có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.

2. Nhịp thở

Nhịp thở sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu bạn liên tục lo lắng về một vấn đề gì đó. Khi bạn hình thành những suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên cảm thấy bất an, căng thẳng và sợ hãi thì sẽ có xu hướng thở dài, thở sâu và khiến cho nhịp thở trở nên ngắn lại so với mức bình thường.

Tuy rằng việc tăng giảm nhịp thở sẽ không gây ra bất kì sự đau đớn nào nhưng nếu xét về lâu dài thì tình trạng này sẽ có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhiều trường hợp có thể phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề sức khỏe về hô hấp như hen suyễn, phổi,…

3. Cơ bắp

Theo nghiên cứu thì khi bạn mệt mỏi, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực về một vấn đề nào đó thì hệ cơ ở vai gáy và cổ sẽ có nhiều khả năng bị căng cứng. Tình trạng này sẽ làm bạn cảm thấy đau đầu dữ dội, đau nửa đầu, đau cổ vai gáy. Bạn có thể nhanh chóng cải thiện chúng bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi, hít thở sâu hoặc xoa bóp, massage.

4. Tim mạch

Tim mạch là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu bạn liên tục lo lắng. Nếu trạng thái tâm lý không sớm được giải tỏa, lo lắng cứ kéo dài dai dẳng thì sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ mắc phải các vấn đề như suy tim, rối loạn tim mạch, cao huyết áp.

Đặc biệt hơn, trong tình trạng xấu nhất khi bạn lo lắng quá mức thì hệ tim mạch cũng có thể bị suy giảm chức năng. Điều này khiến cho bạn phải đối diện với nhiều khả năng mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm như xơ vữa thành động mạch, viêm mạch máu, gia tăng lượng cholesterol xấu, trong trường hợp xấu nhất thì bạn có thể bị đột quỵ.

5. Đường huyết

Trạng thái lo lắng kéo dài sẽ làm cho hàm lượng hormone căng thẳng bên trong cơ thể gia tăng nhanh chóng. Mặt khác, hormone căng thẳng lại có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dưới dạng đường huyết. Khi bạn thoát khỏi cảm giác lo lắng, bất an thì lượng đường huyết này có thể sẽ được đào thải ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu vẫn cứ tiếp tục lo lắng thì lượng đường huyết sẽ tích tụ và làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường, thận, tim mạch hoặc đột quỵ.

6. Suy giảm hệ miễn dịch

Chắc hẳn chúng ta sẽ không nghĩ rằng khi lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ y học thì thực sự tình trạng lo lắng quá mức sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm nghiêm trọng. Cũng chính vì thế mà bạn sẽ dễ gặp phải nhiều bệnh lý như cảm cúm, bệnh zona, bị mụn rộp. Đây cũng chính là thời điểm mà các loại vi rút, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tác động đến cơ thể.

7. Ảnh hưởng đến dạ dày

Lo lắng thường sẽ kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn hoặc cồn cào ruột gan. Bên cạnh đó, do trạng thái tâm lý không ổn định nên nhiều người sẽ có xu hướng ăn uống thất thường, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đủ chất. Tình trạng này nếu cứ kéo dài sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

Lo lắng
Bạn sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe dạ dày nếu thường xuyên lo lắng, căng thẳng.

Nhất là trong thời gian căng thẳng, lo lắng quá mức nếu bạn không thể duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, dung nạp quá nhiều chất béo sẽ khiến dạ dày phải hoạt động liên tục, hình thành nhiều axit hơn so với bình thường. Nhiều trường hợp có thể bị trào ngược axit dạ dày gây khó chịu vô cùng.

8. Sức khỏe tình dục

Đời sống tình dục cũng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu bạn cứ mãi lo lắng một cách thái quá. Khi căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho bạn mất sự tập trung, không còn nhiều sự hứng thú đối với các hoạt động diễn ra xung quanh, kể cả tình dục.

Trạng thái lo lắng quá mức sẽ làm suy giảm nồng độ hormone sinh dục nam testosterone gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của tinh trùng. Cũng chính vì thế mà các phản ứng bình thường của cơ thể cũng như nhu cầu sinh dục, quan hệ tình dục cũng bị chậm lại.

Đối với phụ nữ, nhất là chị em đang trong giai đoạn mãn kinh thì việc thường xuyên lo lắng thái quá cũng có thể làm xuất hiện các cơn bốc hỏa. Nhiều người cũng có thể bị ảnh hưởng đến kì kinh nguyệt, giảm ham muốn, không thể đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục.

Lo lắng quá mức có phải là bệnh lý?

Lo lắng tuy là một trong các phản ứng bình thường của cơ thể và ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên, tình trạng lo lắng quá mức trong thời gian kéo dài cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe tinh thần nào đó.

Nếu bạn liên tục cảm thấy lo lắng thì cũng đồng nghĩa với việc bản thân phải thường xuyên đối diện với phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Điều này làm cho hệ thống thần kinh bắt đầu giải phóng ra nhiều loại hormone gây căng thẳng, điển hình là cortisol. Loại hormone này có khả năng làm gia tăng hàm lượng đường trong máu và chất béo trung tính mà cơ thể thường dùng như nhiên liệu.

Lo lắng
Lo lắng quá mức và kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Nếu nhiên liệu trong máu quá nhiều mà các hoạt động thể chất không dùng đến thì sự lo lắng kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thể chất. Chẳng hạn như căng cơ, ức chế hệ miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, đau tim, bệnh động mạch vành, mất trí nhớ tạm thời.

Đặc biệt hơn, nếu tình trạng lo lắng kéo dài dai dẳng và không được khắc phục tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển thành các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm. Trong thực tế, lo lắng quá mức không phải là bệnh nhưng nếu bạn không biết cách kiểm soát tốt trạng thái tâm lý của mình thì nó hoàn toàn có nguy cơ biến chuyển thành bệnh lý.

Chuyên gia cho biết, phản ứng cơ thể diễn ra khi đối diện với căng thẳng có sự liên quan đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, mạch máu, tim và những tuyến tiết ra hormone. Các loại hormone này thường sẽ nắm giữ nhiều chức năng của cơ thể, điển hình là chức năng của não bộ và xung thần kinh.

Hầu hết những hệ thống này tương tác qua lại lẫn nhau và đều chịu sự ảnh hưởng bởi tâm lý. Cũng chính sự căng thẳng đó làm cho bạn bị bệnh, nguy cơ xuất hiện hàng loạt các vấn đề về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

Làm sao để khắc phục trạng thái lo lắng

Lo lắng là một phản ứng tự nhiên mà ai cũng sẽ gặp phải khi đối diện với những tình huống đe dọa hay liên tưởng đến những hệ lụy có thể xảy ra trong tương lai. Trạng thái này có thể giúp chúng ta kịp thời nhận thức được những sự nguy hiểm đang rình rập và hạn chế được những sự rủi ro. Tuy nhiên, nếu sự lo lắng cứ thường xuyên xuất hiện và kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống hàng ngày.

Vì thế, bạn cần phải biết cách kiểm soát cảm xúc, ngăn chặn sự lo lắng của bản thân. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn giảm bớt sự lo lắng.

1. Thường xuyên vận động

Tập thể dục, vận động đúng cách là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bạn kiểm soát được cảm xúc tiêu cực, hạn chế sự lo lắng, căng thẳng. Nếu cảm thấy lo lắng về một vấn đề gì đó, bạn hãy thử đứng dậy đi lại vài vòng, tập vài động tác yoga, ngồi thiền 15 phút sẽ thấy tinh thần được thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.

2.  Suy nghĩ tích cực

Đôi khi sự thiếu tự tin, cho rằng bản thân sẽ không thể làm tốt được mọi thứ hoặc thậm chí sẽ làm rối tung tất cả mọi việc chính là một trong các nguyên nhân khiến bạn cảm thấy lo lắng quá mức. Để cải thiện trạng thái tâm lý tốt hơn thì bạn cần phải tin tưởng vào năng lực của bản thân, tìm cách đưa ra những giải pháp giúp tâm lý trở nên tích cực hơn.

Thay vì cứ mãi suy nghĩ đến những thất bại thì bạn hãy tự động viên bản thân rằng “Tôi làm được”. Hãy thử nói chuyện và độc thoại với bản thân bằng những câu nói tích cực, truyền năng lượng để có thể hình dung ra một kết quả giống như mong đợi. Hoặc đôi khi bạn cũng nên nghe một vài bản nhạc vui vẻ, truyền cảm hứng để giúp tâm trạng ổn định và trở nên tốt hơn.

3. Trò chuyện với người thân, bạn bè

Kết quả của một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 cho biết rằng, việc chia sẻ cảm xúc của bản thân với một ai đó, nhất là những người đã từng trải qua và có kinh nghiêm trọng các tình huống tương tự sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng, căng thẳng và cảm thấy tích cực hơn. Vì thế, khi lo lắng, bạn có thể gặp gỡ, gọi điện, nhắn tin với bạn bè, người thân hoặc bất cứ ai mà bạn cảm thấy tin tưởng.

4. Áp dụng các liệu pháp thư giãn

Để kiểm soát tốt trạng thái tâm lý, giải tỏa lo lắng, căng thẳng thì cách tốt nhất là bạn cần nắm rõ một số liệu pháp thư giãn. Khi căng thẳng, nhịp tim và hơi thở sẽ trở nên rối loạn. Chính vì thế mà bạn nên học các bài tập thở đơn giản để có thể nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng khó chịu mà lo lắng gây ra.

Bên cạnh  đó, bạn cũng có thể giải tỏa tâm trạng bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như ngâm chân hoặc tắm với nước ấm, nghe nhạc, đọc sách, xoa bóp, massage, chăm sóc cây cảnh, chơi với thú cưng,thiền định, uống trà thảo dược,…Hãy lựa chọn cho mình những liệu pháp phù hợp và tiện lợi để có thể áp dụng ngay khi cảm thấy bắt đầu lo lắng, bất an.

5. Dành thời gian để nghỉ ngơi

Lo lắng sẽ khiến bạn không thể tập trung vào hầu hết các công việc, thay vì cố gắng làm một điều gì đó thì bạn hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc tốt nhất là ngủ một giấc để lấy lại nguồn năng lượng tích cực. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi người. Có được một giấc ngủ chất lượng sẽ góp phần quan trọng giúp bạn sở hữu một tinh thần tích cực.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Mong rằng những thông tin của bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về phản ứng lo lắng của cơ thể và có cách khắc phục hiệu quả. Trong trường hợp trạng thái lo lắng kéo dài liên tục và không thể thuyên giảm thì bạn cũng nên cân nhắc đến việc tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *