Bài Test trẻ chậm nói giúp sớm phát hiện để can thiệp kịp thời
Bài test trẻ chậm nói tuy không thể thay thế hoàn toàn cho các biện pháp thăm khám, chẩn đoán chuyên khoa nhưng nó sẽ góp phần lớn trong việc phát hiện và đánh giá các nguy cơ ở trẻ nhỏ ngay từ những giai đoạn phát triển. Vì thế, nếu các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và nghi ngờ về khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói của trẻ thì có thể tiến hành thực hiện bài test này ngay tại nhà để có đánh giá tốt nhất.
Vì sao cần test chậm nói cho trẻ?
Chậm nói được biết đến là một trong các tình trạng gây nên nhiều sự cản trở đối với khả năng giao tiếp của nhiều trẻ nhỏ. Dựa theo số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ trẻ em bị chậm nói hiện đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và hoang mang.
Các biểu hiện của trẻ chậm nói thường sẽ gia tăng rõ rệt theo thời gian, đặc biệt là khi trẻ đến tuổi đi học. Tuy nhiên, các chuyên gia chia sẻ rằng, nếu có thể phát hiện chậm nói ở giai đoạn sớm thì việc can thiệp và cải thiện cho trẻ sẽ càng có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn, trẻ sẽ dễ dàng gia tăng khả năng ngôn ngữ và hòa nhập cộng đồng.
Chính vì thế mà khi nghi ngờ con trẻ có dấu hiệu bị chậm nói, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa thể chắc chắn về tình trạng của trẻ nhỏ, cha mẹ cũng có thể tìm hiểu và thực hiện bài test chậm nói ngay tại nhà để đánh giá về nguy cơ của mỗi trẻ nhỏ, từ đó có quyết định thăm khám và can thiệp kịp thời.
Hiện nay, để theo dõi và đánh giá tốt về khả năng chậm nói của trẻ nhỏ ở từng giai đoạn, các chuyên gia khuyến khích sử dụng bộ câu hỏi ASQ-3 (Ages and Stages Questionnaire, Third Edition). Đây là bộ câu hỏi được xây dựng và hoàn thiện bởi các chuyên gia Đại học Oregon, Hoa Kỳ và được sử dụng rộng rãi trong hơn 40 năm.
Cho đến hiện nay, bài test trẻ chậm nói ASQ-3 được xem là tiêu chuẩn vàng nhằm giúp đánh giá tốt và sàng lọc hiệu quả về sự phát triển của mỗi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 tháng đến 66 tháng tuổi. Bài test này hiện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên toàn thế giới, ở mỗi quốc gia sẽ có một số thay đổi cơ bản để phù hợp với tính cách, đặc điểm riêng của trẻ.
Do đó, vào mỗi giai đoạn khác nhau hoặc khi nhận thấy trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ, hạn chế về khả năng giao tiếp bằng lời nói thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ thực hiện bài test để đánh giá và sàng lọc tại nhà. Việc phát hiện và can thiệp chậm nói trong giai đoạn sớm sẽ mang đến rất nhiều hiệu quả, hỗ trợ trẻ nhỏ dễ dàng phát triển khả năng học hỏi, tiếp thu hiệu quả để cải thiện giao tiếp tốt hơn.
Đối tượng cần thực hiện test chậm nói
Các biểu hiện của trẻ chậm nói có thể khởi phát ngay từ rất sớm. Vì thế, khi nghiên cứu và xây dựng nên bài test cho trẻ chậm nói, các chuyên gia cũng cân nhắc hỗ trợ cho các trẻ nhỏ từ 1 tháng đến 66 tháng tuổi.
Trẻ chậm nói được xác định khi tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa và trẻ không thể đạt được mốc phát triển tiêu chuẩn chung. Trong thực tế, những trẻ bị chậm nói đơn thuần vẫn có khả năng phát triển tốt các khía cạnh khác như thể chất, tinh thần, trí tuệ. Do đó, nếu có thể can thiệp tốt trẻ vẫn sẽ có cơ hội để hoàn thiện và phát triển toàn diện trong tương lai.
Ngay từ những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh cần phải chú ý quan sát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ. Mặc dù mỗi trẻ nhỏ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau nhưng việc trẻ bị thụt lùi và liên tục không đạt được mốc phát triển ngôn ngữ thông thường cũng là một trong các vấn đề đáng lo ngại và cần được hỗ trợ.
Bộ test ASQ-3 có tổng cộng 21 câu hỏi và được phân chia thành các bộ ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Tùy thuộc vào độ tuổi của mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn bộ test phù hợp để kiểm tra và đánh giá chính xác nhất.
Trong thực tế các trẻ nhỏ không có khả năng tự thực hiện tốt bài test đánh giá này nên cha mẹ, người chăm sóc trực tiếp, giáo viên giảng dạy hoặc bác sĩ chuyên môn sẽ là người thực hiện. Bạn sẽ mất tầm khoảng 10 đến 15 phút để hoàn thành bộ câu hỏi xoay quanh các hoạt động hàng ngày của trẻ nhỏ.
Nội dung bài test trẻ chậm nói ASQ-3
Như đã chia sẻ, bài test trẻ chậm nói ASQ-3 được chia thành nhiều bộ tương ứng với từng mức tuổi khác nhau ở trẻ từ 1 tháng đến 66 tháng tuổi. Tùy vào độ tuổi của mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn bộ câu hỏi phù hợp để đánh giá và kiểm tra tốc độ phát triển của trẻ nhỏ.
Trong thực tế, bài test ASQ-3 không đơn giản chỉ có thể kiểm tra khả năng giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ mà nó còn đánh giá tốt về các khía cạnh khác như vận động thô, vận động tinh, khả năng bắt chước, cá nhân – xã hội. Vì thế, để có thể đánh giá riêng về tình trạng chậm nói của trẻ qua từng giai đoạn, các bậc phụ huynh chỉ cần quan sát và thực hiện các câu hỏi đơn giản sau.
Đối với trẻ 0 tháng đến dưới 3 tháng tuổi
1. Trẻ không biết thể hiện khi cảm thấy đói hoặc muốn đi vệ sinh?
2. Trẻ không tạo ra bất kỳ âm thanh nào?
3. Trẻ không giật mình, chớp mắt, phản ứng khi có tiếng động mạnh?
Đối với trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng
1. Trẻ có cười thành tiếng không?
2. Khi nghe thấy giọng nói hay âm thanh nào khác, trẻ có ngừng khóc không?
3. Khi nhìn thấy đồ chơi yêu thích hoặc người nào đó thì trẻ có phát ra âm thành không?
Đối với trẻ 6 tháng đến 9 tháng
1. Trẻ có tạo ra các âm thanh đơn giản như “ba”, “ga”, “ha”, “da”, “ca”, ta” không?
2. Khi được gọi tên hoặc khi có tiếng động lớn xảy ra, trẻ có phản ứng hay quay đầu nhìn lại không?
3. Khi có ai đó bắt chước âm thanh của trẻ, trẻ có lặp lại âm thanh đó không?
Đối với trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi
1. Khi bạn nói “không”, trẻ có ngừng hoạt động và hành vi của mình lại không?
2. Trẻ có quay đầu tìm kiếm khi nghe tiếng động mạnh không?
3. Trẻ có phát ra các âm thanh “baba”, “caca”, “gaga”, “nana” không?
Đối với trẻ từ 12 tháng đến 23 tháng tuổi
1. Ngoài các âm thanh như “baba”, “nana”, “gaga” thì trẻ có phát ra từ nào khác không?
2. Trẻ có thực hiện theo các yêu cầu, mệnh lệnh đơn giản không? Ví dụ như cằm con gấu bông, cất chiếc xe ô tô.
3. Trẻ có biết gật đầu, lắc đầu hay chỉ tay vào đồ vật không?
Đối với trẻ từ 24 tháng đến 35 tháng tuổi
1. Trẻ có sử dụng và nói tốt câu 2 đến 3 từ đúng với ngữ cảnh, tình huống không?
2. Khi được hỏi, trẻ có chỉ đúng đồ vật, con vật trong tranh ảnh không? Ví dụ khi được hỏi “Con mèo đâu?” trẻ có chỉ tay vào đúng con mèo không?
3. Trẻ có thể thực hiện theo các yêu cầu, chỉ dẫn đơn giản không? Ví dụ như ngồi xuống, cúi đầu.
Đối với trẻ từ 36 tháng đến 47 tháng tuổi
1. Trẻ có nói và sử dụng tốt các câu có từ 3 đến 4 từ đúng với ngữ cảnh không? Ví dụ như Con muốn ăn cá.
2. Trẻ có biết chỉ vào các bộ phận trên cơ thể không? Ví dụ như mũi, tai, miệng,…
3. Khi được hỏi, trẻ có thể tự giới thiệu về tên tuổi của mình không?
Đối với trẻ từ 48 tháng đến 59 tháng tuổi
1. Trẻ có biết sử dụng từ ngữ để mô tả về ít nhất 2 đặc điểm của đồ vật không? Ví dụ như Con mèo to và tròn.
2. Trẻ có thể kể tên các con vật, đồ vật cùng nhóm không? Ví dụ như táo, cam, nhãn thuộc nhóm trái cây.
3. Trẻ có biết sử dụng các từ chỉ số lượng hoặc thời gian không? Ví dụ như hôm nay, 3 quả táo,…
Đối với trẻ từ 60 tháng đến 66 tháng tuổi
1. Trẻ có thể nói được câu gồm 4 đến 5 từ không? Ví dụ Mẹ đi chợ về.
2. Trẻ có thể thực hiện theo đúng các thứ tự liên tiếp của lời yêu cầu không? Ví dụ, Vào phòng, lấy gối, đem ra cho mẹ.
3. Trẻ có biết sử dụng các từ để so sánh không? Ví dụ Mẹ lớn hơn con.
Nếu trẻ không thể thực hiện được 2 trong 3 kỹ năng về lĩnh vực giao tiếp, ngôn ngữ thì nhiều khả năng trẻ đang bị chậm nói. Lúc này các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ bác sĩ.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị chậm nói?
Hiện nay có rất nhiều các biện pháp can thiệp tốt dành cho trẻ chậm nói, đặc biệt là nếu trẻ được can thiệp trong giai đoạn sớm thì trẻ sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ toàn diện. Các chuyên gia cho thể cho trẻ tiến hành trị liệu và giáo dục chuyên biệt với các phương pháp phù hợp để giúp trẻ dần gia tăng vốn từ và cải thiện tốt khả năng nói, giao tiếp của bản thân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trẻ nhỏ cùng cần nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của gia đình, cha mẹ. Ngay sau khi thực hiện bài test và nhận thấy nguy cơ chậm nói cao ở trẻ, cha mẹ nên nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hỗ trợ trẻ bằng các biện pháp tại nhà sau đây:
- Dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ bằng cách chơi cùng trẻ. Trẻ nhỏ sẽ luôn bị hấp dẫn với các hoạt động vui chơi nên khi chơi cùng trẻ, cha mẹ nên lồng ghép việc dạy cho trẻ vốn từ và kích thích khả năng tương tác, khám phá của trẻ nhỏ.
- Cùng trẻ đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe cũng là biện pháp hữu hiệu để gia tăng vốn từ ở trẻ chậm nói.
- Thường xuyên trò chuyện, giao tiếp nhiều hơn với trẻ về những hoạt động xoay quanh cuộc sống hàng ngày hoặc những chủ đề mà trẻ cảm thấy yêu thích. Bằng cách này, trẻ nhỏ không chỉ dần cải thiện khả năng ăn nói mà còn trở nên gắn kết, gần gũi hơn với những người thân yêu trong gia đình.
- Âm nhạc cũng là một trong các công cụ hiệu quả để gia tăng khả năng tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ. Cha mẹ có thể cho con tiếp xúc với các nhạc cụ hoặc thường xuyên cho trẻ nghe các bản nhạc phù hợp với lứa tuổi, với những ca từ đơn giản, dễ hiểu.
- Tạo cho trẻ thêm nhiều cơ hội để được vui chơi, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Khi được khám phá và quan sát những điều mới mẻ trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn, từ đó kích thích nhu cầu được học hỏi, kết nối.
- Các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ nhỏ. Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin, Omega-3 có lợi có sức khỏe và não bộ. Đồng thời hạn chế các món ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất độc hại.
- Cần kiểm soát tốt thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại, iPad. Cha mẹ cần quan sát và chắt lọc thông tin phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tránh việc để trẻ sử dụng điện thoại quá thường xuyên.
Thực hiện bài test cho trẻ chậm nói giúp các bậc phụ huynh có thể sớm đánh giá và kịp thời phát hiện các bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Hy vọng qua các thông tin chia sẻ này, bạn đọc có thể dễ dàng sàng lọc nguy cơ chậm nói ở trẻ và có biện pháp can thiệp phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ chậm nói ảnh hưởng đến trí tuệ không? Chuyên gia giải đáp
- Trẻ 4 Tuổi Vẫn Chưa Biết Nói Cần Có Sự Can Thiệp Kịp Thời
- Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có đáng quan ngại? Mẹ cần làm gì?
- Những đồ chơi cho trẻ chậm nói thúc đẩy bé phát triển ngôn ngữ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!