Cách dạy bé 2 tuổi chậm nói giúp con yêu phát triển ngôn ngữ
2 tuổi là mốc thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ 2 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, chậm nói hơn so với các bạn cùng trang lứa và gây nên nhiều cản trở trong đời sống. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần biết cách dạy bé 2 tuổi chậm nói phát triển ngôn ngữ, tạo cơ hội để trẻ hòa nhập, giao tiếp tốt hơn.
Trẻ 2 tuổi chậm nói có đáng lo không?
Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Có những trẻ chỉ hơn 12 tháng tuổi đã có thể nói được những từ đơn giản và khi được 18 tháng đã có thể giao tiếp cơ bản.
Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp trẻ chậm nói hơn so với mốc phát triển bình thường. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ khi được 18 tháng vẫn chưa biết nói hoặc chưa nói được nhiều không phải là điều đáng lo ngại.
Nhưng nếu khi trẻ đã được 24 tháng nhưng vẫn chỉ ê a vài tiếng, không thể nói thành thạo thì có thể là dấu hiệu cần được chú ý và can thiệp sớm. Đây được xem là một trong các giai đoạn vàng đối với sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ, nếu trong thời gian này trẻ gặp phải các vấn đề khó khăn về ngôn ngữ và không được cải thiện tốt sẽ gây nên nhiều cản trở đối với đời sống, sự phát triển toàn diện trong tương lai.
Nếu dựa theo tốc độ phát triển thông thường của trẻ 2 tuổi thì ở giai đoạn này trẻ đã có thể nói được từ 50 đến 100 từ đơn giản. Đồng thời, trẻ cũng biết cách ghép các từ trở thành câu hoàn chỉnh và sử dụng đúng với ngữ cảnh.
Một số trẻ 2 tuổi đã biết cách đặt ra các câu hỏi ngắn hoặc thậm chí nói liên tục. Trẻ có thể gọi tên và phân biệt được rõ các đồ vật, con vật quen thuộc, biết cách sử dụng các danh từ, động từ một cách linh hoạt.
Nếu trẻ 2 tuổi vẫn chưa thể đạt được những mốc ngôn ngữ này thì có thể được xác định bị chậm nói và cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Cũng bởi ngôn ngữ được biết đến là công cụ giao tiếp cơ bản và quan trọng đối với con người.
Nếu thiếu hụt hoặc bị hạn chế về khả năng này sẽ làm cho trẻ nhỏ khó có thể hòa nhập và tương tác tốt với mọi người xung quanh. Đồng thời, trẻ cũng không thể học tập và tiếp thu tốt các thông tin được truyền đạt, từ đó khiến cho kết quả học tập bị thua kém hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa.
Một số trẻ chậm nói khi không được hỗ trợ tốt dễ hình thành tâm lý mặc cảm, xấu hổ và có xu hướng tách biệt với xã hội. Trẻ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, bất an và tự cô lập chính bản thân mình, không có nhu cầu được tiếp xúc, trò chuyện với bất kỳ ai.
Cách dạy bé 2 tuổi chậm nói giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả
Có rất nhiều cách dạy bé 2 tuổi chậm nói phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn. Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp can thiệp hiệu quả và phù hợp nhất.
Đối với những trẻ chậm nói đơn thuần thì chỉ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp can thiệp tại nhà, hỗ trợ kích thích ngôn ngữ của trẻ tự nhiên sẽ giúp trẻ dần cải thiện vốn từ, giao tiếp lời nói linh hoạt hơn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp chậm nói do bệnh lý hoặc các khiếm khuyết về thính giác, cơ quan phát âm thì cần được tiến hành điều trị trong thời gian lâu dài, kết hợp đồng thời nhiều biện pháp khác nhau mới giúp trẻ cải thiện tốt hơn.
Trong thực tế, dù trẻ nhỏ bị chậm nói vì bất kỳ nguyên nhân nào thì gia đình cũng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển và cải thiện ngôn ngữ cho trẻ. Nếu nhận thấy bé 2 tuổi có dấu hiệu chậm nói, không đạt được mốc phát triển bình thường thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng ngay các cách dạy hiệu quả sau:
1. Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng trẻ
Dành thời gian trò chuyện, tương tác với trẻ nhiều hơn chính là cách dạy hiệu quả và luôn được khuyến khích áp dụng tốt cho bé 2 tuổi chậm nói. Khi nói chuyện cùng con, các bậc phụ huynh hãy lựa chọn các chủ đề quen thuộc xoay quanh cuộc sống hoặc những điều khiến trẻ thích thú và yêu thích để trẻ tập trung, hào hứng hơn.
Việc liên tục nói chuyện cùng trẻ sẽ giúp kích thích nhu cầu được tương tác và bày tỏ quan điểm của bản thân. Trong lúc chia, các bậc phụ huynh cũng nên đặt ra các câu hỏi để trẻ có thể trả lời, kết nối tốt hơn.
Điều này không chỉ giúp cho trẻ nhỏ dần gia tăng vốn từ, hứng thú trong việc giao tiếp, trò chuyện mà còn tạo dựng mối quan hệ bền chặt, gần gũi giữa gia đình và trẻ nhỏ, giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm của những người xung quanh. Vì thế, các bậc phụ huynh nên dành những thời gian rảnh rỗi trong ngày để cùng nhỏ to tâm sự với trẻ, giúp trẻ mau chóng phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
2. Dạy trẻ chậm nói bằng đồ chơi
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng bị thu hút bởi những món đồ chơi đầy màu sắc và mới mẻ. Đặc biệt ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ đã hình thành nhận thức và có thể phân biệt được nhiều thứ xung quanh nên càng cảm thấy tò mò, muốn khám phá nhiều điều thú vị hơn trong cuộc sống.
Vì thế, cha mẹ nên lựa chọn những món đồ chơi phù hợp để cùng chơi với trẻ, giúp trẻ cải thiện khả năng ăn nói hiệu quả hơn. Đối với những bé 2 tuổi chậm nói, các bậc phụ huynh nên ưu tiên sử dụng những món đồ chơi có nhiều màu sắc, quy luật chơi có kết thúc mở, đồ chơi có thể phát ra âm thanh….
Bên cạnh đó, trong lúc vui chơi, cha mẹ cũng nên giới thiệu và hướng dẫn cho trẻ cách gọi tên các món đồ chơi, chỉ về màu sắc, công dụng, cách chơi để trẻ có thể phân biệt được rõ ràng hơn. Khi được vui chơi, tâm lý của trẻ cũng trở nên thoải mái hơn và dễ dàng tiếp thu những kiến thức, thông tin được truyền đạt.
3. Âm nhạc giúp bé 2 tuổi phát triển ngôn ngữ
Cho trẻ thường xuyên nghe nhạc cũng là một trong các cách hay để giúp bé 2 tuổi chậm nói cải thiện ngôn ngữ, gia tăng vốn từ. Âm nhạc giúp trẻ nhỏ chủ động hơn trong việc phát triển kỹ năng nghe và dễ dàng tiếp thu các ngôn ngữ, gia tăng khả năng ghi nhớ, mở rộng vốn từ hiệu quả.
Âm nhạc bao gồm nhiều giai điệu, âm thanh, ca từ với độ cao thấp khác nhau giúp trẻ có thể nghe tốt hơn. Đồng thời, để ghi nhớ được từng giai điệu, lời bài hát đòi hỏi trẻ phải gia tăng sự tập trung, đôi lúc phải nhẩm theo lời nhạc.
Những trẻ thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc sẽ biết cách thể hiện cảm xúc tốt hơn, trẻ biết kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc thông qua các chuyển động của cơ thể. Hơn thế, việc lựa chọn các bài hát phù hợp cho trẻ còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ dễ dàng, khắc phục tốt các vấn đề về giọng nói, đặc biệt là nói ngọng, nói lắp.
Vì thế, các bậc phụ huynh có thể cân nhắc cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với âm nhạc để giúp trẻ dần phát triển khả năng ngôn ngữ của bản thân, từ đó dễ dàng giao tiếp với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu với trẻ 2 tuổi, cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các bài hát có giai điệu vui tươi, ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và ngắn gọn để trẻ dễ dàng tiếp thu hơn.
4. Cùng trẻ đọc sách, kể chuyện
Một trong các lợi ích tuyệt vời của việc đọc sách đó chính là giúp chúng ta phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cải thiện chức năng não bộ hiệu quả và an toàn. Theo kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, sách có thể hỗ trợ tốt trong việc cải thiện chứng chậm nói ở trẻ nhỏ, kể cả những trẻ chưa biết đọc chữ, chưa từng được đến trường.
Đọc sách cho trẻ chậm nói sẽ giúp trẻ có vốn từ phong phú hơn, đồng thời giúp trẻ cải thiện tư duy, kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn những loại sách phù hợp đối với trẻ 2 tuổi, ưu tiên các loại sách có nhiều hình ảnh, màu sắc hấp dẫn, thú vị.
Hiện nay có rất nhiều cuốn sách giáo dục cho trẻ chậm nói được cung cấp rộng rãi trên thị trường. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng tìm mua và cùng trẻ đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe để giúp trẻ phát triển não bộ, kích thích ngôn từ và khả năng tương tác, phản ứng của trẻ.
5. Tạo cho trẻ cơ hội tham gia các hoạt động ngoài trời
Trẻ chậm nói sẽ dễ dàng cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ và linh hoạt hơn trong việc giao tiếp bằng lời nói nếu trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời. Thông qua các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là những trò chơi mang tính tập thể, đồng đội sẽ giúp trẻ nhỏ gia tăng thêm nhiều trải nghiệm, kích thích nhu cầu được kết nối, giao tiếp nhiều hơn.
Khi được tự do khám phá các yếu tố tự nhiên và gặp gỡ thêm nhiều người bạn mới, trẻ nhỏ sẽ dần cảm thấy hào hứng hơn trong việc giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, lâu dài. Trẻ sẽ dễ dàng học hỏi được ngôn ngữ thông qua bạn bè, biết cách cư xử, phản xạ tốt với các tình huống, vấn đề xảy ra xung quanh.
Bên cạnh đó, nếu trẻ nhỏ được vui chơi trong những không gian xanh mát, có ánh nắng tự nhiên thì trẻ sẽ dần cải thiện cảm xúc, giảm căng thẳng và biết cách kiểm soát hành vi, cử chỉ của bản thân. Những đứa trẻ này cũng biết cách quan tâm và yêu thương những điều xung quanh cuộc sống, biết cách trân trọng những điều quý giá hiện đang có.
6. Hạn chế và kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại của trẻ
Điện thoại hoặc các thiết bị điện tử có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều trẻ dù đã 2 tuổi nhưng vẫn chưa thể nói, giao tiếp tốt. Chính vì thế, cách dạy bé 2 tuổi chậm nói hiệu quả và quan trọng nhất hiện nay đó chính là hạn chế bớt thời gian cho trẻ sử dụng điện thoại, iPad.
Mặt dù các thiết bị công nghệ hiện đại này mang đến rất nhiều lợi ích cho đời sống. Tuy nhiên, việc cho trẻ liên tục tiếp xúc với màn hình điện thoại sẽ khiến trẻ dần mất đi nhu cầu được tương tác trực tiếp, lâu dần trẻ sẽ trở nên “lười” nói.
Nếu trẻ nhỏ đang trong tình trạng “nghiện” smartphone thì các bậc phụ huynh nên tìm cách điều chỉnh và cắt giảm thời gian sử dụng của trẻ. Thay vì cho trẻ dán mắt vào màn hình thì hãy khuyến khích và tạo nhiều cơ hội để trẻ được vui chơi, thư giãn lành mạnh bên ngoài.
7. Khuyến khích trẻ nói ra các nhu cầu của bản thân
Nhiều ông bố bà mẹ luôn có tâm lý yêu chiều con cái nên sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của trẻ ngay khi trẻ chỉ mới nhăn mày, cau mày hoặc e e vài tiếng. Thực tế, hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, muốn con cái không bị thiệt thòi, thiếu thốn về mọi mặt.
Tuy nhiên, việc quá cưng chiều cũng có thể trở thành lý do khiến cho nhiều trẻ ỉ lại, chậm nói. Trẻ dần mặc định về việc bản thân không cần phải sử dụng lời nói để đưa ra yêu cầu hay mong muốn nào đó, lâu dần trẻ sẽ mất đi khả năng sử dụng ngôn ngữ và khó phát triển giao tiếp như các bạn cùng trang lứa.
Ví dụ, khi trẻ muốn ăn, hãy hướng dẫn cho trẻ nói từ “ăn” hoặc “đói” và chờ đợi đến khi trẻ nêu ra yêu cầu bằng lời nói mới nên thực hiện. Quá trình ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn và đôi khi trẻ sẽ không hợp tác. Tuy nhiên, nếu cha mẹ có thể kiên trì và nỗ lực trong thời gian nhất định thì trẻ vẫn có khả năng cải thiện, phát triển kỹ năng nói tốt hơn.
Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin về cách dạy bé 2 tuổi chậm nói, giúp bé dễ dàng phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ, ăn nói linh hoạt hơn. Mong rằng, các bậc phụ huynh có thể kịp thời nhận biết và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có đáng quan ngại? Mẹ cần làm gì?
- Trẻ 4 Tuổi Vẫn Chưa Biết Nói Cần Có Sự Can Thiệp Kịp Thời
- Những đồ chơi cho trẻ chậm nói thúc đẩy bé phát triển ngôn ngữ
- Khám phá những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!