Trầm cảm vì áp lực gia đình: Thực trạng cần báo động

Trầm cảm vì áp lực gia đình mặc dù đã được báo chí, truyền thông đưa ra rất nhiều cảnh báo nhưng con số này vẫn không ngừng tăng lên. Trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên là một trong những đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực từ gia đình trong việc học tập, điểm số, chọn trường lớp.. Không ít trường hợp sẽ tự làm đau bản thân hay thậm chí là tự sát vì không được giúp đỡ kịp thời.

Trầm cảm vì áp lực gia đình
Trầm cảm vì áp lực gia đình là một trong những vấn đề đang ngày càng cao, lên tới con số đáng báo động

Những áp lực từ gia đình nào gây trầm cảm?

Chúng ta thường nói rằng gia đình là nơi “đi để trở về” bởi cho dù đi 5 châu bốn bể, đi đến bất cứ đất nước nào thì nơi luôn có một người chờ đợi, nơi chúng ta luôn nghĩ đến khi mệt mỏi vẫn luôn là gia đình. Tuy nhiên đối với nhiều người, hai từ “gia đình” lại mang đầy sức nặng, khiến họ cảm thấy ngột ngạt khi nghĩ đến và chỉ muốn làm thế nào có thể nhanh chóng thoát khỏi nơi đây.

Theo thống kê về các nguyên nhân dẫn tới hành vi tự sát ở thanh thiếu niên, có đến 33% người thực hiện hành vi này vì xung đột từ cha mẹ, gia đình và 26% liên quan đến áp lực học tập, trong đó gia đình cũng chính là yếu tố khiến áp lực của điểm số, bài vở, xếp hạng nặng nề hơn. Trong số đó, không ít trẻ đã bị trầm cảm trước khi thực hiện các hành vi tự tử nhưng lại không được phát hiện kịp thời.

Thực tế trầm cảm vì áp lực gia đình không chỉ gặp ở trẻ em mà còn gặp ở cả những người trưởng thành – những người tưởng chừng có tâm lý rất vững. Vậy những áp lực nào từ gia đình có thể khiến một người bị trầm cảm?

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Áp lực về điểm số, xếp hạng, danh vọng

Bất cứ cha mẹ nào cũng muốn con thành công, con trưởng thành và cách để thể hiện điều này rõ ràng nhất chính là phải học thật giỏi, phải được đứng đầu, phải làm ở những công ty lớn. Điều mà họ muốn con làm cũng là ước mơ của cha mẹ, vì vậy họ đặt hết kỳ vọng lên con cái, bắt con thay mình thực hiện ước mơ mà không cần biết cảm xúc, mơ ước của con như thế nào.

Xã hội phát triển ngày càng nhanh, vì thế nếu chỉ chậm một bước cũng hoàn toàn biến mình trở thành một người lạc hậu. Bởi thế không ít gia đình đã bắt con học ngày học đêm, sáng học trên trường, chiều học văn, tối học toán, nửa đêm lại học thêm âm nhạc. Có những đứa trẻ dù mới chỉ học cấp 1 nhưng không có thời gian nghỉ ngơi, không biết đến công viên hay phim hoạt hình là gì.

Càng học lên cao, áp lực gia đình càng lớn khiến những đứa trẻ chỉ biết đến học, không có bạn bè để chia sẻ nên dễ rơi vào trầm cảm. Tuy nhiên dù chúng có cố gắng học tập như thế nào cũng không thể nào làm hài lòng bố mẹ chúng. Khi đã cố gắng đứng đầu lớp, phụ huynh lại muốn con đứng đầu trường, rồi đứng đầu quận, đứng đầu thành phố. Áp lực lớn dần khiến chúng chẳng còn thời gian để thở.

Kể cả với những người đã trưởng thành những vẫn phải chịu sự gò bó của cha mẹ, phải làm theo ý của cha mẹ. Chẳng hạn phải học ngành mà ba mẹ chỉ định, phải làm công ty ba mẹ mong muốn, phải được làm giám đốc. Nếu không thể hoàn thành sẽ bị cha mẹ chì chiết, la mắng hằng ngày khiến những họ thậm chí còn chẳng muốn về nhà.

Áp lực về tiền bạc

Tiền bạc cũng là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều người rơi vào trầm cảm vì áp lực gia đình. Chẳng hạn có những người dù đang đi học đại học nhưng luôn bị cha mẹ bắt phải tự kiếm tiền đóng học; khi mới ra trường thì bắt gửi tiền về nhà, nếu gửi ít tiền sẽ bị la mắng, bị so sánh với người này người kia. Nghe thì có vẻ lạ nhưng đây là thực tế ở rất nhiều gia đình hiện nay.

Trầm cảm vì áp lực gia đình
Áp lực về tiền bạc khiến những người làm trụ cột trong gia đình rơi vào trầm cảm

Một trường hợp khác là có những người con phải đi làm từ sớm để trả nợ cho gia đình do cha mẹ hay anh chị em chơi bời, vay nợ nặng lãi khiến gánh nặng về tiền bạc đổ dồn lên vai một người nhỏ bé. Những số lãi cứ tăng hằng ngày cho dù người đó có cố gắng kiếm tiền thế nào cũng không trả đủ. Thậm chí có những người vừa dứt món nợ này thì xuất hiện nay món nợ khác khiến sức khỏe và tâm trí họ ngày càng kiệt quệ.

Một trường hợp khác thường gặp ở những người trưởng thành, đã có gia đình và cũng có thể là phái mạnh chính là gánh nặng về chi phí nuôi gia đinh. Khi đã lập gia đình sẽ không còn như thời ở một mình, đặc biệt khi có con sẽ phát sinh ra rất nhiều chi phí lớn. Nếu không có kinh tế ổn định thì áp lực về tiền bạc để nuôi rất lớn sẽ đè nặng lên vai người chồng, nhất là trong thời điểm người vợ sinh nở, nếu không thể chia sẻ với ai sẽ dẫn đến trầm cảm.

Áp lực từ gia đình vì chuyện tình cảm – hôn nhân gây trầm cảm

Trầm cảm vì áp lực gia đình còn có thể liên quan đến vấn đề tình cảm hay hôn nhân gia đình. Thực tế cha mẹ nào cũng mong con được hạnh phúc, luôn muốn dựng vợ gả chồng cho con. Vì thế khi thấy con cái đã đến tuổi lấy vợ, lấy chồng nhưng lại không có dấu hiệu thì thường sẽ bị giục hỏi rất nhiều. Có những người bị cha mẹ hỏi hằng ngày, luôn làm mai làm mối hay thậm chí bắt con cái lấy người không quen biết.

Thậm chí có những gia đình khi thấy con không có dấu hiệu yêu đương lại suốt ngày lầm lì, ít nói, không muốn giao du với ai cho rằng con mình bị “duyên âm” đeo bám nên thực hiện trừ tà mà không biết rằng thực tế con đang bị trầm cảm. Kết quả cuối cùng, không những mất tiền mà những người con này phải vào viện điều trị tâm thần vì trầm cảm nặng mà không ai hay biết.

Hay có cả những trường hợp cha mẹ bị trầm cảm bởi con cái không chịu kết hôn, không chịu lập gia đình. Ở những trường hợp này họ có thể bị áp lực bởi những lời đánh giá từ hàng xóm hay những người trong gia đình xung quanh, hoặc cảm thấy tự trách rằng gia cảnh mình không tốt khiến các con không muốn lấy vợ, lấy chồng. Những cảm xúc này dần khiến tâm trạng người bệnh trở nên u uất, tuyệt vọng nên dẫn đến trầm cảm.

Áp lực từ sự kỳ vọng quá lớn của gia đình

Có những người sinh con ra để thực hiện ước mơ của cha mẹ, thực hiện những điều mà ngày xưa họ không hề làm được. Chính vì thế ngay từ nhỏ những đứa trẻ đã giống như một con búp bê, tưởng chừng được chăm chút kỹ lưỡng sẽ có cuộc sống sung sướng nhưng thực tế lại phải chịu hoàn toàn sự điều khiển của cha mẹ, không bao giờ được tự do làm những điều mình thích.

Trầm cảm vì áp lực gia đình
Người lớn luôn thích đặt kỳ vọng lớn lên con cái mà khôn ghề quan tâm đến cảm xúc của con

Mỗi người cũng đều luôn là niềm tự hào của gia đình. Cha mẹ thì luôn muốn khoe con cái mình học giỏi, làm chức cao, được nhiều người tín nhiệm; con cái cũng luôn muốn khoe cha mẹ mình nuông chiều mình thế nào, cha mẹ mình kiếm được nhiều tiền hay người chồng cũng muốn khoe rằng vợ mình vừa là người hiểu chuyện, vừa giỏi việc nước đảm việc nhà. Chính những kỳ vọng đó đã vô tình tạo áp lực lớn lên những người này khiến họ luôn phải gồng mình lên để gia đình mình không thất vọng.

Khi sống không đúng với bản chất của mình, luôn phải đeo một lớp mặt nạ giả tạo và sẽ rút cạn năng lượng của những người này. Nếu không tìm được ai để chia sẻ, tâm sự thì những điều tiêu cực cứ dần tích tụ bên trong, giống như một ngọn núi lửa không biết lúc nào phun trào. Trầm cảm vì áp lực gia đình cũng vì thế mà luôn có những hành vi tiêu cực, tự làm đau bản thân để giải tỏa những cảm xúc đang âm ỉ trong lòng.

Trầm cảm vì áp lực gia đình có nguy hiểm không?

Trầm cảm vốn dĩ đã là một căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nhưng lại không hề dễ dàng điều trị. Theo các chuyên gia, với người bị trầm cảm thì bên cạnh việc dùng thuốc, chăm sóc tâm lý thì sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình chăm sóc, điều trị tại nhà cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên với bệnh nhân bị trầm cảm vì áp lực gia đình, đôi khi lại không nhận được sự hỗ trợ đúng cách từ người thân, gia đình.

Trầm cảm vì áp lực gia đình
Rất nhiều người bị trầm cảm vì áp lực gia đình đã phải điều trị tại các viện tâm thần

Có không ít trường hợp mặc dù đã được bác sĩ chẩn đoán là trầm cảm do áp lực quá lớn nhưng gia đình vẫn không thể chấp nhận được sự thật này, vẫn luôn cho rằng là mình đúng, thậm chí là tìm mọi cách để chứng minh bác sĩ sai. Họ không cho người thân điều trị hoặc do dù đang điều trị vẫn ép người bệnh làm theo những gì mình mong muốn. Chính điều này đã khiến tình trạng người bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

Thực tế đã ghi nhận có những đứa trẻ bị cha mẹ ép học hành quá mức, ngay khi đã đạt được kỳ vọng mà cha mẹ chúng đề ra đã nhanh chóng chọn cách tự tử. Bởi chúng biết rằng những kỳ vọng ấy sẽ không bao giờ có điểm dừng, đạt được đỉnh này sẽ phải lên đỉnh khác, không cách nào ngưng lại được. Chỉ có cái chết mới có thể khiến chúng thoát được sự kìm kẹp của cha mẹ.

Người bị trầm cảm vì áp lực gia đình nếu gia đình không chịu thay đổi sẽ rất khó có thể cải thiện được bệnh hoàn toàn. Thậm chí không ít bệnh nhân phải điều trị bởi viện tâm thần bởi ngày càng không tìm được tiếng nói chung với gia đình. Cuộc sống, hạnh phúc, công việc hoàn toàn đều bị đảo lộn, người bệnh cũng khó có thể lấy lại cuộc sống bình thường nếu phải điều trị tâm thần.

Phòng tránh nguy cơ trầm cảm vì áp lực gia đình

Trầm cảm vì áp lực gia đình có thể gặp ở cả trẻ em, người trưởng thành hay người già và đều có thể để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm, vì vậy nên có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt. Con cái thường chịu nhiều ảnh hưởng lớn từ cha mẹ, vì vậy các bậc làm cha làm mẹ cần phải thay đổi đầu tiên để các con học theo. Bên cạnh đó giữa vợ chồng cũng cần chia sẻ với nhau nhiều hơn để có thể hỗ trợ nhau trong tài chính, chăm sóc gia đình, nhờ đó có thể phòng tránh tối đa nguy cơ mọi thành viên trong gia đình gặp các vấn đề tâm lý.

Trầm cảm vì áp lực gia đình
Các thành viên trong gia đình nên dành nhiều thời gian để quan tâm và chia sẻ cùng nhau nhiều hơn

Một số biện pháp sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị trầm cảm xuất phát từ gia đình như

  • Cha mẹ nên quan tâm phù hợp đến sở thích của con, nên hỏi con thích gì, muốn gì, từ đó có thể đưa ra cho con những định hướng phù hợp, tuyệt đối không nên áp đặt con làm theo mong muốn của bản thân
  • Mỗi người có một thế mạnh riêng, thay vì bắt con học tập và phát triển thì hãy tạo điều kiện để con phát huy  sở trường của mình. Thay vì ép con học hay tạo cho con niềm yêu thích với học tập một cách tự nhiên, chẳng hạn như đưa ra các tấm gương sáng hay luôn có những phần thưởng phù hợp để khích lệ tinh thần của con
  • Những thành viên trong gia đình nên học cách chia sẻ, cảm xúc với nhau hằng ngày. Con cái càng lớn, những thành viên trong gia đình dường như lại xa cách nhau hơn. Đây cũng là lý do khiến mọi người không hiểu nhau và đặt nặng những tiêu chuẩn cá nhân của bản thân lên đối phương
  • Gia đình nên dành thời gian để cùng ăn ít nhất 1 bữa trong 1 ngày hoặc ít nhất có 1 ngày cùng quây quần bên nhau trong 1 tuần dù các thành viên có bận rộn đến thế nào. Điều này sẽ giúp gắn kết các thành viên với nhau nhiều hơn
  • Cùng chia sẻ các công việc trong gia đình, không chỉ là gánh nặng tài chính mà còn là việc chăm sóc nhà cửa, con cái, ai cũng phải có trách nhiệm
  • Học cách kiểm soát cảm xúc và lắng nghe nhau nhiều hơn. Trước khi quyết định bất cứ vấn đề gì trọng đại cũng nên tham khảo ý kiến từ những người gia đình hoặc ít nhất là những đối tượng có liên quan, tuyệt đối không nên tự ý quyết định
  • Biết lắng nghe, biết tiếp thu và sửa sai khi cần thiết, không nên quá bảo thủ với ý kiến của người thân

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Gia đình sẽ là nơi yên bình nhất, hạnh phúc nhất để ai đi xa cũng nhớ về chứ không là một nơi khiến các thành viên phải sống trong lo âu, sợ hãi khi nghĩ tới. Trầm cảm vì áp lực gia đình nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy không mong muốn, vì thế cần phải có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và hiểu hơn về căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *