12 Cách vượt qua giai đoạn chia tay giúp bạn bớt đau buồn

Có nhiều cách giúp bạn vượt qua giai đoạn chia tay rất lành mạnh và nhẹ nhàng. Áp dụng những mẹo này sẽ giúp bạn bớt đau buồn, sớm ổn định và cân bằng cảm xúc. Từ đó tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống.

cách vượt qua giai đoạn chia tay
Có nhiều cách giúp bạn vượt qua giai đoạn chia tay dễ dàng hơn để tránh nỗi đau kéo dài

Tại sao chia tay lại gây đau buồn?

Chia tay có thể là một trong những trải nghiệm căng thẳng và cảm xúc nhất trong cuộc đời mỗi người. Dù cho lý do của cuộc chia tay là gì và dù bạn có muốn hay không thì sự tan vỡ của một mối quan hệ có thể khiến cho cả thế giới của bạn bị đảo lộn. Đặc biệt là sẽ kích hoạt tất cả các cảm xúc đau đớn và bất an.

Ngay cả khi mối quan hệ không còn tốt đẹp thì chia tay có thể vẫn sẽ vô cùng đau đớn. Bởi nó thể hiện sự mất mát, không chỉ của mối quan hệ mà còn của những ước mơ và cam kết mà bạn đã chia sẻ với đối phương từ trước đó. Các mối quan hệ lãng mạn bắt đầu bằng sự hào hứng và hy vọng vào tương lai. Khi một một quan hệ không thành, chúng ta thường cảm thấy thất vọng, đau buồn và căng thẳng.

Chia tay khiến cho mọi điều trong cuộc sống của bạn đều bị gián đoạn. Từ thói quen và trách nhiệm cho đến các mối quan hệ của bạn với gia đình và bạn bè. Một cuộc chia tay cũng sẽ mang đến sự thiếu chắc chắn về tương lai.

Hàng loạt câu hỏi sẽ liên tục hiện lên trong đầu bạn sau khi chia tay. Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có bạn đời? Bạn sẽ tìm người khác chứ? Nỗi đau sẽ kéo dài trong bao lâu? Những ẩn số này thường có vẻ còn tệ hơn là việc bạn đang ở trong một mối quan hệ không hạnh phúc.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Nỗi đau, sự đổ vỡ và không chắc chắn sau chia tay khiến cho việc hồi phục có thể khó khăn và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải liên tục nhắc nhở bản thân rằng mình có thể vượt qua trải nghiệm khó khăn này. Và thậm chí còn sẽ tiếp tục với một cảm giác mới mẻ, lạc quan và đầy niềm tin.

12 Cách vượt qua giai đoạn chia tay đơn giản, nhẹ nhàng

Không dễ dàng để bạn gác lại quá khứ và bước tiếp sau chia tay. Có thể bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và cả sự nỗ lực để giúp bản thân cân bằng cảm xúc và hồi phục trở lại sau sự kiện căng thẳng này. Hãy làm tất cả những gì mà bạn có thể để vực dậy chính mình.

Dưới đây là 12 cách giúp bạn vượt qua giai đoạn chia tay dễ dàng hơn, tránh bị đau buồn kéo dài:

1. Thừa nhận cảm xúc của bản thân

Đau buồn là một phản ứng rất tự nhiên trước mất mát và sự tan vỡ của một mối quan hệ yêu đương. Những mất mát có thể bao gồm:

  • Mất đi sự đồng hành và những trải nghiệm được chia sẻ
  • Mất hỗ trợ, có thể là trí tuệ, xã hội, tình cảm hoặc thậm chí là tài chính
  • Mất hy vọng, kế hoạch và ước mơ

Cho phép bản thân cảm thấy đau đớn trước những mất mát này có thể là một điều rất đáng sợ. Bạn có thể sợ rằng cảm xúc của mình sẽ quá mãnh liệt, đến mức bản thân không thể chịu đựng được và bị mắc kẹt trong quá khứ.

Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, thừa nhận cảm xúc của bản thân và cho phép bản thân được đau buồn là một phần của quá trình chữa lành. Sự đau buồn là thứ giúp cho bạn buông bỏ được mối quan hệ cũ và bước tiếp. Cho dù nỗi đau của bạn có lớn đến đâu thì nó cũng sẽ không tồn tại mãi mãi.

mẹo vượt qua giai đoạn chia tay
Bạn nên mạnh mẽ thừa nhận cảm xúc của bản thân và có thể bật khóc để giải tỏa

Các mẹo giúp bạn thừa nhận cảm xúc của bản thân nhưng vẫn không sa lầy vào chúng:

  • Đừng đấu tranh với cảm xúc của bạn: Sau chia tay, bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc mâu thuẫn. Bao gồm phẫn uất, tức giận, buồn bã, sợ hãi, bối rối và cả nhẹ nhõm. Điều quan trọng là bạn phải xác định và thừa nhận những cảm xúc này. Mặc dù chúng thường gây đau đớn nhưng việc cố kìm nén hoặc phớt lờ có thể kéo dài cảm giác đau buồn.
  • Nói về cảm xúc của bạn: Mặc dù bạn rất khó nói về cảm xúc của mình với người khác nhưng hãy cố gắng mở lòng và chia sẻ. Việc biết rằng người khác đồng cảm với cảm xúc của bạn sẽ giúp bạn giảm đi cảm giác cô đơn với nỗi đau của mình.
  • Hãy nhớ rằng tiếp tục là mục tiêu cuối cùng: Bạn không nên tập trung vào những cảm xúc tiêu cực hay phân tích quá sâu vào tình trạng của mình. Bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực như đổ lỗi, oán giận và tức giận sẽ cướp đi nguồn năng lượng tích cực của bạn. Đồng thời ngăn cản bạn chữa lành và tiến lên phía trước.
  • Nhắc nhở bản thân rằng tương lai đang ở phía trước: Khi đang ở trong mối quan hệ yêu đương thì bạn và đối phương có thể tạo ra nhiều hy vọng và mơ ước cho cuộc sống chung. Và sau khi chia tay thì thật khó để từ bỏ những khát vọng này. Bạn cần nhớ rằng, những hy vọng và ước mơ mới sẽ thay thế cho những ước mơ cũ. Và tương lai tươi đẹp phía trước vẫn đang đón chờ bạn.
  • Nhận biết sự khác biệt giữa phản ứng bình thường sau chia tay với trầm cảm: Đau buồn thường sẽ xuất hiện sau chia tay nhưng sau một thời gian thì bạn có thể nguôi ngoai dần và từng bước một bắt đầu tiến lên. Tuy nhiên nếu bạn không cảm thấy bản thân có bất cứ động lực nào thì có thể bạn đang bị trầm cảm.

2. Giữ khoảng cách với người cũ giúp bạn sớm vượt qua giai đoạn chia tay

Ngay cả khi bạn và người yêu cũ quyết định vẫn duy trì tình bạn sau chia tay thì bạn cũng nên chú ý giữ khoảng cách với người ấy. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không gặp gỡ, không quây quần bên người thân của đối phương, không gọi điện, nhắn tin,… Bạn không nhất thiết phải mãi mãi ngừng trò chuyện nhưng bạn nên cắt đứt mọi liên lạc cho tới khi bạn hoàn toàn quên đi những ký ức đau buồn về người cũ.

sau chia tay nên làm gì
Sau khi chia tay, bạn không nên tiếp tục việc nhắn tin hay gọi điện cho người yêu cũ

Nếu người ấy cố gắng thuyết phục bạn duy trì sự gặp gỡ thì bạn nên tự hỏi bản thân một cách thành thật rằng điều đó có đáng hay không. Nếu bạn chỉ muốn hồi tưởng lại ký ức bằng cách gặp người cũ thì bạn sẽ dễ bị lôi kéo vào tình huống hiện tại. Điều này khiến cho bạn gặp khó khăn với việc từ bỏ người ấy.

Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ cần liên lạc với người yêu cũ để xử lý một số vấn đề trong cuộc sống. Nhưng hãy cố gắng giới hạn nó xoay quanh những vấn đề thật sự cần thiết. Và bạn cần nhớ rằng, phải giữ cho mọi cuộc gọi/ gặp gỡ ngắn gọn và lịch sự.

3. Loại bỏ các tác nhân kích thích ký ức đau buồn

Nhiều yếu tố có thể sẽ khiến cho bạn nhớ về người yêu cũ. Chẳng hạn như một bài hát, một âm thanh, một mùi hương hay một nơi nào đó. Việc giữ chúng quanh bạn sẽ khiến cho bạn khó có thể phục hồi sau một cuộc chia tay.

Tốt nhất bạn nên loại bỏ tất cả mọi điều có thể khiến con tim bạn nhói đau hoặc buồn bã. Hãy dọn sạch tất cả các tác nhân có thể kích thích ký ức đau buồn khỏi cuộc sống. Điều này sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái, tránh bị những điều không hay gây phiền nhiễu.

Nếu có một vài món đồ vật lưu niệm mà người yêu cũ tặng như một chiếc đồng hồ hay một món đồ trang sức nào đó thì bạn hoàn toàn có thể giữ chúng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bạn nên cất chúng đi cho tới sự bạn hoàn toàn hồi phục trở lại sau cuộc chia tay.

Và bạn cũng cần nhắc nhở bản thân mình rằng, chia tay có thể là dấu hiệu cho một sự khởi đầu mới. Do đó hãy dọn dẹp và sắp xếp lại không gian riêng tư để giúp bản thân cảm thấy như được làm mới. Điều này giúp bạn sẵn sàng đối mặt với những điều mới mẻ đang chờ đợi phía trước.

mẹo chữa lành sau chia tay
Sau chia tay, bạn nên dọn dẹp và sắp xếp lại không gian sống để thoải mái đón chờ những điều mới

Nên nhớ rằng, sự bề bộn có thể khiến bạn cảm thấy chán nản và rối rắm. Và điều này sẽ làm gia tăng thêm mức độ căng thẳng của bạn. Công việc dọn dẹp sẽ giúp bạn loại bỏ đi những tác nhân kích thích và khơi gợi ký ức đau buồn về người cũ.

Việc dọn dẹp mặc dù không đòi hỏi phải sử dụng quá nhiều năng lượng trí não nhưng bạn cũng cần duy trì sự tập trung đủ để không suy nghĩ về nỗi đau. Bạn hãy dọn dẹp lại phòng ở, có thể treo một vài bức tranh hay sắp xếp lại các biểu tượng trên màn hình máy tính. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng chắc chắn công việc dọn dẹp sẽ giúp cho bạn cảm thấy khá hơn.

4. Đừng đổ lỗi là cách giúp vượt qua giai đoạn chia tay nhẹ nhàng

Bạn hãy nhớ rằng, việc đổ lỗi cho bản thân hay cho người yêu cũ đều không phải là những cách lành mạnh để vượt qua giai đoạn chia tay. Bởi cho dù họ chia tay bạn hay bạn chia tay họ thì mọi việc cũng đã xảy ra rồi.

Bạn cần nhận ra rằng, mọi lý do mà bạn có thể liệt kê ra thì điều cuối cùng dẫn tới sự chia tay đều là do sự không hợp nhau hoặc sự thay đổi cảm xúc. Và đây là những điều dường như không thể nào kiểm soát được. Vậy thì tại sao bạn phải đổ lỗi hay trách móc cho sự việc thêm căng thẳng?

Cho dù có người thứ ba xen ngang vào mối tình của bạn thì đó cũng là do tình cảm của chính bạn và người yêu cũ đã thay đổi và không còn hòa hợp nữa. Thế nên bạn đừng nên đổ lỗi, trách cứ hay hằn học bất cứ ai. Bởi sự giận dữ quá mức của bạn có thể sẽ là “mũi dao” mà bạn tự làm đau mình.

Nếu người yêu cũ thay đổi và có mối quan hệ ngoài luồng với người khác thì bạn nên coi đó là một sự may mắn vì đã sớm nhìn ra bộ mặt của người ấy. Và bản thân bạn đã sớm thoát ra khỏi một mối quan hệ không lành mạnh. Cánh cửa này khép lại sẽ có nhiều cánh cửa khác mở ra, đừng cố lún sâu vào một mối tình tồi tệ.

5. Cố gắng kết nối với bạn bè và người thân

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác cũng là cách giúp vượt qua giai đoạn chia tay dễ dàng hơn. Mặc dù sau chia tay bạn có thể muốn ở một mình nhưng việc cô lập bản thân sẽ chỉ khiến cho khoảng thời gian này trở nên khó khăn mà thôi.

cách vượt qua giai đoạn chia tay
Bạn có thể kết nối lại với bạn bè, gặp gỡ và trò chuyện với họ để nhận được sự thấu hiểu

Đừng cố gắng vượt qua điều này một mình, bạn nên kết nối với bạn bè và người thân:

  • Kết nối trực tiếp với bạn bè và các thành viên gia đình đáng tin cậy: Những người đã từng trải qua chia tay có thể giúp ích được rất nhiều cho bạn. Bởi họ hiểu về cảm giác của bạn và có kinh nghiệm để giúp đỡ bạn. Ngoài ra, việc tiếp xúc mặt đối mặt thường xuyên cũng là một cách rất tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng sau chia tay. Đồng thời lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
  • Dành thời gian với những người tiếp thêm năng lượng cho bạn: Khi bạn đang cân nhắc việc nên liên hệ với ai thì hãy lựa chọn một cách khôn ngoan. Hãy tìm đến những người tích cực và thực sự lắng nghe bạn. Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những gì bản thân trải qua mà không phải lo lắng về việc bị đánh giá, phán xét hay chỉ trích.
  • Nuôi dưỡng tình bạn mới: Nếu bạn cảm thấy mất kết nối xã hội cùng với việc chia tay thì hãy cố gắng gặp gỡ những người mới. Bạn có thể tham gia một hội nhóm trên mạng xã hội, một câu lạc bộ, lớp học hay tham gia vào các hoạt động tình nguyện.

6. Chăm sóc bản thân

Chia tay có thể là sự kiện rất căng thẳng đối với một người. Khi bạn đang trải qua những giằng xé về mặt cảm xúc và đối mặt với những thay đổi lớn thì điều quan trọng hơn hết là cần chăm sóc tốt cho bản thân. Bởi sự khó chịu và căng thẳng của một cuộc chia tay có thể khiến bạn bị tổn thương về cả tâm lý và cảm xúc.

Lời khuyên cho bạn là nên nghỉ ngơi nhiều. Chú ý giảm thiểu các nguồn căng thẳng khác trong cuộc sống cũng như giảm bớt khối lượng công việc. Học cách chăm sóc bản thân có thể sẽ là một trong những bài học quý giá nhất mà bạn học được sau khi chia tay.

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc bản thân:

  • Dành thời gian nuôi dưỡng bản thân: Bạn hãy giúp bản thân chữa lành bằng cách lên lịch thời gian hằng ngày cho những hoạt động mang lại cảm giác thoải mái. Có thể đi dạo ngoài trời, dành thời gian cho những người bạn tốt, nghe nhạc, massage, tắm nước ấm, đọc một cuốn sách yêu thích, thưởng thức một tách trà ấm hoặc tham gia một lớp học Yoga.
  • Hãy tuân thủ thói quen: Chia tay mối quan hệ có thể làm gián đoạn hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Hơn nữa còn làm tăng cảm giác căng thẳng, hỗn loạn và không chắc chắn. Bạn cần sớm trở lại với một thói quen bình thường mang lại cảm giác thoải mái cho bản thân.
  • Tránh sử dụng rượu bia, ma túy: Sau chia tay, bạn có thể muốn làm bất kỳ điều gì để làm giảm bớt cảm giác đau đớn và cô đơn. Tuy nhiên, việc sử dụng rượu hoặc ma túy là một lối thoát không lành mạnh và hủy hoại về lâu dài. Điều cần thiết là bạn phải tìm ra những cách lành mạnh hơn để có thể đối phó với cảm giác đau đớn.
  • Khám phá sở thích mới: Chia tay là sự kết thúc nhưng cũng chính là sự khởi đầu. Bạn hãy tận dụng cơ hội này để khám phá những sở thích và hoạt động mới. Theo đuổi những hoạt động vui vẻ và mới mẻ sẽ cho bạn cơ hội tận hưởng cuộc sống hiện tại thay vì đắm chìm trong quá khứ.
  • Đưa ra những lựa chọn lành mạnh: Đây cũng là cách giúp bạn vượt qua giai đoạn chia tay nhanh chóng hơn. Bạn cần chăm sóc tốt cho giấc ngủ, đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc. Ngoài ra cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất.
chăm sóc bản thân sau chia tay
Thường xuyên luyện tập Yoga giúp chăm sóc cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất

7. Giữ vững quyết định của mình

Nếu bạn là người quyết định chia tay thì hãy nhớ rằng bạn cần phải giữ vững quyết định của mình. Đừng lung lay ý chí ngay cả khi người yêu cũ ngỏ lời thay đổi và muốn tiếp tục mối quan hệ tình cảm với bạn. Nhất là khi người cũ đã từng gây ra cho bạn quá nhiều tổn thương thì bạn lại càng không nên quay lại.

Bạn có thể nhắc nhở bản thân về những vấn đề tiêu cực của người yêu cũ. Việc tập trung vào những điều mà bạn không thích về người ấy sẽ giúp bạn củng cố thêm niềm tin rằng quyết định chia tay của mình là đúng đắn.

Bạn có thể lập danh sách về những hành động mà bạn không thích ở người cũ. Chẳng hạn như người ấy quên ngày sinh nhật của bạn, tự mình lên kế hoạch mà không tham khảo ý kiến của bạn hoặc những điều nhỏ nhặt nhất của người cũ đã làm và khiến bạn khó chịu.

8. Viết nhật ký – Cách giúp bạn vượt qua giai đoạn chia tay nhanh chóng

Bạn nên viết cảm xúc của mình vào nhật ký hoặc cố gắng diễn đạt cảm xúc bằng thơ ca. Điều quan trọng là bạn cần phải thành thật và tuyệt đối không được tự chỉnh sửa sự thực.

Một trong những lợi ích tốt nhất của việc viết nhật ký là đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên trước sự sáng suốt bất ngờ mà bản thân nhận được khi trút bầu tâm sự trên giấy. Sự đau buồn sẽ vơi đi và bạn cũng sẽ dễ dàng rút ra bài học quý giá về cuộc sống từ chính trải nghiệm của bản thân.

cách chữa lành sau chia tay
Viết nhật ký có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và thúc đẩy tốc độ chữa lành

Mỗi ngày bạn nên cố gắng viết về cảm xúc của bản thân sau khi chia tay cho tới khi mà bạn cảm thấy tốt hơn. Ngoài ra bạn có thể viết thư cho người yêu cũ nhưng tuyệt đối không được gửi nó. Thỉnh thoảng, mẹo nhỏ này có thể giúp bạn trút bỏ cảm xúc một cách hiệu quả.

Ngoài ra bạn cũng có thể viết một câu chuyện về thời điểm khi bạn bắt đầu mối quan hệ với người cũ. Đồng thời ghi chép về khoảng thời gian từ đầu tới cuối. Điều này có thể sẽ khá đau đớn nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn bao quát hơn về những gì bạn đã trải qua. Khi viết đến chương cuối cùng thì hãy kết thúc câu chuyện bằng một lời ghi chú tích cực.

9. Đi du lịch một mình

Tình yêu có thể khiến chúng ta trở nên điên rồ và khi chia tay bạn cũng có quyền được làm những điều điên rồ. Nếu bạn đang buồn bã, đau lòng vì tình yêu tan vỡ thì hãy đi du lịch một mình, tới một nơi mà bạn chưa từng tới.

Lựa chọn du lịch một mình sẽ tốt hơn là đi với người khác. Bởi việc đi chung với người khác có thể khiến cho cảm xúc của bạn đôi khi bị lạc lõng giữa cảm xúc vui vẻ của họ. Cho nên bạn hãy đi một mình và cảm nhận tất cả mọi điều mới mẻ xung quanh.

đi du lịch để lấy lại sự cân bằng sau chia tay
Bạn có thể dành thời gian đi du lịch một mình để sớm lấy lại sự cân bằng sau chia tay

Chuyến du lịch một mình sẽ giúp bạn tạm quên đi những ký ức cũ để có thể đón nhận nhiều sự mới mẻ. Điều này giúp cho bạn giảm bớt những cảm xúc tiêu cực. Đồng thời giúp bạn thấy rằng cuộc sống độc thân cũng là một trải nghiệm rất thú vị và tuyệt vời.

10. Học những bài học quan trọng từ chia tay

Bạn có thể khó nhận ra được các vấn đề khi mà bản thân đang trải qua một cuộc chia tay đau khổ. Tuy nhiên trong thời điểm khủng hoảng tình cảm, bạn sẽ có cơ hội để học hỏi và phát triển.

Bạn có thể không cảm thấy gì ngoài sự buồn bã và trống trải trong cuộc sống hiện tại. Những điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi. Hãy cố gắng coi khoảng thời gian này là lúc để gieo những hạt giống cho sự phát triển mới. Bạn có thể nhận ra những bài học từ trải nghiệm này. Đồng thời hiểu rõ bản thân hơn, cảm thấy mạnh mẽ và khôn ngoan hơn.

Để hoàn toàn chấp nhận chia tay và bước tiếp, bạn cần hiểu những gì đang xảy ra và thừa nhận những gì mà bản thân đã trải qua. Bạn càng hiểu rõ những lựa chọn mà bạn đã thực hiện ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào thì sẽ càng có thể học hỏi tốt hơn từ những sai lầm của mình. Từ đó tránh lặp lại chúng trong tương lai.

11. Nuôi thú cưng

Nuôi thú cưng cũng là một cách đơn giản giúp cho bạn vượt qua giai đoạn chia tay nhẹ nhàng hơn. Lợi ích của việc nuôi thú cưng tốt hơn rất nhiều so với việc duy trì một mối quan hệ tình cảm thiếu lành mạnh.

Khi bạn nuôi một loài thú cưng mà mình yêu thích thì bạn sẽ như có thêm một người bạn trung thành. Thú cưng sẽ chiếm phần lớn sự quan tâm của bạn, việc tập trung vào chúng sẽ giúp cho bạn không còn thời gian để nhớ tới người yêu cũ nữa.

cách vượt qua giai đoạn chia tay
Dành thời gian cho thú cưng sẽ giúp bạn bớt suy nghĩ về những chuyện đau buồn trong quá khứ

Còn nếu bạn với người yêu cũ đã cùng nuôi một thú cưng thì sao? Khi chia tay bạn nên trao đổi thẳng thắn với người ấy về việc ai sẽ là người nuôi thú cưng. Nếu bạn lựa chọn là người nuôi thì hãy áp dụng các cách để vượt qua giai đoạn chia tay tương tự cho thú cưng. Bởi nó cũng vừa phải “chia tay” một người thân. Hãy cho thú cưng đi spa cắt móng, tỉa lông và làm đẹp.

12. Cẩn thận trước các mối quan hệ thay thế

Nhiều người có xu hướng muốn nhanh chóng bước vào một mối quan hệ mới sau khi chia tay người yêu cũ. Kiểu quan hệ tình cảm này sẽ được gọi là “quan hệ thay thế”. Có nghĩa là bạn nhanh chóng tìm một người khác với mục đích “lấp đầy chỗ trống” mà người cũ để lại.

Quan hệ thay thế là một kiểu quan hệ tình cảm khá phổ biến, tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng hữu ích. Việc bước vào một mối tình khác ngay sau khi chia tay với người cũ chỉ thể hiện rằng bạn đang mượn sự hào hứng của mối quan hệ mới để cố gắng che giấu cảm xúc tiêu cực của mình.

Nếu mối quan hệ thay thế không kéo dài thì bạn sẽ phải đối mặt với nỗi đau từ hai cuộc chia tay cùng một lúc. Chính vì vậy, bạn cần cẩn trọng với các mối quan hệ thay thế. Tốt nên nên cố gắng duy trì trạng thái độc thân cho tới khi bản thân đã hoàn toàn giải quyết được cảm xúc và sẵn sàng cho một cuộc tình mới.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trên đây là 12 cách giúp bạn sớm vượt qua giai đoạn chia tay để ổn định cảm xúc và cân bằng cuộc sống. Thay vì cố kìm nén cảm xúc thì bạn nên thoải mái đối mặt với chúng và cố gắng mở lòng chia sẻ với bạn bè, người thân nếu có thể. Hãy dành thời gian cho bản thân thật nhiều thay vì nhớ về những thứ đã qua.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *