Dấu hiệu của người tự luyến trong tình yêu

Những người tự luyến trong tình yêu thường biết cách che giấu mình qua vẻ ngoài quyến rũ cùng sự tự tin. Tuy nhiên, những dấu hiệu nhỏ lại dần hé lộ bản chất thật của người đó. Khi đối phương không thật sự quan tâm đến người yêu mà chỉ muốn làm bản thân nổi bật hơn, đó là lúc cần cân nhắc về mối quan hệ này.

Tự luyến trong tình yêu là gì?

Tự luyến trong tình yêu là khi một người luôn đặt bản thân lên trên người khác, chỉ chú tâm vào nhu cầu cá nhân mà ít để ý đến cảm xúc của người yêu. Họ mong muốn được ngưỡng mộ và kiểm soát mọi thứ thay vì cùng nhau xây dựng tình yêu lành mạnh. Chính sự lệch lạc này khiến mối quan hệ trở nên mất cân bằng, làm cho tình yêu ngày càng xa cách.

tự luyến trong tình yêu
Tự luyến trong tình yêu là khi người còn lại không biết thấu hiểu và đồng cảm với người yêu

Các giai đoạn tự luyến trong tình yêu

Nếu yêu phải một người có tính tự luyến, bạn sẽ bước vào mối quan hệ đầy mâu thuẫn ngầm. Người tự luyến khiến bạn cảm thấy mình là tất cả, nhưng dần kiểm soát, phán xét và làm tổn thương tinh thần. Mỗi giai đoạn trong mối quan hệ này đều làm bạn kỳ vọng để rồi thất vọng và áp lực đến mức tưởng rằng mình không thể thoát ra.

1. Lý tưởng hóa

Ban đầu, người tự luyến dùng mọi “chiêu thức” quyến rũ thu hút đối phương. Từ lời nói ngọt ngào đến cử chỉ lãng mạn, họ muốn tạo cảm giác rằng đối phương thật đặc biệt. Những lời nói như “Em/anh là người duy nhất anh/em muốn bên cạnh” hay “Anh/em chưa từng cảm thấy như vậy với ai khác” được sử dụng để làm người kia thấy mình được trân trọng.

Thế nhưng, sâu thẳm bên trong hành động này chỉ là một phần của kế hoạch kiểm soát và xác định mức độ “phục tùng” của đối phương. Người tự luyến không thực sự chia sẻ, đồng cảm mà chỉ muốn giữ nửa kia trong vòng ảnh hưởng của mình nhằm để dễ gắn kết nhưng khó thoát ra.

các giai đoạn tự luyến trong tình yêu
Người tự luyến trong tình yêu sẽ tìm cách thu hút, kiểm soát và rời bỏ đối phương

2. Hạ thấp giá trị đối phương

Khi đã nắm giữ được trái tim đối phương, người tự luyến tìm kiếm lỗi nhỏ để chỉ trích và hạ thấp. Những lời khen ngọt ngào biến thành phê bình, khiến nửa kia ngột ngạt. Từ việc yêu cầu thay đổi cách ăn mặc đến cách giao tiếp, họ khiến người yêu cảm thấy mọi hành động của bản thân đều sai trái.

Điều này làm giảm đi lòng tự trọng của đối phương, biến người đó thành một người tự ti và dễ bị phụ thuộc vào đánh giá của người tự luyến. Đây chính là cách họ tạo ra sự lệ thuộc, khiến người yêu phải cố gắng nhiều hơn để làm hài lòng mình dù điều đó dần khiến nửa kia dần mất đi chính mình.

3. Lạm dụng việc hạ thấp

Nếu đối phương không phản ứng, cố gắng kháng cự thì người tự luyến sẽ đẩy sự chỉ trích lên một mức độ cao hơn. Họ sử dụng lời lẽ nặng nề, phê phán công khai trước mặt người khác, tạo ra câu chuyện không đúng sự thật về người yêu mình. Từng bước, họ khiến đối phương thấy mình chẳng còn giá trị gì.

Trong giai đoạn này, người tự luyến bắt đầu kiểm soát sâu hơn vào cuộc sống cá nhân của người còn lại. Từ cách giao tiếp với bạn bè đến cách thể hiện bản thân khiến đối phương rơi vào trạng thái không còn tự tin và phải phụ thuộc vào họ hoàn toàn.

4. Thay thế, rời bỏ

Ngay khi đối phương không còn đáp ứng nhu cầu của mình, người tự luyến sẽ dần rút lui khỏi mối quan hệ và tìm kiếm “mục tiêu” mới. Tuy vẫn duy trì tình yêu hiện tại, nhưng họ đi tìm niềm vui bên ngoài, tạo dựng thêm các mối quan hệ khác để tiếp tục thỏa mãn nhu cầu tự tôn của mình.

dấu hiệu của tự luyến trong tình yêu
Không chung thủy là đặc điểm tính cách của người tự luyến trong tình yêu

Điều đáng nói là, người tự luyến không thực sự chấm dứt mối quan hệ mà “bóng gió” trách móc đối phương là nguyên nhân khiến mình cảm thấy mệt mỏi. Điều này càng làm cho nửa kia thấy mình có lỗi và phải chịu đựng sự kiểm soát của người yêu.

5. Hậu quả sau khi chia tay

Dù mối quan hệ đã kết thúc, người tự luyến vẫn không từ bỏ quyền kiểm soát. Họ quay lại với lời hứa hẹn, đổ lỗi cho người yêu về việc chia tay để khơi dậy cảm giác tội lỗi. Nếu níu kéo không thành công, họ sẽ dùng lời đe dọa gây áp lực tâm lý để nửa kia cảm thấy sự hiện diện của mình mọi lúc.

Một khi thoát ra khỏi mối quan hệ này, đối phương phải đối mặt với cảm giác tổn thương nghiêm trọng, mất lòng tin vào tình yêu và rơi vào tình trạng tự trách. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự bảo vệ mình, đặc biệt là về mặt tinh thần trong và sau mối quan hệ với người tự luyến.

12 Dấu hiệu của người tự luyến trong tình yêu

Người tự luyến trong tình yêu khó lòng tạo ra sự thấu hiểu cần có đối với mối quan hệ lành mạnh bởi họ có các dấu hiệu sau đây:

  • Tự cao tự đại: Luôn xem mình là người đặc biệt và muốn người yêu ngưỡng mộ. Thường xuyên khiến người yêu cảm thấy không được tôn trọng.
  • Thiếu sự đồng cảm: Ít khi quan tâm tới cảm xúc của người khác, chỉ tập trung vào lợi ích bản thân. Khó hiểu được suy nghĩ, nhu cầu của đối phương làm người kia có cảm giác bị bỏ rơi.
  • Thao túng, kiểm soát: Thích kiểm soát mọi thứ, dùng lời nói, hành động để thao túng, đe dọa làm cho đối phương cảm thấy ngột ngạt.
  • Ghen tuông vô lý: Ghen tuông thái quá, kiểm tra điện thoại và giới hạn các mối quan hệ của đối phương. Áp đặt nhiều quy tắc khắt khe, khiến người kia thấy khó chịu và mất đi không gian cá nhân.
dấu hiệu của người tự luyến trong tình yêu
Người tự luyến trong tình yêu có nhiều hành vi bất ổn khiến mối quan hệ rạn nứt
  • Cảm xúc bất ổn: Cảm xúc dễ thay đổi từ dịu dàng sang lạnh nhạt khiến mối quan hệ trở nên không ổn định. Đối phương cảm thấy lo lắng về tình cảm của người yêu.
  • Thiếu trách nhiệm: Ít khi thừa nhận lỗi của mình, đổ lỗi cho hoàn cảnh và người khác. Hiếm khi xin lỗi, ngay cả khi rõ ràng mình đã sai làm cho mối quan hệ dễ rạn nứt.
  • Tự ái cao: Nhạy cảm với chỉ trích và dễ nổi giận khi cảm thấy bị đụng chạm. Khó chấp nhận ý kiến khác biệt và ít khi lắng nghe làm cho đối phương khó chia sẻ.
  • Đã từng quyến rũ: Tạo ra ấn tượng quyến rũ, tự tin và lôi cuốn ban đầu. Tuy nhiên, sau vẻ ngoài này lại thao túng và kiểm soát đối phương.
  • Xâm phạm ranh giới: Không tôn trọng ranh giới của đối phương, kiểm soát và xâm phạm quyền riêng tư. Luôn yêu cầu những điều vô lý, gây áp lực cho đối phương.
  • Cô lập đối phương: Muốn giữ đối phương xa rời bạn bè và gia đình nhằm kiểm soát cảm xúc và sự phụ thuộc. Khuyến khích nửa kia tránh mối quan hệ bên ngoài khiến người đó khó tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp vấn đề.
  • Không muốn thỏa hiệp: Khó chấp nhận nhượng bộ và coi đó là dấu hiệu yếu đuối. Khi có mâu thuẫn sẽ phản ứng dữ dội và không muốn lắng nghe khiến xung đột càng dễ leo thang.
  • Lạnh nhạt, thiếu cảm xúc: Tỏ ra lạnh lùng, không chú ý đến cảm xúc của đối phương, coi nhẹ nhu cầu chia sẻ của người yêu.

Tác động của tự luyến trong tình yêu

Theo Jaime Zuckerman – nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về tác động của tự luyến, nửa kia có thể chịu đựng hậu quả cả về tinh thần lẫn thể chất. Việc bị lạm dụng này khiến người yêu mất dần đi ý thức về bản thân và giá trị cá nhân. Những vết sẹo tâm lý kéo dài khiến bản thân khó vượt qua quá khứ, thậm chí vẫn còn bị ảnh hưởng sau khi đã chia tay.

người tự luyến trong tình yêu
Tâm lý của người còn lại thiếu ổn định do hành vi thao túng của người tự luyến

Trong tình yêu, người tự luyến khiến người yêu phải chịu nhiều tổn thương tinh thần. Người kia cảm thấy bị coi thường, thiếu đi sự an toàn. Để giữ mối quan hệ, họ phải hy sinh sở thích cá nhân, đam mê và chính mình. Hệ quả là lòng tự trọng giảm sút và khó xây dựng mối quan hệ khác nên dần mất niềm tin vào tình yêu.

Đối với người tự luyến, dù luôn mong muốn được chú ý, chính tính cách này lại đẩy người khác ra xa. Các mối quan hệ của họ ngắn ngủi và đầy bất ổn nên ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Cảm giác cô đơn, trống rỗng ám ảnh khiến họ luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm.

Khi yêu người tự luyến, mối quan hệ mất đi sự cân bằng bởi họ đặt nhu cầu của bản thân lên trên tất cả, gây ra hành vi thiếu tin tưởng và lừa dối. Tổn thương tích tụ từ cả hai phía khiến mối quan hệ dần đi vào bế tắc. Cuối cùng, nhiều mối quan hệ như thế kết thúc bằng việc chia tay đau đớn và đầy tổn thương.

Cách quản lý mối quan hệ với người tự luyến trong tình yêu

Để xây dựng, duy trì mối quan hệ lành mạnh với người tự luyến trong tình yêu, việc hiểu rõ các giai đoạn và áp dụng chiến lược quản lý thích hợp là điều cần thiết.

1. Nhận biết tính cách tự luyến trong tình yêu

Muốn duy trì mối quan hệ lành mạnh với người tự luyến, cần nhận diện rõ đặc điểm điển hình như lợi dụng người khác để đạt mục đích cá nhân mà không quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Khi hiểu được, bạn có thể bảo vệ mình khỏi tác động tiêu cực. Nhận ra hành vi này không phải do lỗi của mình, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

tác hại của tự luyến trong tình yêu
Nhận biết tính cách người tự luyến trong tình yêu để quản lý tốt mối quan hệ

Thêm vào đó, người tự luyến trông rất bình thường và thậm chí thu hút nhưng bên trong lại đầy rẫy mâu thuẫn. Việc nhận thức rằng vẻ ngoài không phản ánh đúng bản chất sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn trong mối quan hệ này. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và nhận biết để qua đó có khả năng điều chỉnh hành động của mình thật hiệu quả.

2. Không thách thức

Một nguyên tắc quan trọng khi yêu người tự luyến là không nên thách thức họ. Việc chỉ ra sai sót dẫn đến xung đột không cần thiết. Khi bạn nói rằng họ đã làm sai, khả năng cao là sẽ không chấp nhận điều đó và làm mối quan hệ trở nên căng thẳng. Thay vào đó, hãy duy trì hòa khí vì điều này sẽ giúp đôi bên cùng cảm thấy thoải mái.

Cách tiếp cận người tự luyến cần phải khác biệt. Đừng chỉ trích mà hãy thể hiện sự cảm thông và kiểm soát cảm xúc của mình nhưng không có nghĩa là phải chấp nhận mọi hành động sai trái. Việc điều chỉnh cách nói chuyện giúp giảm thiểu xung đột.

3. Khen ngợi chân thành

Quyết định tiếp tục mối quan hệ với người tự luyến, lời khen chân thành là một công cụ hữu hiệu. Họ khao khát được công nhận vì vậy việc khen ngợi điều tốt ở người đó sẽ tạo ra bầu không khí tích cực hơn. Hãy chú ý đến thành tựu nhỏ nhặt của họ và thể hiện sự đánh giá cao. Điều này làm người tự luyến cảm thấy tốt hơn và giúp bạn duy trì mối quan hệ dễ chịu.

cách đối phó với người tự luyến trong tình yêu
Dành lời khen chân thành cho người tự luyến trong tình yêu là điều cần thiết

Tuy nhiên, người tự luyến rất nhanh chóng nhận ra khi bạn không thực sự đồng ý với điều mình nói. Vì vậy, hãy cố gắng tìm những điểm tích cực thực sự để khen ngợi. Điều này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn mang lại cảm giác thoải mái khi giao tiếp với họ.

4. Xây dựng lòng tin vào bản thân

Sau khi trải qua trải nghiệm tiêu cực, bạn cần phải dành thời gian để khẳng định giá trị bản thân. Hãy tự hỏi liệu đối phương có khả năng yêu thương và chăm sóc như bạn mong muốn hay không. Việc ghi lại mong đợi của bạn trong một mối quan hệ sẽ mang lại cái nhìn rõ ràng hơn về thứ bản thân đang cần.

Người tự luyến hay bác bỏ và vi phạm ranh giới của người yêu. Vì vậy, hãy kiên định với điều làm bạn thấy thoải mái và đừng ngại bày tỏ cảm xúc của mình. Khi thiết lập được các ranh giới lành mạnh, bạn sẽ cảm thấy an toàn và tự tin hơn để tạo nên mối quan hệ yêu đương tích cực.

5. Đừng mong đợi sự đồng cảm của đối phương

Tất cả chúng ta đều cần được khen ngợi và khích lệ, đặc biệt khi đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, điều này trở thành cơn ác mộng khi nhận ra người tự luyến không thể đáp lại nhu cầu đó. Họ không hiểu, không cảm nhận được điều người yêu mình đang trải qua nên khiến nửa còn lại thấy đơn độc và bị bỏ rơi.

tự luyến trong tình yêu là gì
Người tự luyến trong tình yêu không thể hiểu cho cảm xúc của đối phương

Nghiên cứu cho thấy người tự luyến thiếu khả năng đồng cảm ngay cả trong tình yêu. Họ tập trung vào bản thân và không thấu hiểu cho cảm xúc của người yêu. Sự lạnh lùng trở thành một dạng lạm dụng tình cảm. Do đó, hãy tự bảo vệ mình và không mong đợi điều không thể xảy ra từ người mà bản thân họ cũng không thể làm được.

Khi nào nên rời xa người tự luyến trong tình yêu?

Đánh giá mối quan hệ một cách thận trọng là điều cần thiết để bảo vệ bản thân trước tác động tiêu cực của tự luyến trong tình yêu. Do đó, đã đến lúc nên rời xa người tự luyến khi nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Thất bại trong giao tiếp liên tục làm cho mối quan hệ không thể phát triển
  • Luôn soi mói khiến bạn cảm thấy chán nản và thiếu tự tin
  • Mối quan hệ ảnh hưởng tiêu cực đến con bạn, làm xáo trộn cuộc sống của trẻ
  • Có hành vi lạm dụng, nổi giận thường xuyên, gây nguy hiểm cho bản thân và người khác

Nếu phát hiện đối phương có dấu hiệu tự luyến trong tình yêu, đừng vội vã buông xuôi và đừng cố gắng thay đổi người đó. Hãy dành thời gian đánh giá xem mối quan hệ này có thực sự mang lại hạnh phúc hay không. Và đôi khi lựa chọn rời xa có thể giúp bạn tìm được tình yêu đích thực mà mình xứng đáng nhận lấy.

Có thể bạn quan tâm:


Các nguồn tham khảo:

  • https://whatiscodependency.com/stages-of-narcissistic-relationships/
  • https://www.psychologytoday.com/intl/blog/understanding-narcissism/202204/5-harsh-truths-about-narcissistic-love
  • https://www.betterhelp.com/advice/love/are-you-in-a-relationship-with-a-narcissist-here-are-6-narcissistic-love-patterns-to-watch-out-for/
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *