Chìa khóa giao tiếp hiệu quả và thành công trong cuộc sống – Chia sẻ từ chuyên gia

Giao tiếp là một công cụ quan trọng trong hành trình theo đuổi mục tiêu, kết nối các mối quan hệ của mỗi người. Để có thể hiểu được cách giao tiếp hiệu quả và thành công hơn trong cuộc sống, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng ngay nhé!

Giao tiếp là gì?

Giao tiếp nói chung là một hoạt động thường nhật, diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Giao tiếp giúp con người có nhiều chủ đề để nói chuyện, quan tâm hoặc đánh giá lẫn nhau, đồng thời mang đến các thông tin cung cấp để đánh giá đối tượng.

Trong cuộc sống, giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ. Nó có thể xảy ra trong tính chất của mối quan hệ khác nhau một cách đa dạng, cùng một chủ thể có thể có nhiều cách thức giao tiếp khác nhau, mang đến tính chất mối quan hệ khác nhau với những chủ thể khác.

giao tiếp hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống
Giao tiếp trong cuộc sống là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ.

Giao tiếp bao gồm hàng loạt yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Với mỗi mục đích khác nhau, con người sẽ tiến hành lựa chọn cách thức giao tiếp khác, hướng đến thể hiện bản thân cũng như tìm kiếm các giá trị mong muốn.

Giao tiếp vừa là phương tiện truyền tải thông tin, thông điệp vừa là cách để chúng ta bộc lộ cảm xúc, tình cảm, tạo sự kết nối với nhau. Nó có thể giúp cho chúng ta thấu hiểu nhau để cảm thông và yêu thương nhiều hơn, nhưng cũng có thể tạo ra mâu thuẫn hay sự không hài lòng nếu giao tiếp sai cách dẫn tới thông tin truyền đi bị hiểu lầm. Hiểu được cách giao tiếp hiệu quả, những vấn đề như vậy sẽ được phòng tránh.

Chìa khóa giao tiếp hiệu quả

Bắt nguồn từ một nghiên cứu do nhà tâm lý học Albert Mehrabian thực hiện vào cuối những năm 60, người ta biết được rằng ngôn từ chúng ta sử dụng chỉ truyền đạt 7% thông điệp chúng ta muốn giao tiếp. 93% còn lại là từ các đầu mối tinh tế như giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể sử dụng trong khi tiến hành giao tiếp.

Cụ thể hơn, ngôn từ truyền đạt được 7% thông điệp muốn gửi gắm nhưng người nghe sẽ chỉ nhận được 1 – 2 % số lượng thông tin từ 7% đó, tương ứng chỉ khoảng 0.07 – 0.14 % thông điệp. Đây chính là lý do đôi khi chúng ta không hiểu hết lời người khác nói và người khác không hiểu chính xác thông tin chúng ta muốn truyền đạt.

Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là vì não bộ của con người có 3 lõi lọc, 3 lõi lọc này sẽ thực hiện chọn lọc thông tin nhận vào nên có sự bóp méo, khái quát hoặc thậm chí xóa bỏ thông tin. Nó chỉ lọc và giữ lại cái gì mà nó thấy cần thay vì tất cả hay theo logic, quy tắc nào đó.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khi nhìn thấy bất cứ vật thể, sự việc, hiện tượng nào đó, não bộ sẽ tiếp nhận thông tin và đưa thông tin vào miền vô thức. Vô thức là  nơi chứa đựng những thứ chúng ta không nhận thức được, bao gồm: thói quen, văn hóa, ngôn ngữ, thái độ, niềm tin, giá trị, trải nghiệm.

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Nguyễn Anh Dũng, miền vô thức giống như một mảnh đất màu mỡ. Thứ chúng ta nhìn thấy sẽ đi theo con đường từ mắt đến não và được xử lý với một lượng thông tin ở miền vô thức. Thông tin này có sẵn trong đó, cho ra một hình ảnh phản chiếu tương tự với thứ mà mắt nhìn thấy, đã được định nghĩa, nghe ai đó nói, tin vào nó và đưa ra kết luận cuối cùng rằng nó là cái gì.

Tuy nhiên, như đã đề cập thì thông điệp được truyền tải sẽ chỉ thể hiện được 7% thông qua ngôn từ. 55% còn lại là ở ngôn ngữ cơ thể và 38% quyết định bởi giọng điệu chúng ta dùng giao tiếp với ai đó. Tất cả những yếu tố đó thường sẽ đan xen cả tình cảm, cảm xúc, bộc lộ thái độ cá nhân với người nghe.

Mô hình giao tiếp theo một nghiên cứu do nhà tâm lý học Albert Mehrabian thực hiện.

Ngược lại, bản thân người nghe cũng gắn cảm xúc của mình vào việc tiếp nhận thông điệp để đưa ra kết luận cùng với thông tin từ miền vô thức. Ví dụ như cùng là một món đồ nhưng nếu được người mà bạn yêu thương hay người ta thương bạn gửi tặng thì nhìn thấy nó, bạn sẽ tự động dâng trào cảm xúc và thấy thích nó hơn.

Còn trường hợp đã có thành kiến, mâu thuẫn hay bất cứ điều gì không thoải mái từ trước với một người, bạn sẽ tiếp nhận những lời họ nói theo hướng tiêu cực và cảm thấy khó chịu mặc dù thời điểm đó, họ không có ý như thế. Chính điều này sẽ gây ra sự hiểu lầm trong giao tiếp, dẫn đến giao tiếp không hiệu quả, không thành công.

Những chia sẻ đó của chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng đã được truyền tải mạnh mẽ đến tất cả khách hàng có mặt trong buổi trị liệu nhóm trực tiếp tại Hồ Chí Minh với chủ đề “Thấu hiểu con người để thành công trong các mối quan hệ” – Phần 2.

Chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại Hồ Chí Minh do NHC Việt Nam tổ chức vào hàng tuần vào sáng thứ 7 với nhiều chủ đề khác nhau giúp các thành viên tham gia giải quyết được những khó khăn có thể gặp phải trong cuộc sống. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này, bạn đã có được những thông tin hữu ích để giao tiếp hiệu quả và thành công hơn trong cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm:

Hội Chứng Sợ Giao Tiếp Xã Hội: Cách Điều Trị Hiệu Quả

9 Kỹ năng giao tiếp với người không cùng quan điểm

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *