Tuổi Teen cần gì ở cha mẹ? Chia sẻ hữu ích từ chuyên gia 

Chưa bao giờ việc làm phụ huynh của một thiếu niên tuổi mới lớn lại thú vị và nhiều thách thức như bây giờ. Đã bao giờ các bậc phụ huynh tự đặt câu hỏi: Tuổi teen cần gì ở cha mẹ? 

Nếu không cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho mình, các em sẽ dễ bị cuốn vào những sai lầm nhất thời. Ngược lại, nếu cảm nhận được tình thương yêu của cha mẹ đúng cách sẽ giúp các em dễ dàng tìm thấy động lực, ý nghĩa và mục đích sống của mình.

Để các bậc phụ huynh hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu con cái, kỹ năng giao tiếp đúng trong môi trường gia đình và kỹ năng đồng hành cùng con, chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương đến từ Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ có những chia sẻ hữu ích về  vấn đề này.

Cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con? 

Để nhận biết con đang bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, điều đầu tiên cha mẹ cần chú ý đến là sự phát triển về thể chất. Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động của các hormone được sản xuất từ não và cơ quan sinh dục, cơ thể trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ cả về chiều cao và cân nặng, đồng thời xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát tạo ra sự khác biệt về vóc dáng cơ thể giữa trẻ nam và trẻ nữ.

Từ một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, ở tuổi dậy thì trẻ thể hiện tính tự chủ trong suy nghĩ và hành động. Ở tuổi teen, trẻ muốn được tham gia ý kiến và đưa ra các quyết định trong các vấn đề của mình.

Cha mẹ có sự ảnh hưởng rất lớn đến con cái, đặc biệt là ở trong độ tuổi dậy thì
Cha mẹ có sự ảnh hưởng rất lớn đến con cái, đặc biệt là ở trong độ tuổi dậy thì

Những thay đổi diễn ra ở tuổi teen là sự thay đổi lớn trong cuộc đời. Đặc biệt, bán cầu não phát triển, tăng tế bào, thay đổi nội tiết hormone dẫn đến sự rối loạn cảm xúc. Vì vậy, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải thấu hiểu về sự thay đổi về cơ thể và mặt cảm xúc của con để có những giao tiếp phù hợp. Đặc biệt là giúp con cảm thấy được chia sẻ, được yêu thương, được an toàn.

Theo chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương:

Ở tuổi teen, nhiều trẻ thường có nhiều dấu hiệu ngang ngược, không nghe lời, chống đối và muốn thể hiện bản thân, làm ngược những lời dạy của cha mẹ,… Đây được coi là hiện tượng “chống đối ngầm”. Lý do là bởi các con cảm thấy không được an toàn, không được chia sẻ.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Chỉ một lần duy nhất cố gắng chia sẻ với cha mẹ mà nhận được tín hiệu không được cảm thông, con sẽ đóng lại toàn bộ cánh cửa chia sẻ với cha mẹ. Lâu dần cảm xúc đè nén sẽ bộc phát thành hành động không đúng, tiềm ẩn nguy hại trong tương lai.

Tuổi teen cần gì ở cha mẹ? 

Như vậy có thể thấy rằng, ở tuổi teen hay còn gọi là tuổi dậy thì, con trẻ có nhiều sự thay đổi về thể chất và tinh thần. Khi cha mẹ thấu cảm với con, yêu thương con, tìm cách đồng hành, giúp đỡ con, đi qua giai đoạn thanh thiếu niên một cách bình an, nhẹ nhàng cho cả cha mẹ và con cái.

Vậy tuổi teen cần gì ở cha mẹ? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây:

1. Lắng nghe, cảm thông, cho lời khuyên khi thực sự cần thiết

Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là chấp nhận bản thân con, sau đó ngồi lại để nói chuyện, trao đổi với con. Cha mẹ cần đối thoại, đặt câu hỏi để lắng nghe con, tại sao con lại làm thế, con suy nghĩ điều gì, con có mong muốn như thế nào? Làm thế nào để mẹ có thể tin tưởng được con?

Thực tế, con có thể tự đưa ra giải pháp để làm thế nào để ba mẹ có thể tin tưởng được mình, ba mẹ có thể an tâm chứ không cần sự “cầm tay chỉ việc” của cha mẹ. Các bậc phụ huynh nên tôn trọng sự lựa chọn của con, tuy con chưa có đủ trải nghiệm trong những tình huống hàng ngày nhưng sau những vấp ngã, con sẽ tự đứng lên và rút ra bài học.

Trẻ luôn cần được cha mẹ lắng nghe, cảm thông và cho lời khuyên khi cần thiết
Trẻ luôn cần được cha mẹ lắng nghe, cảm thông và cho lời khuyên khi cần thiết

Điều ba mẹ cần làm là ở bên, lắng nghe và cảm thông, cho lời khuyên nếu con cần. Chỉ cần ở bên, đồng hành cùng con là con sẽ cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của ba mẹ chứ không cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong khoảng thời gian nhạy cảm này.

Theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương, có rất ít cha mẹ hỏi được con: “Con đang cảm thấy như thế nào?”. Ngay lúc này, cha mẹ có thể  tự nhìn lại xem mình đã từng hỏi con như vậy bao giờ chưa? Và liệu con có mong muốn nhận được những câu hỏi như thế không?

Câu nói “Con đang cảm thấy như thế nào?” thực sự kỳ diệu với con trẻ. Khi nhận được câu hỏi đó, con trẻ sẽ cảm thấy mình được thấu hiểu, sẵn sàng bày tỏ và chia sẻ những câu chuyện, khúc mắc, cảm xúc của bản thân.

Điều này có thể không xảy ra trong lần đầu cha mẹ hỏi nhưng nó sẽ giúp con dần dần hình thành phản xạ chia sẻ, nói ra những điều con đang cảm thấy buồn phiền hay những điều mà con mong muốn. Cha mẹ cũng cần chuẩn bị một tâm thế bình an khi con chia sẻ vì có thể là nó là điều thầm kín, những sai lầm của con. Nếu phản ứng không phù hợp, con có thể sẽ đóng cánh cửa kết nối với cha mẹ.

Đôi khi chúng ta dễ dàng cảm thông với người ngoài nhưng lại khó khăn trong việc cảm thông với chính con của mình. Điều này thể hiện năng lực yêu thương của cha mẹ. Đừng đưa ra lời khuyên để thể hiện mình thông thái vì đôi khi cha mẹ đúng nhưng không có tác dụng với con bởi vì lúc này cái “tôi” của con đang hình thành, nhu cầu thể hiện bản thân rất cao, từ đó làm con “sợ” nói chuyện với cha mẹ.

Vì vậy, hãy đưa lời khuyên nếu con thực sự cần thiết, lắng nghe và đặt câu hỏi cho con, từ đó con sẽ tự tìm ra hướng đi đúng cho chính bản thân mình. Cách mà cha mẹ đặt câu hỏi với con vô cùng quan trọng. Nó không chỉ xây dựng cho con tư duy và kỹ năng xử lý tình huống, phát huy năng lực của mình mà còn cho con cảm thấy mình thật sự được lắng nghe.

2. Tuổi teen cần gì ở cha mẹ? – Luôn sẵn sàng khi con có nhu cầu nói chuyện

Luôn sẵn sàng khi con có nhu cầu nói chuyện cũng là điều vô cùng cần thiết. Giao tiếp, trò chuyện là yếu tố quan trọng để hình thành và củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Không ai hoàn hảo nhưng cha mẹ vẫn cần tôn trọng sở thích, tính cách, sự lựa chọn của con. Rồi sau đó mới tìm cách điều chỉnh, lắng nghe và nói chuyện với con một cách chủ động, không phán xét, lắng nghe như những người bạn để con thật sự được cảm thông.

Tuổi teen cần gì ở cha mẹ? Trẻ cần nói chuyện, cần được trao đổi khi cần thiết
Tuổi teen cần gì ở cha mẹ? Trẻ cần nói chuyện, cần được trao đổi khi cần thiết

Để làm được điều đó, ba mẹ nên tạo thiện cảm với con, mang đến cho con cảm giác an toàn để con tìm đến mình khi cần thiết. Hãy dành thời gian, sự tập trung cho con để con cảm thấy mình không cô đơn, con cảm thấy cha mẹ đang thực sự ở bên mình.

Khi con có nhu cầu nói chuyện, hãy thể hiện là mình luôn ở đây, bản thân luôn sẵn sàng lắng nghe con, thấu hiểu mà không phán xét hay đánh giá. Chỉ như vậy mới khiến con cảm thấy an toàn, đủ cởi mở để tự tin chia sẻ. Bởi chỉ một lần cha mẹ nói “bận lắm” hay gạt phắt đi những lời nói của con, trẻ có thể sẽ không muốn nói chuyện, chia sẻ với cha mẹ nữa. Nếu cha mẹ bận, tùy vào tình hình của con, hãy thương lượng với con cho phù hợp.

3. Thể hiện sự tin tưởng và trao quyền

Hãy nói với con là cha mẹ tin tưởng con, như vậy con sẽ cố gắng làm mọi thứ để không phụ lòng tin của cha mẹ. Cũng có những trường hợp tạo ra hiệu ứng ngược lại nhưng xu hướng đó rất ít. Và việc trấn áp lại càng không nên vì nó để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Các bậc phụ huynh hãy trao cho con “chìa khoá” để giải quyết vấn đề chứ không phải làm thay cho con tất cả mọi thứ. Đây là cách “trao quyền” để cho con được phép lựa chọn những thứ phù hợp với con. Cha mẹ đóng vai trò định hướng, quan sát và đồng hành với con để con phát huy được năng lực và sự sáng tạo.

Tin tưởng, trao quyền cho con sẽ giúp trẻ tự tin, có động lực để đạt được những mục tiêu đề ra
Tin tưởng, trao quyền cho con sẽ giúp trẻ tự tin, có động lực để đạt được những mục tiêu đề ra

Khi con cái đã nhận được sự “trao quyền” này, được cha mẹ tin tưởng thì các con sẽ cố gắng phát huy khả năng của mình, con sẽ biết cách tự sắp xếp và tìm cách đạt được mục tiêu của mình. Ba mẹ nên trao quyền và giám sát từ xa, chỉ “kiểm soát những điều mất kiểm soát” và như vậy, việc nuôi dạy con cái sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Chia sẻ với khách hàng trải nghiệm, chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương cho biết:

Con mình cũng đã từng yêu, yêu ngay từ năm lớp 7 và thông thường là các bố, các mẹ sẽ cấm. Thế nhưng mình lại chọn cách khác, mình tôn trọng tình cảm của con và tin tưởng, ủng hộ con. Thay vào đó, mình tâm sự với con, đề nghị được giúp đỡ các con, giúp các con giải quyết các mâu thuẫn. Mình cũng hỏi con về ước mơ, mục tiêu của con và bạn gái của con là gì, sau đó đồng hành cùng con, khích lệ hai con cùng nhau đạt được mục tiêu. Sau đó một khoảng thời gian, mình có hỏi lại con nhưng con báo là cả hai đã chia tay để tập trung vào học tập. Mình thấy đây là phương pháp đơn giản, vừa tôn trọng con lại giúp cha mẹ không phải lo lắng quá nhiều.

Thay vì đánh giá, phán xét lựa chọn, hành động và tình cảm của con là đúng hoặc sai, ba mẹ nên tin tưởng và trao quyền cho con. Chỉ như vậy thì con mới thật sự tự tin, cảm thấy bản thân được tôn trọng.

Nếu muốn hướng con theo con đường đúng, phải phân tích và cho con thấy lợi ích trong đó. Cuối cùng, con sẽ biết cách lựa chọn những thứ có lợi cho bản thân mình. Hãy là người đồng hành, hướng dẫn con chứ đừng giám sát hay theo dõi con các bố, các mẹ nhé!

4. Tuổi teen cần gì ở cha mẹ? Luôn ghi nhận, khích lệ, đồng hành cùng con

Khi con đạt được những thành tích nào đó, con đem đến cho mình niềm vui thì hãy ghi nhận và khen ngợi con. Ví dụ như con giúp mình làm việc nhà, hãy ghi nhận để lần sau con cố gắng làm tiếp, muốn cố gắng nhiều hơn. Con sẽ biết hình thành nên thói quen tốt.

Hãy ghi nhận sự tiến bộ của con, khích lệ con mỗi ngày để con thay đổi theo hướng tích cực hơn. Đây là điều kỳ diệu của yêu thương đúng cách. Việc tôn trọng con, yêu thương con đúng cách để con biết cách bảo vệ chính mình, xây dựng lòng tự tôn, nâng cao giá trị của bản thân và không cho phép người khác làm tổn hại đến mình.

Cha mẹ khích lệ, đồng hành cùng con để con có thêm động lực và sự tự tin
Cha mẹ khích lệ, đồng hành cùng con để con có thêm động lực và sự tự tin

Ví dụ khi con khoe với cha mẹ được điểm cao, cha mẹ hỏi lại: “Thế bạn A, bạn B thì sao?” chính là hành động so sánh con với các bạn, ba mẹ đã đánh giá con không cao, đang tạo áp lực “ngầm” với con. Giai đoạn tuổi teen con rất nhạy cảm, chỉ vô tình nói một câu phán xét, chỉ trích hay so sánh con cũng đã để lại dấu ấn trong lòng, cảm thấy áp lực, bị tổn thương và thậm chí là không muốn cố gắng nữa vì cố gắng cũng không được ghi nhận, khích lệ.

5. Cha mẹ làm gương, làm một người đồng đội tương hỗ

Nếu mong muốn con có suy nghĩ đúng đắn, trở thành một người tích cực. Đừng chỉ tập trung vào con, áp đặt con mà hãy nhìn lại chính mình. Hãy trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, con sẽ lấy cha mẹ làm gương và nhìn vào để phấn đấu tốt hơn mỗi ngày. Ví dụ như đọc sách, tập thể dục, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày,…

Cha mẹ cũng nên làm gương để con cái noi theo, hướng đến mục tiêu tích cực
Cha mẹ cũng nên làm gương để con cái noi theo, hướng đến mục tiêu tích cực

Nếu được, hãy chia sẻ mong muốn của mình với con cái để khích lệ con, giúp con có ước mơ và mục tiêu trong cuộc sống của mình. Hãy hướng dẫn con, đồng hành cùng con để con xây dựng ước mơ, mục tiêu và thấu hiểu giá trị cuộc sống, giá trị của sự cống hiến, nỗ lực mỗi ngày.

Cũng theo chuyên gia tâm lý Trần Thị Hương:

Ba mẹ hãy sẵn sàng nhận sai, hạ cái tôi của mình xuống để làm gương cho con, giúp con hiểu thế nào là trách nhiệm. Khi thấy cha mẹ nhận lỗi, trẻ sẽ ngầm hiểu nói lời xin lỗi là điều nên làm, từ đó làm theo và hình thành thói quen tốt. Đồng thời, các bé cũng sẽ biết chịu trách nhiệm cho mọi lời nói, hành vi của mình và không đổ lỗi cho người khác. Đây cũng là cách đơn giản nhất để đồng hành cùng con, giúp con tìm ra mục tiêu, hướng đi và nhiệm vụ của mình cần thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó.

Hãy làm gương để con biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Chỉ như vậy thì con mới làm theo đúng hướng mà mình muốn. Ai cũng mong mình và con đều hạnh phúc, bình an. Nếu muốn thay đổi tương lai, hãy nhìn lại chính mình và hành động ngay ở hiện tại.

Khi chúng ta thay đổi, cả thế giới sẽ thay đổi. Vì vậy, hãy trút bỏ “cái tôi” của mình xuống, thành thật với chính mình. Dù bên ngoài có gai góc như thế nào thì sâu bên trong vẫn là “đứa trẻ” khao khát được yêu thương, được chữa lành.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu con, kỹ năng giao tiếp đúng trong môi trường gia đình và kỹ năng đồng hành cùng con vô cùng quan trọng. Mong rằng những chia sẻ từ chuyên gia tâm lý, Master Coach Trần Thị Hương sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách yêu thương con theo cách mà con muốn chứ không phải cách mà bản thân mình muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ: Mối quan hệ cha mẹ ảnh hưởng đến thành công và hạnh phúc của con

Cha mẹ thiên vị con cái, gây tổn thương tâm lý trẻ thế nào?

Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Con Trẻ Có Dấu Hiệu Bị Trầm Cảm?

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *