Tại sao cần chữa lành em bé nội tâm? – Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền chia sẻ
Mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một “em bé” bên trong, đó chính là một phần cá tính được hình thành từ các trải nghiệm thời ấu thơ và ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống đến khi trưởng thành. Vậy em bé nội tâm là gì? Tại sao cần chữa lành em bé nội tâm? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền ngay sau đây nhé!
Em bé nội tâm là gì?
Em bé nội tâm (Tiếng Anh: Inner Child) hiểu đơn giản là bản chất trong sáng tồn tại trong tiềm thức của mỗi con người bao gồm những trạng thái cảm xúc và ký ức tươi đẹp nhất trong thuở ấu thơ. Trong chúng ta, ai cũng có một em bé nội tâm thuần khiết, trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại mỏng manh, dễ bị tổn thương.
Em bé nội tâm sẽ lưu trữ những ký ức về thời thơ ấu mà một người đã trải qua. Đó là miền ký ức riêng về tuổi thơ, nơi đó có những kỷ niệm vui vẻ, hạnh phúc và cả những ký ức buồn đau, mất mát khiến em bé nội tâm bị tổn thương. Theo thời gian, chúng ta cố gắng bọc những tổn thương đó để trở nên trưởng thành hơn. Tuy nhiên, tổn thương vẫn còn đó và con người không đủ can đảm để đối diện với em bé tổn thương bên trong mình.
Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền:
Hiện nay có rất nhiều các trường hợp bệnh trầm cảm, căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài đều có nguyên nhân chủ yếu từ em bé nội tâm. Có thể họ không bị tác động hay ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài mà do chính sự mâu thuẫn bên trong bản thân gây nên.
Những tổn thương của em bé nội tâm có thể hình thành từ những chấn động tâm lý, những tổn thương, sự vấp ngã hoặc thời gian khó khăn khi còn thơ ấu. Những chấn thương phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Sự bạo hành
- Sự bỏ rơi
- Sự thiếu công nhận
- Sự chối bỏ
- Sự phản bội
- Sự bất công
- Sự sỉ nhục
Tại sao cần chữa lành em bé nội tâm?
Nhà tâm lý học lâm sàng nổi tiếng – Trish Phillips, Psy.D đã từng nhận định: “Trong mỗi chúng ta đều tồn tại một đứa trẻ chưa bao giờ nhận được tình yêu thương xứng đáng khi còn nhỏ”. Lý do là bởi những đứa trẻ bên trong bạn sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong trường hợp phải đối mặt với những chấn thương hoặc nỗi đau tâm lý dữ dội.
Bên cạnh đó, thực tế trong chúng ta không phải ai cũng có được một tuổi thơ trọn vẹn và đầy “màu hồng”. Nếu đã từng trải qua những sự kiện gây tổn thương tâm lý như bị bỏ rơi, bạo hành tác động mạnh vào tâm trí thì đứa trẻ bên trong bạn sẽ trở nên nhỏ bé, nó sẽ dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ nhiều hơn. Vì vậy, bạn sẽ phải giấu đi những nỗi đau này để tự bảo vệ chính bản thân mình – cả đứa trẻ bên trong và con người hiện tại của bạn.
Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền cũng nhận định:
Việc cố gắng che giấu nỗi đau không giúp làm lành những tổn thương trong quá khứ. Cũng bởi những đau thương này sẽ tồn tại và theo bạn đến khi trưởng thành, đặc biệt là tổn thương trong các mối quan hệ. Khi bạn có đủ sức mạnh để nhận diện nỗi đau hay thấy bản thân đang thực hiện các hành vi tự hủy hoại thì có thể đứa trẻ trong bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng và cần được bảo vệ, chữa lành ngay lập tức.
Nếu không thể kịp thời chữa lành em bé nội tâm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, bao gồm: Sức khỏe, sự phát triển bản thân, mối quan hệ, sự nghiệp, sự tự tin, hạnh phúc, thành công,… Bạn sẽ phải thường xuyên đối tượng với sự tự ti, mặc cảm, sợ hãi, hổ thẹn, buồn bực, mất cân bằng, thậm chí là gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tinh thần bị tác động và làm gia tăng nguy cơ trầm cảm, tự sát, làm tổn hại đến chính bản thân mình.
Khi em bé nội tâm bị tổn thương quá nhiều và không được chữa lành kịp thời sẽ gây nên nhiều nỗi sợ hãi, mặc cảm, bế tắc, tâm lý rối bời và gây ra nhiều bất ổn trong cuộc sống hiện tại. Nếu các kí ức đau buồn cứ bị dồn nén và tích tụ bên trong sẽ khiến cho con người bị tác động rất nhiều về mặt tâm lý, họ dễ trở nên nóng giận, khó có thể kiềm chế cảm xúc và hành vi của bản thân.
Bên cạnh đó, khi những cảm xúc và ký ức tiêu cực cứ bị dồn nén và ngự trị quá lâu bên trong con người sẽ khiến cho bạn hình thành xu hướng áp đặt và nuôi dạy con trẻ theo ý muốn tiềm ẩn của chính mình. Điều này sẽ vô tình khiến mọi người cũng bị tổn thương đứa trẻ bên trong và cứ tiếp nối không có hồi kết.
Khi bạn đối diện với những ký ức đau buồn cũng là lúc những tổn thương bên trong “thực sự” được nhận biết và chữa lành, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận bản thân mình hơn. Đồng thời khi trưởng thành bạn sẽ đón nhận các tổn thương và chấp nhận những ưu khuyết điểm của chính mình. Hơn thế, chúng ta cũng sẽ biết cách tôn trọng bản thân, từ đó hình thành lối sống tích cực, lạc quan, hướng về những điều tốt đẹp, biết bao dung và tha thứ cho chính mình cũng như những người xung quanh.
Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý trị liệu, Master coach Phạm Thị Hiền thực hiện trong buổi trị liệu nhóm tại Hà Nội số 22 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam diễn ra vào ngày 17/12/2022 với chủ đề “Chữa lành đứa trẻ nội tâm – hành trình trở về và yêu thương chính mình”.
Chương trình được tổ chức hàng tuần vào chiều thứ 7 với nhiều chủ đề khác nhau giúp khách mời giải quyết được những khó khăn phổ biến trong cuộc sống. Hy vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về em bé nội tâm!
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!