Hậu quả của áp lực gia đình nguy hiểm hơn bạn tưởng

Với cuộc sống hiện đại ngày nay con người được tận hưởng nhiều lợi ích, được sống trong nền văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên, song song với đó lại là nhiều sự mệt mỏi và áp lực đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, hậu quả của áp lực gia đình luôn mang tính chất nghiêm trọng và nguy hiểm, nó có thể phá vỡ hạnh phúc hôn nhân, làm cản trở đến tương lai của trẻ nhỏ. 

Hậu quả của áp lực gia đình
Áp lực gia đình có thể khởi phát bởi sự thiếu thấu hiểu, lắng nghe của vợ chồng

Hậu quả mà áp lực gia đình gây ra vô cùng nguy hiểm

Với nhịp sống vội vã và những sự hiện đại ngày nay thì con người phải luôn đối diện với những áp lực đến từ công việc, học tập, các mối quan hệ và cả gia đình. Áp lực gia đình có thể đến từ rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân gì thì nó cũng khiến cho các thành viên cảm thấy vô cùng căng thẳng, mệt mỏi, bế tắc và lo lắng.

Tùy vào hoàn cảnh gia đình, tính cách và nhiều yếu tố khác mà các áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ thiếu sự thấu hiểu, khác biệt giữa các thế hệ, áp lực từ tài chính, chăm sóc con cái, bạn đời không chung thủy, sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ,…Có thể thấy, các áp lực gia đình có thể xuất hiện bởi bất kì lý do nào và gây ra các hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Trong thực tế đã có không ít các trường hợp rơi vào khủng hoảng tâm lý vì các áp lực gia đình kéo dài dai dẳng. Nếu tình trạng này không sớm được phát hiện và giải tỏa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau đây:

1. Trầm cảm vì áp lực gia đình

Trầm cảm vì áp lực gia đình là một trong các hậu quả thường gặp và mang tính chất nguy hiểm nhất. Dựa vào số liệu thống kê từ một nghiên cứu tại nước ta cho biết, tỉ lệ các trẻ vị thành niên mắc phải chứng trầm cảm hiện đang chiếm đến 26,3%. Trong đó có khoảng 6,3% trẻ có suy nghĩ về cái chết, tỉ lệ trẻ có những hành vi và lên kế hoạch để thực hiện việc tự sát chiếm 4,6% và có khoảng 5,85 những trẻ cố gắng tự sát. Một điều đáng ngạc nhiên đó chính là nguyên nhân lớn nhất để gây nên tình trạng này đến từ các áp lực gia đình.

Cũng bởi, gia đình chính là điểm tựa lớn nhất của mỗi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi gia đình xảy ra các vấn đề mâu thuẫn, áp lực đè nặng lên mỗi thành viên khiến họ dần bị tổn thương về mặt tâm lý và lâu ngày làm khởi phát các chứng bệnh tâm thần, điển hình nhất là trầm cảm.

Hậu quả của áp lực gia đình
Áp lực gia đình nếu không được giải tỏa kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở nhiều người

Trầm cảm được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống và cả tính mạng của con người. Những trường hợp mắc bệnh trầm cảm thường cảm thấy buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, không còn hứng thú với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh. Nếu tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng hơn thì có thể khiến bệnh nhân hình thành các suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và muốn giải thoát bản thân bởi hành vi tự sát.

2. Rối loạn giấc ngủ

Những áp lực, căng thẳng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Theo số liệu thống kê nhận thấy thì mất ngủ là một trong các hậu quả phổ biến nhất của áp lực gia đình và nó có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc cứ liên tục kéo dài sẽ làm cho cơ thể dần suy kiệt, sức khỏe hệ thần kinh bị giảm đi đáng kể, tinh thần không còn minh mẫn, tỉnh táo.

Khi những suy nghĩ, lo âu cứ mãi quẩn quanh trong tâm trí của bạn sẽ khiến não bộ trở nên căng thẳng và khó có thể đi vào giấc ngủ. Bạn sẽ trằn trọc không ngủ được, khi chìm vào giấc ngủ lại rất hay mơ gặp ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ trở lại. Tình trạng này có thể làm giảm sức đề kháng, khiến cơ thể bị suy nhược và tạo điều kiện để phát triển thêm các bệnh lý nguy hiểm khác.

3. Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Áp lực gia đình dù xuất phát từ bất kì nguyên nhân nào cũng sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình. Chẳng hạn như áp lực đến từ kinh tế, việc nuôi dạy con cái có thể khiến vợ chồng trở nên bất hòa, liên tục cãi vã và mâu thuẫn với nhau. Có không ít các trường hợp tan vỡ hôn nhân bởi những áp lực gia đình đè nặng và không thể tìm ra được lối thoát.

Hậu quả của áp lực gia đình
Mối quan hệ vợ chồng có thể bị rạn nứt bởi những áp lực gia đình

Bởi trong thực tế khi một người phải đối diện với các áp lực xoay quanh cuộc sống sẽ khiến họ trở nên căng thẳng, mệt mỏi và dễ cáu gắt. Chính vì thế khó tránh khỏi việc cãi vả, mâu thuẫn hoặc thậm chí là chiến tranh lạnh giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt nếu những áp lực gia đình đến từ những sự bất hòa của vợ chồng, con cái thì sự ảnh hưởng của các mối quan hệ càng gia tăng đáng kể.

4. Nguy cơ thực hiện các hành vi bạo lực

Hậu quả này thường gặp nếu áp lực gia đình xảy ra giữa vợ và chồng hoặc cha mẹ và con cái. Khi đôi bên xảy ra bất hòa, không có sự đồng cảm và thấu hiểu cho nhau thì dễ dẫn đến những cuộc cãi vã không hồi kết. Nếu liên tục xảy ra mâu thuẫn sẽ dễ dẫn đến việc lớn tiếng, sử dụng lời lẽ xúc phạm, tổn thương lẫn nhau hoặc thậm chí là dùng đến các hành vi bạo lực.

Một số trường hợp trẻ nhỏ phải đối mặt với áp lực từ cha mẹ. Các bậc phụ huynh liên tục bắt ép con cái phải học tập quá mức hoặc làm những việc mà trẻ nhỏ không yêu thích sẽ dễ khiến trẻ hình thành tâm lý phản kháng, dễ hành động tiêu cực. Nhiều trẻ ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên nếu phải chịu quá nhiều áp lực từ gia đình sẽ dễ hình thành các hành vi phản kháng, chống đối, nổi loạn mất kiểm soát.

5. Gia tăng mức độ căng thẳng, lo âu

Khi nhận được sự kỳ vọng quá lớn đến từ gia đình, đặc biệt là cha mẹ thì các con trẻ phải liên tục cố gắng và nỗ lực rất nhiều để không khiến cho mọi người cảm thấy thất vọng. Tuy nhiên, đây cũng chính là sự áp lực to lớn đối với nhiều trẻ em hiện nay. Các em dễ rơi vào trạng thẳng căng thẳng, lo lắng quá mức.

Căng thẳng được xem là một trong các hậu quả thường gặp của áp lực gia đình mà bạn không nên xem thường. Đối với các trường hợp trẻ em phải chịu áp lực học tập từ những kỳ vọng to lớn của cha mẹ sẽ dễ khiến trẻ bị căng thẳng thần kinh, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của não bộ.

Hậu quả của áp lực gia đình
Mức độ căng thẳng càng gia tăng khi bạn phải đối diện liên tục với các áp lực gia đình

Nhiều trẻ do bị thúc ép học tập quá nhiều sẽ dần hình thành cảm giác tiêu cực đối với việc học. Một số trẻ trở nên sa sút, kết quả học tập không được đảm bảo bởi có quá nhiều áp lực khiến trẻ mất tập trung, lo lắng. Những trẻ nhỏ không đủ khả năng và kinh nghiệm để đối mặt với áp lực sẽ dễ trở nên kiệt sức, ảnh hưởng đến tâm lý và cả sức khỏe thể chất.

6. Nhiều khả năng buông bỏ bản thân vì áp lực quá lớn

Khi áp lực gia đình tồn tại quá lâu và vượt mức chịu đựng của một người thì họ sẽ có nhiều xu hướng buông bỏ, tỏ thái độ bất cần đối với mọi thứ xung quanh. Đến thời điểm này dường như mọi sự áp lực trở thành một loại vũ khí vô hình dần giết chết đi cuộc sống của con người.

Nhiều người bắt đầu nhìn nhận cuộc sống, các mối quan hệ gia đình như một thứ gì đó vô cùng tẻ nhạt. Họ thu mình lại và tự tạo cho bản thân một lớp vỏ bọc để tránh khỏi những áp lực bên ngoài dù là những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này họ không còn quan tâm đến mọi thứ xung quanh, không thiết tha về việc chăm sóc bản thân và trở nên buông thả, mặc kệ số phận.

7. Nguy cơ lạm dụng rượu bia

Khi các áp lực không được giải tỏa thì nhiều người sẽ có xu hướng muốn tìm đến bia rượu, thuốc lá để giải tỏa những nỗi ưu phiền. Tuy nhiên, những loại chất kích thích này chỉ tạm thời giúp tâm trạng trở nên thoải mái, thư giãn chứ không phải là cách khắc phục hiệu quả. Nhiều trường hợp do quá lạm dụng rượu bia khiến cơ thể dần bị suy kiệt, tâm trí trở nên mất kiểm soát và dễ gây ra các hậu quả nghiêm trọng hơn.

Làm gì khi bị áp lực gia đình?

Gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc mà mỗi người đều mong muốn có được. Chính vì thế, khác hẳn với những loại áp lực khác, hậu quả của áp lực gia đình gây ra vô cùng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đời sống và cả tương lai của mỗi người. Do đó, cần phải nhanh chóng khắc phục và giải quyết tốt các vấn đề gây áp lực để tránh được những hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.

Hậu quả của áp lực gia đình
Áp lực gia đình cần được nhanh chóng giải quyết để hạn chế các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Dưới đây là một số giải pháp hữu hiệu có thể giúp bạn giảm bớt áp lực gia đình và phòng tránh các hậu quả mà nó gây ra:

1. Thoải mái chia sẻ vấn đề với người thân

Thẳng thắn chia sẻ với nhau là cách tốt nhất để các thành viên trong gia đình tháo gỡ các khúc mắc, mâu thuẫn với nhau. Cũng bởi, trong cuộc sống gia đình bạn khó có thể tránh khỏi những lúc bất đồng quan điểm, những khi có những ý kiến trái chiều, đặc biệt là khi sống trong một gia đình có nhiều thế hệ.

Bạn nên hiểu rằng, nếu cứ mãi im lặng hoặc đấu tranh với nhau thì cả đôi bên đều không nhận lại lợi ích gì, thậm chí nó còn gây ra nhiều sự tổn thương không đáng có. Chính vì thế, sau khi cả 2 bình tĩnh lại thì hãy cùng nhau ngồi xuống chia sẻ thẳng thắn về vấn đề đang xảy ra.

Nếu có mâu thuẫn hoặc bất kì sự bất đồng nào thì cũng nên cùng nhau giải quyết và tôn trọng ý kiến của nhau. Việc có thể chia sẻ và nói ra những suy nghĩ của bản thân sẽ giúp cả hai hiểu và thông cảm cho nhau nhiều hơn. Từ đó các khúc mắc cũng sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng dựa trên lợi ích của đôi bên.

2. Học cách lắng nghe, thấu hiểu

Một trong những yếu tố cần thiết và vô cùng quan trọng đối với tất cả các mối quan hệ đó chính sự sự thấu hiểu, lắng nghe. Khi xảy ra bất kì mâu thuẫn hoặc những vấn đề gì xoay quanh cuộc sống gia đình thì các thành viên nên biết cách lắng nghe, đồng cảm để có thể thấu hiểu được cho đối phương.

Sự thấu hiểu được xem là chiếc chìa khóa vạn năng giúp bạn có thể gìn giữ được một gia đình hạnh phúc. Các thành viên dù có tính cách, giới tính, quan điểm riêng biệt nhưng khi chúng ta biết cách lắng nghe, quan tâm, đồng cảm cho nhau thì mọi mâu thuẫn, xung đột đều có thể được tháo gỡ một cách dễ dàng.

3. Biết cách tự chăm sóc cho bản thân

Áp lực gia đình là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống bởi khi cùng nhau chung sống trong một mái nhà bạn sẽ không thể tránh khỏi những lúc cãi vả, bất đồng quan điểm. Chính vì thế, để hạn chế tối đa các hậu quả nghiêm trọng của áp lực gia đình thì mỗi chúng ta cần phải có ý thức về việc tự chăm sóc bản thân.

Dù công việc có bận rộn đến mức nào thì bản thân bạn cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, đảm bảo chất lượng giấc ngủ và rèn luyện thêm thói quen tập luyện thể dục mỗi ngày. Trong thực tế đã có rất nhiều các trường hợp bị suy nhược cơ thể, mất ngủ, stress, trầm cảm do áp lực gia đình gây ra. Chính vì thế, bạn cần phải có ý thức hơn về sức khỏe của bản thân, cân bằng cuộc sống một cách hiệu quả để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm có thể xâm nhập khi gặp áp lực.

4. Kiểm soát cảm xúc, giảm bớt căng thẳng

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chắc chắn rằng bạn sẽ phải luôn đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng đến từ nhiều khía cạnh khác nhau. Chính vì thế, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng kiểm soát cảm xúc, biết cách cân bằng trạng thái tâm lý, giảm căng thẳng hiệu quả.

Nếu cảm thấy quá áp lực bạn có thể thử một số biện pháp thư giãn như ngồi thiện, đi bộ, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách, chơi đùa với thú cưng, nấu những món ăn yêu thích,….Các hoạt động này sẽ giúp đầu óc được thư giãn, kích thích sản sinh các hormone serotonin để tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ và xua tan các áp lực, căng thẳng đến từ gia đình.

5. Tâm lý trị liệu

Nếu các áp lực từ gia đình không được giải tỏa tốt sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, nếu đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ nêu trên nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng, căng thẳng tột độ thì cách tốt nhất là nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ một cách cụ thể và hiệu quả hơn.

Sau các cuộc trò chuyện với chuyên gia sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Đồng thời chuyên gia cũng hỗ trợ bạn nhìn nhận rõ về nguyên nhân gây áp lực, giúp giải tỏa và khắc phục tốt vấn đề để phòng chống tình trạng tái phát. Thông thường, để kết quả đạt được tốt hơn thì chuyên gia tâm lý sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp cá nhân và liệu pháp gia đình.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết được một số hậu quả khó lường của áp lực gia đình. Mong rằng mỗi chúng ta sẽ luôn biết cách cân bằng, chia sẻ nhiều hơn với những thành viên thân thiết để hạn chế được các mâu thuẫn, bất đồng trong cuộc sống gia đình.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *