10 Lời Khuyên Giúp Bạn Vượt Qua Áp Lực Từ Gia Đình

Vượt qua áp lực từ gia đình là điều không hề dễ dàng – nhất là khi các thành viên thiếu sự chia sẻ và thấu hiểu. 10 Lời khuyên trong bài viết sau đây phần nào sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp để đối mặt với áp lực đang bủa vây.

10 Lời khuyên giúp bạn vượt áp lực gia đình

Áp lực là một phần tất yếu của cuộc sống. Áp lực xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn là do những yêu cầu trong công việc, các vấn đề tài chính và sức khỏe. Ngoài ra, áp lực cũng có thể bắt nguồn từ gia đình. Thực tế, áp lực gia đình không chỉ xảy ra với bố mẹ mà còn xuất hiện ở con trẻ.

Bố mẹ thường bị áp lực bởi các vấn đề tài chính, trách nhiệm chăm sóc và giáo dục con cái nên người. Ngoài ra, bố mẹ còn phải bận tâm về việc chăm sóc hai bên nội ngoại và lo lắng về sức khỏe, tương lai của bản thân. Trong một số trường hợp, người lớn có thể bị áp lực do mâu thuẫn với họ hàng, bạn đời không chung thủy và có nhiều bất đồng trong quan điểm sống.

Con cái thường bị áp lực bởi những kỳ vọng của gia đình, cách giáo dục có phần hà khắc và thiếu linh hoạt của bố mẹ. Ngoài ra, khác biệt về quan điểm sống giữa bố mẹ và con cái cũng vô tình tạo cho con cái áp lực khi trở về nhà.

Áp lực từ gia đình giúp bản thân mỗi thành viên học cách chịu đựng với stress và kiểm soát tốt hơn khi đối mặt với những áp lực từ cuộc sống. Về mặt tích cực, những áp lực này giúp các thành viên nỗ lực học tập, làm việc và xây dựng phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên, áp lực kéo dài có thể khiến không khí gia đình trở nên nặng nề và u uất.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Để vượt qua áp lực gia đình, bạn có thể tham khảo và áp dụng 10 lời khuyên sau:

1. Chia sẻ với gia đình áp lực bản thân đang phải đối mặt

Lời khuyên đầu tiên dành cho bạn là nên chia sẻ với gia đình những áp lực bản thân đang phải đối mặt. Với những vấn đề liên quan đến tài chính, chăm sóc, nuôi dạy con cái và trách nhiệm với hai bên nội ngoại, bạn nên chia sẻ với bạn đời của mình. Trong trường hợp con cái đã lớn khôn, có thể chia sẻ cùng con để được giải tỏa cảm xúc. Hơn nữa khi hiểu được áp lực mà bạn phải đối mặt, bạn đời và con cái sẽ có cách ứng xử phù hợp hơn.

Con cái cũng nên chia sẻ thẳng thắn với bố mẹ về những áp lực bản thân đang phải đối mặt như kỳ vọng từ gia đình, bố mẹ áp đặt và kiểm soát quá mức. Để bố mẹ lắng nghe, bạn nên trò chuyện với tinh thần ổn định, lời nói có chừng mực và thể hiện rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân.

vượt qua áp lực gia đình
Khi đối mặt với áp lực từ gia đình, nên chia sẻ thẳng thắn với người thân để được thấu hiểu

Gia đình có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống cá nhân cả về mặt vật chất và tinh thần. Do đó, bạn nên thành thật với người thân về những áp lực bản thân đang phải đối mặt. Khi hiểu được những áp lực của bạn, những người xung quanh sẽ điều chỉnh lời nói và hành vi để giúp bạn vượt qua áp lực và kỳ vọng của gia đình.

Tuy nhiên, có khá nhiều bậc phụ huynh không chấp nhận việc con cái bày tỏ quan điểm và thể hiện suy nghĩ không đồng tình với cách giáo dục, kỳ vọng quá lớn từ bố mẹ. Họ cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy trẻ hư hỏng và cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn. Đây cũng là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.

2. Đặt bản thân vào vị trí của người khác

Áp lực gia đình thường xảy ra do những thành viên không thực sự thấu hiểu nhau. Vì thiếu đi sự thấu hiểu nên thay vì tìm cách hòa hợp, các thành viên thường đổ lỗi cho nhau và vô tình tạo ra áp lực cho chính những người thân yêu. Tình trạng này thường thấy trong mối quan hệ bố mẹ – con cái.

Vì không thấu hiểu con cái nên bố mẹ thường quy chụp lời nói, hành vi của con là hư hỏng, phá phách. Bố mẹ cũng không hiểu được nhu cầu thực sự của con mà chỉ cung cấp những thứ bố mẹ cho rằng con cần. Hơn nữa, việc yêu cầu trẻ học tập liên tục và kỳ vọng quá nhiều cũng vô tình tạo ra áp lực cho con trẻ.

Tuy nhiên, năng lực của mỗi trẻ là khác nhau nên đôi khi con trẻ có khả năng tiếp thu chậm hơn và thành tích học tập cũng không cao như kỳ vọng của gia đình. Thay vì liên tục đặt ra mục tiêu và áp lực cho con, bố mẹ cần nhìn nhận những nỗ lực của con trẻ. Kết quả học tập là rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là tinh thần học hỏi, cầu tiến và sự nỗ lực.

Nếu đặt mình vào vị trí của con, bố mẹ sẽ giúp con vượt qua áp lực từ gia đình. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp bố mẹ giảm bớt kỳ vọng và vượt qua áp lực tự bản thân đặt ra. Đặt bản thân vào vị trí của người khác sẽ giúp các thành viên trong gia đình thấu hiểu và đồng cảm, từ đó giải quyết mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái một cách triệt để.

3. Khẳng định bản thân

Nếu gia đình không lắng nghe và thấu hiểu những áp lực mà bạn đang phải đối mặt, cách duy nhất giúp bạn vượt qua đó là khẳng định bản thân. Trong trường hợp đang là học sinh – sinh viên, hãy cố gắng học tập để chứng tỏ năng lực. Thành tích học tập cao sẽ làm bố mẹ vui lòng và cũng không liên tục nhắc nhở, trách móc về kết quả học tập kém.

vượt qua áp lực gia đình
Học tập để khẳng định bản thân là cách giúp bạn vượt qua áp lực từ gia đình

Nếu đã đi làm, bạn nên cố gắng làm việc chăm chỉ để tạo dựng thu nhập ổn định cho bản thân và hỗ trợ thêm cho gia đình. Thực tế, với những đóng góp của bạn, bố mẹ sẽ công nhận nhất định về năng lực bởi điều mà người lớn quan tâm là kết quả thay vì nhìn nhận cả quá trình.

Khẳng định bản thân giúp bạn vượt qua áp lực gia đình và tự tin hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, có năng lực đồng nghĩa với việc bạn sẽ ít phải đối mặt với những vấn đề tài chính trong cuộc sống gia đình. Tài chính ổn định là nền tảng để xây dựng hôn nhân và gia đình hạnh phúc.

4. Suy nghĩ tích cực hơn

Thực tế, bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng đều phải đối mặt với áp lực. Vì vậy, thay vì quá quan tâm đến áp lực của bản thân, hãy nghĩ về áp lực của những thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Ai cũng sẽ có những vấn đề riêng, những mối bận tâm và áp lực khác nhau. Đôi khi áp lực bạn đang phải đối mặt không là gì so với những người ở hoàn cảnh khó khăn hơn. Học cách suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn biết cách biến áp lực thành động lực thay vì ủ rũ và bi quan về cuộc sống.

vượt qua áp lực gia đình
Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn có thêm động lực để vượt qua áp lực từ gia đình

Cuộc sống luôn đầy rẫy áp lực, khó khăn và thử thách. Những áp lực từ gia đình chỉ là một phần rất nhỏ, vì vậy bạn hãy học cách chấp nhận và vượt qua. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có suy nghĩ tích cực sẽ có nhiều động lực hơn trong cuộc sống. Ngược lại, những người luôn bi quan sẽ khó thành công vì ngại thử thách và không dám vượt qua áp lực.

5. Chia sẻ trách nhiệm với những thành viên trong gia đình

Nhiều người có thói quen ôm đồm mọi thứ vì lo sợ những người xung quanh sẽ phải lo lắng. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của gia đình là chia sẻ và yêu thường. Thay vì làm mọi thứ một mình, bạn nên chia sẻ trách nhiệm với mọi người.

Nếu gia đình đang có vấn đề về tài chính, bạn nên chia sẻ để tất cả các thành viên học cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Những thành viên đã đi làm sẽ nỗ lực hơn trong công việc để tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Trách nhiệm được chia đều cho mọi người sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực và cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống. Hơn nữa, việc san sẻ trách nhiệm sẽ làm tăng mối liên hệ giữa các thành viên, đồng thời giáo dục con cái tính chia sẻ và cầu tiến.

6. Chăm sóc sức khỏe của bản thân

Áp lực từ gia đình là điều không thể tránh khỏi – nhất là khi bạn đã lập gia đình. Để có thể vượt qua áp lực, bạn nên học cách chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với tinh thần. Khi thể trạng khỏe mạnh, bạn sẽ có động lực học tập, làm việc và vượt qua áp lực một cách dễ dàng.

Ngược lại, sức khỏe kém khiến bạn gặp nhiều phiền toái trong công việc, giảm khả năng tập trung và tiếp thu. Hơn nữa, thể trạng suy nhược cũng khiến cho tâm trạng giảm thấp dẫn đến buồn bã kéo dài, bi quan, suy nghĩ tiêu cực,… Chăm sóc sức khỏe của bản thân là kỹ năng mà tất cả các thành viên đều phải trang bị. Điều này vừa giúp bạn vượt qua áp lực của chính mình vừa giúp giảm nguy cơ bệnh tật, từ đó giảm gánh nặng lên các thành viên khác.

vượt qua áp lực gia đình
Dù có phải đối mặt với áp lực như thế nào, bạn cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

Hãy bắt đầu bằng việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, thay đổi những thói quen thiếu lành mạnh như uống rượu bia, thức khuya, hút thuốc lá, lười vận động,… Ngoài ra, bạn cũng nên chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng một số biện pháp đơn giản như ngủ đủ giấc, xây dựng mục tiêu trong cuộc sống, trân trọng khoảnh khắc hiện tại, duy trì mối quan hệ tốt đẹp và giúp đỡ những người xung quanh.

7. Gặp gỡ bạn bè để chia sẻ áp lực từ gia đình

Không ít bố mẹ giáo dục con cái quá hà khắc và không bao giờ lắng nghe con. Trong trường hợp này, con cái và bố mẹ hiếm khi tìm được tiếng nói chung. Thậm chí bố mẹ không bao giờ chấp nhận quan điểm sống hay bất cứ suy nghĩ nào khác biệt.

Lúc này, con cái sẽ phải đối mặt với áp lực chồng chất và luôn cảm thấy cuộc sống gia đình quá tù túng, u uất. Để giải tỏa cảm xúc và vượt qua áp lực từ gia đình, bạn nên gặp gỡ bạn bè. Khi được chia sẻ những suy nghĩ giấu kín, bạn sẽ cảm thấy được an ủi và thoải mái hơn.

Ngoài ra, những lời khuyên từ bạn bè thân thiết cũng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp để hóa giải xung đột trong gia đình và học cách vượt qua áp lực. Trong cuộc sống, bạn bè có vai trò quan trọng không kém các thành viên trong gia đình. Vì vậy, hãy tạo dựng mối quan hệ với những người bạn tốt để có chỗ dựa tinh thần khi đối mặt với khó khăn, áp lực.

8. Lờ đi những áp lực “vô hình” từ gia đình

Trong nhiều trường hợp, bạn không thể vượt qua áp lực từ gia đình, đặc biệt là khi bố mẹ luôn áp đặt và kỳ vọng quá mức vào bản thân. Nếu đã cố gắng giải thích và bày tỏ quan điểm nhưng không nhận được sự đồng cảm từ gia đình, bạn nên lờ đi những áp lực vô hình.

Việc bỏ qua những áp lực do người thân tạo ra thật sự không dễ dàng. Tuy nhiên, đây là cách duy nhất để bạn có thể tập trung cho cuộc sống của bản thân và không phải suy nghĩ quá nhiều. Hơn nữa, khi biết cách lờ đi những việc bản thân không mong đợi, bạn sẽ học được cách gạt bỏ những điều không vui để tập trung cho điều tốt đẹp hơn.

Bố mẹ luôn muốn con cái của mình thành công và có cuộc sống đủ đầy. Tuy nhiên, đôi khi điều bố mẹ muốn lại không phải là điều con cái mong chờ. Vậy nên nếu không thể thay đổi gia đình, hãy học cách lờ đi những áp lực vô hình để tập trung cho bản thân. Khi có thể tự lập và tạo ra thu nhập ổn định, bạn có thể khẳng định để bố mẹ thấy rằng bản thân hoàn toàn có năng lực và có thể tự đưa ra những quyết định quan trọng.

9. Học các kỹ năng giải tỏa stress

Áp lực từ gia đình là một trong những tác nhân gây stress. Vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng giải tỏa căng thẳng để ổn định tinh thần. Những kỹ năng này cũng sẽ giúp bạn kiểm soát căng thẳng từ áp lực trong cuộc sống.

vượt qua áp lực gia đình
Cần trang bị cho bản thân những kỹ năng giải tỏa stress để học cách cân bằng áp lực từ gia đình, cuộc sống

Những kỹ năng giải tỏa stress nên áp dụng để vượt qua áp lực từ gia đình:

  • Ngồi thiền
  • Tập thể dục (yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,…)
  • Liệu pháp mùi hương
  • Sử dụng trà thảo mộc
  • Massage
  • Ngâm chân
  • Đọc sách

10. Tham vấn tâm lý

Áp lực từ gia đình đôi khi quá lớn khiến bạn không thể tự mình vượt qua hay chia sẻ với bất kỳ ai. Nếu cần thiết, nên tìm gặp chuyên gia để được tham vấn tâm lý. Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc các vấn đề tâm lý tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, việc tham vấn kịp thời là vô cùng cần thiết.

Tham vấn tâm lý giúp bạn giải tỏa những cảm xúc dồn nén và học cách cân bằng cảm xúc. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ giúp bạn đánh giá khách quan áp lực từ gia đình, qua đó tìm được hướng giải quyết phù hợp.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trên đây là 10 lời khuyên giúp bạn vượt qua áp lực từ gia đình. Tùy theo hoàn cảnh, bạn nên xem xét lời khuyên nào phù hợp để có thể đối mặt và vượt qua áp lực. Nếu cần thiết, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý để được đồng hành vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *