Nhận biết và giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn mà trẻ em luôn phải đối diện với những sự thay đổi nhanh chóng về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Có những điều không đáng lo ngại nhưng cũng có những vấn đề cần phải được quan tâm và can thiệp đúng cách. Việc có thể sớm nhận biết các dấu hiệu khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh mau chóng tìm ra biện pháp để giúp trẻ vượt qua. 

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và tương lai của trẻ nhỏ.

Thế nào là khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì?

Ở lứa tuổi dậy thì, hầu hết các em đều sẽ có nhiều sự thay đổi về thể chất, cơ thể sẽ dần phát triển hơn so với trước đây. Ở những bé gái thì có thể bắt đầu có kinh nguyệt, phát triển vòng 1, còn ở con trai sẽ có ria mép, vỡ giọng, nổi nhiều mụn,….Cũng chính những sự thay đổi nhanh chóng này khiến nhiều em cảm thấy lo sợ, e ngại và đặc biệt là dễ trở thành mục tiêu để bạn bè trêu chọc. Tuy nhiên, những sự biến đổi về thể chất có thể nhìn thấy được nên cha mẹ dễ dàng phát hiện và hỗ trợ trẻ kịp thời.

Tuy nhiên, nhiều người lại quên rằng, ở giai đoạn này trẻ còn phải đối mặt với nhiều áp lực về tâm lý. Khi không được ai chia sẻ, đồng cảm và tư vấn sẽ dễ khiến trẻ rơi vào trạng thái bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Đây được đánh giá là một trong các giai đoạn vô cùng khó khăn về mặt sinh lý của cả nam và nữ giới bởi sự gia tăng nội tiết tố mạnh mẽ. Quá trình này sẽ làm thúc đẩy sự gia tăng và xuất hiện nhiều sự biến đổi về đặc thù của mỗi giới tính. Nếu lúc này tâm lý vẫn chưa sẵn sàng và phát triển tương thích thì trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái hoang mang, khủng hoảng tâm lý trầm trọng.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Tình trạng này có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là việc quá bối rối trước những biến đổi của cơ thể, trẻ không được trang bị đầy đủ kiến thức nên dễ cảm thấy xấu hổ, e dè, lo lắng và đặc biệt là đứng trước những lời trêu chọc của bạn bè. Khi những căng thẳng, áp lực tâm lý không được giải tỏa và khắc phục tốt sẽ làm cho các em cảm thấy vô cùng bế tắc, tồi tệ và dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và cả sự phát triển, các cơ hội trong tương lai mà còn làm gia tăng tỉ lệ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi.

Trẻ dễ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì – Nguyên nhân do đâu?

Như đã chia sẻ ở trên, khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả thì trước tiên bạn cần nắm rõ nguyên nhân vì sao dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì ở trẻ. Điều này không chỉ giúp ích cho quá trình cải thiện mà còn giúp con có thể phòng tránh nguy cơ rơi vào khủng hoảng tuổi mới lớn. Cụ thể các nguyên nhân thường gặp như:

1. Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

Một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể khiến cho nhiều đứa trẻ rơi vào khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì đó chính là những sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Đây chính là một trong các giai đoạn con trẻ gặp nhiều áp lực nhất trong quá trình trưởng thành, trẻ phải đối diện với những vấn về về thi cử, học hành. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi ẩm ương này, trẻ còn dễ phạm phải những sai lầm về lối sống. Rất nhiều trẻ có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, uống nhiều các chất kích thích, lười vận động,…Những thói quen này cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn tâm lý và phát triển các khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Rối loạn tâm lý kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý ở trẻ dậy thì

Những đứa trẻ bị khủng hoảng bởi nguyên nhân này sẽ dễ trở nên cáu gắt, nóng giận vô cớ, thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Chính vì thế, trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên chú ý quan tâm và dành nhiều thời gian cho trẻ, cố gắng định hướng và giáo dục trẻ theo những lối sống lành mạnh, phụ hợp. Hơn thế, gia đình và nhà trường cũng cần có sự tương tác với nhau để giúp trẻ san sẻ các áp lực trong học tập. Điều này sẽ phần làm làm giảm đi các áp lực tâm lý ở trẻ nhỏ và cũng góp phần xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa con và cha mẹ, giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu con mình hơn.

2. Rối loạn cảm xúc

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì được cho là có sự liên quan đến quá trình phát triển nhanh chóng và đột ngột của những hormone sinh dục. Ngoài ra, sự phân biệt rõ ràng và cụ thể về giới tính ở giai đoạn này cũng phần nào làm ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ nhỏ, khiến nhiều trẻ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu gia đình, người thân, thầy cô không thấu hiểu và nắm bắt được cảm xúc của trẻ thì dễ có những hành vi và lời nói khiến trẻ bị tổn thương, cảm thấy bản thân không được tôn trọng và dễ hình thành những mâu thuẫn, xung đột không đáng có.

Các rối loạn cảm xúc này hiểu theo một cách đơn giản chính là những rối loạn diễn ra ở não bộ và nó có khả năng làm biến đổi các hoạt động về mặt tinh thần. Ví dụ như con có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc từ vui sang buồn hoặc ngược lại. Đồng thời, những trẻ bị rối loạn cảm xúc dẫn đến khủng hoảng tâm lý cũng thường có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, rối loạn giấc ngủ, hay quên, giảm sự chú ý,….

3. Rối loạn hành vi tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì được xem là lứa tuổi ẩm ương, nửa vời bởi lúc này trẻ nhỏ sẽ không còn những sự ngây ngô như thì trẻ con nhưng vẫn chưa đủ trưởng thành như người lớn. Chính vì thế, trẻ có thể hiểu một cách mơ hồ về những kiến thức, kinh nghiệm trong xã hội và cuộc sống. Cũng chính vì sự thiếu hụt này có thể trở thành nguyên nhân khiến nhiều trẻ ở tuổi dậy thì bị khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng.

Theo đó, những đứa trẻ ở độ tuổi này thường sẽ dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là những người thân thiết như cha mẹ, người thân, thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, hiện nay trẻ em còn được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin, thường tham gia chơi các trò chơi tiêu khiển hoặc các sản phẩm giải trí trên các trên mạng. Tuy nhiên, nếu không biết cách sàng lọc thông tin một cách thông minh thì trẻ sẽ dễ sa lầy vào những hành vi tiêu cực, các thói quen xấu ở nhiều mức độ khác nhau.

4. Biến đổi sinh dục

Hầu hết chúng ta đều biết rằng, dậy thì là một trong giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành và đây cũng là thời kì thay đổi, phát triển vượt bậc về mặt sinh lý. Những bé gái từ 9 đến 14 tuổi thường sẽ xuất hiện kì kinh nguyệt đầu tiên, còn đối với các bé trai từ 12 đến 15 tuổi sẽ bắt đầu xuất tinh. Tuy nhiên, những sự thay đổi đột ngột này cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến cho nhiều trẻ ở tuổi dậy thì bị khủng hoảng tâm lý, đặc biệt là những trẻ không nhận được sự quan tâm từ phía gia đình hoặc không được trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề này.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì có thể khởi phát bởi sự thay đổi nhanh chóng của ngoại hình, sinh dục.

Ngoài ra, do sự biến đối sinh dục làm cho nhiều trẻ xuất hiện sự tò mò về giới tính. Lúc này trẻ cũng sẽ bắt đầu hình thành các trạng thái cảm xúc như yêu, thích. Cũng chính vì thế mà nhiều trẻ dậy thì có xu hướng thực hiện các hành vi liên quan đến tình dục và để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Khi ấy trẻ dễ hình thành tâm lý sợ sệt, hoảng loạn, bất an và lo lắng tột độ, dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý.

5. Trầm cảm ở tuổi dậy thì

Các chuyên gia tâm lý cho biết rằng, trầm cảm cũng có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì. Như đã nói, đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm về cả thể chất lẫn tinh thần. Con trẻ sẽ có nhiều sự biến đổi về mặt tâm lý, dễ chịu tác động tiêu cực thì môi trường sống bên ngoài hoặc không đủ khả năng để đối diện và xử lý tốt các vấn đề áp lực đến từ gia đình, học hành, bạn bè,…

Lúc này chỉ cần một tác động nhỏ đối với đời sống hàng ngày cũng đủ làm trẻ khởi phát các triệu chứng của trầm cảm. Trẻ sẽ rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản về mọi thứ xung quanh, không quan tâm và cũng không hứng thú với bất kì điều gì, có xu hướng tự cô lập bản thân, hình thành các suy nghĩ tiêu cực,…Trong thực tế, trầm cảm không chỉ có khả năng xuất hiện ở trẻ dậy thì mà còn có nguy cơ xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Chính vì thế, mỗi chúng ta cần có ý thức hơn về việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bậc phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con cái mình nhiều hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Dậy thì là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ, đây được xem là một cột mốc để đánh dấu bước ngoặt khôn lớn của mỗi con người hay còn được gọi là thời kì đầu trưởng thành. Thời kì này trẻ nhỏ sẽ có những sự biến đổi nhanh chóng về thể chất và tinh thần. Cơ thể sẽ trẻ dần phát triển và hình thành những đặc điểm riêng biệt về giới tính. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ riêng, bắt đầu nhận thức sâu hơn về cuộc sống, các vấn đề xoay quanh gia đình, xã hội và nhất là các cảm xúc rung động đầu đời.

Sự sản sinh quá nhiều về hàm lượng hormone (nội tiết tố) trong cơ thể sẽ làm thể chất của các em phát triển một cách vượt trội. Tuy nhiên, nếu lúc này sự phát triển về tâm lý vẫn chưa được đảm bảo và tương thích với những biến đổi thể chất thì có thể khiến cho nhiều trẻ lâm vào trạng thái khủng hoảng, hoang mang quá mức. Tình trạng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì nếu không được nhận biết và có cách can thiệp sớm sẽ dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai của trẻ nhỏ.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Những trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường nhạy cảm, dễ kích động, tâm trạng thay đổi bất thường.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh có thể sớm phát hiện ra những sự bất thường trong tâm lý của trẻ tuổi dậy thì, từ đó có thể mau chóng giúp trẻ vượt qua được những khủng hoảng đầu đời.

  • Tâm trạng thay đổi bất thường, trở nên nhạy cảm, vui buồn lẫn lộn, có thể khóc lóc bất cứ lúc nào.
  • Dễ cáu gắt, kích động, hay la hét, đặc biệt là khi có việc gì không hài lòng.
  • Cảm thấy vô cùng tự ti về bản thân, đặc biệt là ngoại hình.
  • Thường có những hành vi chống đối, hay tranh cãi, mâu thuẫn với cha mẹ hoặc có thể không muốn trò chuyện, giao tiếp với những người thân trong gia đình.
  • Luôn nhìn nhận cuộc sống xung quanh theo chiều hướng tiêu cực, bi quan.
  • Trẻ nhỏ không còn hứng thú với hầu hết các hoạt động diễn ra xung quanh, có xu hướng tự thu mình lại, cô lập với mọi người.
  • Rất hay mất tập trung, suy giảm khả năng chú ý, không thể hoàn thành tốt bất kì công việc nào được giao, kể cả những việc đơn giản hàng ngày.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, có thể chán ăn, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn những món ăn có hại cho sức khỏe. Đồng thời trẻ cũng cảm thấy mất ngủ, hay thức khuya, trằn trọc không ngủ được, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiết năng lượng.
  • Nhiều trẻ có cảm giác không hài lòng với bản thân, luôn cho rằng mình là người vô dụng, bất tài, kém cỏi.
  • Hình thành các hành vi tiêu cực, nguy hiểm như lạm dụng các chất kích thích, sử dụng chất gây nghiện, quan hệ tình dục kém an toàn hoặc nhiều trẻ còn có những hành động khiêu khích như phóng hỏa, sử dụng bạo lực, trộm cắp,…
  • Có những suy nghĩ muốn hãm hại hoặc làm tổn thương người khác. Đây là một trong các dấu hiệu nguy hiểm cần phải được can thiệp sớm để tránh gây ra những hậu quả khôn lường.

Những dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì vô cùng đa dạng và phong phú, không phải bất kì đứa trẻ nào cũng có những triệu chứng giống nhau và đặc biệt không phải tất cả những trẻ em bước vào độ tuổi này đều sẽ bị khủng hoảng. Với những trẻ nhận được sự quan tâm, yêu thương đúng mực từ gia đình, nhà trường và được định hướng, giáo dục từ sớm thì sẽ có xu hướng phát triển tốt hơn, trẻ dễ hình thành các thói quen lành mạnh, tự lập và không bị bỡ ngỡ trước những thay đổi của bản thân.

Cách giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Gia đình, cha mẹ chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con cái, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì. Các con luôn cần cha mẹ ở cạnh bên, dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và lo lắng, chia sẻ với con. Dù công việc, cuộc sống bận rộn đến đâu thì các bậc phụ huynh cũng cần dành cho con những khoảng thời gian nhất định để cùng con tâm sự, nhỏ to những câu cuộc vui buồn. Nhất là những trẻ đang ở độ tuổi “tập làm người lớn” thì lại cần nhiều sự quan tâm, giúp đỡ thì người thân bên cạnh.

Việc trẻ nhỏ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì cần phải được nhanh chóng nhận biết và có biện pháp giúp trẻ vượt qua tốt nhất. Sau khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của trẻ nhỏ, cha mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia, bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Đồng thời nên áp dụng các biện pháp sau đây để giúp con mau chóng thoát khỏi những khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn.

1. Trấn an con

Những thay đổi về mặt thể chất và tinh thần khi bước vào độ tuổi dậy thì là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi, bất kì đứa trẻ nào cũng phải đối diện với chúng. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ là yếu tố khiến cho nhiều trẻ cảm thấy bất an, lo lắng và hoang mang, thậm chí những trẻ dậy thì sớm còn cảm thấy xấu hổ, e ngại trước mặt bạn bè. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các biểu hiện lo lắng quá mức ở trẻ thì cha mẹ nên tìm cách trấn an và giải thích cụ thể cho con hiểu rõ vấn đề.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Việc đầu tiên cha mẹ nên làm khi con rơi vào khủng hoảng tuổi dậy thì đó chính là tìm cách trấn an con

Hãy nhẹ nhàng và dùng những lời lẽ đơn giản, dễ hiểu nhất để con biết rằng những sự thay đổi đó là vô cùng hoàn toàn và bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn đó để dần trở nên trưởng thành hơn. Đối với những sự biến đổi về mặt tâm lý thì cha mẹ cần phải giải thích cụ thể và hướng dẫn con rõ ràng. Đồng thời, để tránh việc khiến con cảm thấy e dè, xấu hổ thì tốt nhất mẹ nên hướng dẫn cho con gái và cha nên hướng dẫn cho con trai.

Ngoài ra, những trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì sẽ có vô vàng những sự bất an về cả cơ thể và những thứ xảy ra xung quanh. Để có thể biết cách hỗ trợ con thật tốt thì các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu và trang bị các kiến thức cần thiết. Đồng thời, hướng dẫn và cho con tiếp cận với những thông tin tuổi dậy thì trước đó để con cảm thấy đỡ bỡ ngỡ và dễ dàng chấp nhận hơn về những sự thay đổi.

2. Tôn trọng không gian riêng tư của con

Ở độ tuổi ẩm ương này, dường như bất kì đứa trẻ nào cũng muốn được tự do, được làm những điều mà bản thân yêu thích và cảm thấy ngột ngạt, chán ghét với những sự giám sát, gò bò của cha mẹ. Chính vì thế, để trẻ được thoải mái tâm lý hơn, các bậc phụ huynh cũng nên dành cho con một không gian riêng tư nhất định, tôn trọng các ý kiến và mong muốn của con. Cha mẹ tuyệt đối đừng xâm phạm vào những điều riêng tư hoặc cố gắng xen vào đời tư của trẻ.

Tuy rằng việc tôn trọng con là điều cần thiết và nên được các bậc phụ huynh thực hiện nhưng không vì lẽ đó mà cha mẹ lại thờ ơ, không quan tâm đến con cái. Cách tốt nhất là hãy nên chú tâm và có biện pháp kiểm soát con thật tinh tế. Cũng bởi ở độ tuổi này con vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, rất dễ vấp phải những sai lầm và bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội.

Chính vì thế, mà để con vượt qua được những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nhưng vẫn giúp con có được định hướng tốt thì cha mẹ nên giúp trẻ phân định được rõ đâu là những thói quen tốt và đâu là những thói quen xấu. Khi nhận thấy trẻ có những hành vi hoặc bất kì suy nghĩ nào chưa phù hợp thì cha mẹ cũng nên phân tích, giải thích cho con hiểu. Tuy nhiên, cần có biện pháp nhẹ nhàng, phù hợp với từng trẻ, không nên ép buộc hoặc áp dụng các biện pháp mạnh sẽ khiến trẻ hình thành xu hướng chống đối, phản kháng dữ dội.

3. Dành thời gian chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với trẻ

Nếu muốn giúp trẻ mau chóng vượt qua được những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thì cha mẹ, thầy cô nên dành thời gian tâm sự, chia sẻ và thấu hiểu cảm giác của trẻ thay vì đưa ra những lời khuyên. Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì đây không phải là thời điểm thích hợp và lúc này con cũng không muốn nghe bất kì lời khuyên, lời nhận xét hay đánh giá nào từ những người xung quanh.

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ, chăm sóc để con dần ổn định hơn về mặt tâm lý.

Do đó, đừng cố gắng bắt con phải giải quyết nhanh các vấn đề hoặc điều chỉnh lại những hành vi sai lệch của mình. Cách tốt nhất là hãy chậm rãi, nhẹ nhàng để tìm hiểu và trở thành một người bạn để có thể lắng nghe, tâm sự và chia sẻ với con nhiều hơn. Hãy tạo điều kiện và khơi gợi con nói ra những cảm xúc hiện tại và những khó khăn mà con đang gặp phải. Cha mẹ nên cố gắng duy trì thời gian trò chuyện, chia sẻ với con, đặt cho con nhiều câu hỏi để con có thể bày tỏ những suy nghĩ, tâm tư, mong muốn của mình.

4. Hỗ trợ con giải quyết tốt các vấn đề ngoại hình

Việc cơ thể nhanh chóng thay đổi khiến nhiều trẻ bị bỡ ngỡ và hoang mang. Đặc biệt là những trường hợp trở nên béo phì, da mặt trở nên đen sạm, xuất hiện nhiều mụn,…sẽ khiến các em lo sợ, xấu hổ trước mặt bạn bè. Nếu nhận thấy nỗi lo lắng của con xuất phát từ vấn đề này thì cha mẹ cũng nên tìm cách giúp con khắc phục tốt những thay đổi tiêu cực về ngoại hình. Ví dụ như khi con tăng cân quá mức thì phụ huynh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được tập thể dục, tham gia các hoạt động vận động để tăng cường sức khỏe, kiểm soát cân nặng.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên để tâm và chú ý nhiều hơn về cách ăn mặc của trẻ nhỏ, nhất là những bé gái đang có sự phát triển về vòng 1 cũng như bắt đầu giai đoạn kinh nguyệt. Cha mẹ nên dạy con cách bảo vệ thân thể từ khi còn nhỏ, hướng dẫn con một số kỹ năng cần thiết để phòng tránh sự xâm phạm và các nguy hiểm xung quanh. Khi các vấn đề về ngoại hình, cơ thể được giải quyết tốt thì trẻ cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn, từ đó giảm thiểu được các triệu chứng khủng hoảng tâm lý ở tuổi dậy thì.

5. Tạo điều kiện để con tham gia và rèn luyện kỹ năng mềm

Những trường hợp trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì sẽ có xu hướng tự tách biệt bản thân, không muốn giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh, thậm chí trẻ còn có nhiều nguy cơ thực hiện các hành vi nổi loạn, mất kiểm soát. Các biểu hiện này có thể cản trở đến việc học tập, sinh hoạt đời sống hàng ngày và cả tương lai của trẻ. Chính vì thế, khi cần thiết, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con tham gia vào các lớp học kỹ năng như học võ, rèn luyện trong môi trường quân đội, kỹ năng giao tiếp,…

Hoặc nếu trẻ có yêu thích, mong muốn được học tập một bộ môn nào đó thì cha mẹ cũng nên sắp xếp cho con tham gia, tiếp xúc với những điều lành mạnh để dần thay đổi bản thân và có định hướng tốt hơn trong cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều các trung tâm chuyên về đào tạo kỹ năng cho trẻ nhỏ, nhất là những lớp học dành cho các trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên. Việc được tham gia các lớp học này không chỉ giúp trẻ rèn luyện tốt các kỹ năng sống mà còn gia tăng được sự kết nối, giao lưu với nhiều bạn bè cùng trang lứa.

6. Nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Nếu đã áp dụng hầu hết các biện pháp trên hoặc ngay chính bản thân các bậc phụ huynh không có đủ kỹ năng và hiểu biết để giúp đỡ con vượt qua được giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì thì cách tốt nhất đó chính là nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia. Việc cho trẻ gặp gỡ chuyên gia tâm lý sẽ giúp trẻ được hỗ trợ sâu và kỹ lưỡng con. Trong quá trình trò chuyện và tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia thì trẻ nhỏ cũng sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn, dễ dàng chia sẻ về những cảm xúc, vấn đề khó khăn hiện tại.

Việc tiến hành tham vấn tâm lý cho trẻ bị khủng hoảng tuổi dậy thì sẽ giúp con giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ được trang bị thêm các kiến thức cần thiết để có đủ khả năng tự giải quyết và vượt qua những khó khăn mà mình đang gặp phải. Quá trình trị liệu tâm lý cho trẻ bị khủng hoảng ở tuổi dậy thì cũng sẽ được khuyến khích tiến hành theo hình thức trị liệu gia đình. Với biện pháp này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh được hiểu hơn về tâm tư, những biến đổi trong suy nghĩ của trẻ và được hướng dẫn cụ thể các cách hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì nếu được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua. Hi vọng qua các thông tin trong bài viết này, các phụ huynh huynh sẽ hiểu thêm về những sự biến đổi trong tâm trí của trẻ nhỏ và dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ trẻ tốt hơn.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *