Kỳ thị là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả

Hiện nay, các công tác tuyên truyền và phòng tránh tình trạng kỳ thị diễn ra trong cộng đồng cũng được nâng cao. Tuy nhiên, trong cộng đồng người dân vẫn còn nhiều người giữ thái độ thờ ơ, coi thường, xa lánh, phân biệt đối xử với các trường hợp người nhiễm HIV, COVID -19, người bị khuyết tật hoặc gặp phải một số vấn đề về sức khỏe thần kinh. 

Kỳ thị
Sự kỳ thị của cộng đồng có thể là lưỡi dao sắc bén giết chết cả một cá nhân.

Kỳ thị là gì?

Kỳ thị được hiểu là một thái độ, hành vi làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hay một nhóm người nào đó. Sự kỳ thị có thể dẫn đến những việc làm xuất hiện các hành vi, hành động hoặc định kiến gây tổn thương cho người khác. Mặt khác, đối với một số trường hợp cụ thể, nó còn được xem như một sự xem thường, từ chối, xa lánh và có thể là một hình thức để trừng phạt họ.

Đối với một nền văn hóa hoặc một bối cảnh nhất định nào đó, một vài đặc tính cụ thể sẽ bị coi là lệch lạc, không đúng với chuẩn mực chung và điều đó được xem là đáng xấu hổ, đáng được coi thường và khinh bỉ. Kỳ thì sẽ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử nếu nó được thể hiện bằng các hành động cụ thể và đó có thể là những hành vi loại bỏ, phân tách, hạn chế cá nhân bị kỳ thị. Như vậy có thể thấy rằng, kỳ thì là một quá trình được thực hiện một cách liên tục và nó có thể bộc lộ bằng nhiều hình thức khác nhau, từ các quan điểm đánh giá, thái độ cho đến cả hành động, cách cư xử.

Theo đó, các chuyên gia nhận thấy rằng, có hai loại kỳ thị có khả năng gây hại cần được quan tâm và hỗ trợ. Đó là:

  • Sự kỳ thị xã hội: Tức là thái độ định kiến, hành vi phân biệt đối xử, xã lánh đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.
  • Tự kỳ thị: Bản thân tự đồng ý với những sự định kiến xung quanh và áp dụng các niềm tin sai lệch, tiêu cực cho chính mình.

Trong thực tế, có rất nhiều đối tượng có thể trở thành nạn nhân của hành vi kỳ thì. Chẳng hạn như kỳ thì người nhiễm HIV/AIDS, kỳ thị chủng tộc, kỳ thì người bị khuyết tật, kỳ thị người mắc bệnh tâm thần, kỳ thì người nhiễm COVID -19,….Mặc dù đã có nhiều sự tiến bộ trong việc ngăn chặn sự kỳ thị trong cộng đồng nhưng cho đến hiện nay sự kỳ thị vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia, khu vực và gây nên nhiều ảnh hưởng, để lại nhiều hậu quả khôn lường.

Nguyên nhân dẫn đến việc kỳ thị, phân biệt đối xử

Như đã chia sẻ ở trên, sự kỳ thị có thể xảy ra ở rất nhiều đối tượng khác nhau. Hành vi này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Do nhận thức và hiểu biết của người dân vẫn còn nhiều sự hạn chế.
  • Đối với các trường hợp bị HIV, rối loạn tâm thần, người khuyết tật bị kỳ thị có thể do công tác tuyên truyền và vận động vẫn chưa được đảm bảo. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc chống kỳ thị vẫn chưa thực sự được phát huy tốt và được triển khai sâu rộng đến tất cả các tầng lớp nhân dân.
  • Ngoài ra, sự kỳ thì còn có thể bắt nguồn từ những quan điểm mang tính lạc hậu, thiếu khoa học.
  • Do hiệu ứng số đông, hiểu một cách đơn giản đó chính là sự tin tưởng và “hùa” theo những gì mà số đông đang cho là đúng.

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù nó được hình thành bởi bất kì lý do nào thì cũng cần có biện pháp để hạn chế sự kỳ thị trong cộng đồng, ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội, đặc biệt là những cá nhân, nhóm người bị kỳ thị.

Nhận biết biểu hiện khi bị kỳ thị

Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị kỳ thị đó chính là bị mọi người xung quanh xa lánh, né tránh, hạn chế tiếp xúc hoặc thậm chí là có hành vi tẩy chay, xua đuổi. Lấy một ví dụ điển hình về các biểu hiện kỳ thị người nhiễm HIV như sau:

Kỳ thị
Sự kỳ thị có thể diễn ra ở bất kì đâu, tại trường học, gia đình, nơi làm việc,….

Tại cơ sở y tế: 

  • Trì hoãn việc tiến hành các biện pháp điều trị, có thái độ phục vụ chậm chạp hoặc từ chối tiếp nhận phẫu thuật cho người bị nhiễm HIV.
  • Miễn cưỡng, e dè khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HIV.
  • Từ chối việc điều trị cho họ.
  • Chấp nhận cho nhập viện nhưng không áp dụng bất kì biện pháp điều trị nào.
  • Đầy đủ trách nhiệm chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm HIV.
  • Ngừng việc điều trị bệnh mặc dù tình trạng bệnh vẫn chưa được cải thiện hoặc chưa khỏi dứt điểm.
  • Chỉ chấp nhận nhập viện hoặc cho điều trị khi người bệnh đáp ứng một số điều kiện.
  • Bắt buộc bệnh nhân tiến hành xét nghiệm HIV nhiều lần mặc dù điều đó không cần thiết.
  • Buộc người bệnh phải xuất viện sớm dù sức khỏe vẫn chưa thực sự ổn định.

Tại những gia đình có người nhiễm HIV:

  • Từ chối việc tiếp xúc, trò chuyện, cách ly với người nhiễm HIV.
  • Tạo dựng mối quan hệ căng thẳng với họ.
  • Miễn cưỡng trong việc giao tiếp, không bắt tay, không ngồi cạnh, không muốn nói chuyện.
  • Phân chia ranh giới, khu vực sinh hoạt, không dùng chung các vật dụng trong nhà.
  • Cấm người nhiễm HIV tiếp xúc với người thân, con cái, họ hàng.
  • Bắt buộc họ chuyển chỗ ở hoặc thậm chí là đuổi ra khỏi nhà.

Tại cộng đồng: 

  • Cấm hoặc hạn chế cho người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, đông người, không được sử dụng các dịch vụ chung như nhà vệ sinh, công viên,…
  • Không đến nơi ở của người đang nhiễm HIV hoặc những người có liên quan đến HIV.
  • Tẩy chay, xua đuổi khi người nhiễm HIV đến mua hàng hoặc cả những người thân của họ.
  • Xua đuổi, loại bỏ người nhiễm HIV ra khỏi sinh hoạt cộng đồng.
  • Không đến dự tiệc hoặc tang lễ của cá nhân hoặc gia đình có người nhiễm HIV.

Tại nơi làm việc: 

  • Có xu hướng xa lánh, né tránh, ngại tiếp xúc.
  • Tiến hành lấy máu để xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
  • Dùng vật chất, tài sản để thuyết phục người nhiễm HIV thôi việc hoặc ép buộc phải nghỉ việc.
  • Cắt giảm tất cả các quyền lợi lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên bị nhiễm HIV.
  • Tự ý điều chỉnh nơi làm việc của họ khi chưa thông báo cụ thể.

Tại trường học: 

  • Bắt buộc học sinh bị nhiễm HIV phải ngồi ở bàn riêng
  • Thầy cô, bạn bè không dám gần gũi, trò chuyện
  • Phụ huynh liên tục gây sức ép cho nhà trường vì không muốn con mình học cùng với trẻ bị HIV.
  • Nhà trường tự tạo ra lý do để buộc thôi học.

Hậu quả khôn lường của hành vi kỳ thị

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử có thể diễn ra một cách công khai hoặc ngấm ngầm, có thể thô bạo hoặc tế nhị ở nhiều hoàn cảnh khác nhau và được biểu hiện bởi nhiều hình thức, mức độ. Mặc dù hiện nay, sự hiểu biết của người dân đang dần được nâng cao nhưng tại nước ta và nhiều nước khác vẫn chưa thể khắc phục được triệt để tình trạng này. Các hành vi kỳ thị nếu cứ tiếp tục diễn ra sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với người bị kỳ thị, cộng đồng, xã hội. Cụ thể như sau:

Kỳ thị
Kỳ thị người bị nhiễm HIV có thể làm gia tăng khả năng lây lan bệnh trong cộng đồng.

Đối với người bị kỳ thị:

Nếu bản thân là nạn nhân của sự kỳ thị thì nhiều người sẽ dần cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin vào bản thân, mất đi sự tin tưởng vào giá trị thực của chính mình và lo ngại việc gặp gỡ những người xung quanh. Chính vì thế mà họ luôn có cảm giác e dè, không dám bộc lộ về các thông tin cá nhân cũng như tình trạng của bản thân.

Đặc biệt là đối với các trường hợp bị nhiễm HIV, COVID -19 hoặc gặp phải các vấn đề tâm thần sẽ càng thu mình lại, không dám tìm đến các dịch vụ hỗ trợ, điều trị và có nguy cơ làm cho bệnh âm thầm phát triển, thậm chí là lây lan nhiều hơn. Bên cạnh đó, do những thái độ kỳ thị của những người xung quanh cũng khiến cho họ dễ bị tổn thương, buồn bã và làm ảnh hưởng đến sức khỏe tình thân, khiến quá trình cải thiện bệnh gặp nhiều khó khăn.

Đối với công cuộc phòng chống HIV, COVID -19:

Nếu sự kỳ thị càng gia tăng và không có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ làm gia tăng tốc độ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Vì:

  • Người bệnh lo sợ sẽ bị cộng đồng kỳ thị, phân biệt đối xử nên không dám tiến hành thăm khám, chẩn đoán bệnh khiến bệnh nên sẽ không có biện pháp can thiệp phù hợp, khiến bệnh càng lan rộng hơn.
  • Sự kỳ thì làm cản trở quá trình tiếp cận, chăm sóc, tư vấn, điều trị và dự báo cho người bệnh, khiến họ có xu hướng che giấu bệnh và làm phát triển bệnh nhanh chóng.
  • Do tâm lý lo sợ bị kỳ thọ nên nhiều người có xu hướng trốn tránh, từ chối việc điều trị.
  • Điều này cũng gây khó khăn trong việc kiểm soát số lượng người bệnh, từ đó không thể đưa ra kế hoạch chính xác về việc phòng tránh và điều trị.

Đối với xã hội: 

Như đã chia sẻ ở trên, kỳ thì là sự xa lánh, loại bỏ của một cá nhân hoặc một nhóm người đối với một cá nhân hoặc một nhóm người khác. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội, chẳng hạn như quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, họ hàng, vợ chồng,….Đồn thời, sự kỳ thì cũng làm hạn chế một số quyền lợi cơ bản của công dân, điển hình như quyền được học tập, làm việc, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được yêu thương, đùm bọc từ gia đình và xã hội.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về sự kỳ thị đang hiện hữu trong xã hội hiện nay. Theo Pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể về mỗi cá nhân, tổ chức không được phân biệt đối xử, kỳ thị người khác với bất kì hình thức nào. Mỗi hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

4.5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *