Hay tự khen mình đẹp là bệnh gì?

Ai cũng có quyền tự hào về vẻ đẹp của mình, nhưng việc tự khen mình đẹp quá đà không chỉ là sự tự tin mà có thể liên quan đến một dạng rối loạn nhân cách. Liệu đây có phải chỉ là thói quen hay còn phản ánh một vấn đề tâm lý phức tạp hơn?

Tự khen mình đẹp là bệnh gì?

Tự khen mình đẹp là một điều rất bình thường trong cuộc sống. Việc này chỉ đơn giản là cách để con người có được sự tự tin và lòng tự trọng. Một lời khen dành cho bản thân khuyến khích tinh thần trở nên tích cực và tạo động lực để mỗi người đối mặt với thách thức trong cuộc sống cũng như hạnh phúc hơn từng ngày.

tự khen mình đẹp
Tình trạng tự khen mình đẹp diễn ra thường xuyên là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ái kỷ

Tuy nhiên, nếu một người thường xuyên tự khen mình đẹp quá mức với nhu cầu được chú ý và công nhận, thì nó lại là biểu hiện của rối loạn nhân cách. Người gặp phải tình trạng này bị ám ảnh bởi việc khẳng định ngoại hình, tài năng của mình, mong muốn sự khen ngợi không ngừng từ người khác.

Vậy tự khen mình đẹp là bệnh rối loạn nhân cách? Cụ thể hơn rất có thể đó là dấu hiệu của ái kỷ. Người mắc bệnh này hay phóng đại vẻ đẹp và tầm quan trọng của bản thân, luôn muốn có được sự ngưỡng mộ từ người khác. Do vậy họ thường xuyên tự lý tưởng hóa bản thân không chỉ về ngoại hình mà còn về năng lực và luôn đòi hỏi mọi người phải công nhận chúng.

Tự khen mình đẹp khi nào là rối loạn nhân cách ái kỷ?

Trong cuộc sống, tự khen mình đẹp là cách để thể hiện bản thân tự tin và biết yêu chính mình. Nhưng khi sự khen ngợi đó trở nên thái quá kèm theo hành vi không lành mạnh, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn nhân cách ái kỷ. Căn bệnh này không đơn giản là tâm lý tự tin mà còn là trạng thái tâm lý phức tạp khiến cá nhân thấy mình cần có sự công nhận.

tự nhận mình đẹp là bệnh gì
Tự khen mình đẹp và ghen tị với vẻ ngoài của người khác là biểu hiện của ái kỷ

Để nhận diện rõ hơn về tình trạng này, cần chú ý đến các dấu hiệu đặc trưng của những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ, cụ thể:

  • Dành nhiều thời gian để chăm chút ngoại hình
  • Tin rằng mình thật sự rất xinh đẹp
  • Thường xuyên cần được khen ngợi và công nhận
  • Phản ứng quá mức, bực tức khi người khác chê bai mình không đẹp
  • Cho rằng mình phải được ưu ái, có đặc quyền riêng
  • Cảm thấy thỏa mãn khi được người khác khen ngợi, chú ý, dù đó chỉ là “nịnh bợ”
  • Cho rằng người khác ghen tị với vẻ đẹp của mình
  • Có cảm giác ghen tị, lo lắng khi thấy người khác có ngoại hình vượt trội hơn
  • Xem thường người khác, lợi dụng người khác mà không thấy tội lỗi
  • Khéo ăn nói, dễ dàng thao túng tâm lý người khác
  • Kiêu ngạo, không bao giờ giao tiếp với người không cùng đẳng cấp
  • Tự khen mình đẹp rồi bắt người khác công nhận
  • Luôn chú ý quá mức đến ngoại hình
  • Khát khao được người khác chú ý

Tại sao người ái kỷ lại tự nhận mình đẹp?

Vẻ đẹp ngoại hình ngày nay được coi là yếu tố quan trọng để tạo dựng ấn tượng và thu hút sự chú ý. Đối với người ái kỷ, việc tự nhận mình xinh đẹp có động cơ đứng sau sự tự nhận này phức tạp hơn nhiều:

  • Người ái kỷ phụ thuộc vào vẻ bề ngoài để có cơ sở duy trì sự chú ý và ngưỡng mộ từ người khác. Một ngoại hình đẹp giúp họ dễ dàng thu hút sự quan tâm hơn.
  • Cái tôi của người ái kỷ rất lớn nên tin rằng mình vượt trội hơn người khác và xứng đáng nhận được nhiều đặc quyền. Do đó họ có xu hướng phóng đại vẻ đẹp của mình.
  • Người ái kỷ ít khi thừa nhận khuyết điểm, mà thay vào đó luôn cố gắng chứng minh rằng mình hoàn hảo trong mọi khía cạnh, kể cả ngoại hình.
  • Vẻ đẹp với người ái kỷ như một công cụ để thu hút sự chú ý từ người khác, qua đó dễ chiếm lĩnh các mối quan hệ.
  • Dưới bề ngoài tự tin, người ái kỷ che giấu sự tự ti sâu bên trong. Việc tự nhận mình xinh đẹp trở thành cách bảo vệ bản thân khỏi cảm giác thiếu thốn và không đủ tốt.
  • Trong một số trường hợp, cách nuôi dạy của gia đình hình thành nên tính cách ái kỷ. Nếu trẻ luôn được khen ngợi ngoại hình quá mức, bé lớn lên với niềm tin rằng vẻ đẹp là yếu tố quan trọng nhất để được yêu thương.
tự nhận mình xinh
Người ái kỷ tự nhận mình đẹp bởi vì tin rằng có ngoại hình sẽ có thêm nhiều đặc quyền

Tự khen mình đẹp nên làm gì để khắc phục?

Dưới đây là một số biện pháp mà người ái kỷ có thể áp dụng để khắc phục tình trạng tự khen mình quá mức nhằm giúp bản thân xây dựng hình ảnh chính mình đầy tích cực và lành mạnh hơn.

1. Có lối sống khoa học

Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ rất nhạy cảm trước những lời góp ý và có xu hướng trốn tránh thất bại. Họ dần có thói quen không lành mạnh như sử dụng rượu bia, chất kích thích để quên đi cảm giác thua cuộc. Do đó, duy trì lối sống khoa học là điều cần thiết để giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc và cải thiện sức khỏe tinh thần.

Để có cho mình lối sống thật khoa học, người bị ái kỷ có thể thực hiện các cách sau:

  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt để phục hồi sức khỏe
  • Ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Tập thể dục thường xuyên, chạy bộ đều đặn để nâng cao sức đề kháng
  • Thực hành các bài tập thiền định hoặc yoga để thư giãn tâm trí
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa để giao lưu và học hỏi
  • Dành thời gian tìm tòi, phát triển sở thích cá nhân để giảm áp lực
khắc phục tình trạng tự nhận mình đẹp
Thiền định kết hợp yoga giúp người ái kỷ có được lối sống tốt cho sức khỏe tinh thần

2. Tham gia hoạt động xã hội

Việc tham gia hoạt động xã hội giúp người mắc chứng ái kỷ giảm bớt cô đơn và thúc đẩy tinh thần đồng cảm, gắn kết với người khác. Khi tham gia vào, bệnh nhân có cơ hội gặp gỡ bạn bè cùng quan điểm và trải nghiệm khác nhau để học hỏi, phát triển bản thân.

Một số hoạt động xã hội hữu ích cho người ái kỷ bao gồm: tham gia câu lạc bộ tình nguyện, tham gia các lớp học nghệ thuật hoặc thể thao, tham gia các buổi hội thảo tâm lý. Những hoạt động này giúp họ nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng nhằm xây dựng được nhiều mối quan hệ tích cực. Từ đó, phát huy cái nhìn tích cực về bản thân và giảm thiểu hành vi tự khen quá mức.

3. Yêu bản thân đúng cách

Yêu bản thân đúng cách đối với người ái kỷ không chỉ là việc tôn vinh vẻ đẹp bên ngoài mà còn là thái độ chấp nhận bản thân với tất cả khuyết điểm, yếu điểm. Nó giúp họ phát triển lòng tự trọng lành mạnh mà không cần phải phụ thuộc vào sự khen ngợi từ người khác.

Để yêu bản thân đúng cách, người ái kỷ cần học cách nói với bản thân những điều tích cực một cách chân thực như “Tôi có điểm mạnh, yếu và đó là điều bình thường.” Họ cũng nên hành xử thật khiêm tốn và biết ơn với những gì mình đang có. Việc thực hành lòng biết ơn hàng ngày cũng giúp ích khi mang lại cách nhìn nhận giá trị cuộc sống ngoài vẻ đẹp.

4. Gặp gỡ chuyên gia tâm lý

Gặp gỡ chuyên gia tâm lý là một trong những bước quan trọng khi điều trị cho người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ có hành vi tự khen quá mức. Chuyên gia đưa ra thông tin, công cụ và chiến lược hữu ích để người bệnh thay đổi cách nhìn nhận bản thân và có biện pháp đối phó với thất bại trong cuộc sống. Sự hỗ trợ này còn tạo ra môi trường an toàn để người bệnh khám phá và hiểu rõ hơn về chính mình.

cách cải thiện tình trạng tự khen mình đẹp
Tâm lý trị liệu cùng chuyên gia giúp ích cho bệnh nhân ái kỷ hay tự khen mình đẹp

Ngoài ra, chuyên gia tâm lý còn giúp người ái kỷ phát huy khả năng đồng cảm và cải thiện bản thân trong các mối quan hệ xã hội. Thông qua các buổi trị liệu, người bệnh sẽ học cách lắng nghe cảm xúc người khác và xây dựng kết nối sâu sắc hơn.

Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc ái kỷ tự khen mình xinh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các rối loạn tâm thần nghiêm trọng khác như trầm cảm, lạm dụng chất. Vì vậy việc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp là rất quan trọng.

Dù ai cũng muốn trở nên tự tin với vẻ ngoài của mình, nhưng nếu một người thường xuyên tự khen mình đẹp thì rất có thể điều này đang cảnh báo vấn đề tâm lý sâu xa hơn. Vì vậy, hiểu rõ bản thân chính là chìa khóa để tránh có những hành vi tự cao quá mức.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *