Tự kỷ ám thị là gì? Có ảnh hưởng như thế nào?

Tự kỷ ám thị là một trong các khái niệm còn khá mới mẻ và xa lạ đối với nhiều người. Đặc trưng của hội chứng này đó chính là triệu chứng tự huyễn hoặc bản thân bằng các ý tưởng, suy nghĩ không có thật. Bài viết sẽ làm rõ tự kỷ ám thị là gì cùng các vấn đề liên quan.

Tự kỷ ám thị là gì?
Tự kỷ ám thị được đặc trưng bởi cách tưởng tượng làm mờ khả năng nhận thức của con người.

Tự kỷ ám thị là gì?

Tự kỷ ám thị là một chứng bệnh rối loạn tâm thần còn được gọi với tên khoa học là Autosuggestion. Nhiều người còn gọi căn bệnh này như một cách tự tâm niệm, tự thôi miên chính bản thân mình. Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì bệnh lý này chính là cách tưởng tượng làm mờ khả năng nhận thức của con người.

Người bệnh sẽ có khả năng hình thành các suy nghĩ về một vấn đề nào đó và họ sẽ tự thuyết phục, thôi miên bản thân mình tin tưởng vào đó. Cũng bởi vì thế mà những hành động bên ngoài của họ cũng sẽ bị tác động và biểu hiện giống với những gì mà họ đang suy nghĩ. Tất cả các hình thức khuyến khích, kích thích hay khích lệ bản thân của con người đều sẽ được dùng thuật ngữ tự kỷ ám thị để miêu tả.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các triệu chứng rối loạn tâm thần này không phải là bệnh lý và nó cũng không giống với chứng tự kỷ. Cũng bởi tự kỷ là một dạng bệnh và nó có thể gây ra rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển và xúc tiến xã hội của mỗi cá nhân.

Tuy rằng tự kỷ ám thị vẫn được xếp vào một vấn đề rối loạn tâm thần nhưng trong một số trường hợp đặc biệt nó lại mang đến những lợi ích lớn cho con người. Trong thực tế đã có không ít các thiên tài trên thế giới chia sẻ rằng họ mắc phải chứng tự kỷ ám thị và bản thân đã tự khám phá ra những năng lực tiềm ẩn bên trong của mình.

Dựa vào số liệu thống kê từ năm 2007 nhận thấy, cứ khoảng trên 150 trẻ em ở Hoa Kỳ thì sẽ có 1 em mắc phải hội chứng này. Không dừng lại ở đó, con số này lại càng gia tăng theo từng năm, tỉ lệ chiếm khoảng từ 10 đến 17%. Bên cạnh đó, tình trạng này còn kéo theo rất nhiều các vấn đề có liên quan đến sở thích, hành vi thường xuyên lặp đi lặp lại gây ra một số sự cản trở nhất định đối với sinh hoạt đời sống của người bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ tự kỷ ám thị của mỗi người mà sự ảnh hưởng và hỗ trợ sẽ khác nhau. Một vài trường hợp trẻ mắc hội chứng này cần có sự hỗ trợ trong các sinh hoạt đời sống hàng ngày, một số khác sẽ cần ít sự giúp đỡ hơn và nhiều trường hợp có thể sống một cách độc lập.

Nguyên nhân gây ra tự kỷ ám thị

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng tự kỷ ám thị thường sẽ xuất phát bởi 2 nguyên nhân sau đây:

nguyên nhân gây tự kỷ ám thị
Tự kỷ ám thị có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính là tâm thần và thực thể
  • Nguyên nhân xuất phát từ tâm thần

Thường thì khi một người tự nhủ với chính mình một điều gì đó thì họ sẽ có xu hướng muốn thuyết phục bản thân tin vào điều đó. Cũng tương tự như thế, những người mắc phải chứng tự kỷ ám thị cũng sẽ có các triệu chứng này nhưng mức độ biểu hiện và cách nó diễn ra mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, nếu họ tự lừa dối bản thân bằng một suy nghĩ sai lầm nào đó thì đến một thời điểm nhất định họ sẽ chấp nhận sự sai lầm đó như một sự việc hiển nhiên. Những suy nghĩ, sự tưởng tượng này là do bản thân họ tự gieo rắc vào trong tâm trí của chính mình. Đồng thời nó sẽ liên tục được khích lệ, nuôi dưỡng và phát triển theo thời gian.

Nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp thì chúng sẽ lớn dần và xâm chiếm toàn bộ tâm trí của con người. Nó bắt đầu hòa trộn với từng cung bậc cảm xúc và hình thành nên các động lực để có thể kiểm soát và định hướng mọi động thái của họ, chẳng hạn như các sinh hoạt hàng ngày, những hành vi,…

  • Nguyên nhân xuất phát từ thực thể

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại một số vùng não bị tổn thương sẽ làm gián đoạn các tế bào thần kinh. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ làm phát triển các khối ức chế bền vững gây nên các suy nghĩ lệch lạc và sai lầm về cuộc sống. Đây cũng được xem là tiền đề làm cho suy nghĩ sai lầm của con người càng được củng cố bền chặt và mạnh mẽ hơn.

Triệu chứng của tự kỷ ám thị

Tự kỷ ám thị có các triệu chứng khá giống và dễ nhầm lẫn với chứng bệnh tự kỷ, tuy nhiên còn kèm theo những suy nghĩ ám thị. Một vài triệu chứng thường gặp như sau:

  • Suy giảm sự chú ý, mất tập trung, sống khép mình, tự tách biệt, khả năng giao tiếp xã hội kém.
  • Xuất hiện những suy nghĩ về hành vi của chính mình và thường tốn rất nhiều thời gian vào các vấn đề mà bản thân đang suy nghĩ.
  • Người mắc chứng tự kỷ ám thị dường như bị mất hoàn toàn về khả năng kiểm soát suy nghĩ của chính mình. Hầu hết họ chỉ dành sự tập trung vào những gì mà bản thân họ nghĩ là họ cần làm.
  • Bị chìm đắm vào những suy nghĩ của bản thân một cảm điên cuồng, mất cân bằng trong cuộc sống. Họ có thể phớt lờ, bỏ qua không thực hiện các việc cần thiết và quan trọng ngay tại thời điểm đó.
  • Hay suy nghĩ, mơ mộng.
  • Có thể rất giỏi về một lĩnh vực nhất định nào đó, chẳng hạn như toán học, hồi hoạ,….

Tự kỷ ám thị ảnh hưởng như thế nào?

Không giống như các bệnh rối loạn tâm thần khác, tự kỷ ám thị không hẳn là một tình trạng hoàn toàn xấu. Đôi khi nó cũng mang lại nhiều điều tích cực đối với con người. Một số ảnh hưởng tích cực và tiêu cực mà tự kỷ ám thị có thể tạo ra như:

Tự kỷ ám thị là gì
Tiger Wood – quán quân golf Mỹ là người bị tự kỷ ám thị

2.1 Những ảnh hưởng tích cực của tự kỷ ám thị là gì?

Hội chứng tự kỷ ám thị có khả năng giúp bạn dễ dàng vươn tới sự thành công và đạt được những mục tiêu ngoài mong đợi. Trong thực tế đã có rất nhiều các trường hợp sau khi nhận biết được bản thân mắc phải triệu chứng này đã khám phá được những tài năng thiên bẩm và tiềm ẩn bên trong con người họ. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp do tự kỷ ám thị nặng khiến nhiều người trở nên hoang tưởng về chính mình.

Một ví dụ điển hình như Tiger Wood – quán quân golf Mỹ. Trong thời gian bị giam giữ trong tù tại chiến tranh ở Triều Tiên, ông đã luôn suy nghĩ và liên tưởng về việc bản thân là một nhà vô địch đánh golf. Thời gian sau khi ông ra tù và được trở về nước, ông đã bắt đầu biến suy nghĩ của mình trở thành sự thật và giành được chức quán quân golf Mỹ với những cú đánh bắt mắt và hoàn hảo.

2.2 Ảnh hưởng tiêu cực từ chứng tự kỷ ám thị

Tuy nhiên, đối với các trường hợp có những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc thì hội chứng này lại mang tính chất vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần và cả sức khỏe thể chất của họ. Chẳng hạn như nếu bạn luôn có sự nghĩ rằng bản thân là người bất hạnh, cô đơn, không thể tìm kiếm được sự hạnh phúc thì chắc chắn rằng những điều này sẽ ăn sâu vào trong tâm trí của bạn. Lúc này bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ xung quanh theo chiều hướng bi quan, cho rằng tất cả mọi thứ đều vô nghĩa và không có lý do gì để bạn cố gắng trong tương lai.

Tự kỷ ám thị khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Thông thường, đối với những trẻ từ khoảng 1 tuổi khi được người khác gọi tên sẽ có phản ứng quay đầu lại hoặc mỉm cười. Tuy nhiên, khi mắc phải hội chứng tự kỷ ám thị thì trẻ sẽ không có bất kì phản ứng gì trong tình huống này. Khi trẻ lớn hơn 1 chút, khoảng được 18 tháng tuổi thì sẽ bắt đầu có những biểu cảm để biểu thị nếu nói chậm. Tuy nhiên, khi trẻ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe tâm thần lại không có hoặc rất hạn chế về hành động này.

Khi trẻ bắt đầu lên 2, trẻ bị tự kỷ ám thị sẽ không cảm nhận được hoặc tỏ ra rất bình thản khi xem các hình ảnh, sự việc vui nhộn. Nếu nhận thấy trẻ có những triệu chứng này thì cha mẹ nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được kiểm tra, thăm khám sức khỏe một cách cụ thể nhất.

Cách biến tự kỷ ám thị thành động lực tích cực

Nếu bạn biết cách điều chỉnh các suy nghĩ, liên tưởng của bản thân về chính mình thì bạn có thể hoàn toàn đạt được những điều mà mình mong muốn. Sau đây là một số biện pháp có thể giúp bạn biến tự kỷ ám thị thành các động lực để thành công:

1. Giả vờ thành công

Đầu tiên, những người mắc phải hội chứng tự kỷ ám thị nên giả vờ mình là những thiên tài, là người thành công và có sở trường nổi bật. Chính những suy nghĩ này sẽ giúp bạn gia tăng niềm tin vào bản thân và có thêm nhiều động lực để vượt qua được những mục tiêu ngoài mong đợi.

2. Suy nghĩ tích cực hơn

Nếu bạn có suy nghĩ rằng bản thân là người tự tin, đầy tính sáng tạo, thông minh, nhanh nhẹn và nhạy bén thì những công việc và hành động của bạn sẽ biểu thị được điều đó. Ngược lại, đối với những ai có suy nghĩ tiêu cực, ví dụ như họ liên tục hạ thấp bản thân, đánh giá mình một cách tiêu cực, cho rằng mình thấp kém, không có tài năng thì các suy nghĩ đó sẽ dìm họ xuống vực thẳm. Thế nên bạn cần phải cố gắng suy nghĩ theo chiều hướng lạc quan và tích cực để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, bạn cũng sẽ có nhiều động lực hơn về tương lai.

3. Tự tin vào chính mình

Tự tin là một trong các yếu tố cần thiết để bạn có thể dễ dàng đạt được sự thành công trong cuộc sống. Đặc biệt là những người bị tự kỷ ám thị sẽ càng cần rèn luyện đức tính này để có thể thuận lợi trong công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội. Chính vì thế, bạn không nên tự nghi ngờ bản thân, không được đánh giá thấp về năng lực của chính mình mà cần phải dũng cảm thử sức với những điều mới mẻ, thú vị. Đây cũng chính là chiếc chìa khóa tạo nên sự thành công của tất cả mọi người.

4. Diễn tập tinh thần

Hãy bắt đầu tưởng tưởng rằng bản thân đang chuẩn bị có một buổi thuyết trình vô cùng quan trọng. Thời điểm này hãy phân biệt rõ ràng và cụ thể giữa đâu là thật, đâu là ảo để có thể tác động trực tiếp đến hành vi và nhận thức. Đây được xem là một bài diễn tập tinh thần để khi bắt đầu cuộc thuyết trình bạn sẽ hành động đúng theo những gì đã chuẩn bị, những điều mà bạn đã mường tượng ra từ trước và chắc chắn kết quả cũng sẽ giống như những gì bạn mong muốn.

5. Tuyên ngôn bản thân

Bạn cũng có thể tự tạo cho mình một bản tuyên ngôn để có thể biết rằng bản thân đang nghĩ và muốn gì, từ đó có thể dễ dàng làm theo những điều đó. Đây không chỉ là những dòng chữ đơn thuần khi bạn viết ra trên giấy mà nó còn là chính mục tiêu của bạn và bạn cần phải nỗ lực để hoàn thành chúng. Sau khi thực hiện được những mong muốn của bản thân bạn có thể tiếp tục thêm vào đó những điều cần phải làm tiếp theo và lên kế hoạch cụ thể cho nó.

Bài viết trên đây đã mang lại cho bạn một số thông tin cụ thể và chi tiết về tự kỷ ám thị là gì? Nếu nhận thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu như không bộc lộ cảm xúc, khả năng giao tiếp bị hạn chế hoặc thường xuyên ngồi một mình thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *