10 Nghiên cứu tâm lý học thú vị giúp bạn hiểu rõ bản thân
Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi “Liệu bản thân đã thực sự hiểu được chính mình?”. Trong thực tế, con người được tạo ra bởi những điều bí ẩn mà cho đến hiện nay vẫn chưa được khai thác hết. Để vén bức màn bí ẩn và thú vị này, các nhà tâm lý học cũng đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về hành vi và nhận thức để giúp con người có thể hiểu rõ hơn về chính bản thân họ.
Thấu hiểu bản thân qua 10 nghiên cứu tâm lý học thú vị
Con người luôn cố gắng để có thể thấu hiểu được bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên, mỗi người là một cá thể riêng biệt, có những đặc điểm và tính cách khác nhau, không ai giống với bất kì ai về mọi mặt. Theo đó, các nhà khoa học cho biết rằng, mỗi con người chính là một điều kì diệu và chứa đựng rất nhiều sự bí ẩn chưa thể khám phá.
Các nhà tâm lý học cũng đã dành rất nhiều thời gian để có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu về tâm lý, hành vi của mỗi con người. Trong nhiều năm qua, họ cũng đã đạt được những thành công nhất định và khai thác được rất nhiều điều thú vị, bất ngờ về con người. Một số nghiên cứu tâm lý học sau đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về bản thân mình.
1. Con người dễ bị khuất phục trước sự uy quyền
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được các tình huống lạm quyền bởi những người có địa vị cao trong xã hội hoặc họ là người sở hữu một khối tài sản lớn, có sự ảnh hưởng đối với cộng đồng. Tâm lý chung của nhiều người đó chính là luôn cảm thấy yếu thế, dễ bị khuất phục trước những người có quyền lực.Và cũng vì thế mà những người có uy quyền luôn có cách hành xử thiếu tôn trọng hoặc thậm chí là lạm dụng quyền hành một cách quá mức đối với những người xung quanh.
Vào năm 2003, một cuộc nghiên cứu đã được đăng tải trên tờ Psychological Review. Các nhà khoa học đã tiến hành phân chia sinh viên theo 3 nhóm khác nhau để cùng viết một bài luận ngắn. Trong đó, có 2 sinh viên sẽ được hướng dẫn để viết bài luận, còn 1 sinh viên sẽ đảm nhiệm vai trò đánh giá và quyết định số tiền mà mỗi sinh viên sẽ được trả.
Trong lúc họ đang thực hiện công việc của mình thì sẽ có một nhà nghiên cứu bước vào với một đĩa bánh quy gồm 5 cái. Nhìn chung không ai ăn chiếc bánh cuối cùng nhưng phần lớn thì trưởng nhóm sẽ là người ăn chiếc bánh thứ 4 với một cách khá trịch thượng và có phần lạm quyền.
Nhà tâm lý học Dacher Keltner, cũng là người chỉ đạo chính là cuộc nghiên cứu này cho biết, những nhà nghiên cứu được trao quyền lực trong các cuộc thí nghiệm khoa học nà đó sẽ có nhiều xu hướng chạm vào người khác một cách không phù hợp, họ có thể đưa ra những quyết định và lựa chọn chưa đúng đắn, luôn đề nghị và đưa ra ý kiến đầu tiên trong hầu hết các cuộc thảo luận cũng như tình huống “ngốn bánh quy”.
2. Rất khó để trì hoãn cảm giác thỏa mãn, nhưng nếu làm được bạn sẽ dễ đạt được thành công
Tâm lý này rất thường thấy ở trẻ nhỏ, hầu hết những đứa trẻ sẽ khó có thể kiềm nén được trước những sự cám dỗ hoặc cảm giác thỏa mãn của bản thân. Điều này cũng đã được chứng minh cụ thể qua một cuộc thí nghiệm được thực hiện vào năm 1960 bởi Stanford nhằm kiểm tra về khả năng và mức độ chịu đựng, kiềm chế trước khi cám dỗ của những đứa trẻ đang ở độ tuổi mầm non.
Cuộc thí nghiệm này được thực hiện với 4 đứa trẻ, mỗi trẻ sẽ được đưa vào một căn phòng trống chỉ với một viên kẹo dẻo được đặt trước mặt. Đồng thời, trẻ cũng sẽ được dặn rằng phải đợi đến khi nhà nghiên cứu quay lại mới được ăn viên kẹo đó và nếu đợi được sau 15 phút thì trẻ sẽ nhận được thêm 1 viên kẹo nữa.
Tuy rằng phần lớn những đứa trẻ đều hứa sẽ đợi nhưng sau đó lại khó có thể cưỡng lại và dễ bỏ cuộc, trẻ sẽ ăn viên kẹo đó trước khi đợi nhà nghiên cứu quay trở lại. Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng giải thích về điều này và cho biết, những đứa trẻ có thể đợi được sau 15 phút đã áp dụng các chiến thuật né tránh (nhắm mắt, quay lưng, đánh lạc hướng sự chú ý đối với viên kẹo).
Qua cuộc nghiên cứu này, chúng ta cũng hiểu hơn về khả năng kiềm chế trước sự cám dỗ, hiểu hơn về ý chí và kỷ luật tự giác của mỗi người trước cảm giác thỏa mãn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy tác động tiêu cực từ hành vi này đối với trẻ nhỏ. Những trẻ khó có thể trì hoãn cảm giác thỏa mãn trước những sự cám dỗ sẽ có nhiều nguy cơ bị béo phì, nghiện chất.
3. Mỗi con người đều tồn tại mặt ác
Một trong các nghiên cứu tâm lý học thú vị nhất có thể giúp bạn hiểu hơn về bản thân đó chính là cuộc nghiên cứu nhà tù Stanford được thực hiện vào năm 1971. Mục đích chính của cuộc nghiên cứu này đó chính là tìm hiểu về những hoàn cảnh xã hội có sự tác động như thế nào đối với hành vi của con người.
Nhà tâm lý học Philip Zimbardo cùng với các đồng nghiệp của mình đã lập nên một nhà tù giả tại hầm của một tòa nhà thuộc khoa tâm lý học Stanford. Sau đó họ bắt đầu chọn ra 24 sinh viên có trạng thái tâm lý tốt và hoàn toàn không phạm tội vào sinh hoạt tại nhà tù với chế độ quản chế nghiêm ngặt. Các tù nhân sẽ phải ở trong tù suốt 24 giờ trong ngày và được sự giám sát của các nhà nghiên cứu cùng với camera ẩn.
Cuộc thí nghiệm được thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần nhưng phải bắt buộc ngừng lại đột ngột vì hành vi ngược đãi của quản chế, một số trường hợp còn bị tra tấn nghiêm trọng về mặt tâm lý khiến tù nhân cảm thấy lo lắng, sợ hãi tột độ. Những người quản chế ở đây càng ngày càng trở nên dữ tợn, hung hãn. Họ bắt đầu lột sạch quần áo của tù nhân, dùng bao trùm lên đầu họ rồi cùng họ thực hiện các hoạt động tình dục dã man.
“Sau 6 ngày tôi phải kết thúc thí nghiệm này vì nó đã vượt khỏi kiểm soát – thật sự mỗi tối tôi không thể ngủ mà không lo lắng về những gì các quản chế có thể làm với tù nhân.” – Zimbardo chia sẻ. Từ đó nhận thấy rằng, mỗi con người đều tồn tại những mặt tốt xấu khác nhau, tùy vào mỗi thời điểm mà các “nhân cách” có thể bộc lộ một cách không ngờ đến.
4. Con người dành đến 30% thời gian trong ngày để mơ mộng
Một điều khá bất ngờ và không phải ai cũng biết đó chính là chúng ta dành đến hơn 30% thời gian trong ngày để dành cho việc mơ mộng, tưởng tượng. Bạn có thể làm việc này một cách vô thức mà ngay cả bản thân cũng không thể kiểm soát. Chẳng hạn như khi đang nghiên cứu một tài liệu quan trọng nào đó để phục vụ cho công việc nhưng bạn lại bất chợt nhận ra bản thân đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần một câu trong đó và tâm trí của bạn lúc này đang mải mê vui chơi ở đâu đó.
Theo đó, các nhà khoa học cũng đã tiến hành các cuộc nghiên cứu để tìm hiểu về vấn đề này, nhằm giúp con người có thể hiểu rõ hơn về chính mình. Một số nhà khoa học của trường Đại học California cũng đã chia sẻ rằng, mỗi ngày chúng ta sẽ dành khoảng 30% để mơ mộng và con số này có thể tăng lên đến 70% sau những chuyến đi dài. Đồng thời, các nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, những người hay lang thang trong các suy nghĩ của mình lại có nhiều xu hướng sáng tạo tốt hơn, họ dễ dàng kiểm soát cảm xúc, thoát khỏi căng thẳng.
5. Chúng ta có xu hướng đưa ra quyết định dựa vào tiềm thức
Hầu hết chúng ta đều hay cho rằng, mọi quyết định của bản thân sẽ phần lớn dựa vào quá trình đưa ra kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể và cẩn thận. Tuy nhiên, dựa vào các nghiên cứu tâm lý học nhận thấy rằng, có đến từ 60 đến 80% các quyết định và lựa chọn hàng ngày của con người đều sẽ dựa vào tiềm thức.
Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, não bộ sẽ tiếp nhận hơn hàng triệu các đơn vị dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, nếu phải xử lý toàn bộ các thông tin này thì não bộ sẽ có nguy cơ bị quá tải. Chính vì thế, các dữ liệu này sẽ được vận chuyển một phần đến tiềm thức và một số hành vi của con người sẽ được thực hiện dựa theo thói quen.
Tuy nhiên, xu hướng này cũng có một số nhược điểm nhất định. Chẳng hạn như nếu bạn làm mọi việc một cách theo tiềm thức, bạn sẽ không thể chắc chắn rằng bạn đã làm việc đó hay chưa. Ví dụ như khi bạn đã rời khỏi nhà được một lúc nhưng lại cảm thấy lo lắng, không an tâm về việc bản thân đã khóa cửa nhà hay chưa.
6. Hạnh phúc hơn khi trở nên bận rộn
Một nghịch lý mà nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ đó chính là con người có xu hướng cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ bận rộn. Hãy thử nghĩ lại, bạn đã từng có cảm giác vô cùng khó chịu, bực bội khi rảnh rỗi quá lâu chưa. Chẳng hạn như cùng ở một tình huống tại sân bay và bạn cần phải lấy hành lý của mình. Bạn có thể tiết kiệm thời gian của mình bằng cách sử dụng băng chuyền hành lý. Tuy nhiên, bạn lại phải mất một khoảng thời gian khác để chờ đợi vali xuất hiện sau khi kết thúc chuyến bay. Điều này có thể khiến cho bạn cảm thấy hơi khó chịu và thiếu kiên nhẫn.
Một cách xử lý khác được đặt ra, đó chính là bạn sẽ phải mất khoảng 10 phút để đến khu vực xác nhận quyền sở hữu và tiến hành nhận lại vali của mình. Tuy rằng khoảng thời gian của 2 cách xử lý này không quá chênh lệch nhau nhưng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu áp dụng cách 2.
Điều này cũng đã được giải thích qua một số nghiên cứu tâm lý học để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình. Các nhà khoa học cho biết, não bộ của chúng ta hoàn toàn không thích sự nhàn rỗi mà ngược lại nó lại thích ứng tốt hơn với sự bận rộn. Sau khi hoàn thành bất kì công việc nào đó, não bộ sẽ tự thưởng cho nó bằng cách tiết ra hormone dopamine – đây là loại hormone có tác dụng tạo sự hạnh phúc, vui vẻ.
7. Sự hạn chế về số lượng bạn bè
Với xã hội công nghệ hiện đại ngày nay, nhiều người cho rằng mình hoàn toàn có thể mở rộng các mối quan hệ thân thiết, chặt chẽ kể cả khi không gặp mặt, trò chuyện thường xuyên với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi người chúng ta chỉ có tối đa khoảng 150 người để có thể duy trì một mối quan hệ bền chặt – đây còn được gọi là khái niệm của con số Dunbar.
Con số này đã được đặt ra bởi Robin Dunbar nhằm thể hiện số lượng mối quan hệ mà một người có khả năng có được. Ông đã tiến hành tìm hiểu và khám phá về sự liên kết giữa não bộ của những loài linh trưởng. Ông cho rằng, kích thích của não chính là yếu tố quan trọng để có thể xác định về số lượng các mối quan hệ của từng loài. Sau khi thu thập các dữ liệu về loài linh trưởng và cả con người thì ông kết luận rằng, mỗi chúng ta chỉ có khả năng duy trì một cách vui vẻ, thoải mái và bền chặt với khoảng 150 mối quan hệ.
Bạn có thể có được hàng nghìn, hàng triệu bạn bè trên các trang mạng xã hội nhưng trong thực tế chỉ có khoảng 150 mối quan hệ thực sự thoải mái. Con số này tượng trưng cho các mối quan hệ mà bạn thực sự cảm thấy không hề ngại ngùng, lo lắng khi vô tình gặp họ trong một quán bar.
8. Luôn muốn có nhiều sự lựa chọn
Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng, con người thường có xu hướng muốn có được càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Các nhà khoa học thực hiện một cuộc khảo sát thực tế tại một siêu thị. Ở đây họ đặt một quầy mứt với 6 loại khác nhau (quầy số 1) và một quầy đặt 24 loại (quầy số 2).
Sau quá trình quan sát và số liệu thống kê nhận thấy, có đến hơn 60% khách hàng dừng lại thử ở quầy số 1 nhưng số lượng mua hàng lại tăng gấp 4 lần ở quầy số 2. Điều này cho thấy rằng, con người luôn có mong muốn có được sự đa dạng và phong phú về những sự lựa chọn. Tuy rằng não bộ chỉ có khả năng tập trung 3,4 lần tại một thời điểm nhất định nhưng tâm lý luôn có xu hướng muốn trải nghiệm càng nhiều sự lựa chọn càng tốt.
9. Chúng ta có khả năng trải qua xung đột sâu sắc về đạo đức
Nhà tâm lý học Stanley Milgram đã tiến hành một cuộc nghiên cứu vào năm 1961 với mục đích kiểm tra xem một người sẽ có xu hướng làm theo người có quyền lực về các yêu cầu cực đoan, làm hại người khác. Từ đó xem xét về mức độ xung đột giữa nghĩa vụ phải tuân theo người có quyền và giá trị đạo đức cá nhân. Ông muốn giải thích được những hành động tàn ác, ghê rợn của những tội phạm chiến tranh Nazi trong cuộc tàn sát Holocaust.
Cuộc nghiên cứu này được thực hiện với 2 người tham gia, một người được xem là học trò và một người là giáo viên. Người giáo viên này sẽ được hướng dẫn để sốc điện học trò (thực tế học trò không bị sốc điện và đang ở một căn phòng khác) mỗi khi trả lời không đúng câu hỏi. Để tăng tính chân thực, nhà nghiên cứu còn cho phát ra các âm thanh tựa như cảnh học trò đang cảm thấy đau đớn dữ dội. Khi giáo viên có ý định muốn dừng lại hành động này thì người giám sát sẽ có nhiệm vụ thôi thúc họ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
Sau cuộc thí nghiệm này, nhận thấy có đến 65% các trường hợp đã thực hiện cú sốc điện đến cuối cùng cho dù họ cảm thấy không thoải mái khi làm việc đó. Trong thời gian này, họ phải liên tục trải qua những xung đột dữ dội về mặt đạo đức, đấu tranh mạnh mẽ giữa mệnh lệnh và khuynh hướng cảm thông, lòng tốt. Tuy nhiên đây cũng được xem là một lời cảnh báo đối với việc tuân thủ theo các yêu cầu của người có quyền một cách mù quáng.
10. Hiện tượng “mù thay đổi”
Nếu nhắc đến những nghiên cứu tâm lý học giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân thì không thể không nhắc đến vấn cuộc nghiên cứu được tiến hành vào năm 1988 bởi nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard and Kent State. Các nhà khoa học đã khảo sát dựa trên thực tế những người đi bộ tại khuôn viên của một trường đại học để xem họ có nhìn thấy những gì xảy ra ngay trước mắt, có chú ý đến sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Thí nghiệm này được thực hiện như sau, một diễn viên sẽ tiếp cận với những người đi bộ và nhờ họ chỉ đường. Trong lúc trao đổi thì có 2 người đàn ông khiêng một cánh cửa lớn bằng gỗ đi ngang qua giữa người đi bộ và diễn viên. Điều này sẽ gây chắn tầm mắt của cả hai đối với nhau trong một thời gian ngắn, khoảng vài giây. Lúc này, diễn viên cũng sẽ được thay thế bằng một người khác có vóc dáng, chiều cao, trang phục, kiểu tóc, giọng nói hoàn toàn khác so với ban đầu.
Kết quả nhận thấy gần, có đến hơn 50% số người không nhận ra sự thay đổi này và thí nghiệm này cũng chính là một trong các minh họa đầu tiên về hiện tượng “mù thay đổi” ở con người. Cụ thể là chúng ta có xu hướng chọn lọc những điều mà bản thân tiếp nhận từ bất kì các môi trường, khung cảnh nào và có lẽ con người sẽ dựa vào trí nhớ, mô thức nhiều hơn so với suy nghĩ của mình.
Trên đây là một số nghiên cứu tâm lý học thú vị có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình. Hi vọng qua những thông tin này, bạn đọc sẽ phần nào lý giải được những trạng thái tâm lý khó diễn tả của mình và có thể thấu hiểu hơn về bản thân để dễ dàng xây dựng tốt cuộc sống của chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!