7 Thủ thuật tâm lý khiến đối phương làm điều bạn muốn
Để đối phương làm điều bạn muốn, cần phải có những thủ thuật tâm lý tinh vi và khéo léo. 7 Thủ thuật tâm lý trong bài viết sau sẽ giúp bạn nắm bắt được đối phương và dễ dàng khiến họ đồng ý khi nhận được lời đề nghị, yêu cầu.
7 Thủ thuật tâm lý khiến đối phương làm theo những điều bạn muốn
Trong cuộc sống, sẽ có những lúc bạn cần đến sự giúp đỡ của ai đó. Khi đưa ra lời đề nghị, họ có thể từ chối vì cảm thấy không thoải mái và sẵn lòng. Tuy nhiên, bạn có thể khiến đối phương làm điều mà mình muốn nếu nắm bắt được các thủ thuật tâm lý.
Tâm lý của con người không được “phô trương” một cách rõ ràng như ngoại hình. Họ có thể bày tỏ sự vui vẻ thông qua nét mặt và hành động nhưng thật khó để biết được sâu bên trong đối phương đang cảm nhận những gì. Nếu biết cách nắm bắt tâm lý người khác, bạn sẽ dễ dàng hơn trong cuộc sống cũng như công việc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu một số thủ thuật tâm lý để khiến đối phương làm những gì bạn muốn. Thông qua những thủ thuật này, bạn có thể đạt được mục tiêu đặt ra. Thực tế, đa số những người giữ vị trí lãnh đạo, điều hành luôn nắm rõ những thủ thuật tâm lý để có thể khiến người khác làm theo ý muốn của mình. Nắm bắt được điều này đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công trong tương lai.
Dưới đây là 7 thủ thuật tâm lý khiến đối phương làm theo điều mà bạn muốn:
1. Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của đối phương
Hiệu ứng tắc kè hoa là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hiện tượng chúng ta bắt chước hành động, cử chỉ, biểu cảm,… của một người nào đó (thường là người thân thiết). Hành động này được hình thành một cách vô thức do bị ảnh hưởng lẫn nhau.
Theo các chuyên gia tâm lý, hiệu ứng tắc kè hoa khiến cho đối phương ấn tượng tốt và có thiện cảm với bạn. Vì vậy, nếu muốn đối phương làm điều bạn muốn, hãy cố gắng bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ. Như vậy, họ sẽ cảm thấy thiện cảm và dễ dàng đồng ý với những yêu cầu từ bạn. Trong khi đó, đối phương có thể dễ dàng từ chối nếu bạn và họ quá khác biệt.
Tuy nhiên, nếu lợi dụng hiệu ứng tắc kè hoa, bạn nên thể hiện một cách khéo léo để đối phương không nhận ra bạn đang cố tình bắt chước. Bạn có thể bắt chước cách đặt bàn tay và biểu cảm của họ. Điều này sẽ giúp khoảng cách của cả hai được thu hẹp, đối phương cảm thấy gần gũi và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần.
2. Thay đổi cách đặt câu hỏi
Khi nhờ sự giúp đỡ của người khác, bạn nên chú ý cách đặt câu hỏi để tăng tỷ lệ đối phương đồng ý. Theo các chuyên gia, đừng nên đặt câu hỏi Yes/ No bởi khả năng đồng ý – từ chối sẽ nằm ở mức cân bằng 50 – 50. Chẳng hạn như khi bạn đề nghị họ giúp đỡ một việc gì đó, hãy tránh đặt câu hỏi như “Bạn có thể mình hoàn thành công việc này được không?”.
Nếu đặt câu hỏi như vậy, khả năng họ trả lời không là rất cao bởi không ai muốn mất thời gian cho những nhiệm vụ không nằm trong phạm vi công việc của mình. Vì vậy, bạn nên tránh cách đặt câu hỏi như vậy khi đưa ra lời đề nghị giúp đỡ.
Thay vào đó, có thể đặt câu hỏi ở dạng yêu cầu như “Làm giúp mình công việc này nhé? Ngày hôm nay mình cảm thấy không được khỏe.”. Khi đặt câu hỏi ở dạng đề nghị, đối phương sẽ khó lòng từ chối và đồng thời bạn cũng nên nói rõ lý do ngay sau lời đề nghị. Như vậy, tỷ lệ họ đồng ý sẽ cao hơn thay vì đợi chờ họ hỏi lý do.
Với thủ thuật tâm lý đơn giản này, bạn có thể khiến đối phương làm theo điều bạn muốn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Bởi mọi người đủ tỉnh táo để đưa ra lời từ chối nếu bạn liên tục nhờ vả và yêu cầu được giúp đỡ.
3. Nhìn thẳng vào mắt họ khi đề nghị điều gì đó
Khi đưa ra lời đề nghị, bạn nên nhìn thẳng vào mắt họ thay vì né tránh. Khi nhìn vào trực tiếp vào mắt đối phương, họ sẽ cảm thấy ngại ngùng và khó đưa ra lời từ chối. Ánh nhìn kiên định của bạn sẽ thôi thúc họ phải chấp nhận làm những gì mà bạn mong muốn.
Hơn nữa, đa số mọi người đều cảm thấy việc né tránh ánh mắt là dấu hiệu cho thấy người đó đang nói dối và tìm cách bao biện. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào ánh mắt của đối phương khi yêu cầu sự giúp đỡ. Hành động này sẽ khiến đối phương cảm thấy tin tưởng với những lời nói của bạn và sẽ sẵn lòng giúp đỡ khi cần thiết.
Trong khi đó, nếu không tận dụng ánh mắt, đối phương sẽ dễ dàng từ chối nếu không cảm thấy thoải mái với lời đề nghị. Ánh mắt có ma lực rất mạnh. Vì vậy, nếu biết tận dụng, bạn có thể dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống và để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người khác.
4. Bày tỏ sự lo lắng, bất an
Khi cần ai đó giúp đỡ, bạn có thể bày tỏ sự lo lắng và bất an thông qua lời nói, biểu cảm. Theo nghiên cứu, con người thường sẽ dễ dàng giúp đỡ một ai đó yếu đuối hơn mình. Vì vậy, bày tỏ sự lo lắng sẽ giúp bạn chiếm được cảm tình của đối phương và có thể nhờ họ giúp đỡ trong một số vấn đề.
Tuy nhiên, tất cả các thủ thuật tâm lý đều phải được thực hiện khéo léo. Bởi đối phương có thể “lật tẩy” thủ thuật của bạn và cho rằng bạn đang thao túng họ. Ngoài ra, cần tránh việc lạm dụng quá mức vì về cơ bản, nhận thức của mỗi người đủ mạnh để chống lại sự chi phối của cảm xúc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lựa chọn thủ thuật phù hợp với đặc điểm tính cách và độ tuổi của mỗi người.
5. Tăng tốc độ nói
Trong các cuộc tranh luận, bạn có thể tăng tốc độ nói khi đối phương có vẻ “đuối lý”. Khi tiếp nhận một lượng lớn thông tin, não bộ của họ sẽ không xử lý kịp thời dẫn đến tình trạng rối trí. Lúc này, bạn chỉ cần đưa ra những lập luận sắc bén và dẫn chứng cụ thể để thuyết phục đối phương hoàn toàn.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên tăng tốc độ nói, không nên tăng âm lượng bởi đối phương có thể cảm thấy bị “đàn áp”. Khi đối phương bày tỏ sự đồng ý với bạn, hãy giảm tốc độ nói để tạo thiện cảm. Bằng những thủ thuật tâm lý đơn giản này, bạn có thể nhận được sự đồng tình và khiến đối phương làm theo những điều mà bạn mong muốn.
6. Khen ngợi người khác một cách khéo léo
Tất cả chúng ta ai cũng mong muốn bản thân được khen ngợi và công nhận. Vì vậy, bạn cũng có thể khen ngợi đối phương để tạo cảm tình. Tuy nhiên, cần khen ngợi vừa phải và khéo léo. Bạn không nhất thiết phải tìm ra thế mạnh của họ để đưa ra lời khen mà hãy bắt đầu bằng những lời khen từ tính cách.
Chẳng hạn như bạn là một người nóng vội thì hãy đưa ra lời khen nếu họ là người điềm đạm và nhã nhặn. Những lời khen tinh tế này sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt đối phương và tạo được thiện cảm tốt. Lúc này, bạn có thể dễ dàng nhờ cậy họ xử lý một vài vấn đề giúp bản thân. Vì đã tạo được sự thân thiết nên họ sẽ dễ dàng đồng ý với bạn thay vì từ chối khi bạn đề nghị thẳng thừng.
7. Nhìn nhận đối phương theo cách mà họ mong muốn
Để tạo thiện cảm với đối phương, hãy nhìn nhận họ theo cách mà họ mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn trở nên ấn tượng trong mắt đối phương và họ sẽ có nhu cầu muốn duy trì mối quan hệ thân thiết với bạn. Nhiều nghiên cứu của các trường đại học cũng cho thấy, bản thân mỗi người đều có cảm tình với những người nhìn nhận họ theo cách mà họ muốn.
Tuy nhiên, điều này sẽ mất khá nhiều thời gian bởi họ sẽ không bộc lộ mong muốn từ những lần gặp gỡ đầu tiên. Vì vậy khi giao tiếp, bạn cần chú ý lời nói của đối phương để có thể hiểu hơn về họ. Sau đó, hãy thể hiện cách nhìn của bạn dành cho họ để đối phương cảm thấy được thấu hiểu, thân thuộc. Như vậy, bạn có thể dễ dàng khiến đối phương làm theo những điều mà mình mong muốn.
Các thủ thuật tâm lý trên sẽ giúp đối phương làm theo điều mà bạn muốn. Tuy nhiên, bạn phải thực hiện khéo léo để tránh bị đối phương “lật tẩy”. Ngoài ra, để tăng tỷ lệ thành công, cần lựa chọn thủ thuật tâm lý phù hợp với từng đối tượng và không nên lạm dụng quá mức.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Mẹo Nắm Bắt Tâm Lý Người Khác Dễ Dàng
- Thiếu Tự Tin Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Khắc Phục
- 7 Kỹ năng xây dựng mối quan hệ bền vững, tốt đẹp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!