Người tự kỷ có nên lập gia đình không? Điều cần biết
Người tự kỷ có nên lập gia đình không luôn là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều bậc làm cha mẹ có con đang mắc phải hội chứng này. Với đặc trưng bị hạn chế về mặt ngôn ngữ, hành vi, nhận thức và các kỹ năng xã hội, liệu người bệnh có thể lập gia đình và xây dựng một tổ ấm riêng cho mình?
Thông tin sơ lược về chứng tự kỷ
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm thường khởi phát ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ từ 3 đến 10 tuổi và các triệu chứng của tự kỷ có thể kéo dài dai dẳng cho đến tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ mắc phải hội chứng này thường có xu hướng thu mình lại, tự cô lập bản thân với mọi người xung quanh. Hơn thế, trẻ sẽ bị thiếu hụt các kỹ năng xã hội, khả năng sử dụng ngôn ngữ kém, kết hợp cùng với những hành vi lặp đi lặp lại có tính rập khuôn. Các triệu chứng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ, đồng thời nó cũng làm cản trở lớn đối với các mối quan hệ xã hội của trẻ trong tương lai.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì hầu hết những trường hợp bị tự kỷ đều gặp phải khó khăn trong nhận thức, tuy nhiên ở mỗi người thì tự kỷ sẽ có những tác động và ảnh hưởng khác nhau. Một vài trường hợp bị tự kỷ sẽ gặp phải nhiều cản trở trong quá trình học tập, một số vấn đề về sức khỏe tâm thần kinh hoặc bị khiếm khuyết, yếu kém về vài kỹ năng giao tiếp xã hội,…Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi trường hợp bị tự kỷ cần có biện pháp can thiệp và hỗ trợ riêng biệt. Gia đình và xã hội cần chung tay trong việc trợ giúp về tinh thần lẫn vật chất để những trẻ bị tự kỷ được mau chóng phục hồi sức khỏe, có thể hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.
Theo số liệu thống kê hiện nay thì tỉ lệ trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ đang ngày càng tăng cao và phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Anh, mỗi năm có đến 700.000 người mắc chứng tự kỷ, tỉ lệ chiếm 1/100 người. Theo đó, các nhà khoa học cho biết rằng, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, tôn giáo, xã hội khác nhau đều có khả năng đối diện với nguy cơ bị tự kỷ. Ngoài ra, trong các kết quả nghiên cứu còn nhận thấy rằng, nam giới sẽ có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 5 lần so với nữ giới.
Thông thường, các biểu hiện của tự kỷ sẽ phát triển sớm ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi và sẽ được chẩn đoán sớm nhất là 18 tháng với các triệu chứng điển hình như:
- Khả năng sử dụng ngôn ngữ kém, suy giảm chất lượng giao tiếp xã hội.
- Giảm sự tương tác xã hội
- Có xu hướng thực hiện lặp đi lặp lại các hành vi bất thường, có tính rập khuôn.
- Trẻ sẽ chậm phát triển về mặt nhận thức, trí tuệ. Kèm theo đó có thể là các biểu hiện của rối loạn giác quan, rối loạn tâm thần.
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có bất kì thông tin chính xác và cụ thể nào về nguyên nhân làm khởi phát tự kỷ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nhận thấy, hội chứng này có sự liên quan và kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Những sự biến đổi gen nhất định có thể làm cho trẻ gia tăng nguy cơ bị tự kỷ. Đồng thời, nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc các bệnh lý về tâm thần, có các biến chứng thai kì cũng sẽ làm gia tăng khả năng mắc tự kỷ ở nhiều trẻ nhỏ.
Người tự kỷ có nên lập gia đình không?
Do những biểu hiện đặc trưng của tự kỷ nên nhiều bậc phụ huynh cũng cảm thấy băn khoăn rằng “Liệu người tự kỷ có nên lập gia đình không?”. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì có rất nhiều các trẻ em và cả người trưởng thành tuy bị tự kỷ nhưng họ có đủ khả năng để đối phó tốt với các đặc điểm, đặc tính của hội chứng này. Không ít các trường hợp có thể sống hòa nhập với cộng đồng, tìm được công việc ổn định, duy trì tốt các mối quan hệ và chịu trách nhiệm cá nhân, có thể lập gia đình riêng.
Về vấn đề này, BS Lâm Hiếu Minh, Khoa Sức khỏe tâm trí – Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM cũng đã từng có chia sẻ: “Người tự kỷ vẫn phát triển bình thường về mặt sinh sản và sinh dục. Có điều, họ bị ảnh hưởng phần tương tác cảm xúc và giao tiếp nên khi lớn lên thường rất khó tìm được người yêu. Thực tế, cũng có người tìm được “đối tượng” nhưng tỷ lệ lập gia đình rất ít”.
Trong thực tế, nếu các dấu hiệu của tự kỷ sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp, giáo dục ngay từ nhỏ thì sẽ giúp trẻ phục hồi tốt các kỹ năng cần thiết, cải thiện rõ rệt về nhận thức, hành vi, ngôn ngữ và cách giao tiếp, ứng xử xã hội. Như đã chia sẻ, có nhiều trường hợp bị tự kỷ nhưng vẫn thích ứng tốt với cuộc sống, có thể bộc lộ một cách bình thường.
Mặc dù thế, những trong kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cũng e ngại về yếu tố di truyền và môi trường có thể làm khởi phát và gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng tự kỷ. Xét về mặt di truyền thì có một vài gen có khả năng làm gia tăng tỉ lệ bị tự kỷ ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, cho đến hiện nay vẫn chưa thể tìm ra được loại gen hoặc tổ hợp gen nào có khả năng ảnh hưởng đến chứng tự kỷ. Đây cũng được đánh giá là một trong các nguy cơ lớn đối với việc người tự kỷ kết hôn và có ý định sinh con.
Do đó, nếu người bị tự kỷ có ý muốn lập gia đình thì trước tiên cần phải tiến hành thăm khám và tư vấn trực tiếp cùng với chuyên gia, bác sĩ khoa tâm thần để đánh giá nguy cơ. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn các cơ sở, bệnh viện có uy tín để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm phân tích rõ ràng về các yếu tố lợi và hại, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định kết hôn hoặc sinh con.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Người bị tự kỷ có nên lập gia đình không?”. Để đảm bảo an toàn và có kết luận chính xác cho từng trường hợp, bạn nên tìm gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể, từ đó đưa ra quyết định phù hợp hơn cho bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ Sơ Sinh Có Bị Tự Kỷ? Làm Sao Nhận Biết?
- 10 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ và hướng chữa trị
- 4 Nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ và cách phòng tránh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!