9 Biểu hiện cho thấy bạn là mẫu người nhạt nhẽo, vô vị

Là người luôn khiến cho cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt, không hiểu các hành động của người khác, luôn cảm thấy không hòa nhập được với câu chuyện chính là biểu hiện mẫu người nhạt nhẽo, vô vị điển hình. Vậy người nhạt nhẽo, vô vị là gì? Hãy tìm hiểu tất cả những điều về họ thông qua bài viết dưới đây.

người nhạt nhẽo là gì
Người nhạt nhẽo thường kém thu hút, mờ nhạt hơn so với những người khác

9 biểu hiện cho thấy bạn là mẫu người nhạt nhẽo, vô vị

Tính cách chính là điều khiến chúng ta trở nên thu hút với những người xung quanh. Có thể thấy rõ ràng những người vui vẻ, hài hước thường dễ có nhiều bạn bè và được người khác chú ý hơn những người ít nói, trầm tính hay nhạt nhẽo. Tất nhiên người nhạt nhẽo hay vô vị thì chẳng có gì là xấu cả nhưng hầu như tất cả chúng ta đều mong muốn mình là một người thú vị.

Không phải bản thân chúng ta mà những người xung quanh mới chính là người đánh giá xem bạn là một người nhạt nhẽo hay thú vị bởi đôi khi có những chuyện, những hành động mà bạn thấy cực kỳ thú vị thì không ai có thể cảm nhận được, Hay ngược lại, trước những câu chuyện ai cũng cười nhưng chỉ riêng mình bạn cảm thấy nó thật… nhạt nhẽo.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Vậy người nhạt nhẽo là gì? Biểu hiện của họ như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời:

Người nhạt nhẽo không hiểu được chuyện đùa

Một biểu hiện khá thú vị thường thấy ở mẫu người nhạt nhẽo vô vị chính là họ thường khá nghiêm nghị, ít cười đùa hoặc không hiểu các câu đùa của người khác. Bởi vì biết được điểm yếu của bản thân nên họ thường cố gắng lắng nghe câu chuyện của mọi người một cách chăm chú và thực sự nghiêm túc nhưng vẫn không thể hòa nhập vào câu chuyện, không hiểu được mọi người cười vì điều gì.

Hay bởi vì nghiêm túc nên nếu người khác đưa ra các câu đùa mang tính chất là câu hỏi, những người này cũng có thể cố gắng đi tìm lời giải đáp và trả lời một cách thật chỉn chu, trung thực. Chính bởi nghiêm túc của họ cũng thường khiến cho những người xung quanh cảm thấy hơi ái ngại nếu làm gì đó quá lố, không dám trêu ghẹo nhiều vì họ quá chân thành.

Im lặng, ít nói, dễ khiến cho cuộc trò chuyện chùng xuống

Một biểu hiện khác của mẫu người nhạt nhẽo, vô vị chính là họ thường chỉ lắng nghe chứ ít khi đưa ra ý kiến khiến bầu không khí luôn vô cùng tẻ nhạt nếu chỉ có hai người. Nguyên nhân có thể do họ lo lắng rằng mình hiểu sai ý của người khác, cố gắng tìm điểm được cho là “vui”, cẩn thận một cách thái quá nên sẽ cố gắng tránh để không phải đưa ra ý kiến, bình chọn.

biểu hiện mẫu người nhạt nhẽo
Việc nói chuyện với những người nhạt nhẽo thường khiến cho người đối diện chán nản, tụt cảm xúc

Bản thân họ khi lắng nghe câu chuyện cũng thường không có những biểu lộ cảm xúc khiến những người xung quanh cảm thấy mình chắc hẳn đang kể một câu chuyện rất chán, nhạt nhẽo nên thường không có hứng thú tiếp tục. Hoặc nếu có tương tác, giao lưu với những nhóm người này thì thường kết quả cũng chỉ là những câu “ờ”, “à”, “như vậy hả” không cảm xúc.

Tuy nhiên, khi những người nhạt nhẽo im lặng thì không sao nhưng một khi họ đã cất giọng nói rất có thể sẽ làm cho cuộc trở nên trầm lắng, đột nhiên rơi vào im lặng và không khí cũng rất lạ kỳ, họ gần như không thể khiến người khác cười tự nhiên. Những câu nói quá nghiêm túc, không cảm xúc, đôi lúc có thể là “vô duyên” sẽ làm ngắt mạch cảm xúc, cuộc vui hoàn toàn của những người trong câu chuyện.

Tất nhiên, chắc chắn rằng những người này không hề muốn như vậy. Họ luôn muốn hòa nhập vào cuộc trò chuyện với mọi người đồng thời cũng có xu hướng bắt chước theo phong cách của người khác, cố gắng nghĩ ra những câu bông đùa nhưng hầu như đều thất bại. Bởi vì bản thân suy nghĩ quá nhiều, thích làm phức tạp mọi thứ nên những câu đùa hay hành động của họ khiến người khác khó mà hiểu được.

Biểu hiện của mẫu người nhạt nhẽo – có tông giọng ngang, không biểu cảm

Có tông giọng ngang, lúc nào cũng bằng bằng, không trầm không bổng hay chính xác hơn là kiểu giọng buồn ngủ kèm theo khuôn mặt không cảm xúc cũng chính là một trong những biểu hiện của mẫu người nhạt nhẽo, vô vị. Đây cũng chính là lý do mà dù những lời đùa hay có câu chuyện thú bị biết bao nhiêu nhưng qua giọng kể của những người nhạt nhẽo cũng trở thành nghiêm túc và nhàm chán.

Thông thường khi kể chuyện, ngay cả với những người không quá hài hước nhưng chúng ta cũng thường thay đổi tông giọng để thể hiện cảm xúc, chẳng hạn tức giận thì gằn giọng xuống; phấn khích thì giọng cao hơn, mắt mở to, mặt hớn hở hơn; trong khi buồn bã thì tông giọng kể sẽ chùng xuống và nhỏ hơn. Còn với người nhạt nhẽo chỉ xuyên suốt câu chuyện họ cũng chỉ giữ duy nhất một tông giọng, một biểu cảm không hề thay đổi, thậm chí còn không có cả các chuyển động thể hình như tay hay chân.

Lặp lại các thói quen, ghét sự đổi mới

Một người nhàm chán có thể chỉ uống cà phê ở quán đó bởi họ rất lười thay đổi, ngại giao tiếp hay tìm hiểu những điều mới lạ. Chẳng hạn khi uống ở quán quen đó người sẽ biết được họ muốn uống gì, tự làm và đưa ra cho khách chứ không phải mất công suy nghĩ, lựa chọn khi đứng cạnh menu. Trong các vấn đề khác trong cuộc sống, họ cũng có xu hướng tương tự khiến đây trở thành biểu hiện mẫu người nhạt nhẽo.

Chính do không thích đổi mới nên các mối quan hệ của những người này cũng cực kỳ hạn chế, gói gọn trong những người bạn quen thuộc nhất, những người chắc chắn đã hiểu về tính cách của họ. Thực tế thì một phần cũng do các biểu hiện mẫu người nhạt nhẽo, vô vị thường khá rõ ràng khiến cho những người khi mới gặp lần đầu không quá ấn tượng, hoặc thậm chí có những ấn tượng không quá tốt nên họ thường không có nhiều bạn.

Cố gắng “bắt chước” những người thú vị

Nếu bạn đã từng cố gắng bắt chước theo biểu cảm, hành động, câu nói của một người khác để chọc cười nhưng chẳng đạt được kết quả như mong muốn, mọi thường chỉ gượng cười hoặc không quan tâm thì rất có thể đây chính là biểu hiện cho thấy bạn chính là mẫu người nhạt nhẽo, vô vị. Chúng ta luôn muốn bản thân mình trở nên hoàn thiện hơn và cố gắng làm mọi thứ theo “hình mẫu” mà mình mong muốn.

biểu hiện của người nhạt nhẽo là gì
Họ luôn cố gắng bắt chước người khác để hài hước hơn nhưng thường thất bại

Tuy nhiên thực tế sự thú vị, sự hài hước nó tự động ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, ăn vào “máu” khiến cho một người đôi khi chỉ cần nghe giọng thôi cũng làm người khác bật cười. Trong khi đó, khi người nhàm chán thực hiện theo y chang như thế nhưng lại chẳng khiến ai cười, thậm chí còn làm mọi người hốt hoảng không hiểu chuyện gì xảy ra.

Do là bắt chước nên cách thể hiện của “bản sao” thường có phần lố lăng hơn kết hợp thêm sự căng thẳng làm cho dù cùng một hình ảnh, cùng một câu nói nhưng lại chẳng ai thấy thú vị. Mặt khác người ta thường dễ bật cười trước các tình huống độc đáo, gây bất ngờ, khi đã chứng kiến và đã thấy quen thuộc thì tất nhiên hiệu ứng thú vị mang lại chắc chắn không thể nào bằng “bản sao”.

Biểu hiện mẫu người nhạt nhẽo – thường ru rú ở nhà

Có vô vàn lý do cho thấy biểu hiện của mẫu người nhạt nhẽo thường có xu hướng ở nhà nhiều hơn là ra ngoài. Thứ nhất chính là do họ cực kỳ có ít bạn nên thường không có ai rủ đi chơi. Các nhóm bạn của những người nhàm chán cũng thường có xu hướng có tính cách giống nhau nên các buổi gặp gỡ cũng có thể trở nên tẻ nhạt nên họ ít ra ngoài.

Hay một lý do khác chính là bản thân những người tẻ nhạt cũng thường là những người ít nói, sống nội tâm. Do luôn cảm thấy căng thẳng, stress khi phải tiếp chuyện với một người khác nên họ cũng có xu hướng trốn tránh tối đa các buổi gặp gỡ này. Mặt khác do càng ít tiếp xúc, càng ít giao tiếp thì khả năng trò chuyện, tương tác, ngôn từ, cảm xúc của những nhóm người này càng trở nên hạn hẹp, rập khuôn khiến họ mãi không thay đổi được tính cách này.

Một vài lý do khác thì cũng có thể do mẫu người nhạt nhẽo, vô vị thường có xu hướng tiêu cực hơn, thích làm quá vấn đề, thích kéo dài lê thê câu chuyện nên cho dù chủ động rủ rê người khác đi cà phê nhưng cũng rất dễ bị từ chối. Bản thân những người xung quanh cũng cảm thấy như không thể học hỏi được điều gì, không cảm thấy sự thú vị từ những người nhạt nhẽo do họ ít chia sẻ nên họ cũng rất hạn chế gặp mặt.

Do ở nhà nhiều nên những nhóm người này cũng có xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị điện tử, mạng xã hội để tự tìm niềm vui cho bản thân. Họ cũng có xu hướng sống ảo hơn khi dùng mạng xã hội để thể hiện rằng mình cũng là người thú vị cho dù đời thực không phải như vậy.

Người nhạt nhẽo thường không có chính kiến

Do luôn lo lắng rằng không biết nên làm gì nên những người này thường khá ba phải, thiếu chủ kiến, dễ nghiêng theo bên này nhưng cũng dễ bị rủ rê, lôi kéo sang nhóm khác. Một phần do họ thường không tự tin vào chính mình, sợ mình nói ra ý kiến sẽ bị phản bác hoặc không được ai quan tâm nên quyết định im lặng. Nếu được hỏi thì câu trả lời của họ thường là ”sao cũng được”, “mọi người sao thì mình vậy”..

biểu hiện mẫu người nhạt nhẽo
Những người nhạt nhẽo vô vị cũng thường có xu hướng làm theo số đông

Thói quen quá thụ động, không dám nói lên nhu cầu của bản thân sẽ chỉ khiến những người này luôn cảm thấy thiệt thòi. Cho dù vậy họ cũng chấp nhận chịu ấm ức, khó chịu chứ không nói không chia sẻ với ai vì sợ sai, vì sợ không ai chơi cùng với nên họ thường im lặng. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện điển hình của mẫu người nhạt nhẽo.

Biểu hiện mẫu người nhạt nhẽo – Có xu hướng bi quan

Một biểu hiện có thể thấy rõ ở những mẫu người nhạt nhẽo, vô vị, nhàm chán chính là họ thường có xu hướng thích làm quá một vấn đề nào đó, đồng thời những suy nghĩ của họ cũng bi quan hơn bình thường. Một phần do căng thẳng nên bất cứ vấn đề nào bạn cũng cố gắng quan trọng hóa và xử lý nó nghiêm túc một cách quá mức mặc dù thực tế không cần như vậy.

Những người nhạt nhẽo thậm chí có thể dành phần lớn thời gian để than vãn, kể khổ với người khác khiến những người xung quanh cực kỳ mệt mỏi, thậm chí stress thay cho bạn. Những vấn đề có thể khá bình thường nhưng qua cách kể của bạn lại có xu hướng “đen tối”, âm u hơn bình thường.

Mặt khác tâm lý bi quan hơn bình thường, luôn tìm cách để trốn tránh những điều mới khiến những người đã vốn nhạt nhẽo lại càng trở nên kém thu hút trong mắt mọi người. Chẳng hạn trong một cuộc nói chuyện, khi mọi người đang hào hứng cho một chuyến đi chơi xa, những người vô vị có thể đưa ra nỗi lo về việc có thể xảy ra chuyện này, chuyện kia khiến không khí nhanh chóng chùng xuống.

Luôn cảm thấy mệt mỏi như không còn sức lực

Cảm giác phải cố bắt chước cho giống một ai đó, cảm giác luôn phải gồng mình lên để hiểu được cuộc vui của mọi người, cảm giác không biết nên nói gì cho vui, nếu nói như thế này liệu có được mọi người hưởng ứng hay không.. Tất cả những điều này khiến cho những mẫu người nhạt nhẽo, vô vị luôn cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, biểu hiện rõ nhất chính là họ thường chọn ở nhà thay vì đi chơi.

mẫu người nhạt nhẽo, vô vị
Người nhạt nhẽo thường ru rú ở nhà trong trạng thái cạn kiệt năng lượng

Tất nhiên khi sống không phải là chính mình thì cảm giác mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Chưa kể do không có quá nhiều mối quan hệ nên khi có những chuyện buồn, chuyện khó khăn cũng không khó có thể chia sẻ với ai nên tâm lý mới có xu hướng tiêu cực hơn bình thường.

Làm thế nào để cải thiện sự nhạt nhẽo, vô vị

Bạn không nên nhầm lẫn hoàn toàn giữa những người ít nói, người thích ở nhà, người sống nội tâm với những người nhạt nhẽo. Có những người cho dù bình thường họ chẳng nói gì nhưng lại cực kỳ có chính kiến, quyết đoán, thậm chí khi họ nói câu nào là mọi người phải bật cười câu đó, trong khi người nhạt nhẽo rất khó để khiến mọi người cười cho dù bản chất câu chuyện mà họ đang kể cực kỳ thú vị.

Thực tế thì là một người nhạt nhẽo, vô vị cũng chẳng phải điều gì xấu, chỉ cần bạn không làm hại đến ai thì cho dù bạn có tính cách như thế nào vẫn sẽ luôn có những người chân thành bên cạnh. Tất nhiên ai cũng mong muốn mình có thể được nhận sự chú ý từ người khác, được người khác công nhận là thú vị, tuy nhiên sự nhạt nhẽo giống như đã “ăn sâu” vào máu, không thể tự nhiên mà thay đổi được.

cải thiện sự nhạt nhẽo, vô vị
Hãy biến sự chân thành, trung thực của mình thành điểm mạnh thay vì cứ cố gắng bắt chước theo người khác

Các biểu hiện của mẫu người nhạt nhẽo chắc chắn đã được hình thành từ nhỏ, vì thế muốn thay đổi trở nên thú vị hơn thì đó thực sự là một quá trình dài. Một số cách sau có thể giúp ích cho bạn:

  • Trung thực, đừng cố gắng nói quá hay làm thay đổi tính chất của sự việc chỉ vì muốn mọi người cười. Rõ ràng một người trung thực, chân thành, luôn nói sự thật sẽ được mọi người yêu quý hơn là một kẻ hài hước nhưng mồm mép ba hoa, không biết lúc nào là nói thật.
  • Tập luyện về các biểu cảm trên khuôn mặt để biết cách thể hiện cảm xúc khi kể chuyện hoặc được nghe người khác kể chuyện sẽ giúp bạn “đánh bay” hoàn toàn được các biểu hiện về mẫu người nhạt nhẽo. Hãy đứng trước gương để tập cười, tập há to miệng, tập nheo mắt, tập tức giận.. hoặc bạn có thể tham khảo cách luyện cơ mặt từ các diễn viên để có các biểu hiện sinh động, thú vị hơn
  • Thay đổi về tông giọng cũng là cách giúp bạn trở nên thú vị, thu hút hơn mỗi khi kể chuyện. Đây là điều cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn mọi người chú ý đến mình. Hãy kết hợp tông giọng và biểu cảm khuôn mặt một cách hài hòa, phù hợp với nhịp điệu câu chuyện.
  • Tốt bụng và giúp đỡ người khác, luôn có chính kiến, đặc biệt tránh xa những điều xấu. Đừng vì để hòa đồng với mọi người mà theo bạn bè làm những điều xấu xa bởi với những kẻ như vậy, bạn sẽ rất dễ trở thành một “con tốt thí”, bị sai bảo và lợi dụng mà thôi. Dù là mẫu người nhạt nhẽo, vô vị, tẻ nhạt nhưng với biểu hiện là một người tốt bụng, chân thành, chắc chắn bạn vẫn nhận được sự quan tâm của mọi người mà thôi.
  • Đọc những cuốn sách về sức mạnh ngôn từ hay xem nhiều hài kịch. Tuy nhiên cần hiểu rằng thứ bạn đọc và tiếp thu chính là “bí thuật” của cách dùng ngôn từ để vận dụng vào khi giao tiếp. Phải biết chắt lọc nên học gì và nên loại bỏ điều gì, phong cách ngôn từ nào áp dụng được với trường hợp nào.
  • Tham gia các khóa học dạy nói chuyện trước đám đông, trước công chúng, khóa học cải thiện sự tự tin cũng sẽ giúp bạn thêm dạn dĩ, tự tin và biết cách nói chuyện thu hút hơn.
  • Tự làm mới bản thân, dám phá cách, làm thay đổi chính mình, vượt ra khỏi vòng tròn an toàn của bản thân, đừng tự đóng khuôn mình vào bất cứ một điều gì.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Đừng quá lo lắng nếu bạn có quá nhiều biểu hiện của mẫu người nhạt nhẽo. Thực tế cho dù bạn chẳng có gì thú vị cũng không quá quan trọng, chỉ cần bạn trung thực, chân thành, tốt bụng, biết cách cư xử thì chẳng cần lo rằng mình sẽ không có bạn bè. Dù vậy thì trái đất vẫn xoay, cuộc sống vẫn không ngừng lại, xã hội vẫn phát triển, do đó hãy thay đổi bản thân theo một cách tích cực hơn mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm:

2.7/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

  1. CoDuyen says: Trả lời

    Đọc bài viết này tôi như đã thấy chính mình vậy. Lâu nay tôi luôn suy nghĩ và tìm hiểu con người mình thuộc tuýp người nào, những câu hỏi, thắc mắc xung quanh bản thân tôi và cuộc sống mqh của tôi. Thì giờ đây tôi được biết rõ đến vậy.
    Và điều trân trọng hơn là tôi được đọc những lời cảm thông của tác giả. Chỉ dẫn để hướng đến những điều tích cực, vui vẻ. Giúp cho người nhạt nhẽo điều chỉnh lại con người của mình.
    Cám ơn nhiều và chúc tác giả nhiều mạnh khỏe, thành công trong công việc cuộc sống của mình!

  2. Thao Ly :)) says: Trả lời

    Giống 70% con người tôi hiện tại . Lâu nay không biết mình bị gì . Lên mạng và vào trang này khiến tôi biết và hiểu được bản thân.

  3. Thao Lyy . says: Trả lời

    Vô tình đọc được bài viết này và thấy bản thân trong đó . Giúp cải thiện được phần nào …

  4. Đỗ Kim Phúc says: Trả lời

    Sợ nhất mấy thể loại người nhạt nhẽo vô vị giống gân gà vậy. Tồn tại cũng không có hại. Nhưng cũng không có tích sự gì.

  5. Trung says: Trả lời

    Cảm ơn vì đã nhắc bài viết khiến tôi cảm thấy ổn được phần nào…

  6. NGUYỄN CÔNG HIỂN says: Trả lời

    cám ơn rất nhiều. Tại sao Anh Chị biết tôi như vậy mà viết vậy ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *