Phụ Huynh Cần Làm Gì Khi Trẻ Bị Bắt Nạt Trên Mạng?

Nắm rõ vấn đề “Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt trên mạng?” sẽ giúp các bậc cha mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ và tháo gỡ các rắc rối cho con mình. Bởi hiện nay, bắt nạt trực tuyến đang là vấn đề thường trực, ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em và thanh thiếu niên.

phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt trên mạng
“Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt trên mạng?” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm

Nhận biết trẻ bị bắt nạt trên mạng

Bắt nạt trên mạng hay còn được gọi là bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying). Đây là hình thức gây rối, bắt nạt và đe dọa thông qua các nền tảng mạng xã hội với mục đích hạ nhục và tra tấn tinh thần.

Số liệu thống kê cho thấy, hình thức bắt nạt trực tuyến có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ em, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên (cứ khoảng 10 em thì sẽ có 3 em là nạn nhân của bắt nạt qua mạng). Do đó cha mẹ cần chú ý đến trẻ nhiều hơn để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

Một số dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết trẻ đang bị bắt nạt trên mạng bao gồm:

  • Trẻ luôn có cảm giác chán nản, buồn bã và tuyệt vọng khi dùng mạng xã hội. Ngoài ra, cảm giác này còn có thể kéo dài sau đó.
  • Có xu hướng tránh né, không muốn tụ tập với người thân và bạn bè.
  • Tức giận, hoảng loạn hoặc mất kiểm soát sau khi nhìn thấy các nội dung chửi bới, hạ nhục hoặc đe dọa trên mạng.
  • Tâm trạng thay đổi một cách bất thường và khó kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
  • Mất tập trung, kết quả học tập sa sút, thường xuyên bị điểm kém.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, rối loạn giấc ngủ.
  • Trẻ luôn có cảm giác bất an, lo lắng hoặc kích động khi có thông báo email, tin nhắn mới.
  • Một số trẻ không muốn tiếp xúc với điện thoại, máy tính nhưng cũng có trẻ lại liên tục theo dõi các nền tảng xã hội để nắm bắt các tin tức xúc phạm, công kích bản thân.
  • Trẻ có xu hướng tránh né tất cả các cuộc thảo luận có liên quan tới mạng xã hội.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Trong một số trường hợp, bị bắt nạt trên mạng sẽ khiến trẻ liên tục phải đối mặt với các cảm xúc tiêu cực. Từ đó làm gia tăng mệt mỏi, suy kiệt sức lực, thậm chí còn phát triển các vấn đề stress, trầm cảm.

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt trên mạng?

Nhiều phụ huynh cho rằng, bắt nạt trên mạng chỉ là hình thức ảo và ít khi gây ra ảnh hưởng đến con trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, hình thức này lại gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí còn đe dọa đến cả tính mạng của trẻ.

Phụ huynh nên nắm rõ vấn đề cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt trên mạng để chủ động phát hiện và giúp đỡ con. Điều này sẽ giúp bảo vệ con thoát khỏi các phiền toái và ảnh hưởng tiêu cực.

Dưới đây là một số điều phụ huynh được khuyên làm khi thấy con bị bắt nạt trên mạng:

1. Lắng nghe và chia sẻ cùng con

Lắng nghe chắc chắn là công cụ quan trọng nhất mà cha mẹ có thể sử dụng để giúp con mình đối phó với hành vi bắt nạt trên mạng. Kỹ năng lắng nghe tích cực sẽ khuyến khích trẻ chia sẻ nhiều hơn.

Ở khía cạnh đơn giản nhất, lắng nghe tích cực chính là sự tập trung hoàn toàn vào con bạn. Đồng thời phản ánh lại những gì mà bạn nghĩ hay cảm nhận của bạn một cách không phán xét, không phỏng đoán.

lắng nghe và chia sẻ cùng con
Phụ huynh cần biết lắng nghe và chia sẻ để nắm rõ vấn đề mà con mình đang gặp phải

Bằng cách lắng nghe, cha mẹ sẽ cho con mình thời gian và sự an toàn cần thiết để có thể chia sẻ vấn đề mà chúng đang gặp phải. Từ đó giúp cha mẹ hiểu sâu hơn vấn đề thực tế của con và cùng con đi tìm phương án giải quyết.

Bên cạnh việc lắng nghe đơn thuần thì cha mẹ cũng cần thảo luận cùng con về cả sự thú vị cũng như mối nguy hiểm khi dùng mạng xã hội. Khi bạn trò chuyện hãy đặt câu hỏi dạng “con nghĩ gì về…” hoặc “hãy cho cha/ mẹ biết về…”. Tuyệt đối không đặt các câu hỏi mà câu trả lời chỉ là “có” hoặc “không”.

2. Giúp trẻ quản lý nạn bắt nạt trên mạng

Khi bị bắt nạt trên mạng, trẻ thường tỏ ra lo lắng và hoang mang, không có phương hướng giải quyết. Do đó cha mẹ cần sát cánh cùng con, giúp đỡ con vượt qua những phiền toái này.

Một số biện pháp có thể giúp trẻ quản lý vấn nạn bắt nạt trên mạng bao gồm:

  • Thảo luận về những mối nguy hiểm tiềm ẩn và hệ quả nghiêm trọng của nạn bắt nạt trực tuyến.
  • Hãy xem xét những lời đe dọa đến con bạn một cách nghiêm túc. Ngay cả khi những lời đe dọa chỉ với mục đích “nói đùa”. Bởi trẻ có thể không biết đó chỉ là một trò đùa.
  • Tuyệt đối không trả đũa vì điều này sẽ cho phép kẻ bắt nạt biện minh cho hành vi của mình, lúc này nạn nhân được coi là người góp phần vào vấn đề.
  • Hướng dẫn con trẻ cách thử phớt lờ kẻ bắt nạt.
  • Nếu việc phớt lờ kẻ bắt nạt không hiệu quả thì có thể ủng hộ con phản ứng một cách quyết đoán và bình tĩnh.
  • Xác định những người lớn có trách nhiệm nào mà con bạn có thể thoải mái khi nói chuyện. Ngoài cha mẹ thì có thể là giáo viên, huấn luyện viên hay cố vấn học đường. Từ đó nhờ họ quan tâm và để ý đến con nhiều hơn.
  • Cùng con đối đầu với kẻ bị bắt nạt nếu con cảm thấy thoải mái.

3. Thực thi các quy tắc

Cha mẹ cần có lập trường mạnh mẽ và dứt khoát trong việc chống lại hành vi bắt nạt trên mạng. Từ đó giúp con nhận thấy chính xác vị trí của phụ huynh ở trong vấn đề này. Bởi trong thế giới mạng, nạn nhân của hôm nay có thể là kẻ bắt nạt ngày hôm sau.

Nên thảo luận về các quy tắc và hãy trưng cầu ý kiến của con bạn trước khi thực thi. Yêu cầu con phải chịu trách nhiệm khi các quy tắc đã đặt ra nhưng không được tuân thủ. Hãy cẩn thận về cách mà bạn xử lý các hành vi bắt nạt mà con đã báo cáo.

Một số trẻ em có thể không báo cáo hành vi bắt nạt do chúng lo sợ sẽ bị trừng phạt. Trong hầu hết các trường hợp, những gì mà con bạn thực sự cần vẫn là sự giúp đỡ và hướng dẫn từ cha mẹ.

thực thi các quy tắc khi sử dụng mạng xã hội
Cha mẹ nên hướng dẫn con thực thi một số quy tắc khi sử dụng mạng xã hội

Một số quy tắc có thể hữu ích bao gồm:

  • Bỏ qua thông tin liên lạc từ những người mà trẻ không biết
  • Báo cáo hành vi bắt nạt trên mạng, các mối đe dọa hay các hành vi đáng ngờ khác
  • Không chuyển những hình ảnh hay tin nhắn có thể gây tổn thương cho những đứa trẻ khác
  • Quảng cáo các hành vi lịch sự, tôn trọng trực tuyến
  • Yêu cầu sự giúp đỡ từ người lớn

Phụ huynh nên giữ máy tính hay các thiết bị điện tử ở những khu vực chung trong nhà để việc giám sát con trẻ diễn ra một cách dễ dàng và tự nhiên hơn. Có thể sử dụng phần mềm hoặc chương trình được thiết kế nhằm lọc ra những người dùng internet xấu để hạn chế liên lạc đến.

Nhưng cha mẹ cũng cần nhớ rằng, phần mềm lọc không phải là hoàn hảo. Con cái của bạn rất hiểu biết nên không thể chỉ dựa vào các chương trình bên ngoài để đảm bảo an toàn. Con luôn cần đến sự hướng dẫn và cảnh giác từ cha mẹ.

4. Xây dựng lòng tin cho con

Cha mẹ có thể giúp con cái của mình chống bắt nạt trên mạng bằng cách xây dựng lòng tin cho chúng. Hãy cho con bạn biết rằng chúng luôn được cha mẹ coi trọng. Con cái luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của cha mẹ.

Hãy tìm những lĩnh vực mà con bạn có thể xuất sắc, vượt trội. Đồng thời dạy con các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và thực hiện các hành vi đúng đắn một cách quyết đoán.

Hình thành lòng tự trọng lành mạnh bằng cách đánh giá cao bản thân và luôn quyết đoán đứng lên bảo vệ chính mình. Tuyệt đối không cho phép người khác hạ thấp bạn để con bạn thấy rằng lòng tự trọng lành mạnh trông như thế nào.

5. Đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý

Như đã đề cập, trong một số trường hợp nạn bắt nạt trên mạng có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức hay thậm chí là trầm cảm. Lúc này, cha mẹ cần trao đổi với trẻ và đưa trẻ đi gặp chuyên gia tư vấn tâm lý.

Một số trẻ còn lo sợ không dám chia sẻ với bố mẹ trước vấn đề mà chúng gặp phải nhưng chúng lại thoải mái hơn khi trò chuyện cùng các chuyên gia. Do đó, việc chủ động đưa con đi gặp chuyên gia tâm lý khi thấy vấn đề của con tệ đi là rất cần thiết.

cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị bắt nạt trên mạng
Nếu tình trạng bắt nạt trên mạng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần của trẻ thì cha mẹ hãy sớm đưa con đi gặp chuyên gia tâm lý

Các chuyên gia sẽ trò chuyện cùng con, giúp con hiểu rõ vấn đề mà mình đang gặp phải. Đồng thời trau dồi thêm cho con các kỹ năng để quản lý căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc và xử lý khi gặp phải các hành vi bắt nạt trên mạng.

Ngăn chặn trẻ bị bắt nạt trực tuyến trong tương lai

Tình trạng bắt nạt trên mạng đang diễn ra ngày càng phổ biến. Cha mẹ có thể giúp con vượt qua phiền toái khi bị bắt nạt. Tuy nhiên tình trạng này hoàn toàn có thể tái diễn trong tương lai.

Dưới đây là một số cách cha mẹ nên làm để giúp con tránh bị bắt nạt trên mạng trong tương lai:

  • Chặn kẻ bắt nạt: Hầu hết các thiết bị điện tử đều có chức năng cài đặt cho phép bạn chặn tin nhắn hoặc email từ những người cụ thể. Nếu nghi ngờ ai đó có thể là mối đe dọa với con bạn thì tốt nhất nên chặn liên lạc từ họ.
  • Hạn chế tiếp cận công nghệ: Mặc dù rất đau lòng nhưng nhiều trẻ bị bắt nạt không thể cưỡng lại sự cám dỗ và liên tục kiểm tra điện thoại hay trang web xem có tin nhắn mới hay không. Bạn có thể tắt các dịch vụ nhắn tin văn bản trong một số giờ nhất định. Đồng thời có thể truy cập vào tin nhắn hay cuộc sống trực tuyến của con.
  • Giám sát việc sử dụng mạng xã hội: Một số ứng dụng có thể giám sát tài khoản mạng xã hội của con. Đồng thời cảnh báo cho cha mẹ về bất cứ ngôn ngữ hay hình ảnh không phù hợp nào.
  • Biết con bạn sử dụng những trang nào: Nên khuyến khích con dạy bạn về công nghệ (những thứ mà chúng biết rõ). Điều này sẽ giúp con thấy rằng cha mẹ luôn quan tâm tới cách mà chúng dành thời gian trực tuyến. Hơn nữa còn giúp cha mẹ hiểu cách giám sát tốt nhất cho sự an toàn trực tuyến của con.
  • Trở thành một phần trong thế giới trực tuyến của con: Cha mẹ có thể yêu cầu “kết bạn” hay “theo dõi” con trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên tuyệt đối không lạm dụng đặc quyền này bằng cách bình luận hay đăng bất cứ thứ gì lên trang cá nhân của con. Bạn chỉ nên kiểm tra các bài đăng và các trang mà con truy cập.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Bài viết đã làm rõ vấn đề “Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị bắt nạt trên mạng?”. Mong rằng, với những thông tin hữu ích này cha mẹ có thể sớm phát hiện và có cách xử lý đúng đắn khi con mình bị bắt nạt trực tuyến. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ con, hạn chế tối đa các phiền toái có thể xảy ra.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *