Phân Biệt Rõ Trầm Cảm Và Tự Kỷ Để Có Biện Pháp Điều Trị Đúng Đắn

Trầm cảm và tự kỷ là hai vấn đề tâm lý – tâm thần hoàn toàn khác biệt nhưng đôi khi có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt trẻ em. Nguyên nhân, cơ chế và hướng điều trị của hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau nên nếu không đi đúng hướng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Cùng tìm hiểu chính xác về hai căn bệnh này tại đây.

Phân biệt trầm cảm và tự kỷ như thế nào?

Điểm chung của trầm cảm và tự kỷ chính là việc cả hai đối tượng mắc bệnh này đều có xu hướng đơn độc, không muốn giao tiếp, trò chuyện với ai, việc sinh hoạt và tham gia vào các hoạt bình thường trong cuộc sống cũng có thể gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, đây cũng là hai vấn đề tâm lý – tâm thần tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Trầm cảm và tự kỷ
Trầm cảm và tự kỷ đều là những bệnh tâm lý – tâm thần tiềm ẩn nhiều hệ lụy nguy hiểm

Như đã nói, ngoại trừ một số điểm tương đồng nhỏ trong cách biểu hiện cảm xúc cùng các ảnh hưởng trong việc khó hòa nhập với cuộc sống thì cơ chế gây bệnh, nguyên nhân hay hướng điều trị của tự kỷ và trầm cảm lại hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau

Định nghĩa

Ngay từ phần định nghĩa đã có thể thấy rõ điểm khác biệt của hai vấn đề tâm lý, tâm thần này

Trầm cảmTự kỷ
Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, bất cứ giai đoạn nào, từ trẻ em cho đến người già. Bệnh có thể điều trị khỏi tuy nhiên cũng có thể tiến triển thành mãn tính nếu người bệnh không phối hợp điều trị.

Dấu hiệu của trầm cảm đặc trưng chính là khí sắc u buồn, u uất, cảm giác chán chường, tuyệt vọng nên không muốn tiếp xúc với ai.

Tỷ lệ số người mắc bệnh này là 25% dân số và có dấu hiệu đang không ngừng tăng lên.

Tự kỷ không phải là bệnh mà là một hội chứng liên quan đến rối loạn phát triển tâm thần. Hội chứng này xuất hiện bẩm sinh và thường được phát hiện trong giai đoạn dưới 10 tuổi, không thể điều trị khỏi nên kéo dài đến giai đoạn trưởng thành.

Người mắc bệnh này thường có khiếm khuyết trong ngôn ngữ, giao tiếp, suy luận logic và hành vi nên không thể giao tiếp với người xung quanh như bình thường.

Tỷ lệ người mắc bệnh hiện nay là 2- 5%, dù đã được cảnh báo nhiều nhưng con số này vẫn đang có dấu hiệu tăng nhẹ.

Nguyên nhân gây tự kỷ và trầm cảm

Hiểu được cơ chế gây trầm cảm và tự kỷ chính là yếu tố quan trọng giúp phân biệt hai vấn đề này cũng như đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Tuy nhiên thực tế cả bệnh trầm cảm cùng hội chứng tự kỷ đều chưa thể tìm ra cơ chế gây bệnh mà chỉ có các yếu tố làm tăng nguy cơ. Cụ thể

Trầm cảmTự kỷ
Thường liên quan đến các nhân bên ngoài làm nhiễu loạn tâm lý, do đó chỉ cần loại bỏ các yếu này thì có thể điều trị bệnh. Cụ thể

  • Yếu tố gia đình thông qua việc ảnh hưởng bởi tính cách, lối giáo dục của cha mẹ hay các thành viên trong gia đình
  • Người thường xuyên sống trong căng thẳng, stress, lo lắng, buồn phiền do ảnh hưởng từ việc học tập, công việc, tình cảm hay gia đình
  • Người trải qua sang chấn tâm lý, chẳng hạn như bị bạo lực, sỉ nhục kéo dài, bị hiếp dâm hay cả những người mắc bệnh nặng phải điều trị trong thời gian dài
  • Người thay đổi hormone đột ngột, chẳng hạn như phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Người vốn có tính cách ít nói, ít bạn bè, tâm lý yếu
Tự kỷ lại liên quan đến các tác nhân gây bệnh từ bên trong, cụ thể là trong thời kỳ sinh nở. Do đó hiện chưa tìm ra cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh tối đa.

  • Yếu tố di truyền, nếu bố mẹ bị tự kỷ thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao
  • Ảnh hưởng từ quá trình mang thai do mẹ bị nhiễm virus hay dùng một số loại thuốc điều trị. Chẳng hạn mẹ bị trầm cảm khi mang thai thì con cũng có nguy cơ tự kỷ cao do ảnh hưởng từ thuốc, tỷ lên này lên tới 87%
  • Môi trường sống của mẹ trong giai đoạn mang thai, chẳng hạn mẹ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều chất hóa học, thuốc lá độc hại..
  • Sự bất thường trong cấu trúc não bộ của con do các yếu tố khác

Phân biệt qua triệu chứng

Cần biết rằng, người tự kỷ có thể bị trầm cảm nhưng người trầm cảm sẽ không thể bị tự kỷ. Tuy nhiên cả trầm cảm và tự kỷ đều không dễ dàng phát hiện, đặc biệt nếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Càng phát hiện và điều trị muộn thì càng gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của mỗi người.

Trầm cảmTự kỷ
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nên rất khó để xác định giai đoạn bệnh. Bác sĩ sẽ thông qua các tiêu chuẩn chẩn đoán bằng cách cho người bệnh làm các bài test hay trò chuyện, nếu các triệu chứng đã kéo dài trên 6 tháng sẽ được chẩn đoán là trầm cảm. Bao gồm

  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ thường xuyên gặp ác mộng, ngủ ít hoặc có người ngủ quá nhiều, nhưng thường khó ngủ về đêm
  • Không muốn nói chuyện với ai, thường chỉ nhốt mình trong nhà, cảm thấy trống rỗng, mệt mỏi
  • Dễ bị kích động, cáu gắt, tức giận khi nói chuyện với người khác cho dù đó là chuyện rất nhỏ
  • Thị giác, vị giác, thính giác đều suy giảm
  • Luôn cảm thấy chán chường, tuyệt vọng, cảm thấy như tất cả mọi người quay lưng với mình, không còn niềm tin trong cuộc sống
  • Mất đi sở thích, niềm vui với các hoạt động, món ăn trước đó
  • Sụt cân hoặc tăng cân quá mức
  • Thường hay khóc, nhạy cảm quá mức
  • Có xu hướng tìm đến bia, rượu, thuốc lá để giải tỏa cảm xúc
  • Suy giảm trí nhớ, dễ giật mình, khó tập trung
  • Khả năng tư duy và logic bị suy giảm do tâm trí của họ không muốn làm việc. Tuy nhiên nếu bệnh được cải thiện thì khả năng tư duy, làm việc hay giao tiếp sẽ quay trở lại như bình thường
  • Nhìn cuộc sống bằng con mắt tiêu cực, luôn cảm thấy oan ức, u uất, tự đổ lỗi cho bản thân
  • Có xu hướng thực hiện các hành vi làm đau bản thân hay tự tử để giải tỏa cảm xúc
  • Có thể cảm thấy như đau đầu, đau bụng, đau nhức xương nhưng nếu đi khám lại không thể tìm ra được nguyên nhân
  • Mặc dù các triệu chứng này có thể nhìn thấy rõ nhưng ít người có thể nhận thấy nó là dấu hiệu của trầm cảm mà chỉ cho rằng đó là buồn phiền bình thường.
Do là một hội chứng bẩm sinh nên tự kỷ thường được phát hiện ở nhóm trẻ từ 12- 36 tháng tuổi nhưng cũng có trưởng hợp 7- 8 tuổi mới được chẩn đoán bệnh. Phát hiện muộn khiến việc điều trị và hỗ trợ trẻ gặp rất nhiều ảnh hưởng xấu.

  • Khó ngủ do ảnh hưởng từ các hormone, hồi hải mã, các yếu tố môi trường. Ngoài ra thói quen của gia đình cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ tự kỷ
  • Lãnh đạm, thờ ơ, không quan tâm đến xung quanh, kể cả cha mẹ. Nhưng nếu quan tâm đến điều gì đó sẽ không rời mắt
  • Dễ kích động, cáu kỉnh vì không hiểu người khác nói gì và người khác cũng không hiểu con nói gì
  • Nhạy cảm quá mức về thị giác, thính giác hay vị giác. Chẳng hạn một ánh sáng lọt vào cũng làm trẻ mất ngủ
  • Thiếu các biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt, không hiểu cảm xúc trên mặt hay hành động của cha mẹ
  • Rối loạn ngôn ngữ và chậm nói, trẻ có xu hướng dùng hành động hơn là lời nói, khó khăn trong biểu đạt mong muốn của bản thân
  • Tập trung vào đồ vật hơn là con người
  • Không nhìn vào mắt người đối diện, không biết cách giao tiếp hay kết bạn, dù có thể con rất muốn
  • Có xu hướng lặp đi lặp lại một hành động hay lời nói nào đó, chẳng hạn như liên tục vỗ tay
  • Không thích sự thay đổi, sở thích hạn hẹp so với độ tuổi
  • Kích động hoặc tự làm đau mình bằng các bứt tóc, đánh vào người hay khó thở nếu không thể thể hiện được ý muốn của bản thân
  • Có các hành vi gây nguy hiểm do không nhận thức được
  • Ở những trẻ tự kỷ thiên tài, con có thể bộc lộ khả năng vượt trội trong ghi nhớ, tính toán, biết đọc sớm nhưng nếu không được hỗ trợ thì những khả năng này cũng nhanh chóng suy giảm

Cả hai bệnh này đều cần được thăm khám tại các bệnh viện tâm thần và Trung tâm tâm lý trị liệu để tránh nhầm lẫn. Càng phát hiện và điều trị sớm thì những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống càng được cải thiện đáng kể.

Hệ lụy từ trầm cảm và tự kỷ

Ảnh hưởng từ trầm cảm và tự kỷ liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của từng người. Rất khó nói là căn bệnh nào nguy hiểm hơn bởi nếu không điều trị kịp thời thì các ảnh hưởng của cả hai đề nghiêm trọng như nhau. Tuy nhiên do tự kỷ là hội chứng kéo dài đến suốt đời nên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu hơn.

Trầm cảm và tự kỷ
Trầm cảm và tự kỷ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh

Cụ thể, người mắc trầm cảm nếu không được phát hiện sớm thường có xu hướng tự tử như một cách để giải tỏa cảm xúc, xóa mọi lỗi lầm (do bản thân họ tự nghĩ ra). Ngoài ra do thường xuyên sống trong căng thẳng nên những người mắc bệnh này còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đau nửa đầu, đau dạ dày, các bệnh về huyết áp hay tim mạch. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý này cũng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Trong khi đó, người tự kỷ nếu không được chăm sóc và giáo dục từ sớm sẽ rất khó để tham gia các hoạt động sinh hoạt như bình thường, họ thậm chí còn không tự chăm sóc cho bản thân mình nên hầu hết đều phải phụ thuộc vào gia đình. Nghiên cứu thực tế cho thấy chỉ có khoảng 2% người tự kỷ ( thường là nhóm tự kỷ thiên tài) có thể sống độc lập, còn lại hầu hết đều phải sống với gia đình suốt cả cuộc đời.

Bên cạnh đó, người tự kỷ cũng rất dễ bị bắt nạt bởi bản thân họ cũng không thể bảo vệ bản thân mình, do không nhận thức được hành vi của bản thân nên họ cũng có thể gây hại cho người xung quanh. Do đó những người mắc bệnh này đều được học tập và chăm sóc trong các môi trường đặc biệt.

Mặt khác như đã nói, người bị tự kỷ có thể mắc trầm cảm hay một số rối loạn tâm thần khác. Bởi người tự kỷ không biết cách bày tỏ mong muốn hay thể hiện hiện cảm xúc nên dễ rơi vào căng thẳng. Tự kỷ và trầm cảm nếu mắc đồng thời có thể gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác nên tuyệt đối không được chủ quan.

Hướng điều trị trầm cảm và tự kỷ

Cả trầm cảm và tự kỷ đều được áp dụng ba phương pháp chính là dùng thuốc, chăm sóc tâm lý và chăm sóc tại nhà. Kết hợp giữa 3 phương pháp này một cách khoa học sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hướng điều trị này cần có tư vấn, hỗ trợ từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo kết quả tốt.

Cụ thể, hướng điều trị của trầm cảm như sau

  • Dùng các thuốc hỗ trợ: nhằm kiểm soát cảm xúc, hạn chế nguy cơ người bệnh tự tử, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ ổn định hơn. Một số loại thuốc phổ biến như  thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc giải lo âu, các chất ức chế monoamine oxydase (MAOIs), thuốc an thần.. Tuy nhiên việc dùng thuốc chỉ nhằm kiểm soát các triệu chứng tạm thời, không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Người bệnh thường phải dùng thuốc trong 6 tháng hoặc dài hơn tùy mức độ triệu chứng và khả năng cải thiện của bệnh. Nhóm thuốc này cũng kèm nhiều tác dụng phụ không tốt nên cần phải thận trọng, đặc biệt với phụ nữ có thai hay người cho con bú.
  • Tâm lý trị liệu: mục đích của trị liệu tâm lý chính là giải tỏa căng thẳng, lo lắng, tháo gỡ những nút thắt trong tâm trí hay chính là loại bỏ các tác nhân tiêu cực khiến người bệnh bị trầm cảm. Người bệnh nếu đáp ứng tốt với trị liệu tâm lý có khả năng loại bỏ bệnh nhanh chóng. Ngoài ra các chuyên gia trị liệu cũng sẽ hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát cảm xúc, đối phó với căng thẳng để phòng tránh tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại sau đó.
  • Chăm sóc tại nhà: thực hành thiền, luyện tập thể dục thể thao, đảm bảo ngủ đủ giấc chính là những biện pháp quan trọng người bệnh cần thực hiện để đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên sống cùng gia đình, tham gia các hoạt động thiện nguyện, tìm hiểu các hoạt động cần có sự tập trung cao đồng thời tránh xa căng thẳng để cân bằng tâm trí tốt hơn. Các liệu pháp thư giãn tâm trí và cơ thể hằng ngày cũng giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân trầm cảm.
Trầm cảm và tự kỷ
Chăm sóc tâm lý là những biện pháp cần thiết cho cả người trầm cảm và tự kỷ

Hướng điều trị của tự kỷ

  • Dùng thuốc: hiện vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị tự kỷ hoàn toàn, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định các nhóm thuốc an thần, thuốc chống loạn thần hay các loại tế bào gốc cho não để cải thiện hoạt động của trí não. Người bị tự kỷ nếu cần dùng bất cứ loại thuốc nào cũng nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Trị liệu tâm lý: với người tự kỷ, mục đích của các biện pháp chăm sóc tâm lý chính là nâng cao nhận thức, hướng người bệnh đến các hành vi, ngôn ngữ, hoạt động đúng đắn. Ngoài ra nhà trị liệu cũng hướng dẫn người bệnh, gia đình cách kiểm soát cảm xúc và giải tỏa căng thẳng để ngăn chặn nguy cơ tự kỷ và trầm cảm mắc đồng thời.
  • Các trung tâm giáo dục đặc biệt: như đã nói, do người tự kỷ thường gặp khó khăn trong tư duy, nhận thức và hành vi nên cần được học tập trong các trung tâm giáo dục đặc biệt từ nhỏ. Tại đây sẽ có các giáo viên đặc biệt, có chuyên môn trong việc hỗ trợ con học tập, tiếp nhận các kỹ năng cần thiết cũng như có thể tự chăm sóc cho bản thân mình. Ngoài ra trẻ cũng được xác định các thế mạnh của bản thân và tạo điều kiện để phát huy các kỹ năng này tối đa nhằm phục vụ cho các mục đích chăm sóc cá nhân trong tương lai. Ở đây con cũng được kết bạn để tránh cảm giác cô đơn.
  • Chăm sóc tại nhà: gia đình cũng cần cố gắng hướng dẫn con các hoạt động, kỹ năng có thể chăm sóc bản thân cơ bản nhất như đánh răng, tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Ngoài ra phụ huynh cũng cần trò chuyện, chia sẻ với con hằng ngày để hiểu con hơn, giúp con không cảm thấy cô đơn. Gia đình cũng nên tham gia các lớp học dành cho phụ huynh có con tự kỷ để biết cách chăm sóc và hỗ trợ con tốt nhất.

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về trầm cảm và tự kỷ cũng như biết cách phân biệt chính xác hai vấn đề này. Gia đình cần quan tâm đến các hoạt động, tâm lý bất thường của con trẻ nhiều hơn để sớm phát hiện các vấn đề bất thường này, qua đó nhanh chóng có hướng hỗ trợ kịp thời, tránh các hệ lụy xấu xuất hiện.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *