Hay cảm thấy bản thân vô dụng, vô giá trị là bị gì?

Khi đau khổ và thất vọng, đa phần mọi người đều cảm thấy bản thân mình là kẻ vô dụng và vô giá trị. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng qua đi tinh thần trở về trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm nên cần hết sức chú ý.

cảm thấy bản thân vô dụng
Trong cuộc sống sẽ có những thời điểm bạn cảm thấy bản thân mình vô dụng và bất tài, vô giá trị

Cảm thấy bản thân mình vô dụng, vô giá trị là bị gì?

Ở một số thời điểm trong cuộc sống, bạn có thể cảm thấy bản thân là kẻ vô dụng và không có giá trị. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì hầu hết mọi người đều phải đối mặt với tình trạng này. Ý nghĩ bản thân là một người vô dụng sẽ gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực và nhấn chìm sự lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống. Để giúp bản thân phải cảm giác đau khổ và dằn vặt, bạn nên tìm cách vượt qua suy nghĩ này.

Trước khi tìm giải pháp, bạn nên xác định nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ bản thân là người vô dụng và vô giá trị. Theo các chuyên gia tâm lý, những ý nghĩ tiêu cực về bản thân thường sẽ có liên quan đến những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ và các sự kiện căng thẳng ở hiện tại. Đôi khi tình trạng này còn là dấu hiệu của một số vấn đề tâm lý.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Hay cảm thấy cảm thấy vô dụng và vô giá trị có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

1. Do đối mặt với thất bại

Khi đối mặt với thất bại, bạn sẽ không tránh khỏi suy nghĩ tiêu cực về giá trị và vai trò của bản thân. Thất bại là điều không ai mong muốn nên khi đối mặt, phản ứng chung của tất cả mọi người là đau khổ, buồn bã và hạ thấp giá trị của chính mình.

cảm thấy mình vô dụng
Phần lớn mọi người đều cảm thấy bản thân mình vô dụng và vô giá trị khi đối mặt với thất bại

Thất bại là một phần của cuộc sống. Từ những lần vấp ngã, bạn mới có thể tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng để đạt được thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trước khi vực dậy tinh thần, hầu như ai cũng phải đối mặt với suy nghĩ bản thân là kẻ vô giá trị, vô dụng và không có tài cán.

2. Cảm thấy mình vô dụng khi bị chỉ trích, phê bình

Sau khi bị chỉ trích, bạn cũng có thể hình thành những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Bị phê bình về kết quả học tập, hiệu suất làm việc kém,… đều sẽ gây ra những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Đây là phản ứng thường thấy của mọi người vì hầu như không ai muốn bản thân với đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề.

Hiện nay, không ít học sinh phải đối mặt với căng thẳng, áp lực do bị bố mẹ liên tục chỉ trích. Những câu nói tưởng chừng như “bình thường” nhưng lại khiến cho trẻ bị tổn thương và hình thành những suy nghĩ tiêu cực về mình.

Nếu thường xuyên bị phê bình, một số người có thể hình thành nỗi sợ bị chỉ trích và liên tục trốn tránh đối mặt với thực tại. Sau những lời chỉ trích khắt khe, nặng nề, đa phần mọi người đều rơi vào trạng thái buồn bã, bi quan và có những suy nghĩ sai lệch về giá trị của bản thân.

3. Khi cuộc sống có quá nhiều áp lực

Cuộc sống có quá nhiều áp lực cũng có thể là nguyên nhân khiến một số người cảm thấy bản thân vô dụng và bất tài. Thực tế, bản thân chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn mọi việc xảy ra trong cuộc sống. Vì thế, những tình huống phát sinh không hoàn toàn do lỗi của bạn. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế, rất ít người giữ được sự lạc quan và tích cực trong suy nghĩ.

Áp lực tài chính, khó khăn trong công việc, mâu thuẫn với gia đình, bạn đời,… đều có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực về vai trò và giá trị của bản thân. Nếu những vấn đề này không được giải quyết thỏa đáng, sức khỏe tinh thần và thể chất có thể phải đối mặt với những ảnh hưởng lâu dài.

Hiện nay, rất nhiều người bị bức bối về mặt tinh thần do áp lực và căng thẳng quá lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ người bị trầm cảm, rối loạn lo âu tăng mạnh trong 2 thập kỷ trở lại đây.

4. Do những tổn thương trong quá khứ

Thường xuyên cảm thấy bản thân vô dụng và vô giá trị có thể là kết quả của những tổn thương trong quá khứ. Những người từng bị bỏ rơi, bạo hành, ghẻ lạnh và ngược đãi về tinh thần đều có xu hướng tự hạ thấp bản thân.

cảm thấy bản thân vô giá trị
Suy nghĩ hạ thấp bản thân thường gặp ở những người bị bạo hành thể chất, tinh thần từ thời thơ ấu

Ngoài ra, việc sống trong gia đình độc hại cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn hoài nghi về giá trị bản thân, luôn cảm thấy trống rỗng và vô định trong cuộc sống. Tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu sẽ để lại vết sẹo dài trong tâm trí và đôi khi không thể xóa mờ. Ngoài ra, trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ còn là yếu tố thuận lợi để phát triển các vấn đề tâm lý ở giai đoạn trưởng thành.

5. Cảm thấy mình vô dụng là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Hay cảm thấy bản thân vô dụng và vô giá trị là ý nghĩ tiêu cực thường thấy ở bệnh nhân trầm cảm. Trầm cảm đặc trưng bởi tâm trạng, nhận thức và hành vi bị ức chế do giảm serotonin ở khe synap. Bệnh lý này thường phát triển ở những người bị sốc tâm lý hoặc thay đổi nội tiết tố khi mang thai, sau sinh nở,…

Người bị trầm cảm thường giảm lòng tự trọng nên sẽ có xu hướng đánh giá thấp bản thân. Bệnh nhân luôn cho rằng mình là kẻ vô dụng, bất tài và là gánh nặng của gia đình. Nếu không được điều trị sớm, ý nghĩ này có thể thôi thúc hành vi tự sát. Nhiều người quyết định tự sát vì tin rằng sự ra đi của bản thân sẽ giúp những người xung quanh giảm bớt gánh nặng.

Làm sao để vượt qua cảm giác bản thân vô dụng, vô giá trị

Cảm thấy bản thân mình vô dụng, vô giá trị thật sự không hề dễ chịu. Nếu giữ suy nghĩ này lâu dài, bạn sẽ chìm đắm trong đau khổ, tuyệt vọng, bi quan mà bỏ quên mất những cảm xúc tích cực và niềm vui trong cuộc sống. Nhiều người biết rằng suy nghĩ bản thân vô dụng là không tốt nhưng lại không biết cách điều chỉnh và vượt qua.

Khi có cảm giác bản thân vô dụng và vô giá trị, bạn có thể vượt qua bằng một số biện pháp sau đây:

1. Chia sẻ với người đáng tin cậy

Nhiều người bộc bạch rằng, họ có thể bỏ ngoài tai tất cả những lời chỉ trích của người ngoài nhưng lại tổn thương sâu sắc vì những lời nói cay nghiệt từ người thân. Liên tục bị gia đình chỉ trích khiến họ không thể ngừng suy nghĩ về việc bản thân là kẻ vô dụng và không mang đến bất cứ giá trị nào trong cuộc sống.

Nếu rơi vào hoàn cảnh này, bạn nên chia sẻ với một người nào đó đáng tin cậy. Người này có thể là thầy cô giáo, bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Chia sẻ những khó khăn đang phải đối mặt sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn thay vì giữ mọi thứ một mình.

vượt qua cảm giác vô dụng
Khi cảm thấy bản thân vô giá trị, hãy chia sẻ với ai đó mà bạn cảm thấy tin tưởng

Những người xung quanh có thể đưa cho bạn những lời khuyên sáng suốt mà bản thân là người trong cuộc đôi khi không nhận ra. Lời khuyên từ những người có kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn xử lý vấn đề của bản thân một cách dễ dàng hơn và nhanh chóng lấy lại sự cân bằng.

Đôi khi những gì bạn cần không phải là lời khuyên mà chỉ đơn giản là muốn có người lắng nghe và ở bên cạnh vào những thời điểm tồi tệ nhất. Cảm giác có ai đó để dựa vào khi đau khổ, thất bại chính là nguồn động lực để bạn vượt qua khó khăn hiện tại và hướng đến tương lai tươi đẹp hơn.

2. Tìm kiếm thế mạnh, đam mê của bản thân

Đa số những người cảm thấy bản thân vô dụng và vô giá trị đều mông lung về mục tiêu sống. Không biết bản thân muốn gì và cần gì khiến nhiều người cho rằng mình là kẻ vô dụng. Vì vậy, để vượt qua suy nghĩ tiêu cực, bạn nên xác định thế mạnh và đam mê của mình.

Nếu có thế mạnh riêng, bạn hãy phát triển để cảm thấy tự tin hơn. Khi giỏi về một lĩnh vực nào đó, cảm giác bản thân vô dụng sẽ được xóa bỏ và bạn có thể dùng thế mạnh của mình để gia tăng thu nhập.

Ngoài ra, bạn cũng có thể theo đuổi đam mê thay vì sống không có mục đích và kế hoạch. Đam mê sẽ mang đến cho bạn sức sống mãnh liệt, sự kiên định và dũng cảm. Khi có đam mê, bạn sẽ nhìn nhận bản thân với suy nghĩ tích cực hơn thay vì cảm thấy bản thân là kẻ vô dụng và bất tài.

3. Tham gia các công việc tình nguyện

Nếu đang cảm thấy bản thân vô dụng và vô giá trị, hãy tham gia các công việc tình nguyện. Thiện nguyện mang đến cho bạn những trải nghiệm mới chưa từng có trong cuộc sống.

Khi tham gia các công việc tình nguyện, bạn sẽ nhận giá trị của bản thân thay vì tự hạ thấp vai trò của mình như trước đây. Ngoài ra, khi giúp đỡ người khác, bạn cũng tự mang đến niềm vui, sự lạc quan và bình an cho chính mình. Những cảm xúc tích cực này sẽ giúp bạn lạc quan hơn, từ đó thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Bên cạnh đó, tham gia các công việc tình nguyện cũng sẽ giúp bạn kết nối với mọi người, học cách hòa nhập, gia tăng các mối quan hệ và nâng cao kỹ năng giao tiếp. Đây đều là những kỹ năng cần thiết để bạn có thể dễ dàng đối phó và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

4. Tự đối thoại khi cảm thấy bản thân mình vô dụng

Độc thoại với bản thân cũng sẽ giúp bạn vượt qua cảm giác tự ti, cho rằng bản thân là kẻ vô dụng và vô giá trị. Tự đối thoại với chính mình bằng suy nghĩ, lời nói tích cực sẽ giúp bạn nâng cao tâm trạng và vượt qua những đau khổ, phiền muộn.

Bạn có thể nói tất cả những gì mình suy nghĩ và bộc lộc cảm xúc thật thay vì kìm nén. Cách này sẽ giúp bạn giải tỏa cảm xúc, loại bỏ sự nặng nề và mệt mỏi về mặt tinh thần. Ngoài ra, thông qua việc đối thoại với chính mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân cũng như biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

5. Biết cách chăm sóc bản thân

Chăm sóc cho bản thân sẽ giúp bạn vượt qua được những suy nghĩ tiêu cực như bản thân là kẻ vô dụng, bất tài và không có giá trị. Hơn hết, việc tự chăm sóc bản thân cũng sẽ giúp nâng đỡ tinh thần và tăng ngưỡng chịu đựng stress.

phải làm gì khi cảm thấy mình vô dụng
Lối sống khoa học sẽ giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực về giá trị của bản thân

Để chăm sóc bản thân, bạn cần bắt đầu với lối sống lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Cố gắng ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng. Đồng thời vượt qua những suy nghĩ tiêu cực và nhận ra giá trị thực sự của bản thân.

6. Thoát khỏi các mối quan hệ độc hại

Khi ở trong một mối quan hệ độc hại, bạn sẽ luôn bị chỉ trích và hạ thấp bằng những lời lẽ nặng nề. Vì vậy, nếu đó là bạn bè hoặc người yêu, hãy mạnh mẽ thoát khỏi mối quan hệ. Nhiều người vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ ngay cả khi phát hiện đối phương đang bạo hành tinh thần mình. Tuy nhiên, mối quan hệ này sẽ không bao giờ có kết quả dù bạn có nỗ lực như thế nào.

Thoát khỏi mối quan hệ độc hại là cách để giải thoát cho chính mình. Khi chấm dứt mối quan hệ, bạn sẽ nhận ra giá trị của bản thân và biết cách yêu thương chính mình.

Trong trường hợp bố mẹ là người liên tục chỉ trích và có những lời nói nặng nề, bạn nên trao đổi thẳng thắn với gia đình. Chia sẻ thành thật sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cảm xúc của bạn và thay đổi cách ứng xử theo chiều hướng tích cực. Nếu bố mẹ không thỏa hiệp, hãy học cách bỏ ngoài tai và tìm đến thầy cô, bạn bè để được chia sẻ, bộc lộ cảm xúc.

7. Tìm gặp chuyên gia tâm lý

Trong một số trường hợp, suy nghĩ bản thân vô dụng và bất tài có thể kéo dài dai dẳng. Nếu không thể vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ giúp bạn nhìn nhận sự việc cũng như giá trị của bản thân theo chiều hướng khách quan nhất. Đồng thời nâng đỡ tinh thần để bạn có thể vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

cảm thấy bản thân mình vô dụng
Nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia nếu suy nghĩ bản thân vô dụng, vô giá trị kéo dài dai dẳng

Trong trường hợp bị trầm cảm, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc và can thiệp trị liệu tâm lý. Nếu điều trị sớm, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn thay vì chìm đắm trong đau khổ, dằn vặt. Hiện nay, các phương pháp điều trị được áp dụng đều mang lại cải thiện rõ rệt. Do đó, bạn không nên quá lo lắng khi bị chẩn đoán mắc chứng trầm cảm.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Khi cảm thấy bản thân vô dụng và vô giá trị, hãy tìm cách vượt qua thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực. Nếu không thể tự mình vượt qua, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia. Can thiệp kịp thời sẽ giúp bạn vượt qua tất cả và nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *