Chuyên gia Nguyễn Đức Chính chia sẻ cách sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp

Ngôn từ là một phương thức biểu đạt suy nghĩ, truyền tải nội dung thông điệp. Trong đời sống hàng ngày, ngôn từ là một sợi dây vô hình có tác dụng kết nối con người, gắn kết các mối quan hệ. Sử dụng ngôn ngữ tích cực sẽ giúp cải thiện mối quan hệ của chúng ta với người khác và với chính chúng ta, khuyến khích chúng ta cảm thấy hạnh phúc.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về sức mạnh của ngôn từ tích cực cũng như cách sử dụng nó trong giao tiếp hàng ngày như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này rõ hơn qua chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Nguyễn Đức Chính ngay sau đây nhé!

Hiện tại chuyên gia Nguyễn Đức Chính đang công tác tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Trần Duy Hưng, Hà Nội
Hiện tại chuyên gia Nguyễn Đức Chính đang công tác tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Trần Duy Hưng, Hà Nội

Sức mạnh của ngôn từ tích cực

Như chúng ta đã biết, lời nói có sức mạnh to lớn. Ngôn từ là biểu đạt, là cốt lõi thể hiện giá trị con người, đồng thời cũng là phương tiện chính để con người nhìn nhận và thay đổi bản thân, từ đó khẳng định mình với thế giới.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, ngôn từ có sức mạnh kết nối cá nhân với nhau hoặc theo chiều hướng thân thiện hoặc sẽ theo chiều hướng xấu đi. Chỉ với việc bắt đầu bằng những câu nói, lời chào hỏi sẽ giúp bạn mở ra những mối quan hệ tốt đẹp. Hay thông qua cách nói, sử dụng từ ngữ, văn phong diễn đạt một ý kiến nào đó của bạn, mọi người đã có thể hình dung ít nhiều về trí lực, tính cách, về lối nghĩ và lối sống của bạn.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Thực tế, vấn đề sử dụng ngôn từ thông qua lời ăn tiếng nói hay diễn đạt bằng văn bản được gắn chặt với đời sống hàng ngày, thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Sức mạnh to lớn của ngôn từ không chỉ giúp bạn phần nào nhận ra được thiếu sót về kỹ năng mềm của bản thân, mà còn giúp bạn nhận ra được những bài học quý giá. Đó chính là biết cách nhìn nhận bản thân, làm chủ chính mình và tự tin hơn mỗi ngày.

Năng lực ngôn từ của mỗi cá nhân khác nhau, không ai giống ai. Có những người “khéo ăn, khéo nói” hoặc cũng có những người gặp trở ngại khi biểu đạt lời nói. Khi đã hiểu được sức mạnh của ngôn từ và giá trị của nó, bạn hãy tìm cách trau dồi cũng như nâng cao kỹ năng của mình để thay đổi cuộc sống.

5 hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ tích cực

Dưới đây là 5 “chìa khóa” sẽ giúp bạn áp dụng sức mạnh của ngôn ngữ tích cực vào cuộc sống của bạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Sửa đổi ngôn ngữ của mình

Bước đầu tiên nếu muốn sử dụng ngôn từ tích cực là ghi nhớ những gì bạn muốn truyền tải, bạn muốn làm gì với người bạn đang nói chuyện? Để làm điều này, cố gắng không sử dụng các từ tiêu cực, mang tính đánh giá, hạ bệ hay thậm chí là đổ lỗi, sỉ nhục,…

Ví dụ, nếu một người không hành động theo cách mà bạn cho là phù hợp, bạn có thể cho họ biết bằng việc bày tỏ thẳng thắn, trung lập thay vì thông qua những lời đánh giá gay gắt, quyết liệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói với họ rằng họ có thể thử lại và bạn đánh giá cao nỗ lực này.

2. Thay đổi tâm trạng của bản thân

Cách tiếp theo nếu muốn sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp hàng ngày đó chính là thay đổi tâm trạng của bản thân. Bạn hãy viết một danh sách các từ thúc đẩy (vui, dễ chịu, thỏa mãn, tốt, cảm ơn, hạnh phúc, mỉm cười,… ) và cố gắng đọc to chúng mỗi ngày để sửa đổi và quản lý cảm xúc của mình.

Đừng chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân mà hãy đặt mình vào vị trí của đối phương
Đừng chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân mà hãy đặt mình vào vị trí của đối phương

Chỉ cần tập luyện thường xuyên và đều đặn, bạn sẽ thấy bài tập này thay đổi tâm trạng của mình như thế nào. Điều quan trọng là cần điều chỉnh ngôn ngữ của chúng ta thật sự kỷ luật để giúp bản thân tích cực hơn.

Một khía cạnh khác cũng cần ghi nhớ sẽ là nhận thức được những cảm xúc đã trải qua, sau đó sử dụng những từ ngữ phù hợp để cảm thấy tốt hơn. Ví dụ, khi nhớ về người yêu cũ trước đây, thay vì dùng những từ như đau khổ, tuyệt vọng, nuối tiếc,… bạn có thể dùng những từ như ký ức đẹp, bài học đáng nhớ,…

Chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Đức Chính chia sẻ:

Đừng chỉ quan tâm đến cảm xúc cá nhân mà hãy đặt mình vào vị trí của đối phương. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể thấu cảm, yêu thương mọi người xung quanh, có một cuộc sống viên mãn, an yên. Bạn cũng đừng quá hy vọng người khác thay đổi, thay vào đó hãy thay đổi chính suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chính mình trước, cũng đừng quên xây dựng kỹ năng mềm để ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra.

3. Thay đổi những câu hỏi

Có đôi lúc, khi gặp phải những vấn đề nan giải hay bản thân rơi vào trạng thái chán nản, bạn thường phủ nhận bản thân mình bằng những câu nói như: “Mình không làm được việc này đâu” và đây cũng là lý do vì sao bạn mãi không thể hoàn thành công việc.

Đừng để bản thân mình “yếu mềm” hay “đầu hàng” trước khi “lâm trận”, hãy thay đổi những lời phủ nhận ấy thành câu khẳng định: “Mình có thể làm được” hoặc tự tiếp thêm năng lượng bằng cách tự vấn bản thân: “Hôm nay mình sẽ hoàn thành công việc nào trước đây?”.

Việc thay đổi những câu hỏi tích cực này cũng hỗ trợ rất nhiều trong những mối quan hệ hàng ngày
Việc thay đổi những câu hỏi tích cực này cũng hỗ trợ rất nhiều trong những mối quan hệ hàng ngày

Việc tự hỏi bản thân, đưa ra đáp án và mang câu trả lời ấy thành một bản kế hoạch áp dụng vào cuộc sống. Ngày qua ngày, khi thực hiện thói quen này đều đặn và kỷ luật, bạn sẽ nhận thấy bản thân mình dần thay đổi tốt đẹp hơn, chạm đến được thành công từ những điều nhỏ nhặt ấy.

Ngoài ra, việc thay đổi những câu hỏi tích cực này cũng hỗ trợ rất nhiều trong những mối quan hệ hàng ngày. Ví dụ, khi bạn muốn có được sự trợ giúp, tha thứ của người nào đó cũng dễ dàng, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

4. Giao tiếp nhiều hơn qua cảm xúc

Bạn không chỉ phải nhận thức được cảm xúc của chính mình mà còn cố gắng đặt mình vào vị trí của người khác, vào tâm trạng và tình huống của họ để biết nên dùng từ nào sao cho hợp lý. Khái niệm này được gọi là Giao tiếp phi bạo lực (Nonviolent Communication) hay giao tiếp thấu cảm. Mục đích của việc giao tiếp qua cảm xúc là khơi gợi từ bên trong chúng ta khả năng cho đi một cách chân thành, vô vị lợi, kết nối trái tim với trái tim, và cho phép lòng trắc ẩn được tự nhiên nảy nở.

Trong mọi cuộc nói chuyện, hãy lắng nghe những nhu cầu sâu sắc hơn của chính mình và của những người khác
Trong mọi cuộc nói chuyện, hãy lắng nghe những nhu cầu sâu sắc hơn của chính mình và của những người khác

Giao tiếp qua cảm giác giúp điều chỉnh cách chúng ta chia sẻ cũng như lắng nghe để mang lại hiệu quả tốt hơn. Thay vì thói quen phản ứng tự động, chúng ta có thể học cách giao tiếp từ việc lắng nghe trái tim, cơ thể và nhu cầu tự nhiên bên trong mình.

Trong nguyên lý giao tiếp qua cảm xúc, hãy chia sẻ bằng sự trung thực và rõ ràng từ bên trong, cũng như tôn trọng và đồng cảm với người đối diện. Trong mọi cuộc nói chuyện, hãy lắng nghe những nhu cầu sâu sắc hơn của chính mình và của những người khác.

5. Hãy phản hồi, đừng phản ứng!

Cuối cùng, chúng ta có thể sẽ nhận lấy tổn thương nếu phản ứng gay gắt trước một tình huống nào đó. Ví dụ, khi bạn không ngần ngại buông những lời “xát muối” vào trái tim người khác chỉ để bộc phát cơn tức giận của bản thân. Đến khi “ngọn lửa” dần lụi tàn, bạn sẽ nhận ra hành động của bản thân đã làm khiến người khác tổn thương và điều đó khiến bạn nhận lấy kết quả tương tự như thế.

Thay vì phản ứng ngay lập tức trước lời nói hay hành động của ai đó, chúng ta hãy dành thời gian để nhìn nhận và sau đó đưa ra phản hồi tỉnh táo nhất. Việc lập tức phản ứng trong cơn nóng giận, buồn bã hoặc không thể kiểm soát lý trí của mình là hành động sai lầm mà bạn có thể đau khổ hoặc hối hận về sau.

Vì vậy, hãy cố gắng áp chế sự kích động của bản thân mình, dùng khoảng thời gian suy nghĩ này làm dịu bớt cơn tức giận và giúp bạn xem xét kỹ vấn đề một cách kỹ càng. Từ đó, bạn có thể dựa vào sức mạnh ngôn từ để đưa ra phản hồi tốt nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng của các mối quan hệ.

Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý trị liệu, Master coach Nguyễn Đức Chính thực hiện trong buổi trị liệu nhóm tại Hà Nội số 18 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam diễn ra vào ngày 19/11/2022 với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường”.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Chương trình được tổ chức hàng tuần vào chiều thứ 7 với nhiều chủ đề khác nhau giúp khách mời giải quyết được những khó khăn phổ biến trong cuộc sống. Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về sức mạnh của ngôn từ, cách sử dụng ngôn từ tích cực trong giao tiếp để hạn chế tối đa mâu thuẫn trong các mối quan hệ.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *