Hiểu hơn về tính cách tâm sinh lý con trai ở tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì dù là con trai hay con gái đều sẽ có những sự thay đổi rất lớn về cả mặt thể chất lẫn tâm sinh lý. Đối với các bé trai có thể trở nên bướng bỉnh, ít nói, ngại chia sẻ với cha mẹ hơn. Việc nuôi dạy những bé trai đang ở độ tuổi “ẩm ương” không phải là chuyện dễ dàng, điều này khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng đau đầu vì không biết phải làm như thế nào mới đúng. 

tâm sinh lý con trai ở tuổi dậy thì
Con trai ở tuổi dậy thì sẽ có những thay đổi nhất định về thể chất lẫn tâm sinh lý

Thời điểm dậy thì ở con trai

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì thời điểm mà nam giới bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì thường là trong lứa tuổi thiếu niên, từ khoảng 10 đến 19 tuổi. Lúc này con trai sẽ xuất hiện một vài biểu hiện đặc tính sinh dục thứ yếu. Tuy nhiên, không phải bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ dậy thì cũng vào một thời điểm cố định. Thời gian chính xác của tuổi dậy thì ở con trai còn phải phụ thuộc nhiều vào cơ địa, tình trạng dinh dưỡng, môi trường sống, sự tương tác với xã hội – văn hóa, các tác động về mặt tình cảm,….

Về độ tuổi dậy thì ở nam giới, các nhà khoa học cũng đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa. Kết quả nhận thấy rằng, độ tuổi trung bình ở các bé trai là 13 năm 2 tháng, cộng trừ 1 năm. Và độ tuổi dậy thì hoàn toàn ở các bé trai là 15 năm 2 tháng, cộng trừ 1 năm 3 tháng.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Dấu hiệu thể chất nhận biết con trai đang ở tuổi dậy thì

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể của các bé trai sẽ dần có sự thay đổi đáng kể. Dưới đây là một số dấu hiệu dậy thì ở con trai về mặt thể chất thường gặp có thể giúp các bậc phụ huynh dễ dàng nhận biết như:

  • Thay đổi giọng nói: Ở những bé trai khi bước vào độ tuổi dậy thì, thanh quản sẽ bắt đầu mở rộng ra hơn so với trước, từ đó tiếng nói của các em cũng trở nên trầm hơn.
  • Gia tăng cơ bắp: Ở giai đoạn này, con trai sẽ có sự phát triển rõ rệt về cơ bắp, các phần cơ sẽ dần gia tăng và phát triển nhiều hơn so với các bé gái, tỉ lệ chiếm đến hơn 50%.
  • Mọc lông: Lúc này, các bộ phận trên cơ thể sẽ bắt đầu mọc lông, chẳng hạn như ngực, bụng, nách, chân, bộ phận sinh dục,…
  • Tăng chiều cao: Khi dậy thì, hàm lượng testosterone bên trong cơ thể của con trai sẽ gia tăng. Tình trạng này sẽ giúp cho khung xương được phát triển tốt hơn, từ đó kích thích gia tăng chiều cao một cách nhanh chóng.
  • Tinh hoàn và bìu to lên: Những bé trai khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ phát triển kích thước của tinh hoàn và bìu to hơn gấp 2 lần so với trước. Khi tinh hoàn to lớn sẽ làm cho lớp da bìu trở nên sậm mùi hơn, mỏng đi, to ra và thòng xuống, sần sùi. Thông thường ở các bé trai thì một bên tinh hoàn sẽ thấp hơn so với bên còn lại.
  • Xuất hiện nhiều nốt mụn trứng cá: Ở độ tuổi dậy thì, tuyến bã nhờn của nam giới sẽ hoạt động rất mạnh mẽ nên dễ dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mụn trứng cá trên da mặt.

Đặc điểm tính cách tâm sinh lý con trai trong độ tuổi dậy thì

Không chỉ có những sự thay đổi về mặt thể chất mà con trai khi bước vào độ tuổi dậy thì cũng sẽ có những biến đổi nhất định về tâm sinh lý. Nếu như con gái dậy thì sẽ trở nên nữ tính, dịu dàng, e thẹn ơn thì con trai sẽ trở nên trưởng thành, độc lập, đôi lúc lại khá bướng bỉnh và cứng nhắc. Tuy nhiên, sự hoạt bát của các bé trai có thể bị thay đổi ở giai đoạn này, nhiều trẻ trở nên trầm tính, ít nói, ít chia sẻ hơn với cha mẹ của mình và trẻ cũng muốn tự tạo không gian riêng, làm những điều mà bản thân yêu thích.

Để có thể hỗ trợ tốt cho con trong giai đoạn khó khăn này thì các bậc phụ huynh cũng cần phải biết các nắm bắt tâm sinh lý của trẻ. Cha mẹ cần phải tìm hiểu và học cách giáo dục con phù hợp, tránh để con sa lầy vào những điều tiêu cực. Cũng bởi dậy thì là giai đoạn vô cùng nhạy cảm và quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Nếu không biết cách quan tâm và định hướng cho trẻ sẽ dễ khiến trẻ có những bước đi sai lệch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với tâm lý và cả tương lai của trẻ.

tính cách con trai tuổi dậy thì
Con trai ở tuổi dậy thì có thể trở nên trầm lặng, ít nói và ít chia sẻ hơn.

Dưới đây là một số đặc điểm tính cách tâm sinh lý thường gặp khi con trai ở tuổi dậy thì:

1. Luôn muốn khẳng định bản thân

Có thể nói, dậy thì là độ tuổi ẩm ương nhất trong suốt quá trình phát triển của một người. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn chưa đủ trưởng thành để nhận thức đúng đắn về mọi thứ nhưng cũng không còn là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên với những sự mới lạ trong cuộc sống. Đối với con trai ở tuổi dậy thì thường sẽ khá hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân và muốn được công nhận như những người trưởng thành.

Lúc này trẻ luôn muốn thực hiện theo những hành vi của người lớn, muốn thể hiện năng lực của bản thân, phô trương tài năng của chính mình và muốn gây sự chú ý đối với tất cả những người xung quanh. Giai đoạn này, các bé trai bắt đầu nhận thức được cái tôi, hiểu được phần nào về giá trị của bản thân nên luôn có xu hướng tự đề cao chính mình. Trẻ có thể khẳng định bản thân theo nhiều hướng khác nhau, tích cực có, tiêu cực có.

Một vài đứa trẻ có thể cố gắng học tập, học hỏi thêm nhiều kỹ năng, chơi giỏi một môn thể thao nào đó hoặc mở rộng mối quan hệ bạn bè để thể hiện tài năng của bản thân. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp con trai khi dậy thì lại thường xuyên đánh nhau, tham gia vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường,….Cha mẹ cần phải quan tâm và chú ý các hành vi của con, kịp thời điều chỉnh các hành vi tiêu cực và tạo điều kiện để con phát huy đúng tiềm năng thực sự của mình.

2. Tính cách con trai tuổi dậy thì rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương

Một trong những thay đổi tâm sinh lý của con trai ở tuổi dậy thì mà nhiều bậc phụ huynh có thể dễ nhận biết nhất là con trở nên nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương bởi một câu hỏi hoặc hành vi nào đó của những người xung quanh. Có thể hiểu, trong giai đoạn này, năng lực xử lý các vấn đề, tình huống xã hội của trẻ vị thành niên vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Do đó, trẻ có thể không tự làm chủ được cảm xúc và suy nghĩ của bản thân nên rất dễ bị tổn thương tinh thần do các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội.

Đồng thời trẻ cũng khó chấp nhận những lời chê trách, phê bình hoặc đơn giản là những đóng góp ý kiến của người lớn, kể cả cha mẹ. Nhiều bé trai trở nên bướng bỉnh, cố chấp, chống đối lại lời cha mẹ, trẻ bắt đầu không chịu chấp nhận những sai lầm mà bản thân gây ra. Ngoài ra, lúc này trẻ cũng không muốn nhận quá nhiều lời chê bai, trách mắng của cha mẹ hay thầy cô, đặc biệt là ở những nơi có đông người.

3. Thay đổi cảm xúc, khó kiểm soát bản thân

Tuy rằng cảm xúc của con trai ở độ tuổi dậy thì không có sự thay đổi quá mạnh mẽ giống như con gái nhưng nó cũng có những sự bất ổn định. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trong giai đoạn này, cơ thể của các bé sẽ gia tăng hàm lượng hormone và làm ảnh hưởng đến tính cách, cảm xúc của mỗi trẻ. Chính vì thế trẻ có thể trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, nóng giận chỉ bởi những câu nói, tình huống nhỏ nhặt hàng ngày.

4. Trẻ dần nảy sinh tình cảm yêu đương

Theo nghiên cứu, con trai từ khoảng 14 đến 15 tuổi sẽ bắt đầu có những ý muốn yêu tình, để ý và có tình cảm với những bạn khác giới. Đây được xem như nhu cầu tự nhiên vốn có ở lứa tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng hay cố gắng cấm đoán con trẻ. Để có thể giúp con có được một tình cảm trong sáng, đúng mực của tuổi học trò thì cha mẹ nên quan tâm, thường xuyên trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm để con hiểu rõ hơn về những tình cảm đầu đời.

5. Trẻ có xu hướng quan tâm đến ngoại hình nhiều hơn

Như đã nói, ở độ tuổi dậy thì, con trai sẽ bắt đầu có những tình cảm yêu đương khác giới nên việc quan tâm nhiều hơn đến ngoại hình cũng là điều dễ hiểu. Lúc này sẽ sẽ chú ý hơn đến cách ăn mặc, chải chuốt nhiều hơn, chăm sóc da, đầu tóc. Đồng thời trẻ sẽ thấy vô cùng tự ti nếu nghe ai đó nói về những khuyết điểm trên cơ thể của mình. Đôi khi bạn sẽ thấy con trẻ có những cách ăn mặc, trau chuốt ngoại hình không hợp mắt nhưng cũng đừng quá khắt khe với con mà hãy từ từ điều chỉnh, dạy cho con hiểu thế nào là phù hợp.

tính cách, tâm sinh lý con trai tuổi dậy thì
Bước vào tuổi dậy thì, con trai sẽ có xu hướng quan tâm đến vẻ ngoài nhiều hơn trước.

6. Trẻ nhỏ có nhiều thắc mắc

Do những sự thay đổi quá lớn về cả thể chất lẫn tinh thần khiến cho nhiều bé nam ở độ tuổi dậy thì luôn có những thắc mắc. Trẻ sẽ có xu hướng tò mò hơn trước và thường xuyên tìm hiểu, đặt ra nhiều câu hỏi về các vấn đề mà bản thân chưa hiểu rõ hoặc là những sự thay đổi trên cơ thể. Nhiều trẻ con cảm thấy vô cùng lo lắng về những sự biến đổi như bị vỡ giọng, phát triển bộ phận sinh dục, xuất hiện tình trạng mộng tinh, mọc râu, ria mép,….

7. Tự đưa ra những sự phán đoán của riêng mình

Sự biến đổi về nội tiết tố và quá trình phát triển vượt bậc của hệ thần kinh trong giai đoạn dậy thì đã giúp các bé trai gia tăng khả năng nhận thức và trí tuệ. Lúc này trẻ cũng bắt đầu hình thành nên những góc nhìn riêng biệt, có khả năng tư duy logic, suy luận mạnh mẽ hơn trước kia. Cũng chính vì thế mà trẻ nhìn nhận vấn đề một cách riêng lẻ, thường đưa ra những phán đoán của riêng mình.

8. Tính cách muốn độc lập bắt đầu xuất hiện ở con trai tuổi dậy thì

Muốn được tự do, muốn độc lập về mọi thứ là một trong những sự thay đổi tính cách tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai. Có thế trước đó trẻ là một người vô cùng hoạt bát, thường xuyên gần gũi và luôn muốn chia sẻ với cha mẹ. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn nhạy cảm này thì các bé trai sẽ có nhiều xu hướng trở nên khép kín hơn, ít trò chuyện, tâm sự cùng với gia đình, người thân. Lúc này trẻ sẽ có nhiều xu hướng muốn gắn bó thân thiết với các bạn bè cùng trang lứa, bắt đầu có những bí mật riêng tư.

Đồng thời, các bé trai ở lứa tuổi dậy thì cũng sẽ muốn khẳng định quyền tự chủ của bản thân. Trẻ muốn được tự đưa ra lựa chọn và quyết định về những việc xoay quanh học tập, cuộc sống, sở thích, cách ăn mặc, các mối quan hệ. Nhiều trẻ còn có xu hướng muốn từ bỏ sự kiểm soát của cha mẹ, muốn được hành độc và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách mạnh mẽ.

Cách dạy con dựa vào tính cách tâm sinh lý con trai tuổi dậy thì?

Thay đổi tính cách tâm sinh lý của con trai ở tuổi dậy thì là điều rất dễ hiểu và hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn này. Để có thể dạy con cách vượt qua những khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn thì cha mẹ cần phải luôn bên cạnh và động viên con. Có thể nói, sự phát triển của con trẻ luôn cần có cha mẹ cùng song hành.

cách nuôi dạy con trai tuổi dậy thì
Cha mẹ nên đồng hành và quan tâm con nhiều hơn khi con bước vào độ tuổi dậy thì

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng và hoảng hốt khi con bắt đầu có những thay đổi bất thường về tính cách, tâm lý. Khi phát hiện con bước vào độ tuổi dậy thì, cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm, tâm sự và chia sẻ các khó khăn cùng con, giúp con tìm ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phục những vấn đề cản trở.

1. Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cùng con

Khi con trai bước vào giai đoạn dậy thì thì tâm sinh lý rất dễ bị thay đổi, trẻ cũng dần thu mình, sống khép kín và ít trò chuyện hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà cha mẹ bỏ mặc, không quan tâm đến con. Lúc này các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian bên cạnh trẻ, cùng trẻ chia sẻ những khó khăn, khúc mắc chưa được giải tỏa trong cuộc sống.

Đôi khi trong giai đoạn nhạy cảm này, trẻ nhỏ cũng có thể xuất hiện các triệu j chứng mệt mỏi, lo lắng, chán ăn, mất ngủ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nhưng cũng có thể là do sự thay đổi của tuổi dậy thì. Do đó, cha mẹ cần phải thường xuyên bên cạnh, chia sẻ, trò chuyện và tâm sự với con để có thể hiểu được những suy nghĩ của trẻ và kịp thời ngăn chặn được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

2. Dạy trẻ cách suy nghĩ tích cực

Cách dạy con ở từng giai đoạn và độ tuổi sẽ khác nhau, hướng dẫn cho những đứa trẻ ở tuổi 14 trẻ khác so với những đứa con đã bước vào tuổi 19,20. Khi bước vào độ tuổi dậy thì, con trai có thể đối diện với rất nhiều sự biến đổi về thể chất lẫn tinh thần. Điều này khó có thể tránh khỏi việc trẻ có những luồng suy nghĩ tiêu cực. Nếu các suy nghĩ này cứ kéo dài dai dẳng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và cả kết quả học tập của trẻ nhỏ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì con trai ở độ tuổi dậy thì cần phải có những lối suy nghĩ tích cực hơn. Đây cũng là một trong các giải pháp tốt nhất giúp con vượt qua khó khăn và tránh được những ảnh hưởng tiêu cực. Để con có thể suy nghĩ tích cực, nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng lạc quan hơn thì cha mẹ hãy luôn dành cho con những lời khen ngợi, tạo cho con cảm giác hạnh phúc, giúp con phân tích vấn đề theo hướng tốt nhất,…

Đồng thời, đối với bé trai khi dậy thì, gia đình cần phải chú ý nhiều hơn đến những sự thay đổi về thể chất của trẻ. Có những sự biến đổi lớn khiến trẻ không thể thích nghi tốt hoặc làm trẻ cảm thấy lo lắng và hoang mang. Lúc này gia đình, đặc biệt là người cha nên giải thích, phân tích cho con hiểu rõ và hướng dẫn cho con một số kinh nghiệm để con có thể thích ứng tốt hơn.

3. Tạo cơ hội để con tham gia hoạt động xã hội

Tùy vào độ tuổi dậy thì của mỗi trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tạo điều kiện cho con tham gia vào các hoạt động xã hội lành mạnh. Cố gắng giúp con nâng cao khả năng giao tiếp, hòa nhập tốt với môi trường, xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Nếu có thời gian, cha mẹ nên cho con tham gia hoặc tốt nhất là cùng con góp mặt vào các buổi sinh hoạt chung trong cộng đồng.

Khi trẻ được tiếp xúc và tham gia vào các hoạt động cộng đồng thì trẻ sẽ dần có được những trải nghiệm thú vị, có cảm giác tích cực hơn. Điều này cũng một phần giúp trẻ hình thành những suy nghĩ lạc quan, trở nên vui vẻ, hoạt bát hơn. Từ đó trẻ cũng không còn cảm thấy chán nản, buồn phiền và dễ dàng giải tỏa khỏi những khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Những thay đổi trong tính cách, tâm sinh lý của con trai ở tuổi dậy thì là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu cha mẹ biết cách quan tâm và dành thời gian hỗ trợ con đúng cách sẽ giúp con mau chóng thoát khỏi những khủng hoảng tâm lý và dễ dàng thích ứng với cuộc sống.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *