Những thay đổi về tính cách tâm lý con gái ở tuổi dậy thì

Tâm lý con gái ở tuổi dậy thì sẽ có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước. Hiểu rõ tính cách của con sẽ giúp bố mẹ thay đổi cách giáo dục phù hợp và đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn nhạy cảm này.

tâm lý con gái ở tuổi dậy thì
Bố mẹ nên tìm hiểu tâm lý con gái ở tuổi dậy thì để biết cách giáo dục và thấu hiểu con cái

Vì sao tâm lý con gái thay đổi ở tuổi dậy thì?

Dậy thì là giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Ở giai đoạn này, con sẽ trưởng thành hơn cả về hình thể và tâm lý. Dậy thì được xem là thời điểm chuyển giao giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Vì vậy, trẻ ở độ tuổi này chưa thực sự chững chạc nhưng cũng không còn ngoan ngoãn vâng lời như khi còn nhỏ.

Giai đoạn dậy thì sẽ kéo dài từ 10 – 18 tuổi và thời điểm dậy thì sẽ có sự chênh lệch tùy theo cơ địa của mỗi người. Những thay đổi về thể chất có thể dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý mới có thể phát hiện những thay đổi về tâm lý của con gái ở tuổi dậy thì.

Ở giai đoạn dậy thì, buồng trứng phát triển và hoạt động sản xuất estrogen, progesterone cũng sẽ được tăng cường dẫn đến những thay đổi về hình thể, cơ quan sinh dục và trẻ bắt đầu có kinh nguyệt. Sự gia tăng đột ngột của hormone cũng chính là nguyên nhân gây ra những thay đổi về tâm lý, tính cách của con.

Sự thay đổi này là hoàn toàn bình thường, phù hợp với quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, gia đình nên nắm rõ những thay đổi về tâm lý để có phương pháp giáo dục phù hợp và giúp trẻ phát triển một cách lành mạnh.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Thực trạng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái chính là dấu hiệu cho thấy phụ huynh không thực sự hiểu con trẻ. Kết quả là con sống xa cách, không được nuôi dưỡng tình yêu thương và ít khi tìm kiếm sự giúp đỡ của gia đình khi gặp khó khăn.

Những thay đổi về tính cách, tâm lý của con gái ở tuổi dậy thì

So với nam giới, nữ giới có tâm lý nhạy cảm hơn và tính cách có những thay đổi rõ rệt tùy vào từng giai đoạn. Hiểu rõ tâm lý con gái ở tuổi dậy thì sẽ giúp bố mẹ có cách ứng xử và giáo dục phù hợp. Điều này có vai trò rất quan trọng đến quá trình phát triển tính cách và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của con.

Dưới đây là những thay đổi thường thấy ở tâm lý con gái trong độ tuổi dậy thì:

1. Tính cách nhạy cảm và dễ tổn thương

Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất ở giai đoạn dậy thì là con gái có tính cách nhạy cảm hơn trước. Tâm lý nhạy cảm bắt nguồn từ việc tăng hormone estrogen và progesterone đột ngột. Trong thời kỳ này, con gái dễ bị tổn thương và cảm thấy khó chịu trước những lời nói của bố mẹ, bạn bè.

Trẻ có thể bộc lộ rõ thái độ không thích khi nghe những lời nói này. Hoặc cũng có thể giữ sự khó chịu và buồn bã không thể hiện ra bên ngoài. Tính cách nhạy cảm ở tuổi dậy thì khiến trẻ dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột với gia đình, thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm sẽ có sự khác biệt ở từng trẻ.

2. Bắt đầu hình thành suy nghĩ riêng

Con gái tuổi dậy thì cũng bắt đầu phát triển về mặt nhận thức. Con không còn vâng lời và nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ từ việc lựa chọn quần áo, cặp sách, món ăn,…

Sự gia tăng của hormone khiến trẻ có cái nhìn khác về thế giới xung quanh và những sự việc xảy ra trong cuộc sống. Trẻ sẽ có ý kiến riêng thay vì bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi những người xung quanh như trước đây.

tâm lý con gái ở tuổi dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì trẻ đã hình thành suy nghĩ riêng nên bố mẹ cần học cách lắng nghe và tôn trọng

Theo các chuyên gia tâm lý, đây là bước đầu trong quá trình hình thành tính quyết liệt, kiên định và tăng khả năng tư duy của mỗi người. Vì vậy, bố mẹ không nên cấm đoán con có những suy nghĩ riêng. Thay vào đó, nên khuyến khích để trẻ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

Nếu đó là quan niệm đúng đắn, bố mẹ nên khen ngợi và khuyến khích con. Ngược lại khi trẻ có những suy nghĩ sai lệch, gia đình nên bảo ban nhẹ nhàng để con thay đổi theo chiều hướng tích cực. Phản ứng gay gắt sẽ khiến con cảm thấy bị tổn thương vì vốn dĩ trẻ chưa có đủ sâu sắc để nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan và đa chiều.

3. Quan tâm hơn đến ngoại hình

Không chỉ riêng con gái, cả con trai ở tuổi dậy thì cũng bắt đầu quan tâm hơn đến ngoại hình. Do tác động của hormone nên con sẽ tăng chiều cao nhanh chóng, cơ thể mềm mại hơn, tuyến vú phát triển và vòng ba lớn hơn trước.

Hình thể thon thả, mềm mại giúp trẻ tự tin và trưởng thành hơn so với trước đây. Vì vậy, trẻ bắt đầu quan tâm đến ngoại hình thông qua những biểu hiện như mất nhiều thời gian lựa chọn trang phục, phụ kiện, túi xách, muốn thay đổi kiểu tóc và thích trang điểm.

Những thay đổi này hoàn toàn là phản ứng sinh lý thông thường. Bố mẹ không nên gay gắt phản đối vì cho rằng con hư hỏng và đua đòi. Tuy nhiên, nên khuyên trẻ giữ tác phong phù hợp với lứa tuổi và không nên quá xem trọng ngoại hình.

tâm lý con gái ở tuổi dậy thì
Con gái ở tuổi dậy thì dã bắt đầu quan tâm đến ngoại hình từ kiểu tóc, cách ăn mặc, làn da, vóc dáng,…

Ngoài ra, trẻ cũng có thể tự ti khi vóc dáng của bản thân thấp bé và phát triển chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Ở giai đoạn nhạy cảm này, con gái thường quan tâm đến ngoại hình nên việc sở hữu ngoại hình không ấn tượng sẽ khiến trẻ dễ bi quan, buồn bã.

Đây cũng là lúc gia đình cần phát huy vai trò là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chú ý dinh dưỡng và khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để cải thiện vóc dáng.

4. Chú ý đến những lời nhận xét về bản thân

Tâm lý chung của con gái ở tuổi dậy thì là muốn tạo được ấn tượng và thiện cảm với những người xung quanh. Vì vậy, con gái thường rất chú ý đến lời nhận xét về bản thân. Nếu như trẻ nhỏ gần như không chú ý đến những lời nhận xét thì trẻ trong độ tuổi dậy thì luôn thay đổi theo nhận xét, góp ý của người khác.

Bản thân con luôn muốn cải thiện bản thân để trở thành phiên bản hoàn hảo. Tuy nhiên, vì chưa có chính kiến và không biết cách chọn lọc nên trẻ rất quan tâm đến những lời nhận xét của người khác. Thay đổi này hoàn toàn phù hợp với giai đoạn phát triển ở độ tuổi dậy thì nên bố mẹ không cần phải lo lắng quá mức.

Nếu nhận thấy trẻ quá chú ý đến góp ý và nhận xét của người khác, gia đình nên đưa ra lời khuyên để trẻ học cách chọn lọc và đánh giá khách quan về bản thân. Tuy nhiên, không nên khen ngợi trẻ quá nhiều vì khi bị chê bai, con trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương và thiếu tin tưởng vào lời nói của bố mẹ.

5. Độc lập hơn

Độc lập hơn là một trong những thay đổi về mặt tâm lý của con gái tuổi dậy thì. Trước đây, con sống phụ thuộc và luôn cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, sự phát triển về thể chất và nhận thức đã giúp trẻ độc lập hơn.

Ở giai đoạn này, trẻ đã biết cách quản lý thời gian, sắp xếp việc học, hoàn thành việc nhà và độc lập cả trong cách suy nghĩ. Tính độc lập sẽ được hình thành từ 10 – 13 tuổi hoặc muộn hơn tùy theo từng trẻ. Tuy nhiên, sự độc lập cũng khiến trẻ trở nên cứng nhắc, không tiếp thu lời khuyên và góp ý từ gia đình.

tính cách con gái tuổi dậy thì
Con gái khi bước vào tuổi dậy thì sẽ trở nên độc lập hơn và ít phụ thuộc vào bố mẹ như trước đây

Con gái ở tuổi dậy thì muốn sống độc lập và không muốn bố mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của mình. Điều này cũng khiến cho con không muốn chia sẻ những vấn đề riêng tư với gia đình mà thường trao đổi với bạn bè.

Khi gặp phải tình trạng trên, bố mẹ không nên quá gay gắt mà nên học cách làm bạn để thấu hiểu con cái. Chỉ khi có cảm giác thoải mái với bố mẹ, con mới có thể chủ động chia sẻ và trò chuyện.

6. Đua đòi vì muốn khẳng định bản thân

Ở tuổi “ẩm ương”, con gái cũng sẽ có những thay đổi tiêu cực như đua đòi. Trẻ thường muốn sở hữu những bộ quần áo, điện thoại, thay đổi kiểu tóc,… cho hợp xu hướng. Điều này sẽ giúp con gia tăng sự tự tin và khẳng định bản thân trong mắt bạn bè.

Việc đua đòi là khó tránh khỏi ở cả con gái và con trai ở tuổi dậy thì. Bố mẹ nên khuyên nhủ nhẹ nhàng và giáo dục đúng cách để hướng con đến những giá trị bền vững, tránh xa những thứ phù phiếm và không thiết thực.

Ở giai đoạn này, tính cách của con rất nhạy cảm nên bố mẹ không nên quá gay gắt. Hơn nữa, nếu không cập nhật những xu hướng mới, con có thể trở thành đối tượng bị tẩy chay và bắt nạt. Do đó, bố mẹ nên giúp con điều chỉnh tác phong phù hợp với lứa tuổi nhưng vẫn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nên trao đổi với nhà trường để có biện pháp xử lý trước hành vi tẩy chay.

7. Đòi hỏi sự riêng tư

Tính độc lập được hình thành trong giai đoạn dậy thì khiến con trẻ bắt đầu đòi hỏi sự riêng tư. Trẻ sẽ yêu cầu bố mẹ không bước vào không gian của con nếu chưa gõ cửa, không được lục cặp sách hay xem điện thoại, máy tính của con. Những đòi hỏi này là hợp lý vì con trẻ đã lớn và có đủ khả năng để chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân.

Khi còn nhỏ, con cái thường nghe theo lời bố mẹ trong tất cả mọi việc. Điều này cũng khiến cho bố mẹ quen với vai trò của mình trong cuộc sống của con. Do đó, khi con gái bước vào tuổi dậy thì và có những thay đổi đột ngột, nhiều gia đình không kịp thời thích nghi.

8. Dễ rung động

Bắt đầu từ tuổi dậy thì, con gái sẽ hình thành những rung động đầu đời. Con có thể nảy sinh tình cảm với bạn bè vì ngoại hình hoặc tính cách. Thực tế, cảm giác yêu – ghét đã hình thành từ khi trẻ còn nhỏ nhưng chỉ hoàn thiện khi đến tuổi dậy thì. Đây cũng là lý do trẻ nhỏ thường dễ yêu, dễ ghét nhưng lại nhanh quên.

Các nghiên cứu cho thấy, ở tuổi dậy thì, sự phát triển về hormone và cơ quan sinh dục khiến trẻ nảy sinh tình cảm đặc biệt, đồng thời có mong muốn được gần gũi và kề cạnh bên người mà bản thân có tình cảm. Việc nảy sinh tình cảm ở giai đoạn này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ nên giáo dục con cái không nên yêu sớm để tập trung cho việc học.

Đồng thời nên nhấn mạnh với trẻ rằng, các mối quan hệ tình cảm bắt đầu quá sớm đều khó thành. Tốt nhất nên đợi cả hai trưởng thành và chín chắn trong suy nghĩ để mối quan hệ có thể tiến xa hơn.

Phản ứng gay gắt khi con có những rung động đầu đời sẽ khiến con cái dần xa cách gia đình. Hơn nữa, đây là phản ứng sinh lý cho thấy sự phát triển về tâm sinh lý của con. Việc cấm cản một cách thô bạo cho thấy sự vô lý và thiếu linh hoạt trong cách giáo dục của bố mẹ.

9. Tính cách trở nên ngang ngược, chống đối

So với con trai, con gái ít phá phách và chống đối hơn. Tuy nhiên, vẫn có không ít trẻ trở nên ngang ngược và hình thành tâm lý chống đối. Theo lý giải của các chuyên gia tâm lý, đa phần tính cách ngang ngược ở con gái tuổi dậy thì là do bố mẹ cấm cản và áp đặt quá nhiều thứ. Ngoài ra, cách giáo dục có phần hà khắc của nhà trường và giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

tính cách con gái tuổi dậy thì
Một số trẻ trở nên ngang ngược, chống đối khi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì

Trong tuổi dậy thì, con luôn muốn được tôn trọng và công nhận là người trưởng thành. Chính vì vậy, bố mẹ nên giáo dục mềm mỏng và linh hoạt để con tiếp nhận. Cần tránh cách giáo dục cứng nhắc, áp đặt khiến con trẻ cảm thấy ngột ngạt và dần hình thành tâm lý ngang ngược, chống đối.

Con gái thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì bố mẹ nên làm gì?

Những thay đổi tâm lý của con gái ở tuổi dậy thì gây ra không ít phiền toái. Ở giai đoạn này, việc giáo dục con sẽ khó khăn hơn vì trẻ bắt đầu hình thành cái tôi và suy nghĩ riêng. Khi nhận thấy con có những thay đổi về tâm sinh lý, gia đình cần:

tính cách con gái tuổi dậy thì
Bố mẹ nên cố gắng lắng nghe và thấu hiểu để đồng hành cùng con cái vượt qua giai đoạn dậy thì một cách dễ dàng hơn
  • Trước tiên, bố mẹ nên trang bị kiến thức để nắm vững những thay đổi về tâm lý, sinh lý của con gái ở tuổi dậy thì.
  • Thay đổi cách giáo dục phù hợp với tính cách của từng trẻ. Nếu cần thiết, gia đình nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ để được tư vấn về phương pháp giáo dục và cách nuôi dạy con cái.
  • Ở giai đoạn dậy thì, con sẽ có nhiều vấn đề trong cuộc sống và luôn cần bố mẹ giải đáp, hỗ trợ. Trong thời điểm này, gia đình nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh con, học cách làm bạn để trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ và trò chuyện.
  • Hướng dẫn con cách chăm sóc vệ sinh cá nhân, giữ cơ thể sạch sẽ và tác phong gọn gàng. Ngoại hình ưa nhìn, sáng sủa sẽ giúp trẻ tạo được cảm tình với thầy cô giáo, bạn bè và tự tin hơn khi đến trường.
  • Đối với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, mẹ nên giúp con tự tin hơn bằng cách thay đổi kiểu tóc và cách ăn mặc. Bên cạnh đó, nên giáo dục để con hiểu rằng, tính cách và tri thức mới giúp con tự tin và tỏa sáng dù ở bất cứ môi trường nào.
  • Ở tuổi dậy thì, con đã bắt đầu độc lập trong suy nghĩ và quan điểm sống. Vai trò của bố mẹ là giúp con biết cách bày tỏ quan điểm một cách phù hợp, đúng nơi và đúng người. Ngoài ra, cần hướng dẫn con chừng mực trong lời nói, thái độ và cách ứng xử.
  • Nếu nhận thấy tính cách của con gái ở tuổi dậy thì thay đổi quá nhiều và không thể hòa hợp, gia đình nên nhờ sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Tâm lý con gái ở tuổi dậy thì sẽ có nhiều sự thay đổi dẫn đến tính cách, suy nghĩ và thói quen có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên, vì chưa có nhận thức sâu sắc nên trẻ rất cần sự đồng hành và hỗ trợ của gia đình trong giai đoạn này.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *