Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành và cách khắc phục

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành chắc chắn là điều khó tránh khỏi, thậm chí có thể đi theo con đến suốt cả cuộc đời, trở thành một vết sẹo trong tâm trí không thể nào xóa bỏ. Thay đổi môi trường sống, chăm sóc tâm lý, hướng trẻ đến những hoạt động lành mạnh tích cực là điều nên làm lúc này để sớm đưa trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành
Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành khiến con luôn phải sống trong nỗi ám ảnh, lo âu và sợ hãi

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành biểu hiện như thế nào?

Trẻ em chính là đối tượng lúc nào cũng được bảo vệ, chăm sóc, nâng niu, được tận hưởng tình yêu thương của cha mẹ và cả xã hội. Tuy nhiên có không ít những đứa trẻ trong khi bạn bè được đi công viên chơi, được cha mẹ ôm ấp thì chúng phải ngày ngày chịu đòn roi từ chính bậc sinh thành khiến trên cơ thể nhỏ bé chằng chịt những vết thương xấu xí. Cứ vết này lành lại có những vết mới xuất hiện.

Bạo hành trẻ em đang vẫn có xu hướng gia tăng mặc dù đã được rất nhiều các cơ quan ban ngành tuyên truyền và cảnh báo. Trẻ bị bạo hành không chỉ về thể xác mà còn về cả mặt tinh thần bởi những lời nói độc địa, cay độc. Hay đáng buồn hơn là có những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục bởi chính những người quen biết trong gia đình, và trong số đó không ít những đứa trẻ đã mang thai khi tuổi đời còn rất nhỏ.

Ngoài ra bạo hành ở trẻ nhỏ cũng có thể do những nhóm trẻ đồng trang lứa, bạn bè hay các anh chị lớn hơn bắt nạt con ở trường học hay ngoài trường. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hiềm khích cá nhân, trấn lột hoặc hàng loạt các vấn đề khác. Tình trạng này cũng hoàn toàn có thể làm gia tăng các chấn thương tâm lý ở trẻ vì bị bạn bè bạo lực, tấn công về cả tinh thần lẫn thể xác.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Chấn thương tâm lý ở những trẻ bị bạo hành chắc chắn là điều không tránh khỏi bởi những trận đòn roi, những lời nói nghiệt ngã luôn hằn sâu vào tâm trí của con. Một số biểu hiện cụ thể ở những đứa trẻ này như

  • Luôn sống trong lo âu, sợ sệt những người xung quanh
  • Trở nên nhút nhát, e dè với tất cả mọi thứ trong cuộc sống, đặc biệt khi tiếp xúc với người lạ
  • Hoảng loạn khi nhìn thấy những vật dụng giống với những cây roi, những thứ thường dùng để đánh trẻ. Chẳng hạn một đứa trẻ có thể sợ hãi tột độ, chạy trốn, ôm đầu hoặc la hét van xin khi thấy ai cầm cây móc áo tới vì cha chúng thường dùng nó để trừng phạt con
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc và thường gặp ác mộng
  • Cơ thể xanh xao gầy yếu, sức khỏe yếu
  • Luôn lo ngại ánh mắt của những người xung quanh, thường không dám tự quyết điều gì
  • Một số nhóm trẻ trở nên tự ti quá mức và ngược lại, một số nhóm khác trở nên hung bạo quá mức
  • Sợ giao tiếp xã hội, ngay cả khi được giúp đỡ một số trẻ cũng ra né tránh, thậm chí cần tốn rất nhiều công sức mới có thể tiếp cận với nhóm trẻ này

Hệ quả từ chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành

Những năm tháng đầu đời có liên quan mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển nhanh cách ở trẻ nhỏ và việc bị bạo hành có thể khiến quá trình này tiến triển theo một chiều hướng xấu. Đa phần các em đều bị sang chấn tâm lý nặng, những ám ảnh trong quá khứ không thể nào loại bỏ khiến con dần thu mình lại và đánh mất chính bản thân mình.

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành
Trẻ sang sang chấn tâm lý thường có xu hướng sợ hãi xung quanh, khép kín và tiêu cực

Những hệ lụy từ chấn thương tâm lý ở nhóm trẻ bị bạo hành không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai. Cụ thể

  • Đánh mất các kỹ năng xã hội cơ bản như biết phản kháng, biết đúng sai, biết đón nhận tình yêu thương. Không ít những đứa trẻ sống trong một gia đình bạo lực có thể bị cha mẹ chúng “tẩy não” nói rằng chúng xứng đáng bị đánh đập như vậy, chúng buộc phải chấp nhận cuộc sống như thế. Dần dần những đứa trẻ bị mất đi khả năng bảo vệ bản thân, coi việc bị đánh, bị hành hạ là điều hiển nhiên và buông bỏ tất cả, không còn chống cự lại với đòn roi, mất đi lòng tự trọng cá nhân
  • Gia tăng nguy cơ phạm tội hoặc trở thành kẻ bạo lực, điều này bị ảnh hưởng bởi tâm lý đòn roi có thể giải quyết mọi vấn đề, đặc biệt ở trẻ nam. Trẻ có thể bị thôi học hoặc buộc phải bỏ học sớm, không được giáo dục đúng cách nên thể thể trở thành tội phạm khi trưởng thành. Thống kê cho thấy tỷ lệ những tội phạm có tuổi thơ không hạnh phúc, trẻ bị chấn thương tâm lý kéo dài đến cả giai đoạn trưởng thành. Cá biệt có những trường hợp con sát hại cha vì bị bạo hành hằng ngày, không thể chịu được nữa. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy.
  • Đánh mất tuổi thơ tươi đẹp nên thường có xu hướng sống nội tâm, khép kín, ít giao tiếp với xung quanh, ít chịu mở lòng.  Những ám ảnh trong lòng không phải cứ muốn xóa là xóa được, con vẫn có thể gặp những ác mộng, lo âu đến cả giai đoạn trưởng thành nên ngày càng xa cách xã hội
  • Bạo hành cũng là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe thể chất của người đó suy giảm khi trưởng thành khiến cơ thể suy yếu, dễ mắc nhiều bệnh tật
  • Khó khăn trong việc lập gia đình, có tỷ lệ cao gặp ở các bé gái. Chẳng hạn một bé gái bị cha bạo hành, chứng kiến cha đánh đập mẹ mỗi ngày sẽ có xu hướng sợ nam giới, sợ lập gia đình vì lo lắng quá khứ sẽ quay trở lại.
  • Có những vết sẹo về mặt thể xác cũng khá khó lành, điều này cũng là một trong những yếu tố khiến những đứa trẻ bị tự ti về những khiếm khuyết cơ thể, chưa kể một số đứa trẻ còn bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt vì điều này
  • Có xu hướng lệ thuộc quá mức vào một người nào đó, thậm chí đánh mất lòng tự trọng để có thể ở bên người đó
  • Luôn cảm thấy cô đơn, cảm thấy mình tồn tại trên đời là vô nghĩa, mất hy vọng vào cuộc sống
  • Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành là nguyên nhân dẫn tới trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn sợ xã hội hay hàng loạt các vấn đề tâm lý nguy hiểm khác. Bởi bản thân con luôn chịu đựng, luôn kìm nén, không thể chia sẻ với ai khiến những điều tiêu cực ngày càng xâm chiếm mọi ngóc ngách trong tâm hồn. Trẻ có thể cảm thấy như trái tim đang bị bóp nghẹt, cảm thấy không ai cần mình, đau khổ, mất hết niềm tin và có thể làm gia tăng nguy cơ tự sát.

Trẻ bị bạo hành gây chấn thương tâm lý cần phải mất một thời gian rất lâu để có thể hồi phục hoàn toàn, trở về bình ổn về mặt tâm hồn lẫn thể xác. Dù vậy cũng có rất nhiều đứa trẻ phải sống trong cảnh bị bạo hành đến cả đời mà không được giúp đỡ và can thiệp kịp thời dẫn đến rất nhiều người phải rơi vào tội ác và các bi kịch này lại tiếp diễn như một vòng lặp không hồi kết ở những thế hệ sau.

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành nên làm thế nào?

Thực tế thì việc trẻ bị người thân trong gia đình sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng hơn là người ngoài bởi chúng có thể vẫn còn nuôi một hy vọng về cha mẹ sẽ đến và giúp đỡ chúng. Nếu người thường xuyên đánh đập, sỉ nhục con lại là chính cha mẹ ruột thì khả năng con bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực này là rất cao và cũng rất khó để giải quyết. Hơn hết việc khắc phục và giúp đỡ nhóm trẻ bị bạo hành gây chấn thương tâm lý còn cần có sự hỗ trợ của chính quyền và các ban ngành có liên quan thì mới có thể mang đến kết quả tốt.

Tách trẻ ra khỏi môi trường bị bạo hành

Đây là một trong những vấn đề cấp thiết cần được thực hiện và cần có sự hỗ trợ của các đơn vị có liên quan để phát hiện và thực hiện sớm việc thay đổi môi trường sống lành mạnh cho trẻ. Chẳng hạn nếu con bị bạo lực ở trường thì nên xem xét việc chuyển lớp học hay thậm chí là chuyển trường. Nếu trường hợp trẻ mồ côi bị bạo hành thì có thể xem xét đưa đến các trung tâm chăm sóc cộng đồng..

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành
Gia đình có thể xem xét đưa con về quê chơi để con thoải mái và được sống đúng với tuổi thơ

Điều khó nhất chính là giúp đỡ những những trẻ bị bạo hành bởi gia đình. Thường các tình huống này cũng khó phát hiện nếu không có những người xung quanh hay chính trẻ báo cáo. Ngay cả cha mẹ ( người bạo hành) hay chính trẻ cũng có xu hướng trốn trách và không hợp tác về việc khai báo này. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn để giúp trẻ bị chấn thương tinh thần.

Ngoài ra do trẻ đang ở cha mẹ nên cũng rất để đưa ra yêu cầu tách trẻ ra để đưa đến một môi trường sống khác. Thường các đơn vị ban ngành có thể nhắc nhở, khuyên nhủ cha mẹ và cho về nhà, tuy nhiên nếu bản chất gia đình đã bạo lực thì điều này tái diễn là khó tránh khỏi. Thường chỉ khi chấn thương ở trẻ bị bạo hành được biểu hiện trên cả mặt tâm lý và thể chất nghiêm trọng thì như mới được quan tâm hay xét xử.

Trong một vài trường hợp, chính quyền địa phương có thể liên hệ với những người thân khác, chẳng hạn như ông bà hay cô dì chú bác để khuyên nhủ cũng như chuyển con đến một môi trường khác tạm thời. Tuy nhiên điều này cũng gặp nhiều bất cập nếu gia đình đó từ những nơi khác chuyển đến. Bởi thế mà số lượng trẻ bị sang chấn tâm lý do bị bạo hành vẫn đang rất cao.

Nói chung, để có thể sớm loại bỏ các chấn thương tâm lý ở những trẻ bị bạo hành việc đưa trẻ sang một môi trường sống lành mạnh hơn là cực kỳ quan trọng. Để làm được điều này rất cần có sự giúp đỡ, vận động, hợp tác từ các đơn vị ban ngành có liên quan đến bảo vệ quyền lợi và sức khỏe trẻ em.

Chăm sóc tâm lý

Như đã nói, những ám ảnh tâm lý ở những trẻ bị chấn thương tâm lý do bị bạo hành có thể theo trẻ đến suốt cuộc đời, làm thay đổi suy nghĩ, tính cách, bản chất của con. Do đó ngay khi việc phát hiện con bị bạo hành, dù đã mắc phải các vấn đề như trầm cảm hay lo âu hay chưa thì việc chăm sóc tâm lý vẫn cực kỳ cần thiết.

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành
Gặp gỡ nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp trẻ thoát khỏi bóng đem ám ảnh tâm trí, sớm lấy lại sự tự tin trong cuộc sống

Mục đích chính của chăm sóc tâm lý nhằm cho trẻ biết việc bản thân bị bạo hành không phải lỗi của con mà là lỗi của người thực hiện các hành vi ấy. Đồng thời các chuyên gia tâm lý cũng sẽ lắng nghe những lo lắng, căng thẳng, thấy hiểu những gì con đang suy nghĩ để loại bỏ dần những suy nghĩ tiêu cực để thay thế bằng những suy nghĩ tích cực, đúng đắn hơn trong cuộc sống.

Những trẻ bị bạo hành thường dễ trở nên tự ti, đánh mất lòng tự trọng của bản thân và các nhà tham vấn tâm lý sẽ giúp con khôi phục lại các mặt này. Trẻ được hướng dẫn cách kiểm soát cảm xúc, yêu thương và vỗ về bản thân mình cũng như nâng cao khả năng đối diện với căng thẳng. Dần dần niềm tin vào giá trị của bản thân dần khôi phục, trẻ tự tin hơn và dần bước ra khỏi vỏ bọc ban đầu.

Đặc biệt ở nhóm trẻ có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu, sợ xã hội do ảnh hưởng từ những chấn thương tâm khi bị bạo hành cần được trị liệu tâm lý nhanh chóng để ngăn ngừa các hệ lụy xấu khác có thể xảy ra.

Sớm đưa trẻ hòa nhập trở lại với cộng đồng

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành khiến con thường có xu hướng trốn chạy, không muốn tiếp xúc với ai, kể cả với gia đình hay những người đang muốn giúp đỡ con. Phải mất một thời gian dài mới có thể giúp trẻ dần ổn định tâm lý và sẵn sàng hòa nhập với cuộc sống bình ổn thường ngày. Gia đình và các đơn vị có liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ sớm hòa nhập với cộng đồng.

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành
Cần sớm đưa trẻ trở lại trường hợp với sự giúp đỡ của nhà trường và giáo viên

Một số biện pháp có thể giúp trẻ buông bỏ tâm lý phòng thủ, tự ti và trở lại đúng với lứa tuổi của mình như

  • Đưa trẻ trở lại trường học. Giai đoạn đầu khá nhạy cảm bởi con có thể còn khá rụt rè, e ngại, sợ hãi xung quanh nên gia đình và nhà trường cần cố gắng quan tâm, hỗ trợ con nhiều hơn. Hạn chế việc đề cập đến những tổn thương tinh thần, trò chuyện và giúp đỡ con một cách tự nhiên, tránh việc dành quá nhiều sự chú ý khiến bé có thể cảm thấy e dè
  • Đưa trẻ tham gia các hoạt động đúng với lứa tuổi của bản thân, chẳng hạn như đi chơi công viên, đi du lịch cùng gia đình, đi sở thú
  • Trò chuyện, đọc sách và dành thời gian để chia sẻ với con hằng ngày để con dần gỡ bỏ lớp rào chắn phòng bị của bản thân với những người xung quanh
  • Việc dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ lúc này là rất cần thiết nhưng phụ huynh cũng không cần thực hiện nó một cách thái quá. Chẳng hạn trong đời sống thường này vẫn có thể nhờ con lau dọn nhà cửa, bàn ghế, cùng con nấu cơm cho cả nhà. Điều này sẽ giúp bé có niềm tin rằng mình là một người có ích, trở nên vui vẻ hơn nhanh chóng
  • Tuyệt đối không được la mắng nặng lời hay đánh con, điều này có thể khơi gợi lại những ký ức không mấy vui vẻ trước đó
  • Cùng con tập thể dục hằng ngày vừa giúp nâng cao thể chất, tinh thần
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục thể lực
  • Nếu con có những vết sẹo do bị bạo hành gây ra khiến con cảm thấy tự ti, xấu hổ gia đình cũng có thể tạo điều kiện cho con phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo. Điều này giống như mở ra cuộc đời thứ 2 cho con, khi vết sẹo không còn thì quá khứ cũng đóng lại, con có thể tự tin bước vào một cuộc sống mới hạnh phúc hơn

Hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân mình

Một đứa trẻ bị bạo hành có thể dần mất đi khả năng bảo vệ mình hoặc có các hành vi bảo vệ bản thân một cách tiêu cực, vô tình điều đó có thể làm hại cho chính bản thân con và những người xung quanh. Hơn hết những ám ảnh này cũng khiến con luôn thấy sợ hãi khi ra ngoài, luôn cảm thấy bản thân đang gặp nguy hiểm. Do đó những chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành có thể được khắc phục dần nếu con được học cách tự bảo vệ bản thân mình một cách văn minh, lành mạnh.

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành
Giúp con tự bảo vệ mình thông qua các môn võ thuật

Cho con tham gia các lớp học võ chính là cách tốt nhất để trẻ tự bảo vệ được mình đúng cách. Trẻ được học võ không chỉ gia tăng sức khỏe mà còn nâng cao về tinh thần, hiểu được bản chất của bạo lực và không sử dụng bừa bãi. Mặt khác môi trường học võ cũng thường cho con tiếp xúc với rất nhiều bạn bè mới để con hòa đồng, dạn dĩ và yêu thương bản thân hơn.

Ngoài ra gia đình cũng có thể cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm để biết cách ứng xử linh hoạt hơn trong cuộc sống, biết cách phản kháng, bảo vệ chính mình thông qua chính lời nói trước khi phải sử dụng hành động. Các kỹ năng mềm cũng giúp con gia tăng khả năng tương tác với xã hội, nâng cao giá trị bản thân và phát huy được hết các thế mạnh của bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Chấn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, tương lai của mỗi người nên cần sớm được phát hiện và có hướng khắc phục càng sớm càng tốt. Gia đình, nhà trường, chính quyền và các đơn vị liên quan cần chung tay để sớm ngăn chặn được hành vi bạo hành ở trẻ em, góp phần đem đến một cuộc sống hạnh phúc hơn cho tất cả những đứa trẻ trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *