7 Mẹo Hay Giúp Bạn Nắm Bắt Tâm Lý Người Khác Dễ Dàng

Để nắm bắt tâm lý của người khác thực sự không dễ dàng, vì đối phương có thể cố ý “che đậy” cảm xúc thật bằng biểu cảm gượng ép. Với 7 mẹo đơn giản trong bài viết, bạn đọc có thể nhìn thấu đối phương thông qua ánh mắt, ngoại hình, ngôn ngữ cơ thể,…

nắm bắt tâm lý người khác là gì
Trang bị kỹ năng nắm bắt tâm lý người khác sẽ giúp bạn thuận lợi và dễ dàng hơn trong cuộc sống

7 Mẹo nắm bắt tâm lý người khác đơn giản, chính xác

Tâm lý của con người rất phức tạp. Những gì được thể hiện qua lời nói và hành động không hẳn phản ánh đúng những gì họ đang suy nghĩ và cảm nhận. Tuy nhiên, bạn có thể nắm bắt tâm lý của người khác thông qua một số mẹo đơn giản.

Theo các chuyên gia tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, mặc dù cố “che giấu” nhưng cơ thể vẫn sẽ phát những tín hiệu “tố cáo” cảm xúc và suy nghĩ thật. Nếu tinh ý quan sát, bạn có thể nắm bắt được tâm lý đối phương, từ đó khéo léo dẫn dắt để cuộc trò chuyện diễn ra thoải mái và thú vị nhất.

Dưới đây là 7 mẹo hay bạn có thể áp dụng để nắm bắt tâm lý của người khác một cách dễ dàng:

1. Giữ thái độ trung lập, cởi mở

Để đọc vị được người khác, bạn cần giữ thái độ trung lập và cởi mở trong các cuộc gặp gỡ, giao tiếp. Nếu giữ định kiến, bạn sẽ chỉ nhìn thấy những điều tiêu cực nhất ở đối phương mà không thực sự hiểu rõ tâm lý của họ. Ngược lại, một số người chỉ nhìn thấy mặt tốt của đối phương nếu giữ một thái độ lạc quan quá mức. Do đó, hãy chắc chắn bạn đang thực sự thoải mái và cởi mở trong cuộc trò chuyện.

mẹo nắm bắt tâm lý người khác
Trước khi nắm bắt tâm lý người khác, bạn nên giữ thái độ trung lập, không định kiến

Khi giữ thái độ trung lập, những cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ sẽ không thể chi phối cách nhìn của bạn với đối phương. Như vậy, bạn có thể nắm bắt tâm lý của họ một cách chính xác và dễ dàng nhất. Đây cũng là lý do bạn không nên đưa ra bất cứ nhận định nào khi bản thân đang quá tiêu cực hoặc mất bình tĩnh.

2. Quan sát ngoại hình của đối phương

Mặc dù không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài nhưng ngoại hình phần nào có thẻ phản ánh tính cách, nghề nghiệp và thói quen. Các chuyên gia tâm lý cho biết, thông qua cách ăn mặc và kiểu tóc, bạn có thể phát hiện đối phương là người hướng nội hay hướng ngoại.

Người có tính cách thoải mái thường đề cao sự rộng rãi, thoáng mát trong trang phục. Ngược lại, người cứng nhắc thường rất chỉn chu khi lựa chọn quần áo. Họ sẽ chọn trang phục đơn giản nhưng phù hợp với tình huống/ hoàn cảnh. Trong khi đó, người có tính cách phóng khoáng, cá tính có thói quen chọn trang phục theo sở thích nhiều hơn.

Vẻ bề ngoài không phải lúc nào cũng phản ánh đúng tính cách và sở thích. Tuy nhiên, thông qua vẻ ngoài, bạn có thể đánh giá được sự chỉn chu của đối phương trong việc chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với bạn. Ngoài ra, thông qua ngoại hình, bạn cũng có thể biết được đối phương có phải là người coi trọng hình thức hay không.

3. Nắm bắt tâm lý qua tư thế

Ngoài ngoại hình, tư thế ngồi và đi đứng cũng bộc lộ phần nào tâm lý của đối phương. Nói một cách dễ hiểu hơn thì đây được gọi là phong thái. Người có phong thái điềm đạm và nhã nhặn sẽ đi lại nhẹ nhàng. Người nóng vội thường đi có dáng đi vội vàng, hấp tấp. Người thiếu tự tin thường đứng khom người, thu mình lại và bước đi không tự tin.

Tương tự như tư thế đứng, bạn cũng có thể nắm bắt tâm lý đối phương dựa vào tư thế ngồi. Những người ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng sẽ có sự tự tin nhất định. Trong khi đó, người thiếu tự tin thường ngồi khom lưng, chân và tay không thoải mái.

4. Quan sát ánh mắt và biểu cảm khuôn mặt

Thực tế, một số người có thể che giấu cảm xúc thật thông qua biểu cảm gượng ép. Họ có thể giả vờ cười nhưng nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận thấy ánh mắt của họ không thực sự vui vẻ. Vì vậy, để nắm bắt tâm lý người khác dễ dàng, cần quan sát ánh mắt và biểu cảm trên khuôn mặt. Sự nhất quán giữa ánh mắt cùng với chuyển động của chân mày, gò má, môi và mũi sẽ giúp bạn “đọc vị” chính xác đối phương đang nghĩ gì.

mẹo nắm bắt tâm lý người khác
Tâm lý của một người được thể hiện rõ qua sự nhất quán giữa ánh mắt và biểu cảm khuôn mặt

Để nắm bắt tâm lý người khác thông qua ánh mắt, bạn có thể dựa vào một số mẹo sau đây:

  • Nếu họ nở nụ cười hay tỏ ra buồn bã, hãy quan sát ánh mắt của đối phương. Khi cảm thấy vui vẻ thật sự, mắt thường sẽ hơi nheo lại, ánh nhìn sáng và xuất hiện nếp nhăn ở vùng đuôi. Trong khi đó, nếu đang giả vờ cười, ánh mắt gần như không có sự chuyển động.
  • Quan sát ánh mắt giúp bạn cảm nhận được nỗi buồn, niềm vui, sự sợ hãi và khủng hoảng của đối phương.
  • Nếu đối phương nhìn xuống và hướng mắt sang bên trái có nghĩa là họ đang nhớ lại sự kiện đã xảy ra. Tuy nhiên, nếu hướng mắt lên trên và nhìn về phía bên phải thì rất có thể đối phương đang nói dối.

Quan sát ánh mắt giúp bạn nắm bắt được tâm lý của người khác. Tuy nhiên, cách này có thể không hiệu quả với một số người bị cận hoặc loạn thị nặng. Khi có vấn đề về thị lực, mắt sẽ biểu lộ cảm xúc kém hơn so với người bình thường.

5. Chú ý đến âm lượng, ngữ điệu

Âm lượng, ngữ điệu khi giao tiếp sẽ giúp bạn biết được đối phương đang hào hứng hay buồn bã. Khi gặp phải chuyện buồn, lời nói thường chậm rãi, đều đều và âm lượng nhỏ. Trong khi đó, nếu đang tức giận, họ có thể nói liên tục với âm lượng to với mục đích lấn át lời nói của người khác.

Khi đối phương hào hứng thực sự, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trong ngữ điệu có sự tươi vui, hạnh phúc. Đồng thời ánh mắt trở nên long lanh, rạng rỡ và các cơ trên khuôn mặt cũng “vô thức” hướng lên trên tạo nên khuôn mặt tràn đầy năng lượng.

6. Tập trung vào cuộc trò chuyện

Ngoài việc quan sát ánh mắt và ngoại hình của đối phương, bạn có thể nắm bắt tâm lý của người khác thông qua nội dung cuộc trò chuyện. Trên thực tế, nội dung của cuộc trò chuyện là bằng chứng rõ nhất cho thấy họ đang cảm thấy hào hứng hay nhàm chán.

Khi hào hứng, họ sẽ liên tục chia sẻ về mọi thứ và muốn tìm hiểu, lắng nghe suy nghĩ của bạn. Cả hai sẽ nói với nhau về mọi thứ và cuộc trò chuyện dường như không có điểm dừng. Sự hào hứng khi trò chuyện được thể hiện rất rõ ràng và đây là tín hiệu cho thấy cả hai có thể phát triển mối quan hệ hay không.

Ngược lại, cuộc trò chuyện có nội dung nghèo nàn và chỉ bao gồm những câu nói xã giao cho thấy cả hai không thực sự hào hứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể quan sát nét mặt, ánh mắt và ngôn ngữ của đối phương để biết rằng họ đang thoải mái hay khó chịu.

7. Quan sát ngôn ngữ cơ thể

Các chuyên gia tâm lý cho biết, ngôn ngữ cơ thể là bằng chứng rõ ràng nhất “tố cáo” suy nghĩ và cảm xúc thật của từng người. Họ có thể che đậy cảm xúc thật bằng lời nói và hành động nhưng không thể kiểm soát ngôn ngữ của cơ thể.

mẹo nắm bắt tâm lý người khác
Quan sát ngôn ngữ cơ thể là một trong những mẹo nắm bắt tâm lý người khác đơn giản, chính xác

Để đọc vị tâm lý của người khác, bạn có thể dựa vào một số mẹo đơn giản sau:

  • Nhắm mắt: Hành động nhắm mắt khi đang trò chuyện cho thấy họ đang chán nản và căng thẳng vì một việc gì đó. Hoặc đôi khi cuộc trò chuyện với bạn khiến họ cảm thấy vô vị và nhạt nhẽo. Khi thấy đối phương có hành động này, bạn có thể khéo léo dừng cuộc trò chuyện để tránh gây mệt mỏi cho cả hai.
  • Đan tay và đặt dưới cằm: Nếu có hành động đan tay và đặt dưới cằm thì có thể đối phương đang muốn thu hút sự quan tâm của bạn hoặc một người nào đó. Để xác định, bạn nên nhìn theo ánh mắt của họ. Nếu để ý ai đó, họ sẽ hướng ánh mắt về người đó với mong muốn được đáp lại.
  • Xoa cằm: Hành động xoa cằm cho thấy đối phương đang suy nghĩ về điều gì đó. Khi có hành động này, ánh mắt của họ cũng sẽ liên tục nhìn xuống và nhìn sang bên trái vì não bộ đang suy nghĩ hoặc nhớ lại những sự việc đã xảy ra.
  • Đưa tay che miệng: Nhiều người có thói quen đưa tay che miệng khi trò chuyện. Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, hành động này cho thấy họ đang cố ý che giấu một điều gì đó với bạn. Hoặc đang đắn đo trước khi chia sẻ với bạn vấn đề nào đó khá quan trọng.
  • Nghiêng người về phía trước: Nghiêng người về phía trước cho thấy họ đang rất cởi mở và hào hứng trong cuộc trò chuyện. Để tạo thiện cảm với người khác, bạn cũng nên nghiêng người nhẹ khi giao tiếp thay vì ngả lưng về phía sau ghế. Điều này sẽ tạo ra khoảng cách khiến họ nghĩ rằng bạn không hào hứng và cảm thấy buồn tẻ khi trò chuyện cùng họ.
  • Khoanh tay: Khoanh tay khi đang ngồi/ đứng trò chuyện cho thấy họ đang suy nghĩ và đánh giá lại những gì bạn chia sẻ. Ngoài ra, hành động này cũng cho thấy họ thật sự không thoải mái và muốn tạo khoảng cách khi giao tiếp. Nhiều người giữ vai trò quan lý, lãnh đạo cũng thường xuyên khoanh tay để phân định ranh giới rạch ròi với cấp dưới.
  • Ngả người về sau: Ngả người về sau “tố cáo” đối phương đang cảm thấy mệt mỏi và không thực sự hào hứng khi trò chuyện cùng bạn. Ngoài ra, đây cũng là hành động cho thấy họ đang bày tỏ thái độ không thích (hoặc không chào đón) khi có ai đó bước vào phòng.
  • Giả vờ nhặt gì trên quần áo: Đôi khi một số người có thói quen vờ nhặt vật gì dính trên quần áo để tránh né hoặc bày tỏ thái độ không đồng tình với một điều gì đó. Trong một số trường hợp, hành động này “tố cáo” họ đang cảm thấy không thoải mái và muốn chấm dứt cuộc trò chuyện càng nhanh càng tốt.
  • Vắt chéo chân: Vắt chéo chân là hành động thường thấy ở phụ nữ. Họ có thể vắt chéo chân khi tự tin hoặc muốn thu hút ánh nhìn của người khác. Nếu một người phụ nữ ngồi vắt chéo chân và đung đưa giày, điều này có nghĩa cô ấy đang “bật đèn xanh” và muốn tiến đến mối quan hệ lâu dài với bạn.
  • Gật đầu: Hành động gật đầu cho thấy đối phương đang lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, đây cũng là cách để họ bày tỏ thiện chí trong cuộc giao tiếp.

Những mẹo hay giúp nắm bắt tâm lý của người khác được phát triển dựa trên tâm lý chung của phần đông dân số. Tuy nhiên, một số người lại có tâm lý khác hẳn nên những mẹo này đôi khi không chính xác. Vì vậy, nên dành thời gian dài để tìm hiểu về tính cách cũng như suy nghĩ của đối phương.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *