Trẻ Nhút Nhát Thiếu Tự Tin: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Khắc Phục

Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường ngại giao tiếp xã hội, luôn rụt rè và dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Các bậc phụ huynh cần sớm can thiệp nhằm định hình tính cách và giúp con yêu tự tin hơn để phát triển toàn diện.

trẻ nhút nhát thiếu tự tin
Tính cách nhút nhát và thiếu tự tin có thể gây cản trở cho sự phát toàn diện của trẻ nhỏ

Nhút nhát thiếu tự tin là gì?

Nhút nhát thiếu tự tin là một đặc điểm tính cách ảnh hưởng tới cách mà một người cảm thấy và cư xử với những người xung quanh. Đặc biệt là khi có những trải nghiệm mới hay gặp gỡ người mới, họ tường tỏ ra e ngại và rụt rè.

Sự nhút nhát thiếu tự tin được hiểu đơn giản là cảm thấy không thoải mái, lo lắng, rụt rè và bất an. Những người nhút nhát đôi khi còn nhận thấy những biểu hiện như đỏ mặt, không nói nên lời, run rẩy hoặc khó thở.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin

Thực tế cho thấy, trẻ nhỏ thường có xu hướng dễ bị nhút nhát thiếu tự tin nhiều hơn là người lớn. Sự ngại ngùng, nhút nhát và thiếu tự tin của trẻ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân.

Các chuyên gia cho biết, cách giáo dục của cha mẹ và nhà trường, lối sống của gia đình và các yếu tố xung quanh ảnh hưởng rất lớn tới sự định hình tính cách của trẻ. Điều này còn có thể ảnh hưởng đến cả giai đoạn trẻ trưởng thành.

Một số nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin bao gồm:

1. Yếu tố di truyền

Các gen thường là yếu tố quyết định đặc điểm thể chất của mỗi người như chiều cao, màu da, màu mắt,… Tuy nhiên, gen cũng ảnh hưởng tới một số đặc điểm tính cách, bao gồm cả tính nhút nhát và thiếu tự tin.

Thống kê ước tính, có khoảng 20% trẻ em có khuynh hướng di truyền là nhút nhát bẩm sinh. Nhưng không phải tất cả các trường hợp có khuynh hướng di truyền đều phát triển tính khí nhút nhát. Các yếu tố khác cũng có thể đóng một vai trò nhất định.

2. Cha mẹ bao bọc quá mức khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin

Trong cuộc sống hiện đại, mỗi gia đình thường chỉ có từ 1 – 2 con. Do đó các bậc cha mẹ có xu hướng chăm lo và bao bọc quá kỹ cho con là điều dễ thấy. Nhiều cha mẹ còn lo cho trẻ từng chút một từ trong học tập lẫn trong cuộc sống.

nguyên nhân khiến trẻ nhút nhát
Cha mẹ bao bọc quá mức có thể khiến trẻ thiếu kinh nghiệm sống và sợ hãi trước mọi thứ

Sự bao bọc quá mức từ cha mẹ có thể làm giảm cơ hội được tự lập của trẻ. Lâu dần sẽ hình thành tâm lý dựa dẫm, ỷ lại. Những trẻ được bảo vệ quá mức thường thiếu kinh nghiệm sống, luôn tỏ ra nhút nhát và sợ hãi trước mọi thứ.

3. Bị trêu chọc hoặc chỉ trích

Người lớn đôi khi hay trêu chọc trẻ nhỏ chỉ đơn giản là đùa vui chứ không có ác ý. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Thường xuyên bị trêu chọc sẽ khiến trẻ cảm thấy rằng bản thân kém cỏi, thiếu tự tin và dần trở nên nhút nhát.

Trong nhiều trường hợp, trẻ không chỉ bị trêu chọc mà còn bị chê bai hay chỉ trích. Đôi khi chỉ vì những sai lầm không đáng mà trẻ nhận về những lời lẽ có tính sát thương cao. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhút nhát và thiếu tự tin.

4. Trẻ nhút nhát thiếu tự tin do mặc cảm về bản thân

Một trong những lý do khiến trẻ thiếu tự tin và nhút nhát là do có thành tích học tập không tốt hay không có các tài năng. Chẳng hạn như viết văn, làm thơ, ca múa, hội họa,… giống như các bạn đồng trang lứa.

Việc nghĩ mình không tốt bằng các bạn khiến cho trẻ lo sợ bị mọi người chê cười. Hơn nữa trẻ còn có xu hướng sợ phát biểu trước đám đông do sợ sai hay sợ không được mọi người đánh giá cao.

Ngoài ra, những trẻ có ngoại hình không cân đối cũng dễ bị mặc cảm và thiếu tự tin. Lâu dần con sẽ tách mình ra khỏi mọi người, cảm thấy sợ hãi đám đông và e ngại trước nhiều người.

5. Mối quan hệ gia đình

Mối quan hệ gia đình không tốt ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của trẻ. Bố mẹ thường xuyên cãi nhau hay đánh nhau trước mặt trẻ là một điều rất tồi tệ. Trẻ có thể bị tổn thương và có xu hướng gặp phải các rối loạn tâm lý.

vì sao trẻ bị nhút nhát thiếu tự tin
Việc thường xuyên phải chứng kiến cha mẹ cãi vã khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, dẫn đến thiếu tự tin trước mọi người

Gia đình luôn là nền tảng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi gia đình không hòa thuận, thường xuyên mâu thuẫn thì trẻ cũng sẽ không có được sự tự tin và vui vẻ để hòa nhập vào xã hội.

6. Thiếu tương tác xã hội khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin

Đây là nguyên nhân thường thấy khiến trẻ trở nên nhút nhát và thiếu tự tin. Việc không có cơ hội để giao tiếp với mọi người xung quanh khiến con không biết phải mở lời như thế nào cho phù hợp. Lâu dần sẽ dẫn đến việc con có xu hướng khép mình và ngại nói chuyện. Đồng thời con sẽ ngày một trở nên thiếu tự tin hơn.

Ngoài ra, với cuộc sống hiện đại, trẻ còn tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm. Thế giới ảo cũng sẽ khiến trẻ giảm khả năng tương tác xã hội bên ngoài. Việc nghiện điện thoại khiến trẻ không còn muốn nói chuyện với mọi người. Qua thời gian bé thường cảm thấy xa lạ với thế giới bên ngoài.

Việc tiếp xúc sớm với công nghệ ngoài hình thành tính cách nhút nhát và thiếu tự tin ở trẻ thì còn gây ra nhiều hệ lụy khác. Đặc biệt là có thể khiến con bạn chậm phát triển tư duy hay yếu kém kỹ năng mềm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ nhút nhát thiếu tự tin

Trẻ nhỏ thường tỏ ra ngại ngùng khi gặp người lớn lần đầu. Tuy nhiên đa số các bé đều có thời gian làm quen rất nhanh. Trẻ sẽ nhanh chóng hòa đồng và chơi rất vui vẻ. Ngoài ra, trẻ còn có tính cách hiếu động và thích hỏi rất nhiều về mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên với những trẻ có tính cách nhút nhát và thiếu tự tin thì ngược lại. Trẻ thường có xu hướng dựa dẫm vào cha mẹ, không thích hỏi han và tìm tòi cái mới.

dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu tự tin
Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường tỏ ra ngại ngùng và e sợ khi gặp gỡ người lạ

Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường có biểu hiện rụt rè, e ngại và rất nhạy cảm. Một số dấu hiệu thường gặp để nhận biết bao gồm:

  • Trẻ không thích đến những nơi đông người. Đồng thời tỏ ra ngại ngùng khi gặp gỡ người lạ.
  • Không muốn trải nghiệm và từ chối các thử thách mới do sợ thất bại và sợ bị người khác cười chê.
  • Khó làm quen với bạn mới mặc dù có thể trẻ thực sự rất muốn.
  • Không chủ động giơ tay phát biểu hay hỏi những vấn đề chưa hiểu trên lớp.
  • Lo lắng và có vẻ luống cuống khi ở cạnh nhiều người.
  • Không thích nghe lời phản hồi dù là khen hay chê. Đôi khi nhiều trẻ còn cho rằng lời khen của người khác không phải là sự thật.
  • Không dám nhận lỗi, thường có xu hướng im lặng trước những lỗi lầm mình gây ra.
  • Dễ thay đổi cảm xúc, trầm lắng và ít nói chuyện hơn các bạn cùng trang lứa.
  • Thường tỏ ra buồn bã, thất vọng và chán nản.
  • Luôn so sánh bản thân với các bạn cùng tuổi. Tuy nhiên, trẻ có tính cách nhút nhát thiếu tự tin lại thường có xu hướng tự hạ thấp bản thân xuống.
  • Khả năng học tập có thể bị sa sút ít nhiều, thậm chí trẻ còn thường xuyên bị điểm kém do chưa hiểu bài nhưng không dám hỏi.
  • Một số trẻ có xu hướng bắt nạt bạn bè để cố thể hiện rằng mình không phải là người nhút nhát.
  • Nếu ở trong môi trường mà bé quen thuộc thì bé có thể thích điều khiển người khác.

Các dấu hiệu để nhận biết trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường biểu hiện rất rõ ràng. Nếu bạn dành thời gian quan tâm và chú ý đến con thì sẽ dễ dàng nhận ra. Lúc này nên sớm tìm cách khắc phục để giúp con tự tin và phát triển khỏe mạnh.

Trẻ nhút nhát thiếu tự tin có ảnh hưởng gì không?

Tính nhút nhát thiếu tự tin có thể gây ra tác động lâu dài. Đặc biệt nó khiến cho cuộc sống của trẻ trở nên khó khăn hơn. Nếu không sớm tìm cách khắc phục thì khi trưởng thành, trẻ cuối cùng vẫn là một người lớn nhút nhát.

Nhiều bậc phụ huynh có thể thấy nhút nhát là vô hại. Tuy nhiên, trẻ nhút nhát thiếu tự tin phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Bao gồm:

  • Khó kết bạn và giữ mối quan hệ bạn bè
  • Khó thể hiện cảm xúc
  • Khó nói lên chính kiến và thiếu khả năng tự bảo vệ bản thân
  • Dễ gặp phải các vấn đề ở trường học do ngại yêu cầu sự giúp đỡ
  • Không thể giao tiếp hiệu quả
  • Cảm thấy bị bỏ rơi
  • Giảm lòng tự trọng và tăng cảm giác cô đơn
tác hại của tính cách nhút nhát
Nhút nhát và thiếu tự tin có thể khiến trẻ khó kết bạn mặc dù rất muốn

Có thể thấy rằng, sự nhút nhát thiếu tự tin ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một đứa trẻ. Nó có thể khiến trẻ bị cản trở trong cả học tập và cuộc sống. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ gặp phải các chứng rối loạn tâm trạng như trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Cách khắc phục tình trạng nhút nhát thiếu tự tin ở trẻ

Không dễ dàng để khiến một đứa trẻ nhút nhát thiếu tự tin trở nên dạn dĩ một cách nhanh chóng. Quá trình này đòi hỏi gia đình phải dành thời gian quan tâm đến trẻ nhiều hơn.

Trước hết các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân khiến con trở nên nhút nhát. Từ đó tìm kiếm phương án khắc phục phù hợp với mỗi trẻ.

Dưới đây là một số cách có thể khiến một đứa trẻ nhút nhát trở nên tự tin hơn:

1. Khuyến khích giao tiếp bằng mắt

Những trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường tỏ ra e ngại không dám nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện với người khác. Trẻ thường có biểu hiện cúi gằm mặt xuống và rất rụt rè.

Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên khuyến khích giao tiếp bằng mắt. Bạn có thể nhắc nhở con nhìn vào mắt mình khi nói chuyện. Nếu con không thoải mái có thể nhắc con nhìn vào sống mũi của người nói.

Bằng cách củng cố kỹ năng một cách có ý thức và thường xuyên làm mẫu, con bạn sẽ sớm quen với việc giao tiếp bằng mắt. Lâu dần trẻ sẽ tự tin hơn và dám nhìn vào mắt người nói.

2. Dành lời khen cho con

Trẻ nhỏ luôn tỏ ra thích thú và mong muốn nhận được lời khen từ người lớn. Hầu hết các trẻ đều cố gắng để cha mẹ công nhận và thường xuyên dành lời khen cho mình,

Riêng với những trẻ nhút nhát thiếu tự tin thì ban đầu con có thể từ chối lời khen hoặc không muốn được khen. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng trong thực tâm con vẫn luôn quan tâm đến lời khen ấy.

Khi con làm tốt bất cứ điều gì bạn cũng đừng quên dành lời khen để động viên tinh thần con. Ngoài ra, những phần quà mà con yêu thích cũng là một gợi ý tốt để con tự tin thể hiện bản thân nhiều hơn.

Bạn chỉ cần thể hiện lời khen cho con một cách chân thành. Tuyệt đối không nên khen con quá đà. Lời khen chỉ nên đủ để khích lệ và thể hiện cho con biết rằng bạn luôn tin tưởng con.

cách giúp con tự tin hơn
Cha mẹ nên dành lời khen khi con làm điều tốt để con luôn cảm nhận được sự tin tưởng

Đặc biệt, với những bé nhút nhát thì bạn không nên đặt quá nhiều áp lực cho bé trong học tập cũng như trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Bởi điều này có thể khiến bé căng thẳng, lo sợ và tăng thêm sự thiếu tự tin.

3. Dạy trẻ cách mở và kết thúc cuộc trò chuyện

Trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường ngại giao tiếp. Bởi thật ra, con bạn có thể đang không biết cách để mở đầu và kết thúc cuộc trò chuyện. Đây chính là lý do khiến cho trẻ thu mình lại và không muốn nói chuyện với những người xung quanh.

Bạn nên dạy con những cách mở đầu cuộc nói chuyện dễ dàng mà chúng có thể dùng với từng nhóm người khác nhau. Chẳng hạn như người mà con đã biết, người lớn con chưa gặp, bạn mới, các học sinh mới tại trường học hay một đứa trẻ khác mà con muốn chơi cùng trên sân.

Sau đó, bạn nên luân phiên luyện tập cùng con đến khi con cảm thấy thoải mái khi tự mình thử các cách nói chuyện mà bạn đã dạy. Bạn có thể bắt đầu bằng cách hướng dẫn con nói chuyện qua điện thoại trước khi đối mặt trực tiếp.

4. Diễn tập các tình huống xã hội

Có thể thấy rằng, những đứa trẻ nhút nhát thiếu tự tin thường rất lo sợ các tình huống xã hội. Trẻ có thể tỏ ra luống cuống và không biết nên làm gì.

Bạn có thể chuẩn bị cho con một sự kiện xã hội sắp tới bằng việc mô tả bối cảnh và những người tham dự. Sau đó giúp con thực hành cách gặp gỡ người khác, cách cư xử, kỹ năng nói chuyện cơ bản hay cách nói lời tạm biệt duyên dáng.

5. Thay đổi cách giáo dục

Cách giáo dục của gia đình chính là yếu tố tiên quyết định hình suy nghĩ cũng như cách ứng xử của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chú ý lại cách giáo dục trẻ xem đã thật sự chuẩn mực và phù hợp hay chưa.

cách khắc phục tình trạng nhút nhát ở trẻ
Cha mẹ nên bảo ban và khuyên nhủ con nhẹ nhàng thay vì chê bai hay chỉ trích

Bạn tuyệt đối không nên so sánh con với các anh chị trong gia đình hay với bạn bè đồng trang lứa. Thay vào đó, hãy tìm kiếm các điểm mạnh của con và giúp con phát huy các ưu điểm này. Từ đó giúp thúc đẩy sự tự tin trong con và khiến con thoải mái hơn trước mặt mọi người.

Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng với cách dùng từ với con trong mọi tình huống. Hãy luôn nhẹ nhàng bảo ban con, tuyệt đối tránh tình trạng chỉ trích hay trêu chọc điểm yếu của con.

6. Khuyến khích sự độc lập và tính quyết đoán

Để những đứa trẻ nhút nhát thiếu tự tin trở nên tự tin hơn thì phụ huynh không nên bao bọc con quá mức. Tốt nhất nên tạo cơ hội để bé hòa nhập với các tình huống mới. Thông thường, tính nhút nhát ở con là kết quả của việc quá phụ thuộc vào cha mẹ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần dạy con học cách yêu cầu những gì mà con muốn. Điều này giúp cho con thoải mái hơn khi thể hiện những cảm xúc của mình một cách thích hợp. Đồng thời dạy con tính quyết đoán để đặt nền tảng cho sự tự tin và trách nhiệm cá nhân theo con suốt cuộc đời.

7. Nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên

Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì trường học chính là nơi mà trẻ tiếp xúc mỗi ngày. Lúc này, cha mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ thầy cô để cải thiện chứng nhút nhát và thiếu tự tin của con.

Thông thường, những trẻ nhút nhát thiếu tự tin sẽ rất ít phát biểu, mặc dù con biết đáp án. Hơn nữa, nhiều trẻ còn không chịu hỏi bài ngay cả khi chưa hiểu. Lúc này, cha mẹ nên nhờ thầy cô giáo quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Cách đơn giản nhất là thường xuyên gọi con phát biểu hoặc hỏi bài con.

cách giúp con trẻ tự tin hơn
Nếu con có tính nhút nhát, thiếu tự tin thì bạn nên nhờ giáo viên quan tâm đến con nhiều hơn khi ở trường

Trên thực tế, sự tán thưởng từ thầy cô và bạn bè khi bé trả lời đúng sẽ kích thích sự hứng thú của bé. Trường hợp bé trả lời sai và bị bạn bè châm chọc thì thầy cô nên can thiệp để giải tỏa tâm lý e ngại cho con.

Sự quan tâm và hỗ trợ của thầy cô sẽ giúp bé sớm vượt qua được những lo lắng và sợ hãi của bản thân. Do đó, giáo viên chính là một phần quan trọng trong việc giúp trẻ tự tin hơn.

8. Cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm

Hiện nay, việc phát triển kỹ năng mềm cho trẻ đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Có rất nhiều lớp học được mở ra để giúp trẻ tự tin phát triển và thể hiện bản thân tốt hơn.

Phụ huynh nên sắp xếp thời gian cho con tham gia các lớp học này. Từ đó giúp con rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống. Chẳng hạn như cách kết bạn, cách giao tiếp hay thuyết trình.

Tham gia các lớp học kỹ năng mềm được cho là rất cần thiết với những trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Đây chính là môi trường lành mạnh giúp cho trẻ tháo gỡ những lo lắng và áp lực để tự tin tỏa sáng.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Các bậc phụ huynh có thể sẽ mất nhiều thời gian để thay đổi một đứa trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Trường hợp tình trạng này gây ra quá nhiều cản trở cho cuộc sống của trẻ thì bạn nên sớm đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Bình luận

  1. Trần Tuấn says: Trả lời

    Bài viết rất bổ ích cho mọi người

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *