Trẻ nghiện điện thoại: Ảnh hưởng tâm lý và Giải pháp can thiệp

Tình trạng trẻ nghiện điện thoại từ lâu đã là vấn đề gây đau đầu cho các bậc phụ huynh. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, và những bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ. Giải pháp nào cho phụ huynh để giúp trẻ cải thiện tình trạng này?

Nguyên nhân khiến trẻ nghiện điện thoại

Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành vật bất ly thân của nhiều người. Việc trẻ em tiếp xúc sớm với điện thoại được xemlà yếu tố chính gây nên tình trạng nghiện điện thoại từ sớm.

trẻ nghiện điện thoại
Điện thoại thông minh dần trở thành vật bất ly thân với trẻ.

Tình trạng trẻ nghiện điện thoại có thễ là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau:

1. Tiếp cận dễ dàng và sớm

Trong xã hội hiện đại, điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến và dễ tiếp cận, ngay cả đối với trẻ em. Nhiều trẻ em bắt đầu sử dụng điện thoại từ rất sớm. Trẻ đã quen với việc dành nhiều thời gian trên thiết bị này.

Cha mẹ thường cho trẻ nghe nhạc, xem video, chơi game trên điện thoại để rảnh tay đi làm việc khác. Chính thói quen này khiến trẻ dần lệ thuộc vào công nghệ.

2. Trẻ nghiện điện thoại do sự thiếu trách nhiệm của phụ huynh

Sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ nghiện điện thoại. Nhiều bậc phụ huynh xem điện thoại là “bảo mẫu” toàn năng trong việc trông con.

Chỉ cần cho con điện thoại, con sẽ ngồi yên không quấy phá. Thế là họ vô tư để con chơi với điện thoại mà không đoái hoài tới trẻ. Đương nhiên nếu trường hợp này kéo dài, trẻ sẽ nhanh chóng nghiện điện thoại.

Ngoài ra, trẻ em thường bắt chước hành vi từ mọi người. Nếu cha mẹ hoặc gia đình thường xuyên sử dụng điện thoại quá mức, trẻ em cũng có thể học theo hành vi đó.

Khi trẻ lớn lên, sự thiếu sự giám sát của cha mẹ càng khiến tình hình thêm tồi tệ. Cha mẹ không quy định về thời gian và cách sử dụng điện thoại khiến trẻ sa đà vào các thiết bị thông minh.

3. Nguồn giải trí hấp dẫn không giới hạn

Điện thoại thông minh cung cấp một loạt các hoạt động giải trí như trò chơi, video, mạng xã hội,… Tất cả đều có sức hấp dẫn rất lớn đối với trẻ em, đặc biệt là game online.

Những ứng dụng này thường được thiết kế để thu hút sự chú ý của người dùng trong thời gian dài. Mạng xã hội và game online thường cung cấp phản hồi tức thì và khen thưởng.

Chẳng hạn, điện thoại thông báo về lượt thích, lượt bình luận trên các bài đăng mạng xã hội. Sự phản hồi nhanh chóng làm tăng cảm giác thích thú, được công nhận. Điều này buộc trẻ liên tục kiểm tra điện thoại.

4. Áp lực học tập và gia đình

Đôi khi, trẻ em sử dụng điện thoại như một phương tiện để trốn tránh cảm xúc tiêu cực. Ví dụ như cảm giác cô đơn, buồn chán, áp lực gia đình, hoặc áp lực học tập.

tại sao giới trẻ nghiện điện thoại
Điện thoại di động và thế giới ảo là nơi trẻ trốn tránh áp lực.

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc trẻ có gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bỏ bê không quan tâm. Hoặc trẻ không có đủ hoạt động giải trí, không có sở thích nào khác ngoài điện thoại.

Trẻ chìm đắm trong thế giới ảo, với những người bạn ảo, và mối quan hệ ảo. Trẻ xem điện thoại là phương pháp chủ yếu để giải tỏa cảm xúc, và đối mặt với khó khăn về tâm lý.

Xem thêm: Hậu quả của áp lực gia đình nguy hiểm hơn bạn tưởng

Trẻ nghiện điện thoại bị ảnh hưởng tâm lý ra sao?

Tiếp xúc quá mức với điện thoại có thể gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng với trẻ. Những ảnh hưởng này có thể thể hiện ngay tức thì, hoặc tiềm ẩn và gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn.

1. Giảm khả năng tập trung

Nghiện điện thoại có thể làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Sức hút của trò chơi điện tử, và thông báo liên tục từ điện thoại dễ khiến trẻ phân tâm, kiêm tra điện thoại liên tục.

Trẻ luôn nghĩ đến những trò chơi hấp dẫn, những lượt thích và bình luận trên mạng xã hội. Đây là lý do trẻ trở nên xao nhãng, không tập trung vào công việc hoặc học tập.

Khả năng tập trung kém cũng làm suy giảm khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trẻ em dành quá nhiều thời gian với điện thoại thường ít khi tự mình khám phá và giải quyết vấn đề trong thế giới thực.

Trẻ trở nên phụ thuộc vào thông tin và giải pháp sẵn có trên internet. Dần dần, khả năng tư duy độc lập và sáng tạo biến mất. Thay vào đó, trẻ trở nên máy móc và kém sáng tạo.

2. Thiếu kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội

Trên thực tế, người hoạt bát, sôi nổi trên mạng xã hội chưa chắc là người có kỹ năng giao tiếp tốt ngoài đời. Trẻ có thể hoạt động rất năng nổ trên thế giới ảo, nhưng người đời thì không.

Trẻ em nghiện điện thoại thường không chú ý đến những người xung quanh. Trẻ dành ít thời gian giao tiếp trực tiếp với mọi người, cũng như các hoạt động xã hội.

hậu quả trẻ nghiện điện thoại
Trẻ quá chú tâm vào điện thoại nên không có nhu cầu giao tiếp với mọi người.

Điều này dẫn đến việc trẻ thiếu hụt phát triển kỹ năng. Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng đến khả năng tương tác, cũng như xây dựng mối quan hệ trong thực tế.

3. Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ

Não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Việc làm dụng thiết bị thông minh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển này.

Đặc biệt, các khu vực liên quan đến quản lý cảm xúc, quyết định, và tự kiểm soát có thể chịu ảnh hưởng nặng nề. Điện thoại thông minh khiến trẻ lười suy nghĩ, khó kiềm chế cảm xúc, và dễ bị “dắt mũi”.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị phụ thuộc mạnh mẽ vào thiết bị. Trẻ cảm thấy bất an và mất kiểm soát khi không có điện thoại bên mình. Điều này có thể gây ra stress và lo lắng không cần thiết.

4. Rối loạn giấc ngủ

Việc sử dụng điện thoại, đặc biệt là trước khi đi ngủ, gây rối loạn giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể làm gián đoạn sản xuất melatonin, hormone điều chỉnh giấc ngủ.

Ánh sáng từ điện thoại là nguyên dẫn đến khó ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Càng khó ngủ, trẻ sẽ càng sử dụng điện thoại nhiều hơn. Tất cả tạo thành vòng tuần hoàn không hồi kết.

5. Tăng nguy cơ stress và trầm cảm

Trẻ nghiện điện thoại thường xuyên tiếp xúc với thông tin và hình ảnh trên mạng xã hội. Điều này tạo ra áp lực tâm lý, do trẻ luôn so sánh bản thân với người khác.

Áp lực đồng trang lứa có dẫn đến cảm giác lo âu, tự ti và thậm chí là trầm cảm. Ngoài ra, tình trạng bắt nạt trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của trẻ.

Trẻ nghiện điện thoại cũng nguy cơ cao tiếp xúc với nội dung độc hại trên internet như bạo lực, nội dung người lớn, hoặc hành vi lừa đảo. Chúng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ.

6. Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác

Việc dành nhiều thời gian cho điện thoại cũng giảm thời gian cho hoạt động thể chất. Thiếu vận động khiến sức khỏe thể chất của trẻ suy giảm, tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, và nhiều vấn đề khác.

hậu quả của nghiện điện thoại
Trẻ có nguy cơ mắc các tật về mắt, béo phì, tim mạch,…

Trẻ cũng đối mặt với nguy cơ cận thị, vẹo cổ, vẹo cột sống do tư thế dùng di động không đúng cách. Ngoài ra, nhiều trẻ nghiện smartphone phát triển hội chứng TIC từ sớm.

Giải pháp can thiệp khi trẻ nghiện điện thoại

Để giải quyết vấn đề trẻ nghiện điện thoại, phụ huynh và nhà trường cần hợp tác chặt chẽ để cùng nhau giúp trẻ thay đổi thói quen sống. Dưới đây là một số giải pháp có thể áp dụng:

  • Thiết lập quy tắc sử dụng điện thoại: Gia đình cần thiết lập các quy tắc rõ ràng về thời gian và cách thức sử dụng điện thoại. Ví dụ, hãy giới hạn thời gian sử dụng hàng ngày. Trẻ không được sử dụng điện thoại trong bữa ăn và trước giờ đi ngủ. Hoặc trẻ chỉ được dùng sau khi hoàn thành bài tập. Quy tắc này giúp trẻ phát triển thói quen sử dụng điện thoại lành mạnh.
  • Khuyến khích hoạt động ngoại khóa: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như thể thao, âm nhạc, hội họa, giúp trẻ phát triển kỹ năng và sở thích ngoài thế giới số.
  • Giao tiếp và giáo dục: Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức. Hãy dành thời gian quan tâm đến trẻ nhiều hơn, giáo dục trẻ cách sử dụng đúng đắn.
  • Tạo môi trường gia đình lành mạnh: Những hoạt động tập thể, chơi đùa, tâm sự và tham gia hoạt động với cha mẹ có thể giúp trẻ quên đi cảm giác thèm muốn di động. Gia đình hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể
  • Cha mẹ làm gương cho con cái: Chính cha mẹ cũng nên giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trước mắt con cái. Việc cha mẹ làm gương sẽ giúp trẻ thay đổi suy nghĩ và hành vi.
  • Tăng cường giáo dục tại trường: Nhà trường cũng nên có những chương trinh giáo dục học sinh về tác động tiêu cực của lạm dụng điện thoại. Nhà trường cũng có thể phát triển các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, và cách sử dụng công nghệ một cách lành mạnh.
  • Khuyến khích tự kiểm soát: Dạy trẻ kỹ năng tự kiểm soát và tự quản lý thời gian sử dụng điện thoại. Điều này giúp trẻ học cách tự quản lý hành vi của mình.

Trong trường hợp trẻ có vấn đề nghiêm trọng với nghiện điện thoại, phụ huynh nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý hoặc nhà trị liệu hành vi.

Bằng cách kết hợp các phương pháp trên, cha mẹ và nhà trường có thể giúp trẻ sử dụng điện thoại lành mạnh. Điều này giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của điện thoại với sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.

Có lẽ bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *