Liệu trẻ sơ sinh có bị trầm cảm? Làm sao nhận biết?
Nhiều phụ huynh thắc mắc “liệu trẻ sơ sinh có bị trầm cảm hay không?”. Thực tế cho thấy rằng, bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Do đó các bậc cha mẹ cần chú ý luôn theo sát những biểu hiện của con. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp hạn chế các hệ lụy xấu.
Liệu trẻ sơ sinh có bị trầm cảm không?
Khi nghĩ đến trẻ sơ sinh, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới niềm vui. Chúng ta thường hình dung những năm tháng tuổi trẻ như một khoảng thời gian được đánh dấu bằng niềm vui và sự ngạc nhiên. Nhưng các chuyên gia về sức khỏe tâm thần trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho biết rằng, từ sơ sinh đến 3 tuổi, trẻ có thể có nhiều cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt.
Nhiều người xem trầm cảm là một vấn đề chỉ ảnh hưởng đến người lớn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào năm 2006 thì cứ 40 trẻ em sẽ có một trẻ bị trầm cảm. Trẻ sơ sinh cũng có khả năng bị trầm cảm. Chúng thường gặp phải hai triệu chứng chính. Thứ nhất là không biểu lộ cảm xúc, thứ hai là trẻ có thể bị khó ăn, khó ngủ hoặc cáu kỉnh.
Trong một thời gian dài, mọi người không tin rằng chứng trầm cảm có khả năng ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các bác sĩ và nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc hơn về vấn đề này.
Thế kỷ 21 cho thấy sự gia tăng nhanh chóng về mối quan tâm lâm sàng với các rối loạn tâm trạng ở trẻ em. Mỗi nghiên cứu đã xác nhận được các khía cạnh khác nhau của bệnh trầm cảm ở trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng. Nghiên cứu đã dần cho thấy căn nguyên, các triệu chứng cũng như phương pháp để điều trị nó.
Các nhà khoa học đồng ý rằng, mặc dù trẻ sơ sinh có các kỹ năng nhận thức cảm xúc chưa trưởng thành và kém phát triển nhưng trầm cảm là điều chúng hoàn toàn có thể trải qua. Trẻ có tâm trạng thay đổi, có khả năng suy nghĩ tiêu cực và cũng có xu hướng biểu hiện các triệu chứng trầm cảm bằng hành vi.
Trẻ sơ sinh bị trầm cảm có thể phản ứng trên khuôn mặt không vui, cáu kỉnh, ánh mắt không phản ứng hoặc phản ứng cơ thể chậm lại. Thói quen bú sữa hoặc thói quen ngủ cũng có thể bị thay đổi. Các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng nhận ra những biểu hiện của con khi chú ý quan sát con nhiều hơn.
Nhiều nghiên cứu không chỉ xác nhận sự tồn tại của bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh mà còn nói rõ các triệu chứng đặc biệt của giai đoạn này. Những nghiên cứu này đã mở rộng phạm vi hiểu biết về bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh. Từ đó giúp cho tình trạng này ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị trầm cảm
Trẻ em bị trầm cảm cũng có thể xuất hiện các triệu chứng giống như người lớn. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể thay đổi theo độ tuổi. Riêng trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:
- Khóc nhiều hơn, đôi khi khóc không rõ lý do
- Tăng bám mẹ
- Tăng vấn đề về bú (biếng ăn)
- Chậm phát triển
- Hạn chế tương tác
- Hạn chế học hỏi
- Tăng vấn đề về giấc ngủ
- Thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu
- Có những hành động một cách bộc phát
- Không nhận ra người chăm sóc mình
Trẻ sơ sinh cần được phát triển về thể chất và kết nối tình cảm. Khi chúng lớn hơn sẽ có 4 cột mốc quan trọng bao gồm ngôn ngữ diễn đạt (phát triển lời nói), ngôn ngữ tiếp thu (hiểu những gì một người đang nói), vận động thô (ngồi dậy) và vận động tinh (nhặt một thứ gì đó).
Nếu bạn băn khoăn liệu con mình có đủ khả năng đáp ứng được các mốc quan trọng trên hay không nhưng các nguồn thông tin trực tuyến lại không đủ để giúp ích, hãy đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Điều quan trọng nhất mà các chuyên gia khuyến cáo người mẹ nên để ý là những thay đổi về hành vi của trẻ. Mẹ là người chăm sóc và hiểu em bé một cách tường tận nhất. Người mẹ cần biết món ăn con thích, cách con ngủ, những âm thanh mà con tạo ra, những tiếng khóc khác nhau của con và ý nghĩa của chúng.
Khi một đứa trẻ sơ sinh bị tổn hại về tinh thần và thể chất thì cha mẹ cần chú ý đến dấu hiệu và hiểu hành vi của con. Đồng thời nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện các bất thường và can thiệp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây trầm cảm ở trẻ sơ sinh
Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như:
- Yếu tố di truyền: Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học Anh Quốc thì có đến 40% người bị trầm cảm có khả năng liên quan tới gen. Điều này cho thấy rằng, yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh. Và đây là nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm.
- Sống với người trầm cảm: Trường hợp trẻ lớn lên cùng với những người mắc chứng trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh lý này cũng tăng lên. Bởi trẻ rất dễ bị ảnh hưởng về sự phát triển tính cách, suy nghĩ cũng như hành vi. Chẳng hạn như nếu người chăm sóc ít giao tiếp, ít nói và lười vận động thì trẻ cũng sẽ có xu hướng giống như vậy.
- Xa mẹ và người chăm sóc quen thuộc: Nhiều trường hợp, trẻ phải xa mẹ hoặc người chăm sóc quen thuộc trong thời gian dài. Lúc này, cần phải có người chăm sóc thay thế. Tuy nhiên, người thay thế thường không hiểu được tâm lý của trẻ. Điều này có thể khiến cho trẻ phản ứng không tốt và tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn cảm xúc.
Tham khảo thêm: Bệnh trầm cảm có mấy giai đoạn, cấp độ phát triển?
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị trầm cảm?
Việc né tránh vấn đề trầm cảm ở trẻ sơ sinh và cho rằng những đứa trẻ không đủ trưởng thành để nói về bệnh trầm cảm và hy vọng nó sẽ biến mất không phải là cách đúng đắn. Cũng giống như người lớn, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em cần được chăm sóc chuyên nghiệp để vượt qua chứng trầm cảm.
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
1. Thăm khám và điều trị y tế
Như đã đề cập, vì cha mẹ hoặc người chăm sóc không nghĩ rằng trẻ sơ sinh có thể bị trầm cảm nên căn bệnh này thường bị phát hiện và chẩn đoán muộn. Điều này khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, mất thời gian và tốn kém chi phí.
Một số người còn cho rằng, chỉ cần người thân chịu chơi và trò chuyện với trẻ thì bệnh trầm cảm sẽ được cải thiện. Tuy nhiên trầm cảm là căn bệnh không thể tự chữa trị mà cần có sự can thiệp chuyên sâu. Do đó, bạn nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được giúp đỡ.
Chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn vấn đề mà con đang gặp phải. Từ đó đưa ra các giải pháp để kết nối sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. Đồng thời hướng dẫn cha mẹ cách để giúp đỡ con vượt qua căn bệnh trầm cảm.
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh có thể được chỉ định dùng thuốc. Các thuốc điều trị trầm cảm cần được kê toa và hướng dẫn sử dụng bởi một bác sĩ tâm thần. Cần cho trẻ dùng đúng liều lượng và tần suất để đảm bảo hiệu quả.
Thuốc chữa trầm cảm có thể khiến trẻ gặp phải một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, táo bón, khô miệng, buồn nôn,… Do đó cha mẹ cần theo dõi sát sao quá trình dùng thuốc của con. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng, dùng sai liều lượng hoặc ngừng thuốc đột ngột.
2. Chăm sóc con đúng cách
Ngoài việc thăm khám và điều trị y tế thì các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc con hằng ngày. Một số vấn đề cần lưu ý bao gồm:
- Chú ý hơn nữa các biểu hiện của con để nắm rõ quá trình kiểm soát bệnh. Trường hợp nhận thấy các bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ được biết để có kế hoạch điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.
- Cha mẹ và người thân cần dành nhiều thời gian hơn cho trẻ. Vui đùa và tương tác với trẻ thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc nuôi dưỡng cảm xúc và sức khỏe tinh thần của trẻ.
- Người mẹ nên chú ý đến việc ăn uống để cải thiện chất lượng sữa. Nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho tâm trạng. Trẻ khi bú sữa mẹ sẽ nhận được lợi ích rất nhiều nếu có được nguồn sữa tốt.
Bài viết đã cung cấp các thông tin cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh bị trầm cảm. Mong rằng các bậc phụ huynh sẽ chú ý hơn đến việc chăm sóc con trong những năm tháng đầu đời. Từ đó sớm phát hiện các bất thường, can thiệp kịp thời để giúp con vượt qua chứng trầm cảm và phát triển toàn diện hơn.
Tham khảo thêm:
- Phụ Huynh Cần Làm Gì Khi Trẻ Bị Bắt Nạt Trên Mạng?
- 10 Bài tập dành cho trẻ bị tăng động giảm chú ý nên áp dụng
- Thực Trạng Stress Ở Học Sinh Hiện Nay Và Cách Giải Quyết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!