Bị tăng động giảm chú ý có chữa được không? Có tự khỏi không?

Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn rất thường gặp ở trẻ nhỏ và đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Điều này cũng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và luôn đặt ra câu hỏi “Liệu bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?”. 

tăng động giảm chú ý có chữa được không
Trẻ bị tăng động giảm chú ý không thể tập trung vào học tập hay bất kì việc gì

Tìm hiểu về bệnh tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý được viết tắt là ADHD, đây là chứng rối loạn thường hay phát triển ở trẻ nhỏ và có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong những năm trở lại đây. Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát sớm từ khoảng độ tuổi 6 đến 12 tuổi, trong đó có khoảng 6-8% các trường hợp xuất hiện dưới 18 tuổi.

Đặc điểm nổi bật nhất của chứng rối loạn này đó chính là việc khó khăn khi phải tập trung, mất kiểm soát về các hành vi của bản thân và trở nên quá khích, dư thừa năng lượng một cách quá mức. Tình trạng tăng động giảm chú ý nếu không được sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ gây nên rất nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đối với hành vi, tính cách, suy nghĩ, tâm lý của trẻ nhỏ.

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu thì bệnh tăng động giảm chú ý có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do các thói quen không tốt ở phụ nữ khi mang thai, các biến chứng trong quá trình sinh nở hoặc do môi trường sinh hoạt hàng ngày. Để đánh giá xem trẻ có bị tăng động giảm chú ý hay không thì cần phải tiến hành thăm khám trực tiếp cùng với bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Thông thường để đánh giá một trẻ đang mắc chứng tăng động giảm chú ý thì trẻ cần phải có ít nhất 6 trong các triệu chứng điển hình và các xung đột phải diễn ra tối thiểu 6 tháng. Các triệu chứng này phải làm ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ hoặc không đáp ứng với mức độ phát triển của các bệnh tâm thần khác.

Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Với tốc độ gia tăng đáng kinh ngạc về tỉ lệ mắc bệnh tăng động giảm chú ý của trẻ nhỏ nên các bậc phụ huynh cũng trở nên lo lắng và liên tục đặt ra câu hỏi “Bệnh tăng động giảm chú ý có chữa được không? Có tự khỏi không?”.

Theo nhận xét của các chuyên gia thì hầu hết các bệnh lý có liên quan đến sự phát triển thần kinh thì khó có thể tự khỏi, trong đó có cả chứng tăng động giảm chú ý. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ khởi phát rất sớm và nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dần phát triển đến giai đoạn thanh thiếu niên, trưởng thành.

Theo đánh giá thì các triệu chứng tăng động giảm chú ý sẽ có mức độ thuyên giảm khi trẻ trưởng thành nhưng xét về bản chất thì nó sẽ không thể tự biến mất. Nếu không được khắc phục tốt thì có đến gần 50% các trường hợp bị ADHD tiên triển nghiêm trọng đến khi trưởng thành và làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống.

tăng động giảm chú ý có chữa được không
Bệnh tăng động giảm chú ý có thể chữa khỏi nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp

Tuy là một chứng rối loạn phát triển có sự liên quan mật thiết với hệ thần kinh của não bộ nhưng nếu so sánh với những chứng bệnh chậm phát triển, tự kỷ, tâm thần phân liệt thì tăng động giảm chú ý có mức độ nguy hiểm thấp hơn rất nhiều. Khi được phát hiện và điều trị đúng cách thì chứng ADHD ở trẻ hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Trẻ sau khi được điều trị đúng cách sẽ dần phục hồi được nhận thức, các hành vi, suy nghĩ thái quá cũng được kiểm soát tốt, trẻ vẫn có nhiều cơ hội thành công như các đứa trẻ bình thường khác. Đặc biệt hơn, các triệu chứng của căn bệnh này lại có xu hướng giảm bớt khi trẻ lớn lên, những hành vi bắt đầu được kiểm soát.

Vì thế các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng và sợ hãi mà quan trọng hãy bình tĩnh và tìm cách khắc phục hiệu quả cho con. Cha mẹ cần quan tâm và thật kiên nhẫn trong quá trình giúp con dần phục hồi sức khỏe, cải thiện tốt các hành vi sai lệch của bản thân.

Những ảnh hưởng của bệnh tăng động giảm chú ý

Tuy rằng chứng bệnh tăng động giảm chú ý có thể chữa khỏi nhưng trong thực tế có không ít các trường hợp cha mẹ thờ ơ, lơ là cho rằng đó là những dấu hiệu nổi loạn, hư hỏng của con cái dẫn đến việc không cho con thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chứng bệnh này không sớm được can thiệp đúng cách sẽ gây nên rất nhiều cản trở đối với sinh hoạt đời sống, bệnh tình càng phát triển nghiêm trọng và khiến cho quá trình học tập của trẻ bị suy giảm. Cụ thể như:

  • Trẻ sẽ dễ kích động, nóng nảy, tính tình bồng bột, hung hăng nên có nhiều xu hướng muốn giải quyết vấn đề bằng bạo lực.
  • Trẻ sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, kết bạn hoặc duy trì một mối quan hệ lâu dài nào đó.
  • Trẻ sẽ khó đạt được những thành tích học tập tốt, khả năng tập trung kém, kết quả học tập càng sa sút và không thể theo kịp các bạn đồng trang lứa. Một số trường hợp trẻ nhỏ còn bị bạn bè trêu chọc, xa lánh, bắt nạt.
  • Trẻ hành động một cách thiếu suy nghĩ, thường xuyên tạo ra các tình huống nguy hiểm như đột ngột lao ra đường, trèo lên cao và nhảy xuống, đùa nghịch với lửa,….
  • Nhiều khả năng trẻ sẽ mắc lỗi do sự bất cẩn của bản thân hoặc khi lớn lên trẻ sẽ có xu hướng bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, nghiện ngập,…

Cách chữa bệnh tăng động giảm chú ý hiệu quả

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể khắc phục tốt nếu áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, những trẻ bị ADHD sẽ được ưu tiên áp dụng trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc kết hợp với việc giáo dục hành vi của trẻ. Tùy vào từng tình trạng khác nhau của người bệnh mà các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng các liệu pháp phù hợp. Cụ thể về từng cách chữa tăng động giảm chú ý như:

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu được hiểu đơn giản là liệu pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để khai thác và đi sâu vào tiềm thức của người bệnh và giúp họ dần thay đổi về hành vi, nhận thức, suy nghĩ, cảm xúc. Đối với trẻ nhỏ, phương pháp này lại càng được ưu tiên nhiều hơn bởi nó an toàn, không sử dụng đến thuốc và cũng không can thiệp đến cơ thể.

Đối với những trường hợp tăng động giảm chú ý khởi phát sớm ở giai đoạn trẻ mầm non thì tâm lý trị liệu được xem là liệu pháp chủ đạo và duy nhất được áp dụng để điều trị. Mục tiêu chính của cách điều trị này đó chính là giúp cho trẻ nhỏ nhìn nhận tốt các hành vi, suy nghĩ sai lệch của bản thân để điều chỉnh theo chiều hướng đúng đắn hơn.

tăng động giảm chú ý có chữa được không
Trị liệu tâm lý là phương pháp cốt lõi và duy nhất được áp dụng cho trẻ bị ADHD

Thông qua các buổi trị liệu, chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho trẻ biết được cách cư xử, phản ứng đúng đắn hơn với các tình huống xảy ra xung quanh cuộc sống và định hướng trẻ theo hướng tích cực, lành mạnh. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp trẻ gia tăng khả năng giao tiếp, tăng cường các mối quan hệ và dần hòa nhập tốt với nhịp sống bình thường.

Còn đối với những người trưởng thành mắc chứng ADHD thì tâm lý trị liệu thường được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ song song với việc sử dụng thuốc. Người bệnh cũng sẽ được áp dụng các liệu pháp phù hợp để thay đổi tốt các hành vi của mình. Đồng thời chuyên gia tâm lý cũng sẽ giúp họ nâng cao các kỹ năng cần thiết để ứng phó và xử lý tốt các khó khăn xảy ra trong học tập, công việc, cuộc sống.

2. Điều trị bằng thuốc

Đối với các trường hợp thực sự cần thiết thì các bác sĩ tâm thần sẽ cân nhắc để kê đơn với những loại thuốc phù hợp cho các tình trạng bệnh khác nhau. Phương pháp này sẽ được ưu tiên đối với đối tượng mắc bệnh tăng động giảm chú ý đã trưởng thành và thường được chỉ định sử dụng dài hạn để phòng chống tình trạng tái phát bệnh về sau.

Việc sử dụng thuốc cho người bệnh ADHD sẽ giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng tăng động, bốc đồng, nóng giận, kích động quá mức. Đồng thời giúp cho người bệnh cân bằng được trạng thái tâm lý và cải thiện tốt khả năng tập trung để nâng cao hiệu suất làm việc, học tập.

Một số loại thuốc có thể được áp dụng trong trường hợp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý như:

  • Thuốc không kích thần, chẳng hạn như Atomoxetine, Venlafaxine, Bupropion, Clonidine,…
  • Thuốc kích thích thần kinh trung ương, chẳng hạn như Dextroamphetamine, Methylphenidate,…
  • Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như Guanfacine, Bupropion,…

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc được áp dụng điều trị đều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì thế để đảm bảo an toàn thì người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của chuyên gia và tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu trong quá trình dùng thuốc nhận thấy các các dấu hiệu bất thường thì cũng cần thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng thuốc để tránh gây nên các hậu quả đáng tiếc hoặc làm cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Giáo dục hành vi cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

Trong hầu hết mọi phác đồ điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý thì giáo dục hành vi là điều vô cùng cần thiết. Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường cùng với phụ huynh trong khoảng thời gian dài. Giáo dục hành vi cho trẻ ADHD cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cơ bản như sau:

tăng động giảm chú ý có chữa được không
Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chia sẻ với trẻ ADHD hơn
  • Khuyến khích và khen ngợi trẻ đúng lúc: Khi trẻ có những hành vi đúng đắn, phù hợp thì cha mẹ nên dành cho trẻ những lời tán dương, khen thưởng. Hoặc đôi lúc có thể tặng cho trẻ một vài món quà nho nhỏ để giúp trẻ có thêm nhiều động lực để thực hiện các hành vi đúng đắn của bản thân.
  • Hỗ trợ trẻ lên kế hoạch chi tiết cho học tập, công việc hàng ngày: Thiết lập một thời gian biểu cụ thể là một trong các cách kiểm soát hành vi hiệu quả. Đồng thời phương pháp này cũng yêu cầu trẻ phải nghiêm túc thực hiện các công việc đã đề ra, tạo ra tính kỷ luật ở trẻ nhỏ.
  • Tuyệt đối không sử dụng đòn roi: Trong thực tế việc quát mắng, đánh đập đối với trẻ nhỏ không hề tạo nên bất kì hiệu quả nào đối với việc giáo dục con cái, đặc biệt là những trẻ bị tăng động giảm chú ý. Ngược lại, việc sử dụng đòn roi để răng đe con lại càng khiến con có xu hướng thực hiện các hành vi chống đối, phản kháng dữ dội. Vì thế cách tốt nhất là cha mẹ nên giữ bình tĩnh, khi trẻ mắc phải sai lầm thì nên nhẹ nhàng phân tích và khuyên bảo trẻ.
  • Dành nhiều thời gian cho trẻ hơn: Cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm và chia sẻ với trẻ nhỏ nhiều hơn. Hãy cố gắng tạo cho trẻ môi trường sinh hoạt, vui chơi thật tốt và thoải mái. Đồng thời, phụ huynh và nhà trường cũng cần kết nối để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi đi học, giúp trẻ cởi mở và thoải mái giao tiếp với bạn bè.
  • Tạo môi trường yên tĩnh để trẻ học tập: Đối với những trẻ bị tăng động giảm chú ý thường sẽ dễ bị phân tâm, mất tập trung. Do đó, cần tạo cho trẻ không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn hoặc các yếu tố làm sao nhãng khiến trẻ không thể học tập tốt.
  • Khuyến khích và tạo điều kiện để trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa: Để giúp trẻ mau chóng cải thiện khả năng tương tác và trau dồi thêm nhiều kỹ năng sống thì cha mẹ nên tạo điều kiện và cùng con tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa. Một số các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền hoặc đi dã ngoại, picnic cũng là những gợi ý thú vị.

Như vậy, bệnh tăng động giảm chú ý có thể chữa khỏi nếu kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp. Hi vọng qua thông tin của bài viết này bạn đọc sẽ hiểu hơn về ADHD để có biện pháp phòng tránh, điều trị đúng đắn.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *