Tự Kỷ Có Phải Là Bệnh? Có Tự Khỏi Không?

Tự kỷ là một rối loạn phổ biến, nó chiếm đến khoảng 1% tổng dân số thế giới dựa vào số liệu thống kê từ năm 2015. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay lầm tưởng đây là bệnh và cho rằng bệnh sẽ có thuốc để điều trị, từ đó gây ra rất nhiều cá tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của trẻ nhỏ. Vậy tự kỷ có phải là bệnh? Có tự khỏi được không?

Tự Kỷ Có Phải Là Bệnh
Tự kỷ là không phải là bệnh, nó là một hội chứng rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ

Tự kỷ là gì? Có phải là bệnh?

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách mà một người nhìn nhận, đánh giá về thế giới xung quanh và khả năng tương tác, giao tiếp với những người khác. Người mắc phải chứng rối loạn này thường gặp phải nhiều khó khăn, cản trở trong việc tương tác, suy nghĩ, hành động.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là một chứng rối loạn phát triển phổ biến. Ước tính từ năm 2015 nhận thấy có đến khoảng 1% trên tổng dân số thế giới mắc phải chứng rối loạn này. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh, nó không giống như các căn bệnh cảm cúm thông thường có thể điều trị dứt điểm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO thì tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển não bộ với những biểu hiện đặc trưng như khả năng giao tiếp kém, không biết bộc lộ cảm xúc, thiếu phản xạ, hành động lặp đi lặp lại. Chứng rối loạn này thường khởi phát sớm ở trẻ em, kể cả những kẻ sơ sinh.

Khi mắc phải hội chứng tự kỷ, trẻ thường có xu hướng sống tách biệt, không giao tiếp hay chơi đùa cùng với bạn bè, thường ngồi ngẩn ngơ và có những hành động lạ thường xuyên lặp đi lặp lại không có chủ đích. Theo Tây y thì đây là một chứng rối loạn chứ không phải là bệnh lý. Để cải thiện cần phải có biện pháp giáo dục, dạy dỗ chứ không theo một phương pháp điều trị cố định nào.

Còn trong Đông y thì tự kỷ được xem như một hội chứng với các biểu hiện đặc trưng là sự suy giảm về trí tuệ, giao tiếp và hành vi. Đây là tình trạng bị tổn thương tạng phủ, kinh mạch và được cải thiện nhờ vào việc tác động vào các kinh lạc, huyệt vị tương ứng.

Tự kỷ có tự khỏi không? Có chữa được không?

Như đã chia sẻ ở trên, tự kỷ là một hội chứng chứ không phải là một bệnh lý. Chính vì thế để khắc phục tốt các triệu chứng của bệnh cần phải áp dụng các biện pháp giáo dục, thay đổi lối sống, dạy dỗ phù hợp chứ không hẳn là điều trị. Đồng thời, đây là một chứng rối loạn kéo dài và khá phức tạp nên cần phải có sự kiên trì trong một thời gian dài mới có thể phục hồi tốt.

Mặc dù tự kỷ có thể cải thiện tốt nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp. Tuy nhiên, quá trình phục hồi sức khỏe đôi lúc sẽ không được như mong muốn, các triệu chứng tự kỷ sẽ khó có thể thuyên giảm và dứt điểm hoàn toàn. Những biểu hiện này sẽ tồn tại đến suốt đời và tùy vào mức độ sẽ gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của trẻ nhỏ.

Trong Tây y chỉ tiếp nhận việc điều trị các chứng bệnh có kèm theo thần kinh, chậm phát triển trí tuệ hoặc rối loạn tăng động. Thông thường thì sau khi đến thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viện chuyên khoa thì cha mẹ sẽ được tư vấn để chuyển bé đến phục hồi tại các trung tâm can thiệp giáo dục tật học.

Tự Kỷ Có Phải Là Bệnh
Để cải thiện tự kỷ cần phải kiên trì giáo dục và dạy dỗ trẻ trong thời gian dài.

Còn đối với Y học cổ truyền sẽ hỗ trợ điều trị tự kỷ bằng cách tác động vào kinh lạc và huyệt vị. Những trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ sẽ được kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như thủy châm, điện châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt để phục hồi tốt các chức năng và kiểm soát những triệu chứng bất thường. Đồng thời, kết hợp cùng với việc trị liệu tâm lý với các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm để có thể mang lại kết quả tốt nhất.

Việc có thể chữa khỏi chứng tự kỷ hay không còn phải phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Có những trường hợp bị tự kỷ ở mức độ nhẹ, trẻ chỉ gặp một chút khó khăn trong việc giao tiếp, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa và mọi người xung quanh. Nếu có thể sớm phát hiện và áp dụng tốt các biện pháp can thiệp thì tình trạng tự kỷ có thể dễ dàng được khắc phục.

Tuy nhiên, nếu mức độ tự kỷ biểu hiện nặng hơn, trẻ nhỏ hoàn toàn mất khả năng ngôn ngữ, không có phản xạ, mất kiểm soát về các hoạt động như đại tiểu tiện, chảy máu,…thì quá trình cải thiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này cần phải kiên trì điều trị trong nhiều đợt, thời gian phục hồi sức khỏe cũng sẽ kéo dài trong nhiều năm liền.

Cách cải thiện tình trạng tự kỷ bạn nên biết

Do không phải là bệnh nên tự kỷ cũng không có thuốc đặc trị. Việc áp dụng các biện pháp can thiệp chỉ một phần giúp kiểm soát tốt các triệu chứng chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Mục đích chính của quá trình điều trị chính là giúp cho trẻ cải thiện tốt các kỹ năng cần thiết, nâng cao nhận thức và có thể hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, đảm bảo được chất lượng cuộc sống.

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể về tình trạng tự kỷ của trẻ. Cha mẹ sẽ được tư vấn và hướng dẫn một số biện pháp giáo dục, hỗ trợ trẻ phù hợp. Để có thể giúp trẻ phục hồi tốt sức khỏe và các kỹ năng sống cần thiết thì cha mẹ nên lưu ý một số thói quen sau:

  • Dành nhiều thời gian cho con, cùng chơi đùa, khám phá thế giới. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên ở cạnh và vui đùa cùng trẻ ít nhất 3 tiếng mỗi ngày.
  • Hạn chế cho trẻ xem tivi
  • Cố gắng tạo nhiều sự chú ý cho trẻ, thường xuyên nói chuyện, gọi tên, trao đổi ánh mắt và tạo nhu cầu cho trẻ.
  • Dạy trẻ sử dụng ngón tay để chỉ vào đồ vật, các bộ phận trên cơ thể hoặc hình ảnh trong truyện tranh.
  • Hướng dẫn trẻ những cử chỉ giao tiếp từ đơn giản đến phức tạp như gật đầu, xin chào, bắt tay, hoan hô, đập tay,….
  • Dạy trẻ cách chơi đồ chơi hoặc cùng chơi với những người xung quanh.
  • Giúp trẻ bắt chước các động tác, tiếng kêu của xe cộ, con vật,…
  • Hướng dẫn trẻ cách thể hiện cảm xúc, biểu lộ điệu bộ, sử dụng từ ngữ.
  • Sai trẻ thực hiện các việc vặt đơn giản phù hợp với lứa tuổi.
  • Cho trẻ thực hiện các động tác vận động tinh như xé, cắt dán, tô màu, lắp ráp hoặc các vận động thô như bò, lăn, nhảy, đi bộ,….
  • Tập cho trẻ tính tự lập, chẳng hạn như tự đi vệ sinh, tự xúc cơm, tự gấp quần áo,…
  • Luôn khuyến khích và dành nhiều lời động viên, khen ngợi để giúp trẻ có nhiều động lực và tiến bộ hơn.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Tự kỷ có phải là bệnh? Có tự khỏi không?”. Tuy đây không phải là bệnh nhưng nó lại tồn tại dai dẳng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Chính vì thế ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết của tự kỷ các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con đến thăm khám và chẩn đoán tại cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *