Bạo hành tinh thần nơi công sở: Biểu hiện và Cách đối phó

Bạo hành tinh thần nơi công sở là vấn đề nghiêm trọng mà nhiều người đi làm phải đối mặt thường xuyên. Hình thức bạo hành này không chỉ gây ra tổn thương về tinh thần mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc nên cần trang bị cách đối phó.

bạo hành tinh thần nơi công sở là gì.
Bạo hành tinh thần nơi công sở gây tổn thương sức khỏe cho nhân viên.

Bạo hành tinh thần nơi công sở là gì?

Bạo hành tinh thần nơi công sở theo định nghĩa của bác sĩ tâm lý là sự bạo hành về mặt tinh thần, kỳ thị, gây áp lực khiến người nào đó cảm thấy căng thẳng, lo lắng khi phải đi làm. Đây là hình thức bạo hành không dễ dàng nhận diện và có thể diễn ra không rõ ràng. Tình trạng này là một vấn đề phổ biến phản ánh sự không lành mạnh trong môi trường làm việc.

Đối tượng bạo hành có thể là bất kỳ ai từ đồng nghiệp đến quản lý và ngay cả sếp. Thông thường nhân viên mới đi làm, người hay được khen ngợi hoặc có tính cách nhút nhát, lầm lì dễ trở thành nạn nhân của tình trạng này.

Nguyên nhân dẫn đến bạo hành tinh thần nơi công sở

Bạo hành tinh thần nơi công sở có thể xuất phát từ một loạt các nguyên nhân, bao gồm:

  • Áp lực công việc: Công việc áp lực dẫn đến môi trường công sở đầy cạnh tranh để bảo vệ chỗ đứng của mình.
  • Tính cạnh tranh: Cạnh tranh giữa các nhân viên, bộ phận tạo ra môi trường độc hại, khiến một số người cảm thấy cần phải sử dụng bạo hành tinh thần để giành lợi thế và bảo vệ vị trí của mình tại nơi làm việc.
  • Vấn đề tâm lý: Một số người có vấn đề cá nhân hoặc tâm lý dễ bị kích động dẫn đến hành vi bạo hành tinh thần người khác.
  • Thiếu kiến thức và nhận thức: Thiếu kiến thức và nhận thức về hậu quả của hành vi bạo hành tinh thần cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện hành vi này.
  • Thiếu hỗ trợ và tương tác: Môi trường làm việc thiếu sự hỗ trợ, tương tác có thể tạo ra sự cô lập và bất mãn. Điều này dẫn tới việc sử dụng hành vi này để đối phó với cảm giác không an toàn.
nguyên nhân bạo hành tinh thần nơi công sở
Áp lực công việc có thể dẫn đến bạo hành tinh thần tại nơi làm việc.

Bạo hành tinh thần nơi công sở biểu hiện ra sao?

Bạo hành tinh thần nơi công sở có thể biểu hiện thông qua các hành vi và tình huống khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của tình trạng này:

  • Lạm dụng quyền lực: Sử dụng vị thế để kiểm soát, đe dọa làm tổn thương nhân viên.
  • Phân biệt đối xử: Xử lý không công bằng giữa các nhân viên dựa trên giới tính, tuổi tác, sắc tộc,….
  • Cô lập đồng nghiệp: Ngăn chặn không cho tham gia các cuộc thảo luận, hoạt động chung.
  • Chê bai và sỉ nhục: Có thể làm tổn thương đồng nghiệp bằng những lời lẽ chê bai, sỉ nhục, xúc phạm.
  • Phân công không công bằng: Nhân viên có thể được phân công công việc không phù hợp với năng lực, kinh nghiệm hoặc nhận được phản hồi tiêu cực mà không rõ lý do.
  • Ngăn cản sự phát triển: Nhân viên có thể không được hỗ trợ để phát triển năng lực và thăng tiến.
  • Thông điệp tiêu cực: Nói chuyện, gửi email để truyền đạt các thông điệp tiêu cực, đe dọa, khinh bỉ.
  • Môi trường làm việc căng thẳng: Môi trường làm việc áp lực cao hoặc không linh hoạt có thể tạo điều kiện cho sự gia tăng bạo hành tinh thần.

Biểu hiện của bạo hành tinh thần nơi công sở thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như hiệu suất làm việc.

biểu hiện bạo hành tinh thần nơi công sở.
Cô lập đồng nghiệp là biểu hiện bạo hành tinh thần thường thấy tại công sở.

Hậu quả của vấn nạn bạo hành tinh thần nơi công sở

Việc bạo hành tinh thần nơi công sở không chỉ gây ra tổn thương cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất của tổ chức, doanh nghiệp và dẫn đến mất mát nhân tài.

  • Giảm hiệu suất làm việc: Nhân viên bị bạo hành tinh thần trở nên mất tập trung và khả năng làm việc thường ngày.
  • Mất tự tin, tự giác: Tình trạng này có thể làm mất đi lòng tự trọng và tự giác của nhân viên, khiến họ cảm thấy vô dụng và không tin vào năng lực của bản thân.
  • Mất động lực làm việc: Người bệnh không còn động lực để tiếp tục công việc, làm tăng nguy cơ nghỉ việc.
  • Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần: Những hành vi, lời nói xúc phạm làm ảnh hưởng nặng nề đối với tâm lý nạn nhân và có thể gây ra trầm cảm nhẹ.
  • Ảnh hưởng sức khỏe toàn diện: Sức khỏe thể chất của nạn nhân có thể bị ảnh hưởng với các chứng đau đầu, đau lưng và vấn đề tiêu hóa.

Xem thêm: Silent Treatment là gì? Làm sao để đối phó?

Cách đối phó với bạo hành tinh thần nơi công sở

Để ngăn chặn hậu quả của việc bạo hành tinh thần diễn ra tại công sở, cần có những biện pháp đối phó đến từ phía tổ chức, doanh nghiệp và chính đối tượng bị bạo hành.

1. Về phía tổ chức, doanh nghiệp

Bạo hành tinh thần nơi công sở là vấn đề đòi hỏi sự chú ý và hành động kịp thời từ phía tổ chức, doanh nghiệp để ngăn chặn và giải quyết nó.

đối phó bạo hành tinh thần nơi công sở
Doanh nghiệp cần chủ động quản lý, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh.
  • Tạo môi trường làm việc lành mạnh: Thiết lập quy tắc về đạo đức và quyền lợi của nhân viên. Khuyến khích sự hỗ trợ, hợp tác giữa các cá nhân, đoàn thể trong tổ chức.
  • Thúc đẩy văn hóa nội bộ tích cực: Thúc đẩy văn hóa nội bộ nơi công sở là cách duy trì môi trường làm việc tích cực, tạo cơ hội giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm giữa các bộ phận và nhân viên với nhau. Điều này đảm bảo một môi trường làm việc xứng đáng, giữ chân nhân viên, thúc đẩy sự thành công lâu dài và tránh được tình trạng bạo hành tinh thần.
  • Đào tạo nhân viên: Đào tạo đức tính cho nhân viên là phần quan trọng của việc xây dựng môi trường công sở tích cực, lành mạnh. Đồng thời cung cấp các khóa đào tạo định kỳ về phòng ngừa, ứng phó với tình huống bạo hành tinh thần nơi làm việc.

2. Về phía nhân viên

Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ và tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề bạo hành tinh thần tại môi trường làm việc.

ngăn chặn bạo hành tinh thần nơi công sở.
Khẳng định năng lực bản thân là cách đối phó bạo hành tinh thần nơi công sở.
  • Mạnh dạn lên tiếng: Nhân viên cần lên tiếng bày tỏ sự không hài lòng với tình trạng mà mình đang gặp phải thông qua trao đổi với quản lý, hệ thống phản hồi và góp ý của công ty. Điều này có thể bao gồm việc thảo luận và đề xuất các biện pháp cải thiện tổ chức. Việc lên tiếng không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực, an toàn cho tất cả nhân viên.
  • Khẳng định năng lực bản thân: Nắm vững quyền lợi của mình, tự tin vào khả năng và giá trị của bản thân. Cần biết rằng bạn xứng đáng với nơi làm việc tích cực và không nên chấp nhận bất kỳ hành vi bạo hành nào.
  • Cân nhắc tìm công việc mới: Nếu không có cách giải quyết hay cải thiện tình hình, hãy xem xét tìm kiếm môi trường làm việc mới hoặc thay đổi vị trí công việc để bảo vệ bản thân và sức khỏe tinh thần.
  • Chia sẻ với người thân: Chia sẻ với bạn bè, người thân những ảnh hưởng tiêu cực mà bạo hành tinh thần đã gây ra đối với sức khỏe như lo âu, căng thẳng, mất tự tin. Việc chia sẻ sẽ trở nên hiệu quả với những lời động viên, khích lệ giúp bạn vượt qua tình trạng này.
  • Trị liệu tâm lý: Người bị bạo hành tinh thần nơi công sở cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm căng thẳng. Quá trình này bắt đầu với đánh giá, xác định mức độ bạo hành mà người bệnh đang trải qua và dựa vào kết quả để đưa ra các phương pháp trị liệu phù hợp.
  • Hoạt động sáng tạo: Tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, viết lách giúp bạn thả lỏng tinh thần, giảm căng thẳng mà mình cảm thấy ở nơi làm việc.
  • Kỹ năng quản lý căng thẳng: Kỹ năng này giúp nạn nhân giữ được tinh thần lạc quan và điều khiển cảm xúc trong tình huống khó khăn. Nó bao gồm việc học cách thư giãn, hít thở sâu và tập trung vào giải pháp thay vì tình trạng căng thẳng.

Bạo hành tinh thần nơi công sở có thể gây ra những hậu quả tiêu cực gây tổn thương tinh thần cá nhân và ảnh hưởng đến sức khỏe tổ chức. Chúng ta có thể tạo ra môi trường làm việc tích cực, lành mạnh chỉ khi có sự cam kết và hành động mạnh mẽ loại bỏ tình trạng này từ mọi người.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *