Im lặng độc hại (Silent Treatment) là gì? Làm sao để đối phó?

Nếu một người sử dụng sự im lặng như một biện pháp để đe dọa, hành hạ tinh thần người khác thì đó được gọi là sự im lặng độc hại. Hành vi này ảnh hưởng tiêu cực với hầu hết các mối quan hệ. 

Im lặng độc hại (Silent Treatment) là gì?

Im lặng độc hại còn được gọi là Silent Treatment. Thuật ngữ này đề cập đến hành vi cố tình im lặng để từ chối giao tiếp, tương tác bằng lời nói. Người khởi xướng xem đối phương như người vô hình và mặc kệ cảm xúc của họ.

silent treatment là gì
Im lặng độc hại (Silent Treatment) là gì? Làm sao để đối phó?

Trong một mối quan hệ lành mạnh, đôi khi chúng ta cũng cần biết cách giữ im lặng. Giữ im lặng đúng cách giúp hạn chế tổn thương, đặc biệt là khi tức giận.

Khi mâu thuẫn và bất đồng quan điểm, cả hai nên cho nhau không gian riêng để bình tĩnh. Sau đó đôi bên sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, lại có người sử dụng sự im lặng như một cách trốn tránh, hoặc gastling đối phương. Im lặng độc hại cướp đi nhu cầu cơ bản nhất của con người là khả năng giao tiếp xã hội

Người nhút nhát chọn im lặng để tránh né các tình huống tranh cãi, mâu thuẫn. Ngược lại, người ái kỷ, thích thao túng xem im lặng là một cách trừng phạt đối phương.

Họ khiến cho đối phương cảm thấy ngột ngạt, bứt rứt, lo lắng. Vấn đề mâu thuẫn mãi sẽ không được giải quyết một cách hiệu quả, lành mạnh. Đây chính là “liều thuốc độc” giết chết tình cảm của đôi bên.

Cách nhận biết im lặng độc hại

Như đã chia sẻ, im lặng đúng cách và phù hợp mang đến nhiều lợi ích cho các mối quan hệ. Trong khi im lặng độc hại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, chúng ta cần phân biệt hai khái niệm này.

Im lặng tích cực là sự im lặng mang tính chất lành mạnh, tránh đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Đôi bên sau đó vẫn chấp nhận đối diện vấn đề, cùng nhau đưa ra giải pháp phù hợp.

Im lặng độc hại là hành vi thao túng tâm lý và kiểm soát cảm xúc, hành vi. Để nhận biết đúng đắn hơn, bạn cần nắm rõ những biểu hiện sau:

  • Sự im lặng là “vũ khí” kìm hãm đối phương, khiến đối phương trở nên thiếu tự tin
  • Liên tục sử dụng sự im lặng trong các cuộc tranh cãi. Đặc biệt là khi họ không đủ lý lẽ để biện minh, hoặc chính họ là người sai.
  • Cọc cằn, nóng giận, lạnh nhạt trong nhiều ngày, nhiều tuần liên tiếp.
  • Tránh né các cuộc gặp gỡ, trò chuyện, liên lạc bằng mọi hình thức.
  • Phủi bỏ trách nhiệm của bản thân
  • Từ chối các cuộc gặp gỡ nhằm mục đích giải quyết vấn đề.
biểu hiện của Im lặng độc hại
Nhiều người sử dụng im lặng như một loại vũ khí hành hạ tinh thần đối phương.
  • Không bao giờ là người lên tiếng trước. Chỉ nói chuyện lại khi đối phương chấp nhận thua cuộc
  • Tỏ vẻ mình là người cao thượng, nghĩ đối phương luôn kém cỏi hơn mình
  • Xem thường cảm xúc của đối phương
  • Cảm thấy vui sướng và hài lòng khi nhìn thấy người khác khổ sở, căng thẳng.

Khi chịu đựng sự im lặng độc hại quá lâu, nạn nhân sẽ có xu hướng khuất phục để giải tỏa sự căng thẳng của đôi bên. Điều này khiến người khởi xướng tự mãn hơn về hành vi tồi tệ của mình.

Nguyên nhân của hành vi im lặng độc hại

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Silent Treatment. Theo chia sẻ của các chuyên gia, Silent Treatment có khả năng liên quan đến những yếu tố sau:

1. Do sự khác biệt về thế giới quan

Sự khác biệt về thời gian quan khiến đôi bên không tìm được tiếng nói chung. Tình trạng này có thể dẫn đến sự im lặng độc hại như một cách tự bảo vệ quan điểm.

Mỗi chúng ta là mỗi cá thể riêng biệt với những suy nghĩ, cảm xúc riêng. Bạn khó có thể ép buộc người khác phải có những quan điểm như mong muốn của bản thân.

2. Không muốn chịu trách nhiệm trước lỗi lầm

Im lặng độc hại còn là hành vi trốn tránh trách nhiệm. Khi đôi bên xung đột, hoặc họ phạm lỗi sai, họ thường lựa chọn im lặng để lẩn trốn. Người im lặng độc hại không dám đối mặt và nhận lỗi.

3. Im lăng độc hại để gây áp lực cho đối phương

Silent Treatment có thể xuất phát từ mục đích muốn tạo áp lực, khiến đối phương khó chịu. Người khởi xướng muốn hạ thấp giá trị của đối phương trong mối quan hệ.

Họ dùng sự im lặng của mình để răn đe và trả đũa đối phương. Họ thích thú trong việc kiểm soát, và sẵn sàng làm tổn thương đối phương trong mọi trường hợp.

Trong mối quan hệ tình cảm, khi một người im lặng không rõ lý do, người còn lại sẽ luôn suy nghĩ về những hành vi, lời nói của bản thân. Họ tự chất vấn mình để tìm ra nguyên nhân khiến đối phương lạnh nhạt, thờ ơ.

Silent Treatment là gì
Silent Treatment có thể xuất phát từ mục đích muốn gây áp lực cho đối phương.

Điều này có thể gây nên những tổn thương tâm lý kéo dài khiến cho nhiều người cảm thấy mệt mỏi, có nhiều cảm xúc tiêu cực.

4. Muốn chấm dứt mối quan hệ

Đôi khi việc sử dụng im lặng độc hại là để kết thúc một mối quan hệ. Nhiều người thường không muốn giải thích và nói ra lời chia tay. Do đó, họ im lặng, tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt để đối phương chán nản, chủ động buông bỏ.

5. Im lặng độc hại để tránh tổn thương

Theo các nhà tâm lý học, lựa chọn im lặng đôi khi không xuất phát từ mục đích tiêu cực. Chính bản thân người sử dụng Silent Treatment cũng đáng là kẻ bị tổn thương.

Họ chọn sự im lặng để tránh đi những trận chiến không hồi kết, những lời nói gây sát thương. Bản thân họ đang cảm thấy bối rối, chưa thể tìm ra cách giải quyết tốt đẹp.

6. Do gặp vấn đề về giao tiếp

Trong thực tế, không phải ai cũng giỏi về giao tiếp, hoặc có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Họ khó có thể suy nghĩ và đưa ra lập luận đúng đắn khi xảy ra xung đột, tranh chấp.

Có thể, những người thường xuyên im lặng chính là người khó có thể kiểm soát cảm xúc, lời nói. Họ không biết cách để giao tiếp trong lúc căng thẳng, nóng giận.

Xem thêm: 9 Kỹ năng giao tiếp với người không cùng quan điểm

Im lặng độc hại có nguy hiểm không?

Silent Treatment là quả bom nổ chậm tàn phá các mối quan hệ. Hành vi này không chỉ tra tấn tinh thần người chịu đựng, mà đôi khi, kẻ im lặng độc hại cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

1. Đối với “nạn nhân”

Mặc dù Silent Treatment không gây tổn thương thể chất, nhưng lại gây ra ám ảnh to lớn về tinh thần. Nạn nhân bị dằn xé tâm lý, luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Họ dễ hình thành nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

Khi đối phương cứ mãi im lặng và tránh né, nạn nhân sẽ tự trách chính mình. Những dồn nén tâm lý khi không thể giải tỏa sẽ dần làm cho “nạn nhân” trở nên suy kiệt. Họ khó có thể tập trung vào những việc khác.

2. Đối với “thủ phạm”

Nhiều người cho rằng, “thủ phạm” của sự im lặng độc hại hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Thậm chí họ còn cảm thấy thoải mái, hài lòng và vui sướng về điều đó.

ảnh hưởng của im lặng độc hại
Silent Treatment gây nên ảnh hưởng cho cả “nạn nhân” và “thủ phạm”

Tuy nhiên trên thực tế, “chủ mưu” của sự im lặng độc hại cũng có thể là “nạn nhân”. Với những người thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, im lặng là cách để họ trốn tránh tạm thời.

Người im lặng độc hại lại bắt bản thân phải phớt lờ mâu thuẫn. Họ phải đấu tranh tâm lý dữ dội, và tự tạo ra nhiều nguồn năng lượng tiêu cực.

Đặc biệt là khi sự im lặng độc hại xuất hiện trong mối quan hệ yêu đương. Bản thân “thủ phạm” cũng sẽ cảm thấy bứt rứt vì họ luôn trốn tránh, không dám đối mặt.

3. Im lặng độc hại gây rạn nứt mối quan hệ

Silent Treatment có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi nó không xuất phát từ chủ đích tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không loại bỏ hành vi này, mối quan hệ tốt đẹp có thể tan vỡ.

Bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần có sự vun đắp, tương tác và giao tiếp song song từ cả hai phía. Một mối quan hệ khó có thể duy trì dài lâu nếu nó liên tục xuất hiện những khoảng lặng.

Im lặng độc hại khiến đôi bên ngày càng xa cách, khiến mâu thuẫn vợ chồng ngày càng nghiêm trọng. Hiểu lầm chồng chất khiến mối quan hệ rạn nứt, khiến cả hai rời bỏ nhau.

Làm sao để đối phó với im lặng độc hại?

Im lặng độc hại ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe thể chất, và cả những mối quan hệ xã hội. Do đó, ta cần phải biết cách đối phó, kiểm soát và thoát khỏi mối quan hệ tồi tệ. Dưới đây là một số gợi ý hiệu quả cho bạn:

1. Tìm hiểu về nguyên nhân

Silent Treatment có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế việc đầu tiên bạn cần làm đó là tìm ra nguyên nhân. Bạn cần phải phân định rõ ràng giữa sự im lặng vô ý và sự im lặng độc hại.

Sự im lặng bình thường diễn ra trong thời gian ngắn, và không mang tính chất dằn vặt đối phương. Ngược lại, im lặng độc hại kéo dài liên tục từ ngày này sang ngày khác, chủ yếu để đả kích, gây tổn thương tâm lý.

2. Trao đổi trực tiếp

Gặp gỡ và trao đổi thẳng thắn chính là giải pháp hữu hiệu nhất để chấm dứt sự im lặng độc hại. Hãy cố gắng tìm cách gặp gỡ hoặc liên hệ với đối phương qua các hình thức như nhắn tin, gọi điện,…

vượt qua im lặng độc hại
Khi cần thiết, bạn hãy mạnh mẽ chấm dứt mối quan hệ để thoát khỏi sự im lặng độc hại.

Bạn cần chia sẻ với họ về cảm giác mà bạn đang chịu đựng. Hãy tỏ thái độ thiện chí, muốn giải quyết vấn đề, muốn tháo gỡ khúc mắc của đôi bên.

3. Sẵn sàng kết thúc mối quan hệ

Bất cứ mối quan hệ nào cũng cần có sự tương tác và cố gắng từ cả hai phía. Do đó, nếu đối phương cứ mãi im lặng độc hại, không tôn trọng bạn thì bạn nên nghĩ đến việc kết thúc.

Bạn cần mạnh mẽ để chủ động cắt đứt mối quan hệ độc hại với họ. Hãy sẵn sàng cho họ biết rằng bạn không muốn chịu đựng hành vi tiêu cực mà họ đang thực hiện.

4. Tỏ ra không quan tâm

Nếu trong trường hợp bạn không phạm phải sai lầm gì với đối phương nhưng họ vẫn sử dụng sự im lặng độc hại dành cho bạn thì cách tốt nhất bạn nên phớt lờ đi.

Nếu bạn cứ mãi tỏ ra lo lắng, sợ hãi, tổn thương thì “kẻ bắt nạt” sẽ càng cảm thấy vui sướng. Họ sẽ càng gia tăng hành vi tồi tệ của mình. Thay vì hạ thấp bản thân, bạn hãy dành thời gian chăm sóc tốt cho mình.

Trên đây là một số thông tin cần thiết để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Silent Treatment. Nếu bạn đang phải đối diện với hành vi này thì cần nhanh chóng áp dụng biện pháp đối phó hiệu quả.

Mỗi người có thể sử dụng sự im lặng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì sự im lặng độc hại đều mang tính chất tiêu cực và cần được loại bỏ càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *