9 Cách giúp bạn chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

Tương tự như stress, suy nghĩ tiêu cực là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Suy nghĩ này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực.

chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực
Nên trang bị những bí quyết chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực để có thể vực dậy sau cú sốc tâm lý

9 Bí quyết chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

Suy nghĩ (nhận thức) là yếu tố chi phối cảm xúc và hành vi của mỗi người. Khi suy nghĩ tích cực, bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan và duy trì được những thói quen tốt. Ngược lại, suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi, đồng thời gia tăng những thói quen không lành mạnh như thức khuya, sử dụng bia rượu, chất gây nghiện,…

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải trải qua những điều không như ý. Với những trải nghiệm không tốt đẹp, việc chúng ta hình thành những suy nghĩ tiêu cực là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn biết cách điều chỉnh suy nghĩ và ổn định lại cảm xúc sau những biến cố.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Trên thực tế, bạn có thể chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực nếu trang bị cho mình những bí quyết sau đây:

1. Biết rằng suy nghĩ tiêu cực là một phần của cuộc sống

Giống như stress, suy nghĩ tiêu cực là một phần của cuộc sống. Vì vậy, việc bạn có những suy nghĩ theo chiều hướng bi quan là điều hoàn toàn dễ hiểu. Khi nhận ra bản chất, bạn có thể bình tĩnh đón nhận thay vì sợ hãi và lo lắng quá mức.

Suy nghĩ tiêu cực không phải lúc nào cũng gây ra những tác động tiêu cực. Các nhà khoa học nhận thấy, khi có những suy nghĩ tiêu cực, khả năng tập trung sẽ gia tăng và bạn có thể phát huy hoàn toàn khả năng của bản thân để chống lại những áp lực, khó khăn trong cuộc sống.

Khi có những suy nghĩ tiêu cực, não bộ có thể tăng trí nhớ ngắn hạn và hoạt động mạnh mẽ hơn. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn biết cách tận dụng thời điểm bản thân suy nghĩ tiêu cực để làm việc và học tập hiệu quả hơn. Hơn nữa, suy nghĩ tiêu cực cũng tạo ra một nguồn năng lượng dồi dào nhờ vào tình trạng tăng hormone cortisol.

Ngoài ra, những suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ giúp bạn nhìn nhận sự việc và bản thân theo góc nhìn đa chiều, từ đó giúp ngăn chặn sự tích cực độc hại. Tích cực độc hại được hiểu là những suy nghĩ lạc quan về việc bản thân có thể vượt qua mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, suy nghĩ tích cực quá mức sẽ khiến bạn bỏ qua cảm xúc thật và ngăn cản sự phát triển của bản thân.

Suy nghĩ tích cực và tiêu cực luôn tồn tại cùng nhau. Vì vậy, tiêu cực chưa hẳn là xấu và tích cực cũng không hẳn là tốt hoàn toàn. Điều duy nhất mà bạn nên làm là đón nhận cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và biết rằng đây là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Khi chấp nhận những điều tiêu cực, chúng sẽ tan biến và nhường chỗ cho những điều tích cực mới.

2. Độc thoại với bản thân

Độc thoại với bản thân là kỹ năng mà mọi người đều nên trang bị. Kỹ năng này được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1880 bởi nhà Tâm lý học Lev Semyonovich Vygotsky. Khi tự nói chuyện với chính mình, bạn có thể nhìn nhận rõ ràng về sự việc đang xảy ra và rèn luyện tư duy độc lập thay vì bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân.

Thực tế, độc thoại với bản thân không phải là hành động kỳ lạ như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thông qua việc trò chuyện với chính mình, bạn có thể hiểu hơn về bản thân cũng như cuộc sống. Khi nói ra những suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ nhận ra sự “tiêu cực” tốt hơn so với việc suy nghĩ. Bằng cách này, bạn có thể tự điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực thành tích cực và học cách cân bằng cảm xúc.

Ngoài lợi ích chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, độc thoại với bản thân sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung, ghi nhớ, điều chỉnh được cảm xúc và có thể tự trấn an chính mình khi đang ở trạng thái hoảng loạn, kích động. Vì vậy, đừng ngần ngại nói chuyện với chính mình khi cảm thấy tuyệt vọng và tiêu cực.

3. Chia sẻ suy nghĩ tiêu cực với người khác

Suy nghĩ tiêu cực có thể “ăn mòn” những cảm xúc tích cực và khiến bạn chìm đắm trong đau khổ, bi quan, tuyệt vọng. Để chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, hãy chia sẻ với ai đó về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân.

chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực
Chia sẻ với người đáng tin cậy sẽ giúp bạn chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

Là người ngoài cuộc, đối phương sẽ nhận thấy rõ hơn sự tiêu cực trong suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Từ đó giúp bạn nhìn nhận lại và có sự điều chỉnh về hành vi, cảm xúc. Ngoài ra, việc chia sẻ với người khác sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn thay vì giữ sự nặng nề ở trong lòng.

Sẻ chia cũng sẽ bạn cảm thấy bản thân không đơn độc và luôn có chỗ dựa tinh thần dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi nỗi buồn và suy nghĩ tiêu cực vơi đi, bạn sẽ cảm nhận bản thân có một nguồn năng lượng tích cực để đương đầu với khó khăn, thử thách.

4. Tìm ra nguồn gốc dẫn đến suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực thường sẽ xuất hiện sau những biến cố trong cuộc sống như thất nghiệp, kết quả học tập kém, mất người thân, đầu tư thua lỗ,.. Ngoài ra, sự tiêu cực trong suy nghĩ đôi khi cũng bắt nguồn từ những sang chấn tâm lý trong quá khứ, tính cách hay lo lắng, lối sống phóng túng. Trong một số trường hợp, suy nghĩ tiêu cực là do ảnh hưởng của những người xung quanh.

Khi tìm ra nguồn gốc của suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh suy nghĩ của mình. Trong khi đó, nếu không cố tìm ra nguồn gốc, suy nghĩ tiêu cực sẽ luôn đeo dám khiến bạn mệt mỏi và buồn phiền. Bạn không nhất thiết phải gạt bỏ suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực một cách gượng ép. Tuy nhiên, việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tự điều chỉnh suy nghĩ bằng cách suy ngẫm và hình thành thái độ sống lạc quan, tích cực hơn.

Trong trường hợp suy nghĩ tiêu cực là do một mối quan hệ độc hại, hãy chấm dứt mối quan hệ này càng sớm càng tốt. Sau khi kết thúc mối quan hệ, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác buồn bã và thất vọng. Tuy nhiên, đừng cố gượng ép bản thân phải tích cực. Hãy thành thật đối mặt với cảm xúc và suy nghĩ thật của chính mình. Sau một khoảng thời gian, bạn có thể tự điều chỉnh lại tâm lý.

5. Hình thành những thói quen tích cực

Suy nghĩ, hành vi và cảm xúc có mối liên hệ mật thiết. Vì vậy, bạn có thể chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực bằng cách xây dựng những thói quen tốt. Những thói quen lành mạnh như ngủ sớm, tập thể dục thường xuyên, dành thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, học nấu ăn, ngoại ngữ,… sẽ mang đến cho bạn niềm vui và cảm giác hạnh phúc.

Những cảm xúc này sẽ giúp chuyển đổi suy nghĩ tiêu nghĩ thành tích cực một cách hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải nỗ lực gượng ép bản thân. Theo các chuyên gia tâm lý, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực đều có đóng góp trong cuộc sống. Vì vậy, hãy thành thật với suy nghĩ của chính mình và chuyển đổi chúng một cách tự nhiên thay vì cố gắng né tránh bằng những suy nghĩ tích cực có phần gượng ép.

Thói quen tích cực cũng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Đồng thời có động lực để nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định, người có lối sống tích cực sẽ có khả năng chịu đựng stress tốt và tinh thần ổn định hơn so với người có lối sống phóng túng.

6. Tham gia các hoạt động thiện nguyện

Tham gia các hoạt động thiện nguyện sẽ giúp bạn chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực. Khi chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tham gia hiến máu, bảo vệ môi trường, bản thân sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và nuôi dưỡng lòng nhân ái. Những cảm xúc này sẽ giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực một cách hoàn toàn tự nhiên. Thay vào đó là lòng biết ơn đối với cuộc sống và những giá trị bản thân đang sở hữu.

chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực
Bạn có thể chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực bằng cách tham gia các hoạt động thiện nguyện

Năng lượng tích cực từ các hoạt động thiện nguyện còn giúp bạn vực dậy sau những cú sốc tinh thần tưởng chừng như không thể vượt qua. Những hoạt động này cũng giúp bạn xác định được mục tiêu sống thay vì dằn vặt mình trong mớ suy nghĩ tiêu cực và hỗn độn.

Ngoài ra, các hoạt động thiện nguyện còn giúp bạn gắn kết với mọi người, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp và xử lý tình huống. Những kỹ năng này thường không được giảng dạy mà chỉ được tích lũy thông qua trải nghiệm thực tế từ cuộc sống. Do đó, thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực, bạn nên chuyển hóa chúng thành động lực bằng cách tham gia các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.

7. Dành thời gian rảnh rỗi cho các sở thích cá nhân

Những người có suy nghĩ tiêu cực luôn dành thời gian để nghĩ ngợi về bản thân và những vấn đề trong cuộc sống với cách nhìn bi quan. Tuy nhiên, thói quen này sẽ càng khiến cho bạn suy nghĩ nhiều và phải đối mặt với căng thẳng hay nghiêm trọng hơn là trầm cảm.

Trong những khoảng thời gian rảnh rỗi, bạn nên thực hiện những hoạt động mà mình yêu thích như nấu nướng, tập yoga, chăm sóc cây cối, thú cưng, vẽ tranh, đọc sách,… Khi tập trung vào những hoạt động này, cảm xúc và hành vi của bạn sẽ không bị chi phối bởi suy nghĩ tiêu cực.

Hơn nữa, dành thời gian cho những sở thích cá nhân cũng mang lại cho bạn niềm vui và sự lạc quan. Những cảm xúc tích cực này sẽ dung hòa phần năng lượng tiêu cực trong cơ thể. Vì vậy, thay vì dành thời gian để nghĩ ngợi quá nhiều, hay đặt phiền muộn một bên và tận hưởng cuộc sống bắt đầu từ những sở thích cá nhân.

8. Đặt ra mục tiêu cụ thể

Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn bi kịch hóa những vấn đề bản thân đang phải đối mặt và đôi khi có xu hướng tự hạ thấp chính mình. Theo quan điểm của nhiều người, phản ứng này là không tốt và cần phải thay đổi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, tình trạng bi kịch hóa những vấn đề đang gặp phải đôi khi chính là nguồn cơn tạo ra động lực. Khi cho rằng cuộc sống của bản thân quá tồi tệ, bạn có thể đặt ra mục tiêu để phấn đấu.

Trong khi đó, những người luôn tích cực gần như hài lòng hoàn toàn với cuộc sống và không cố gắng để phát triển. Vì vậy nhìn một cách khách quan, suy nghĩ tiêu cực không hoàn toàn xấu.

Khi có những suy nghĩ tiêu cực, bạn nên hệ thống lại và đặt ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ như công việc quá khó khăn và áp lực, hãy cố gắng đặt ra mục tiêu phải nâng cao năng lực và thăng tiến. Suy nghĩ tiêu cực sẽ tạo ra động lực để bạn hoàn thiện hơn mỗi ngày và góp phần xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

9. Tìm đến chuyên gia tâm lý

Trên thực tế, một số người không thể gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trạng thái lo lắng, buồn bã và đau khổ kéo dài. Mặc dù suy nghĩ tiêu cực không hẳn là xấu nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài, bạn sẽ mất hoàn toàn động lực và không còn hứng thú với bất cứ điều gì.

Trong một số trường hợp, suy nghĩ tiêu cực có thể là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm. Hoặc cũng có thể là biểu hiện của hội chứng Burnout – trạng thái thể chất và tinh thần kiệt sức hoàn toàn do công việc.

chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực
Nếu không thể tự mình chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, con người hiện đại ngày càng phải đối mặt với áp lực và căng thẳng từ học tập, nghề nghiệp,… nên tỷ lệ gặp phải các vấn đề tâm lý cũng không ngừng gia tăng. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy bản thân chìm đắm trong suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài. Nếu không thể tự điều chỉnh và cân bằng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên gia tâm lý. Với sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực tâm lý trị liệu, bạn sẽ được các chuyên gia giúp đỡ và vượt qua những vướng mắc về tinh thần.

Thực tế, bạn có thể tìm gặp chuyên gia ngay cả khi không gặp phải bệnh tâm lý. Khi đối mặt với những vấn đề như mâu thuẫn khó hòa giải, khó khăn khi định hướng nghề nghiệp,… bạn vẫn có thể nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ giúp bạn đánh giá sự việc với góc nhìn đa chiều, từ đó có thể tìm ra giải pháp thỏa đáng nhất.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Để chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, bạn không nên gượng ép, né tránh cảm xúc và suy nghĩ thật của chính mình. Thay vào đó, hãy thành thật với bản thân và chuyển hóa suy nghĩ tiêu cực một cách tự nhiên nhất.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *