8 Cách kiềm chế cảm xúc hay giúp làm chủ chính mình

Cách kiềm chế cảm xúc để có thể làm chủ chính mình trong mọi tình huống là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà tất cả chúng ta đều nên học. Bởi tâm trạng nếu rơi vào trạng thái quá khích, mất bình tĩnh sẽ dẫn đến rất nhiều lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực và kèm theo rất nhiều hệ lụy không mon muốn khác cũng có thể xuất hiện, đặc biệt là khi nóng giận.

Cách kiềm chế cảm xúc
Học cách kiềm chế cảm xúc sẽ giúp bạn tránh xa khỏi những xung đột không đáng có

8 Cách kiềm chế cảm xúc để giúp làm chủ chính mình

Trong cuộc sống hằng ngày, không thể tránh khỏi những thời điểm chúng ta cảm thấy nóng giận, khó chịu, bực bội, hoặc vui vẻ một cách quá khích. Đây chính thời điểm chúng ta rất dễ bộc phát các hành vi, lời nói không phù hợp khiến tình huống chuyển biến đột ngột theo một cách mà không ai mong muốn. Điều này xuất phát từ chính việc chúng ta không biết cách kiềm chế cảm xúc.

Chẳng hạn khi đang tranh cãi vấn đề gì đó, nếu không giữ được bình tĩnh chúng ta dễ buông những lời sỉ nhục, hạ thấp danh dự người khác khiến người đó đau khổ. Ngay cả khi vui vẻ, đôi lúc cũng vì quá vui mà chúng ta có những lời nói thiếu suy nghĩ, bộc phát khiến không khí nhanh chóng chùng xuống.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Những vụ xô xát, cầm dao rượt đuổi cũng xuất phát từ những mâu thuẫn nho nhỏ nhưng không ai biết cách chủ cảm xúc, không ai nhường ai. Vậy có cách nào để kiềm chế cảm xúc và làm chủ được chính mình trong mọi tình huống?

Hít thở thật sâu

Khi tinh thần đang ở trạng thái mất bình tĩnh, nhịp thở gấp, tim đập nhanh, chúng ta thường khó có thể đưa ra một quyết định, một lời nối chuẩn mực. Chẳng hạn khi đang tức giận thì dường chúng ta thường suy nghĩ cực kỳ nhanh, các hành vi tấn công đôi lúc cũng xảy ra theo hướng vô thức vì không thể kiểm soát được bản thân, tất cả cứ diễn ra theo một dây chuyền đã thiết lập sẵn.

Một trong những cách kiềm chế cảm xúc đơn giản nhất mà bạn nên thực hiện mỗi khi cảm thấy tinh thần đang mất bình tĩnh chính là hít thở sâu. Theo phó giáo sư Patricia Gerber đang làm việc tại Trường Y New York, bằng cách thay đổi nhịp thở chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi trạng thái cảm xúc và cách suy nghĩ cũng như tương tác với mọi người.

Theo các chuyên gia, khi hít thở sâu thì sẽ không làm kích thích các nơron liên lạc với vùng não tỉnh thức nên chúng ta có thể giữ được bình tĩnh. Mặt khác hít thở sâu cũng đưa nhiều oxy hơn đến tế bào cơ tim hơn nên cũng nhanh chóng đưa nhịp tim trở lại ổn định hơn. Khi bình lấy lại được sự ổn định về cảm xúc thì những lời nói, hành vi của chúng ta cũng đạt chuẩn mực hơn.

Kiểm soát hơi thở thực sự là một công cụ “quyền năng” được ứng dụng trong thực hành tâm lý. Cách kiềm chế cảm xúc thực hành rất đơn giản, bạn tập hít thở sâu, sao cho hơi thở đi vào từ lỗ mũi chứ không phải miệng, sau đó thở ra từ từ. Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về khía cạnh này thì có thể thông qua yoga, thiền là hai bộ môn giảng dạy và thực hành rất chính xác về liệu pháp hơi thở.

Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và hành động

Tất nhiên chúng ta thường không thể thực hiện được điều này nếu đang ở trong trạng thái mất bình tĩnh. Tuy nhiên khi đã thực hành thuần thục được cách kiềm chế cảm xúc bằng liệu pháp hít thở, trạng thái tinh thần dần về mức cân bằng, từ đó dần có thể kiểm soát được suy nghĩ, hành vi, lời nói theo cách mà chúng ta mong muốn hơn.

Cách kiềm chế cảm xúc
Luôn suy nghĩ và đảm bảo bản thân có thể chịu trách nhiệm với lời nói, hành vi của bản thân

Vậy chúng ta cần suy nghĩ điều gì? Đó chính là trách nhiệm. Liệu khi bạn đánh người này, làm người kia tổn thương bằng lời nói “như dao găm” của mình thì có chịu trách nhiệm được không? Nếu kẻ đó quá đáng ghét, đánh kẻ đó có thể làm bạn “xả cục tức” ở hiện tại, nhưng nếu gây thương tích nặng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, và gia đình mình sẽ thế nào?

Bản thân chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mọi hành vi của mình chứ không phải đổ lỗi cho một ai khác. Không thể vì thấy anh A nói chị B mũm mĩm và được chị B cười mà bạn cũng có thể hùa theo rằng chị B “mũm mĩm như bé heo” được. Không thể đứng trước quan tòa mà nói rằng vì anh ta gây sự trước nên tôi phải đâm anh ta mới hả giận. Dù với bất cứ lý do nào thì bạn cũng phải là người chịu trách nhiệm khi đã gây ra sự cố.

Cách kiềm chế cảm xúc thông qua việc suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động, cân nhắc mọi lời nói, hành vi, luôn tự dự đoán mọi tình huống “nếu” là một chiến lược quan trọng trong cuộc sống nếu muốn làm chủ chính mình. Tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ giữa việc suy nghĩ lo âu quá nhiều với việc suy nghĩ các chiến lược để kiểm soát cảm xúc.

Cách kiềm chế cảm xúc – hãy ngừng ngay nếu có tranh cãi

Như đã nói phía trên, trong lúc tinh thần đang bị kích thích bởi những tranh cãi, chúng ta thường không giữ được bình tĩnh nên có thể buông ra những lời nói thiếu chuẩn mực, những hành vi bốc đồng. Do đó khi đã cảm thấy cuộc tranh cãi đang ở mức độ cao trào, không có cách nào kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ, lời nói của mình nữa thì nên dừng lại ngay.

Cách kiềm chế cảm xúc
Không nên để tranh cãi xảy ra lên tới đỉnh điểm mà hãy để mọi người cùng bình tĩnh giải quyết

Cần hiểu rằng, tranh cãi khác với tranh luận để tìm ra một hướng giải quyết vấn đề nào đó. Mặt khác dừng lại cũng không có nghĩa là thua cuộc, mặt khác dừng lại đúng lúc còn là biểu hiện của một người thông minh.  Khi cả hai bên đều đã bĩnh tĩnh hơn thì tự khắc cả hai sẽ biết ai là người đúng – sai và đưa ra được những cách giải quyết phù hợp hơn.

Một kỹ năng khi tranh luận mà bạn cần lưu tâm chính cần lắng nghe đối phương, tôn trọng ý kiến của người khác và cũng cần thừa nhận sai lầm của mình. Khi bạn biết nhận sai, biết cách kiềm chế cảm xúc cũng có nghĩa là bạn đang dần hoàn thiện bản thân hơn. Mặt khác biết sai và nhận lỗi cũng khiến người khác nể phục bạn hơn thay vì cứ cố gắng cãi thắng hay dấu diếm sai lầm của bản thân.

Loại bỏ thù hận, tiêu cực ra khỏi tâm trí

Nếu cứ mang tâm tưởng về những cảm xúc xấu xí sẽ chỉ khiến tâm trí của bạn thêm nặng nề, mệt mỏi, dễ mất bình tĩnh hơn, đặc biệt khi đối diện với các khó khăn. Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn nhìn đâu cũng là điều u ám, tác động trực tiếp đến mọi hành vi, cảm xúc hơn nữ còn làm mất đi năng lượng và thời gian của bản thân vì suy nghĩ về những điều không đáng.

Mỗi người chúng ta không chỉ cần học cách kiềm chế cảm xúc mà còn cần học cách chắt lọc, loại bỏ những điều thù hận, tiêu cực không đáng có trong cuộc sống. Khi trong tâm trí chỉ toàn những hình ảnh đẹp, những kỷ niệm vui vẻ hạnh phúc thì tự khắc bạn sẽ thấy mỗi ngày trôi qua đều là những điều tươi vui và rực rỡ hơn.

Hồi phục năng lượng cho tâm trí

Đôi khi chúng ta thường dễ trở nên tiêu cực, dễ kích động, cáu gắt hơn chính là do tâm trí đang trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, cảm giác như cả thế giới đang chống lại mình nên cảm giác cực kỳ bức bối, khó chịu. Có rất nhiều thứ khiến chúng ta dễ cảm thấy tinh thần tụt giảm năng lượng như làm việc quá sức, thiếu ngủ, ăn uống không đủ chất….

Hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian để nạp lại năng lượng đã mất, phục hồi cả thể thể chất lẫn tinh thần. Khi thể chất khỏe mạnh thì tinh thần cũng phấn chấn theo, nhìn nhận các vấn đề bằng con mắt lạc quan tích cực hơn. Điều này là cực kỳ hiển nhiên bởi thể chất và tinh thần có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi sức khỏe không tốt thì tâm trí không thể khỏe mạnh được.

Bởi thế cách kiềm chế cảm xúc và làm chủ được chính mình theo định hướng phát triển lâu dài hơn chính là phải biết cách chăm sóc cho sức khỏe của chính mình. Ngủ đủ giấc, đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện cùng bạn bè hay nói chung là làm tất cả những gì bạn cảm thấy được thư giãn để nạp lại năng lượng cho bản thân mỗi ngày, thanh lọc sớm những cảm xúc tiêu cực không đáng có.

Áp dụng liệu pháp nắm ngón tay của người Nhật

Người Nhật Bản có một cách kiềm chế cảm xúc cực kỳ hiệu quả chính là nắm ngón tay. Theo các chuyên gia, cảm xúc và cảm giác giống như một loại sóng năng lượng có kết nối với các ngón tay để dẫn truyền năng lượng di chuyển khắp cơ thể và tâm trí. Theo đó mỗi ngón tay sẽ liên quan đến một cảm xúc khác nhau, khi chúng ta nắm chặt ngón tay đó kết hợp với việc hít thở sâu có thể giải phóng được các năng lượng này.

Cách kiềm chế cảm xúc
Liệu pháp ngón tay được rất nhiều người Nhật Bản áp dụng để kiểm soát cảm xúc

Cụ thể, các năng lượng mà mỗi ngón tay mang nhiệm vụ dẫn truyền như sau

  • Ngón tay cái – lo lắng
  • Ngón trỏ – sợ hãi
  • Ngón tay giữa – giận dữ
  • Ngón tay áp út – buồn bã
  • Ngón tay út – căng thẳng

Khi nắm các ngón tay này bạn cần kết hợp với việc hít thở sâu, để tâm trí trở về trạng thái cân bằng rồi từ từ thổ ra nhẹ nhàng. Giữ chặt ngón tay trong 2- 5 phút, sau đó làm tương tự với bên còn lại sẽ nhanh chóng đưa tâm trí bạn thoải mái, nhẹ nhàng hơn, giải phóng những năng lượng tiêu cực.

Cách kiềm chế cảm xúc – học cách giải tỏa cảm xúc

Tất nhiên có rất nhiều thời điểm bạn cảm thấy cực kỳ bức bối, dù đã cố gắng hít thở sâu, cố gắng nghĩ về những điều tốt đẹp hơn nhưng vẫn vô cùng khó chịu. Cảm xúc này càng ngày lớn dần lên, kiểm soát được cả suy nghĩ và hành vi của bản thân và điều khiển nó theo một hướng tiêu cực dù rõ ràng bạn không mong muốn nó sẽ diễn ra theo cách đó.

Học cách kiềm chế cảm xúc thông qua việc giải tỏa cảm xúc sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích cho hệ thống sức khỏe tinh thần. Một số cách đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng như

  • Đừng ngồi hay nằm một chỗ và than vãn mà hãy đứng dậy đi lại làm gì đó, hoặc tốt hơn là đi dạo ở những nơi có nhiều cây cối xanh mát sẽ giải tỏa những điều muộn phiền cực kỳ hiệu quả
  • Tập thể dục hoặc vận động một chút cũng đem đến hiệu quả tuyệt vời để giải phóng những năng lượng tiêu cực. Một số người có xu hướng đập phá, muốn ném hay xé một thứ gì đó mỗi khi cảm thấy khó chịu, tức giận. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể vận dụng năng lượng tiêu cực này để tập thể dục, chơi đấm bốc hay làm một điều gì đó cần nhiều sức lực chẳng hạn.
  • Khiến bản thân bận rộn để quên đi những điều tiêu cực, khó chịu. Chẳng hạn như nấu ăn, đạp xe, đi chợ… Tất nhiên kết quả các công việc đó đôi lúc có thể không tốt nhưng khi hoàn thành xong thì những cảm xúc tiêu cực của bạn cũng vơi bớt rất nhiều đó
  • Đôi lúc, khóc cũng là một cách để bạn thể hiện sự tức giận, không vui của mình. Khóc xong cũng có thể khiến bạn thoải mái hơn, giải tỏa hết mọi mệt mỏi, oan ức. Tuy nhiên quan trọng là sau khi khóc xong, bạn cần đứng dậy để giải quyết vấn đề chứ không thể khóc lóc, u sầu mãi được.
  • Chia sẻ với một ai đó mà bạn cảm thấy tin tưởng, có thể cho bạn lời khuyên đúng đắn

Viết nhật ký hằng ngày

Thực tế thì hiện nay không còn quá nhiều người giữ lại cho mình thói quen viết nhật ký, tuy nhiên đây thực tế cũng là một cách kiềm chế cảm xúc. làm chủ được bản thân cực kỳ hiệu quả. Viết nhật ký không chỉ giúp bạn giải tỏa được những bức bối trong tâm trí không nói được cùng ai mà thông qua đó bạn còn có thể hiểu được cảm xúc của bản thân mình.

Một điều quan trọng hơn chính là bạn nên thực sự trung thực với cảm xúc, với suy nghĩ của bản thân ngay thời điểm đó. Để một lúc nào đó khi đọc lại, bạn có thể thực sự nhìn nhận ra rằng mình đã sai sót như thế nào, cần làm gì để thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn. Đừng biến trang nhật ký trở thành một phiên bản cuộc sống mà bản thân mong muốn, như thế thì chẳng thể nào bạn thay đổi được chính mình theo hướng tốt nhất.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Nói chung có rất nhiều cách kiềm chế cảm xúc, đặc biệt trong các thời điểm tâm trí đang bị kích thích, không còn ở trạng thái cân bằng. Tất nhiên để hiểu được bản thân, làm chủ được cả suy nghĩ và hành vi trong các tình huống bốc đồng không hề dễ dàng nhưng nếu bạn thực sự có thể thay đổi thì sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là tránh xa được các xung đột không mong muốn khác.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *