Suy nghĩ tiêu cực: Nguyên nhân, biểu hiện và cách ngăn chặn

Áp lực và khó khăn trong cuộc sống khiến chúng ta suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan. Nếu không biết cách kiểm soát và ngăn chặn, những suy nghĩ tiêu cực sẽ đảo lộn đời sống hàng ngày của bạn.

Suy nghĩ tiêu cực là gì?

Trong tiếng anh, suy nghĩ tiêu cực được gọi là “negative thoughts”. Hiểu đơn giản thì đây là những suy nghĩ tạo cho chúng ta cảm giác bất an, lo lắng, bồn chồn, mệt mỏi, sợ hãi, căng thẳng,…

suy nghĩ tiêu cực là gì
Suy nghĩ tiêu cực khiến cho con người dần rơi vào sự tuyệt vọng, bế tắc.

Não bộ là cơ quan sản sinh ra cả suy nghĩ tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, nó lại có phản ứng nhanh hơn so đối với những điều tiêu cực.

Chính vì thế khi lo lắng, buồn phiền, sự tiêu cực sẽ nhanh chóng xâm chiếm tâm trí. Chúng tác động mạnh mẽ đến cơ thể, và khiến chúng ta có những hành vi, cảm xúc tồi tệ.

Các suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ bắt đầu phát triển và lớn dần theo thời gian. Lúc này nó có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.

Sự tiêu cực sẽ khiến bạn có xu hướng trở nên đề phòng, lo sợ nhiều hơn. Thậm chí còn có nhiều trường hợp làm giảm sút tinh thần, mất dần ý chí, và không còn năng lượng.

Mức độ tiêu cực sẽ khác nhau so với mỗi người. Mức độ nhẹ hay nặng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cảm xúc, ý chí, tính cách và các yếu tố tác động khác.

Người có tính cách năng động, kiên cường sẽ dễ dàng đẩy lùi những suy nghĩ bi quan. Người có tính cách yếu đuối, ngại khó khăn, nhút nhát rất dễ bị lún sâu vào sự tiêu cực.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực. Tùy thuộc vào mỗi người mà các nguyên nhân cũng sẽ khác nhau.

vì sao chúng ta suy nghĩ tiêu cực
Các suy nghĩ tiêu cực có thể xuất phát từ sự tác động của môi trường, con người bên ngoài.

Dưới đây là một vài lý do phổ biến gây ra suy nghĩ tiêu cực ở mọi người:

1. Do các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ

Nhiều người vẫn luôn hoài niệm về những điều đã qua. Họ luôn ghi nhớ và dằn vặt về những sự thất bại, những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ hiện tại.

Thất bại trong quá khứ khiến họ cảm thấy e ngại. Họ luôn có rằng bản thân không thể nào đạt được thành công. Do đó, họ luôn tự nhấn chìm mình vào những điều bi quan, tiêu cực.

2. Do ảnh hưởng của các sự kiện ngoài ý muốn

Mọi sự việc trong cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ. Khi dự định hoặc sự kiện xảy ra không giống với kỳ vọng, chúng ta rất dễ hình thành những suy nghĩ bi quan.

Nhiều người còn dễ dàng cảm thấy thất vọng, mất niềm tin, nhất là giới trẻ hiện nay. Ví dụ như, khi bị trượt đại học, nhiều học sinh bắt đầu tự khiển trách bản thân. Họ suy sụp tinh thần, thậm chí bỏ cuộc, buông thả.

3. Ảnh hưởng từ những người xung quanh

Đôi khi những suy nghĩ tiêu cực xuất phát từ những người bên cạnh. Nếu cha mẹ hoặc người thân gây áp lực học tập, đặt kỳ vọng quá lớn lên con cái sẽ khiến con ngột ngạt.

Khi không đạt được mục tiêu, trẻ sẽ rơi vào trạng thái bi quan, thất vọng. Dần dần, trẻ hình thành những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Trẻ không thể thoát ra khỏi những cảm xúc bi quan này.

Ngoài ra, tiếp xúc và trò chuyện với những người có suy nghĩ tiêu cực cũng khiến ta ảnh hưởng. Đó là do nội dung các cuộc trò chuyện đều xoay quanh những vấn đề tiêu cực, mệt mỏi.

suy nghĩ tiêu cực là gì
Gia đình không êm ấm có thể khiến trẻ có nhiều suy nghĩ tiêu cực

Chính vì thế, lâu dần bạn cũng sẽ bị tác động và hình thành những suy nghĩ tương tự. Về lâu dài, những ảnh hưởng càng nghiêm trọng, và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.

4. Tính di truyền

Suy nghĩ tiêu cực cũng có thể tồn tại qua yếu tố di truyền. Theo nhiều nghiên cứu, tình cảm và cảm xúc của con người có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Nếu cha mẹ luôn thể hiện sự tiêu cực về cuộc sống, luôn cảm thấy bế tắc và thể hiện sự bất lực về những khó khăn thì con cái cũng thể hiện phần tính cách tương tự.

5. Do lối sống không lành mạnh

Sự thiếu tích cực của một người có thể xuất phát từ lối sống không lành mạnh, buông thả của họ. Lối sống và chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và tinh thần.

6. Ảnh hưởng từ các bệnh tâm lý, tâm thần

Suy nghĩ tiêu cực kéo dài dai dẳng không dứt có thể là biểu hiện cảnh báo về một số vấn đề tâm lý, tâm thần. Ví dụ như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress, rối loạn nhân cách, hoang tưởng,…

Đây đều là các bệnh lý đặc trưng bởi sự bất ổn về tâm lý, cảm xúc, hành vi, dễ khiến người bệnh có suy nghĩ bi quan. Suy nghĩ bi quan kéo dài có thể dẫn đế tự làm hại bản thân và tự sát.

Biểu hiện của người có suy nghĩ tiêu cực

Tiêu cực có thể biểu hiện qua rất nhiều các hình thức khác nhau. Nó có thể là lời nói, cử chỉ, hành động hoặc thậm chí là sự im lặng đến đáng sợ. Các biểu hiện bao gồm:

biểu hiện của suy nghĩ tiêu cực
Người tiêu cực luôn cảm thấy lo lắng, bất ân, nhìn nhận cuộc sống với chiều hướng bi quan.
  • Họ thường xuyên lo lắng, bất an, căng thẳng
  • Người bệnh đứng ngồi không yên và không tin tưởng vào bất kì ai.
  • Liên tục đề cập đến những vấn đề bi quan, tiêu cực
  • Luôn đánh giá sự việc theo chiều hướng bế tắc, tuyệt vọng.
  • Cảm thấy mù mịt, và không có hướng đi cụ thể cho tương lai.
  • Thường xuyên kể lể, than phiền về cuộc sống của bản thân
  • Nghĩ bản thân là người vô dụng, dê bỏ
  • Họ luôn ở trong trạng thái thiếu năng lượng, khí sắc kém, buồn bã, ủ rũ, sợ hãi,…
  • Người tiêu cực ít khi vui vẻ, nhạy cảm và dễ cáu gắt.
  • Họ có xu hướng sống tách biệt, tự cô lập bản thân.
  • Luôn tự ti về bản thân, thiếu trách nhiệm và có thói quen đổ lỗi.

Xem thêm: 9 Cách giúp bạn chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

Suy nghĩ tiêu cực tác động đến chúng ta như thế nào?

Trong thực tế thì cuộc sống luôn tiềm ẩn những rủi ro và thách thức. Suy nghĩ tiêu cực có thể là dấu hiệu cảnh báo giúp bạn đề phòng mọi sự nguy hiểm.

Không phải lúc nào những suy nghĩ này cũng mang tính chất xấu. Nếu bạn biết cách kiểm soát và vượt qua thì nó hoàn toàn có thể trở thành động lực cho bạn.

Tuy nhiên, khi bạn suy nghĩ và lo lắng quá nhiều, sự sợ hãi có thể khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Bạn sẽ mất đi sự tự tin và sáng suốt nên dễ dẫn đến thất bại.

suy nghĩ tiêu cực
Mất kiểm soát cảm xúc khiến sự tiêu cực phát triển nhanh chóng hơn. 

Trong một nghiên cứu nhận thấy rằng, khi não bộ đối diện với những suy nghĩ tiêu cực, não dễ bị tổn thương và suy giảm khả năng xử lý thông tin của con người.

Nếu tình trạng kéo dài, cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến hiện tượng stress mãn tính, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của mỗi chúng ta.

Làm sao để đánh bay các suy nghĩ tiêu cực?

Bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Đây là cách thay đổi và đánh bay sự tiêu cực, giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp và vui vẻ hơn.

Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, cải thiên suy nghĩ bi quan, tiêu cực:

  • Hít thở sâu và thư giãn: Bắt đầu hít thở thật sâu và thư giãn đầu óc nhẹ nhàng sẽ giúp bạn điều chỉnh tốt cảm xúc của bản thân.
  • Hướng đến những điều tích cực: Cách tốt nhất để hạn chế và xua tan những điều tiêu cực là hãy nhìn nhận và đánh giá mọi việc theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
  • Thiền định: Đây là một trong các cách thư giãn hiệu quả về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Khi thiền, toàn bộ cơ thể sẽ được thả lỏng một cách tự nhiên. Đầu óc bạn cũng trở nên nhẹ nhàng và minh mẫn hơn. Các suy nghĩ tiêu cực cũng dần được loại bỏ khỏi tâm trí.
  • Tâm sự và giải bày: Nếu không bị nhấn chìm trong suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy chia sẻ với những người xung quanh. Nếu không, bạn có thể chọn cách viết chúng ra giấy.
  • Nghe nhạc: Âm nhạc cũng có thể là một công cụ tốt giúp bạn đánh bay những suy nghĩ bi quan. Hãy chọn những bài hát vui tươi, truyền năng lượng để đánh thức sự tích cực.
  • Tránh xa rượu bia: Cách này có thể giúp bạn hạn chế sự gia tăng của những điều tồi tệ, bi quan. Lúc này hãy cố gắng tránh xa khỏi rượu bia, thuốc lá hoặc bất kì chất kích thích nào.
  • Ăn uống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng góp phần quan trọng đối với cảm xúc và tinh thần của con người. Để cảm thấy tốt hơn, bạn hãy bổ sung nhiều rau củ, trái cây, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn.
  • Đảm bảo giấc ngủ ngon đủ: Cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và rèn luyện việc ngủ – thức cùng một khung giờ. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của con người. Khi có được một giấc ngủ trọn vẹn, tinh thần của bạn cũng sẽ trở nên phấn chấn và tích cực hơn.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Suy nghĩ tiêu cực nếu không được khắc phục sớm sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với đời sống và cả sức khỏe của con người. Hi vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc cũng sẽ nắm được những nguyên nhân cũng như các để khắc phục, đánh bại cảm xúc tiêu cực của mình.

Tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *