Tự nói chuyện một mình là bình thường hay bệnh lý đáng lo?

Tự nói chuyện một mình có phải một trạng thái bình thường hay bệnh lý đáng lo là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Thực tế đây có thể là biểu hiện của những người luôn có cảm giác cô đơn, không biết chia sẻ cùng ai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề tâm lý, bệnh tâm thần nguy hiểm khác cần sớm được điều trị nên tuyệt đối không được chủ quan.

Tự nói chuyện một mình
Thường xuyên tự nói chuyện một mình khiến nhiều người lo lắng không biết mình có đang bình thường hay không?

Tự nói chuyện một mình là bình thường hay bệnh lý đáng lo?

Bạn có bao giờ ở phòng và tự hát, tự trò chuyện, tự thử đồ, soi gương rồi khen mình thật xinh đẹp? Thực tế thì đây là một trạng thái khá bình thường ở nhiều người, đặc biệt là người ở một mình. Thậm chí theo một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Paloma Mari-Beffa tại BangKok, việc nói chuyện một mình thể hiện việc tự ý thức về bản thân, thậm chí còn là biểu hiện của những người thông minh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rất nhiều bệnh nhân tâm lý  – tâm thần nguy hiểm cũng có triệu chứng thường xuyên tự lẩm bẩm, nói chuyện một mình. Các đối tượng này có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu nếu không nhanh chóng có hướng điều trị và thăm khám phù hợp. Vậy làm sao để nhận biết việc tự nói chuyện một mình là bình thường hay bất thường?

Tự nói chuyện một mình là bình thường

Theo các chuyên gia, hầu như ai cũng từng tự nói chuyện một mình. Tự khen mình đẹp trong gương, tự nghĩ tự bật cười, tự an ủi bản thân khi gặp những tình huống khó khăn cũng chính là tự nói chuyện một mình. Thực tế đây chính là biểu hiện của ở những người cảm thấy cô đơn, không có ai chia sẻ hay trò chuyện cùng.

Trạng thái này có thể nhìn thấy rõ ở một nhóm đối tượng chính là trẻ em, những bé là con một. Do cho mẹ quá bận rộn, vừa trông con vừa làm việc hay nấu nướng nên thường để chúng tự chơi một mình.  Do đó các con thường có xu hướng tự chơi, tự tưởng tượng và đóng vai các nhân vật và tự nói chuyện một mình. Thậm chí nếu có búp bê hay gấu bông, các con còn tự tạo ra tình huống, đóng vai hai bên nhân vật và tự tranh luận với nhau.

tưởng tượng và nói chuyện một mình
Trẻ em là đối tượng cực kỳ hay nói chuyện một mình nhưng vẫn hoàn toàn có tâm trí bình thường

Có thể thấy rõ, trong tình huống này việc tự nói chuyện là hoàn toàn bình thường. Việc nói chuyện với bản thân khiến chúng ta cảm thấy an toàn hơn, bớt trống trải hơn, có không khí hơn. Đặc biệt, một số chuyên gia còn chỉ ra, việc tự nói chuyện, tự đóng vai, tự tranh luận với bản thân còn kích thích sự sáng tạo thể hiện trí thông minh ở rất nhiều người.

Hay một số thống kê cũng chỉ ra, những vận động viên chính là nhóm đối tượng thường tự nói chuyện một mình. Các câu nói họ thường hay nói chính là “cố lên”, “mình sẽ làm được và điều này hoàn toàn có thể khích lên tinh thần, xoa dịu cảm giác lo âu, căng thẳng giúp họ tự tin hơn vào bản thân. Những người đứng trước các hoàn cảnh gây căng thẳng như chuẩn bị phỏng vấn, chuẩn bị thuyết trình cũng rất hay tự nhủ với bản thân như vậy.

Hầu hết đứng trước mọi sự việc chúng ta đều có xu hướng độc thoại nội tâm với những suy nghĩ, đấu tranh trong đầu, chỉ là cách chúng ta thể hiện những dòng suy nghĩ đó như thế nào, có bật thành tiếng hay không. Nói chung, nếu tinh thần một người, trạng thái tự nói chuyện chỉ xuất hiện trong một vài hoàn cảnh, chẳng hạn chỉ khi họ cảm thấy căng thẳng hay khi họ đang ở một mình thì không có gì đáng lo ngại.

Tự nói chuyện một mình là bất thường

Nếu bản thân bạn hay thấy những người xung quanh có xu hướng tự lẩm bẩm với chính mình quá nhiều, thậm chí ngay nơi đông người thì rất có thể đây là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý – tâm thần cực kỳ nguy hiểm. Theo các chuyên gia, thường xuyên tự lẩm bẩm một mình thể hiện cho tình trạng tâm trí đã mất kiểm soát, tiêu cực và có thể kèm theo các hành động mất chủ đích cho cảm thấy như đang có lời nói, một người khác trong cơ thể sai khiến họ vậy.

Cụ thể, tự nói chuyện một mình có thể liên quan đến các vấn đề sau

Trầm cảm

Người bị trầm cảm thường có tinh thần cực kỳ tiêu cực, khí sắc giảm, không có sức sống, luôn trong trạng thái mệt mỏi và có xu hướng tách biệt, không muốn trò chuyện với ai. Họ có thể nhốt mình trong nhà suốt cả ngày, tránh mọi cuộc gặp gỡ hay thậm chí nhắn tin cũng không trả lời. Tuy nhiên tâm trí người trầm cảm cũng cảm thấy cực kỳ bức bối, khó chịu nên có thể tự nói chuyện một mình để giải tỏa.

Tự nói chuyện một mình trong đầu
Người trầm cảm thường có tâm lý cực kỳ tiêu cực, bí bách, khí sắc sụt giảm, toàn thân như không còn năng lượng

Họ thường dành thời gian hồi tưởng về quá khứ hoặc tưởng tượng về tương lai đầy đen tối. Những lời tự nói với mình lúc này cũng thường có tinh chất tiêu cực, chán nản, than thân trách phận, thậm chí có thể tự kích động bản thân có những hành vi kém lành mạnh như tự đập đầu vào tường, tự giật tóc. Hay chẳng hạn với người bị trầm cảm sau sinh, khi tự nói chuyện một mình họ cũng có thể cảm thấy nghẹt thở, cho rằng đứa bé chính là nguyên nhân gây ra sự đau khổ của mình.

Người trầm cảm nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến các hành vi tự làm đau chính mình, chẳng hạn như rạch tay hay thậm chí là tự sát. Nguyên nhân gây bệnh thường do sự tác động của các yếu tố bên ngoài như áp lực, môi trường sống tiêu cực, bị bạo hành, thường xuyên bị hạ nhục…

Rối loạn lo âu

Người mắc chứng rối loạn lo âu cũng có xu hướng tự nói chuyện một mình để trấn tĩnh bản thân vượt qua nỗi sợ. Chẳng hạn một người mắc chứng OCD có thể luôn tự nói chuyện để quyết định xem có nên quay lại nhà để kiểm tra xem đã đóng cửa chưa, đã tắt bếp chưa. Tất nhiên hầu hết người bệnh luôn lựa chọn việc quay trở lại kiểm tra nhưng cũng phải mất một thời gian để đấu tranh với chính mình.

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu thường do yếu tố di truyền, những ám ảnh từ quá khứ hoặc sự bất thường của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Tùy dạng bệnh mà những ảnh hưởng của rối loạn lo âu đến cuộc sống và vô cùng nghiêm trọng, một số người còn hầu như không thể ra khỏi nhà vì bên ngoài tràn ngập những điều đáng sợ khiến người bệnh luôn trong trạng thái run rẩy, kích động, huyết áp tăng, đổ mồ hôi hột…

Tâm thần phân liệt

Tự nói chuyện, lẩm bẩm một mình hoàn toàn có thể chính là dấu hiệu của tâm thần phân liệt – một bệnh thần kinh cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh luôn cảm thấy như có tiếng nói trong đầu vọng ra và họ thường lẩm bẩm để trả lời những tiếng nói này. Ngôn từ họ sử dụng cũng cực kỳ lạ lùng, kỳ quặc, câu cú không rõ ràng, thiếu logic mà người ngoài không thể nào hiểu được.

tưởng tượng và nói chuyện một mình là bệnh gì
Người bị tâm thần phân liệt luôn cảm thấy có tiếng nói đang xúi giục mình trong đầu

Suy nghĩ và hành vi của người tâm thần phân liệt cũng rất khác thường, họ thường hay quên và có cảm giác như ai đã xóa những hành động của họ. Càng ngày người bệnh càng thu mình với xã hội, tách biệt hoàn toàn với xung quanh, kỹ năng xã hội giảm sút, xuất hiện cả ảo giác, ảo tưởng. Tiếng khóc, tiếng cười của họ nghe cũng rất kỳ cục, cảm tưởng như là người khác.

Đặc biệt người mắc chứng tâm thần phân liệt thường có thể trở thành những người gây nguy hại xã hội, vướng vào vòng lao lý, thậm chí là giết người. Do họ luôn nghe thấy những tiếng nói xuất hiện trong đầu xúi giục họ thực hiện các hành vi này, đồng thời những ảo tưởng về sức mạnh của bản thân cũng chính là yếu tố kích hoạt các hành vi nguy hiểm này.

Rối loạn lưỡng cực

Người bị rối loạn lưỡng cực thường có xu hướng thay đổi cảm xúc một cách thất thường, đột ngột, rất khó kiểm soát. Nguyên nhân gây bệnh thường do sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, yếu tố di truyền hay có quá nhiều tác động tiêu cực từ môi trường. Bất cứ cứ cũng có thể mắc rối loạn lưỡng cực và kèm theo rất nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, cuộc sống.

Chẳng hạn ở trạng thái trầm cảm, những người này thường cực kỳ tiêu cực, mệt mỏi sụt giảm khí sắc, giảm năng lượng chán nản, nhốt mình trong phòng, tự lẩm bẩm than trách mình. Trong khi đó ở giai đoạn hưng cảm, mức năng lượng của những người này cực kỳ lớn khiến họ phải hoạt động, nói chuyện liên tục mà không cần ngủ. Họ cũng cần tự nói chuyện một mình để giải phóng cách năng lượng dư thừa này.

Ở cả hai trạng thái của rối loạn lưỡng cực người bệnh đều có thể xuất hiện các hành vi bất thường có thể gây hại cho bản thân và cả những người xung quanh. Các cảm xúc thay đổi liên tục khiến người bệnh còn không thể nhận diện được mình là ai, mình đang cảm thấy như thế nào.

Nên làm thế nào khi thường xuyên tự nói chuyện một mình?

Như đã nói, việc tự nói chuyện một mình hoàn toàn có thể liên quan đến các yếu tố bình thường và bất bình thường. Tuy nhiên nếu liên quan đến các yếu tố bất thường sẽ thường kèm theo những biểu hiện như tinh thần tiêu cực, dễ kích động, có các hành vi lạ, ngôn ngữ lời nói khó hiểu, đặc biệt là xu hướng tách biệt với mọi người và tự lẩm bẩm một mình. Thông qua đó bạn có thể nhận diện để tìm giải pháp cải thiện phù hợp.

Với các trường hợp bình thường

Thực tế có đến hơn 90% người đã từng tự nói chuyện với chính mình để tự an ủi, tự động viên, tự khích lệ và giảm cảm giác cô đơn. Nhưng rõ ràng có thể thấy, người có xu hướng này thường khá cô đơn nên mới phải tìm sự đồng hành, đồng điệu từ chính bản thân mình. Mặt khác thì việc tự nói chuyện một mình cũng chẳng hề gây hại tới ai, không nguy hiểm cho xã hội nên cũng không cần quá lo lắng.

Tự nói chuyện một mình là bị gì
Đọc sách hay viết lách có thể làm giảm cảm giác lo âu, căng thẳng, cô đơn cho người bệnh

Nếu muốn cải thiện tình trạng này bạn có thể chọn cách trò chuyện với một ai đó, đọc một cuốn sách hay chỉ đơn giản là viết ra những điều đang nghĩ thay vì nói bằng miệng. Khi những cảm xúc, lo lắng được giải tỏa thì thời gian tự trò chuyện một mình cũng sẽ giảm dần.

Dù vậy thì nếu việc tự nói chuyện có thể khiến bạn cảm thấy được thoải mái và không ảnh hưởng đến người khác thì bạn vẫn có thể giữ thói quen này. Hãy cứ làm những điều mà bản thân cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhất, chỉ cần đảm bảo không vi phạm pháp luật, không làm tổn hại đến ai, không ảnh hưởng đến đạo đức con người thì sẽ chẳng ai có thể ngăn cấm được bạn.

Bên cạnh đó, dù thế nào thì việc giữ một tinh thần khỏe mạnh cũng là điều cực kỳ cần thiết. Việc quá cô đơn, những cảm xúc tiêu cực không thể giải phóng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý. Do đó tập luyện thể dục thể thao, học cách giải tỏa tinh thần, suy nghĩ lạc quan, hướng đến những điều tích cực là điều bất cứ ai cũng cần có.

Với các trường hợp bất thường

Nếu liên quan đến các bệnh lý tâm lý – tâm thần thì gia đình khiến người đó tự nói chuyện một mình thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các chuyên khoa thần kinh hay các trung tâm tâm lý để thăm khám và điều trị tốt nhất. Bác sĩ và nhà trị liệu sẽ thông qua việc trò chuyện, cho người bệnh làm các bài test kiểm tra, chụp não để tìm ra những bất thường và đưa ra liệu pháp điều trị tốt nhất.

Tự nói chuyện một mình
Chăm sóc tâm lý là phương pháp cực kỳ quan trọng với những bệnh nhân gặp vấn đề về tâm lý – tâm thần

Với các vấn đề như trầm cảm hay rối loạn lo âu, người bệnh có thể được chỉ định các liệu pháp trị liệu tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp phơi nhiễm, thôi miên để phục hồi cảm xúc, loại bỏ những tư tưởng sai lệch và thay thế bằng những tư tưởng đúng đắn hơn. Nhà trị liệu cũng hướng dẫn người bệnh những phương pháp giúp đối mặt với căng thẳng, nhờ đó nhìn nhận thực tại bằng con mắt lạc quan hơn.

Bên cạnh đó với những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực hay tâm thần phân liệt, bên cạnh các liệu pháp tâm lý sẽ cần dùng thuốc hay thậm chí điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần để kiểm soát các hành vi bất thường. Thời gian điều trị các bệnh tâm thần này thường lâu dài hơn, khó khăn hơn nhưng nếu không sớm kiểm soát người bệnh có thể gây ra rất nhiều hành vi nguy hiểm cho cả bản thân và người xung quanh.

Điều trị các vấn đề tâm lý hay các bệnh tâm thần liên quan đến chứng tự nói chuyện một mình chưa bao giờ là đơn giản, thậm chí tốn rất nhiều thời gian. Người bệnh có thể phải kết hợp cả thuốc và các liệu pháp phục hồi tâm lý để mang đến kết quả tốt nhất. Có những người phải điều trị kéo dài 1- 2 năm, nhưng cũng có đối tượng phải điều trị duy trì kéo dài đến hết cuộc đời nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát tối đa.

Song song với việc điều trị với nhà trị liệu hay bác sĩ tâm thần, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, thư giãn tâm trí, tránh xa căng thẳng cũng cực kỳ quan trọng với các đối tượng này. Khi tinh thần tích cực thoải mái thì việc tiếp nhận các liệu pháp trị liệu cũng mang đến kết quả tốt hơn. Gia đình cũng cần tham gia vào quá trình điều trị cho các đối tượng này.

Nâng cao sức khỏe tinh thần cho tất cả mọi người

Như đã nói, dù với đối tượng nào hay cả với người không có thói quen tự nói chuyện một mình thì việc chăm sóc đời sống tinh thần cũng cực kỳ quan trọng. Có thể thấy rõ người có lối sống tích cực, có sức khỏe tinh thần tốt lúc nào trông cũng cực kỳ rạng rỡ, hạnh phúc, nhìn nhận vấn đề chính xác hơn, nhờ đó hạn chế được nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý – tâm thần hiệu quả.

Tự nói chuyện một mình
Chăm sóc đời sống tinh thần khỏe mạnh mỗi ngày sẽ hạn chế tối đa nguy cơ về các vấn đề tâm lý – tâm thần

Một số biện pháp để giữ tinh thần khỏe mạnh, lạc quan hơn như

  • Luôn đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày, tránh tối đa việc thức quá khuya, ngủ thiếu giấc
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường rau xanh và các loại trái cây, hạn chế các nhóm đề ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, đặc biệt có thể tham khảo các bộ môn như thiền, yoga vì cực kỳ tốt cho tâm trí, thể lực và giấc ngủ
  • Học cách nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, hướng đến những suy nghĩ lạc quan tích cực
  • Tìm đến sự giúp đỡ khi cần thiết, không nên để những điều tiêu cực tích tụ trong tâm trí quá lâu
  • Nếu không muốn nói có thể viết nhật ký để giải tỏa những bí bách trong tâm trí
  • Luôn yêu thương chính bản thân mình, tự tin làm những điều mình yêu thích

Tự nói chuyện một mình sẽ chẳng có gì đáng lo nếu bạn không làm ảnh hưởng đến ai khác, vẫn cảm thấy được niềm vui hay những giá trị tích cực mỗi ngày. Học cách sống lạc quan, biết chia sẻ với người khác, chăm sóc đời sống tinh thần mới mẻ hơn chính là biện pháp tốt nhất cho những người thích tự nói chuyện với chính mình.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *