Cảm Giác Bồn Chồn, Lo Lắng, Khó Ngủ Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
Bồn chồn, lo lắng và khó ngủ là cảm giác thường thấy ở rất nhiều người trước những tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống. Trong một số trường hợp đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tâm lý, tâm thần cần được quan tâm đúng mức.
Bệnh gì gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ?
Cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ là những biểu hiện rất nhiều người gặp phải. Các triệu chứng này thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức hormone adrenaline. Trong một số trường hợp, tăng adrenaline có thể tạo cho bạn cảm giác thỏa mãn và đam mê. Tuy nhiên khi nồng độ hormone này tăng quá mạnh sẽ gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng và bất an.
Thực tế cho thấy, cơ thể thường có cảm giác bồn chồn, bất an và khó ngủ khi phải đối mặt với các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống. Chẳng hạn như sắp có cuộc họp quan trọng, cuộc phỏng vấn, lo nghĩ về ý tưởng cho dự án, sắp kết hôn, chuẩn bị cho kỳ thi,…
Trong các trường hợp này, các cảm xúc tiêu cực thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Chúng sẽ có xu hướng thuyên giảm dần và tự biến mất khi kết thúc các tình huống căng thẳng. Tuy nhiên nếu cảm giác bồn chồn, bất an và khó ngủ kéo dài thì bạn cần cẩn trọng. Bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe đáng quan ngại.
Cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý sau đây:
1. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder) là căn bệnh tâm lý xảy ra rất phổ biến hiện nay. Bệnh đặc trưng bởi cảm giác lo lắng và sợ hãi quá mức trước một sự vật, sự việc hoặc tình huống có tính chất mơ hồ. Hơn nữa người bệnh còn dành nhiều thời gian để suy nghĩ các giải pháp cho những tình huống này.
Sự lo lắng và sợ hãi quá mức khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, bồn chồn, mệt mỏi và bất an. Ngoài ra, suy nghĩ quá mức còn khiến người bệnh gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Một số triệu chứng xoay quanh bao gồm khó ngủ, mất ngủ, hay mộng mị, ngủ không sâu giấc,…
2. Bồn chồn, lo lắng và khó ngủ do suy nhược cơ thể
Cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, mệt mỏi và kém tập trung có thể là biểu hiện của tình trạng suy nhược cơ thể. Các triệu chứng này thường kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới.
Các nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể thường là thiếu máu do thiếu sắt, nhiễm trùng toàn thân, huyết áp thấp, hạ đường huyết, thay đổi nồng độ hormone, làm việc quá sức, ăn uống thiếu chất,…
Nếu không sớm có biện pháp khắc phục kịp thời, suy nhược cơ thể sẽ tiến triển nặng và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng. Chẳng hạn như sống khép kín, sợ hãi vô cớ, ác mộng về đêm, tư duy kém, không muốn tiếp xúc với người khác, hay quên, phản xạ thần kinh chậm,…
3. Căng thẳng thần kinh
Căng thẳng thần kinh (stress) là tình trạng đang ngày càng xảy ra phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Nó thường là phản ứng của cơ thể để cố gắng thích nghi với các thay đổi trong cuộc sống hoặc vượt qua áp lực.
Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể tạo động lực cho bạn để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bị căng thẳng quá mức và kéo dài thì rất nhiều hệ lụy xấu sẽ xảy ra.
Căng thẳng quá mức khiến cho các hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột. Từ đó gây ra các biểu hiện bất thường về cảm xúc, hành vi và thể chất. Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó ngủ, tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt, thậm chí là sợ hãi.
Ngoài ra, stress còn gây ra một số biểu hiện thể chất khác đi kèm. Chẳng hạn như mệt mỏi, ăn quá ít hoặc quá nhiều, lạm dụng rượu bia và chất kích thích, đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi vai gáy,…
4. Bệnh trầm cảm gây bồn chồn, lo lắng và khó ngủ
Trầm cảm là dạng rối loạn cảm xúc rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số toàn thế giới. Bệnh lý này đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, chán nản và tuyệt vọng kéo dài.
Người bệnh trầm cảm luôn cảm thấy buồn bã, lo lắng, bồn chồn và mất hứng thú với mọi thứ xung quanh. Ngoài ra, họ còn dành nhiều thời gian để suy nghĩ về các sự kiện và tình huống đã xảy ra với cách nhìn bi quan, tiêu cực. Họ luôn cho bản thân là người có lỗi, vô dụng và không có giá trị.
Ngoài ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng thì bệnh trầm cảm còn làm giảm chất lượng giấc ngủ. Người bệnh thường bị khó ngủ, mất ngủ, kèm theo đó là hiện tượng mệt mỏi và uể oải sau khi thức dậy.
5. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ cũng có thể là tình trạng liên quan đến cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Tuy nhiên do áp lực của cuộc sống mà hiện nay cũng không ít người trẻ tuổi bị rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi các tình trạng khó ngủ, mất ngủ, dễ thức giữa đêm, ngủ chập chờn, giấc ngủ đến muộn. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy uể oải và mệt mỏi sau khi thức dậy dù cho đã ngủ đủ giấc.
Chất lượng giấc ngủ suy giảm kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược và kiệt quệ sức lực. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và tâm trạng. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác bồn chồn, lo lắng, chán nản, thiếu tập trung,…
6. Rối loạn hoang tưởng
Rối loạn hoang tưởng là bệnh tâm lý, tâm thần đặc trưng bởi sự đa nghi vô căn cứ (không có cơ sở xác thực) về những người xung quanh. Người bệnh luôn cho rằng mọi người có mục đích xấu với họ. Do đó họ thường thấy bồn chồn, lo lắng và bất an, sợ bản thân bị hãm hại hay phản bội.
Đặc biệt, khi ở một mình thì họ có xu hướng dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những người xung quanh. Mục đích của họ là muốn xác định xem ai đang có ý đồ xấu với họ. Suy nghĩ quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không ngon giấc.
7. Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bản chất của nó chính là hệ quả của sự rối loạn tích hợp thăng bằng ở bộ máy tiền đình và hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng gây hoa mắt, chóng mặt, cơ thể loạng choạng, quay cuồng,…
Những người mắc hội chứng rối loạn tiền đình thường rất dễ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, hội chứng này còn làm tăng mức độ nhạy cảm với căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm trạng. Trong một số trường hợp, cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tiền đình.
Cách khắc phục cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ
Bồn chồn, lo lắng và khó ngủ có thể là những cảm xúc bình thường trước các tình huống quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên nó đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe đáng quan ngại. Do đó cần chú ý theo dõi và có biện pháp can thiệp đúng đắn để tránh gặp phải các hệ lụy không mong muốn.
Dưới đây là một số giải pháp sẽ giúp làm giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ:
1. Thực hành các biện pháp thư giãn
Trong cuộc sống hiện đại, con người thường gặp phải rất nhiều áp lực nên stress đã dần trở thành một phần tất yếu. Căng thẳng có thể thúc đẩy mỗi người có thêm động lực để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Tuy nhiên như đã nói, stress kéo dài lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, gây ra cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ.
Để giải tỏa căng thẳng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp thư giãn sau:
- Tập hít thở: Hít thở sâu sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tâm trí và điều hòa huyết áp. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể thực hiện kỹ thuật hít thở sâu. Chỉ cần hít thật sâu bằng đường mũi và từ từ thở ra theo đường miệng. Thực hiện kỹ thuật này thường xuyên rất tốt cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn.
- Ngồi thiền: Đây là một trong những kỹ thuật giúp giải tỏa stress và cân bằng cảm xúc hiệu quả. Khi ngồi thiền, bạn cần tập trung vào hơi thở và thư giãn cơ thể. Lúc này cần gạt bỏ hết phiền muộn và suy nghĩ tiêu cực. Ở những lần đầu bạn có thể ngồi thiền khoảng 10 phút sau đó tăng dần thời gian lên trong những lần tiếp theo.
- Liệu pháp mùi hương: Liệu pháp đơn giản này có thể giúp làm giảm căng thẳng và cải thiện các cảm giác bồn chồn, lo lắng rất tốt. Hơn nữa còn chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ. Bạn có thể ngửi hương thơm tự nhiên từ các loại thảo mộc. Ngoài ra, thêm tinh dầu vào nước tắm, massage với tinh dầu hay dùng máy khuếch tán mùi hương cũng là những cách hiệu quả.
Các biện pháp thư giãn thường rất dễ thực hiện và có thể giúp khắc phục cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ rất hiệu quả. Ngay cả khi cảm xúc đã được cân bằng thì bạn vẫn có thể thực hiện chúng để chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn.
2. Chăm sóc giấc ngủ
Giấc ngủ cũng là yếu tố đóng một vai trò thiết yếu cho tâm trạng cũng như sức khỏe của bạn. Để sớm cải thiện cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ thì bạn cần chú ý chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ.
Một số biện pháp có thể giúp ích bao gồm:
- Đi ngủ và thức dậy cùng một khung giờ trong tất cả các ngày, bao gồm cả ngày nghỉ.
- Cần đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ vào ban đêm nên kéo dài ít nhất 6 tiếng.
- Buổi trưa nên chợp mắt khoảng 15 – 30 phút để cảm thấy sảng khoái và thư giãn hơn trong buổi chiều.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử, xem tivi, đọc báo trước giờ đi ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
- Vệ sinh không gian ngủ sạch sẽ, thông thoáng và yên tĩnh. Tốt nhất nên có mùi hương dễ chịu mà bản thân yêu thích.
- Một số giải pháp thư giãn như massage, tắm nước ấm, khuếch tán mùi hương, ngồi thiền,… rất tốt cho chất lượng giấc ngủ.
3. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Trên thực tế, ăn uống thiếu lành mạnh có thể khiến bạn bị bồn chồn, lo lắng và khó ngủ do suy nhược cơ thể.
Để cải thiện các tình trạng này, cần sớm điều chỉnh lại chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Các vấn đề cần chú ý bao gồm:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể từ các loại thực phẩm tươi. Cụ thể như trứng, thịt trắng, cá béo, rau xanh, trái cây,…
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc bạn có thể uống thêm nước ép từ rau củ quả tươi.
- Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
- Không uống rượu bia, nước ngọt có gas hay sử dụng chất kích thích.
- Hạn chế ăn các loại đồ chứa nhiều muối, đường hay đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Các thực phẩm giàu vitamin B và Omega-3 rất tốt cho việc điều chỉnh cảm xúc nên bạn cần chú ý bổ sung vào khẩu phần ăn.
4. Hoạt động thể chất làm giảm bồn chồn, lo lắng và khó ngủ
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh thì bạn cần chú ý dành thời gian mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Đây cũng là giải pháp đơn giản giúp cải thiện các cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ rất tốt.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tập thể dục mỗi ngày giúp não bộ sản sinh nhiều hormone endorphin hơn. Trong khi, loại hormone này sẽ giúp nuôi dưỡng cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc. Từ đó giải tỏa căng thẳng, buồn bã và chán nản hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt động thể chất mỗi ngày còn giúp điều hòa chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Từ đó mang đến cho bạn một nền tảng sức khỏe tốt để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Hơn nữa, tập thể dục mỗi ngày còn giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
Bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Có thể là tập yoga, đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay chơi các môn thể thao yêu thích. Đối với những người lớn tuổi thì có thể tập các bài thể dục dưỡng sinh hay tập thái cực quyền.
5. Điều trị y tế khi cần thiết
Trong rất nhiều trường hợp, các giải pháp tại nhà không thể giúp cải thiện hoàn toàn cảm giác bồn chồn, lo lắng và khó ngủ. Bởi lúc này, các bệnh lý liên quan có thể đang tiến triển nặng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trường hợp bị bồn chồn, lo lắng và khó ngủ kéo dài thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Đa phần các bệnh lý có liên quan đến cảm giác lo lắng, bồn chồn và khó ngủ đều được điều trị bằng trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc. Người bệnh cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm kiểm soát bệnh tình. Từ đó tránh gây nguy hại cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người cảm thấy bồn chồn, lo lắng và khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục và gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn thì nên sớm tìm gặp bác sĩ. Việc quan tâm kịp thời và đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tiêu cực nhanh chóng. Từ đó đảm bảo có sức khỏe và cuộc sống tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!