Cha mẹ cãi nhau trước mặt con nguy hại như thế nào?

Những mâu thuẫn, xung đột là điều khó tránh khỏi trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cái thì có thể gây ra nhiều sự tổn thương và làm xuất hiện nhiều hệ lụy nguy hiểm. 

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con
Cha mẹ cãi nhau trước mặt con có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ

Trẻ nhỏ có bị ảnh hưởng khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau?

Cuộc sống hôn nhân đôi lúc cũng sẽ xảy ra những mâu thuẫn, tranh cãi bởi nhiều lý do khác nhau. Trong thời gian chung sống với nhau, chắc hẳn chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bất đồng quan điểm hoặc việc xảy ra những ý kiến trái chiều, những cuộc cãi vã cũng bởi mỗi người đều có tính cách, quan điểm riêng biệt.

Mặt khác, cuộc sống hôn nhân không giống như giai đoạn mới yêu nhau, đặc biệt là khi đã có con. Những áp lực đến từ việc nuôi dạy con cái, tài chính gia đình, các khoản chi tiêu, công việc khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và dần sinh ra những vấn đề mâu thuẫn, bất hòa trong đời sống vợ chồng.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Tuy rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều có ý thức rằng không nên cãi nhau trước mặt con cái. Nhưng khi xung đột xảy ra, những cơn tức giận kéo đến khiến họ không thể làm chủ cảm xúc, hành vi của mình và dễ sử dụng những lời lẽ, hành động không tốt trước mặt con cái.

Trong thực tế, mâu thuẫn gia đình là điều không thể tránh khỏi nhưng nếu biết cách giải quyết tốt thì nó hoàn toàn không gây hại, ngược lại còn giúp cho các thành viên thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu các vấn đề cãi vã giữa vợ chồng không sớm được khắc phục và tìm ra cách giải quyết phù hợp thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến không khí gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên và tâm lý của trẻ nhỏ.

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con
Trẻ nhỏ sẽ bị tác động về cả tinh thần lẫn thể chất nếu cha mẹ liên tục cãi nhau

Một số bậc phụ huynh còn cho rằng, trẻ con còn quá nhỏ để có thể ý thức được rõ ràng về các mâu thuẫn xảy ra giữa cha mẹ. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc cha mẹ liên tục cãi nhau trước mặt con cái sẽ khiến cho con đối diện với rất nhiều tác động tiêu cực cả về thể chất lẫn tinh thần.

Đặc biệt hơn, trong các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, kể cả những trẻ sơ sinh, những trẻ chỉ mới vừa vài tháng tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng nếu cha mẹ chúng thường xuyên cãi vã. Trong một cuộc nghiên cứu khác với một số trẻ ở độ tuổi vị thành niên (dưới 19 tuổi) cho thấy, dù trẻ đã có đủ nhận thức để có thể nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nếu cha mẹ liên tục mâu thuẫn, cãi vã lẫn nhau.

Theo đó, tâm lý của con trẻ sẽ bị tác động một cách nặng nề, thậm chí nhiều đứa trẻ phải đối diện với nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần nguy hiểm. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, việc trẻ phải sống cùng gia đình không hạnh phúc, thường xuyên chứng kiến cảnh xung đột của cha mẹ là một trong các nguyên nhân phổ biến khiến nhiều trẻ em rơi vào khủng hoảng tâm lý.

Do đó, có thể thấy rằng, dù con cái ở bất kì độ tuổi nào cũng sẽ bị tác động nếu chúng liên tục nhìn thấy cha mẹ cãi vã, xung đột với nhau. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải thực sự cẩn trọng và học cách điều chỉnh cảm xúc của mình để tránh việc to tiếng, cãi vã liên tục trước mặt con cái, tránh làm con bị tổn thương.

Hậu quả khôn lường khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái

Như đã chia sẻ ở trên, dù ở bất cứ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến các trẻ vị thành niên nếu liên tiếp chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã, mâu thuẫn với nhau đều sẽ cảm thấy vô cùng buồn chán, hoảng sợ, căng thẳng và bất an. Mỗi đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng mỗi cách khác nhau, tùy vào giới tính, độ tuổi, tính cách và hoàn cảnh gia đình mà trẻ phải đối diện với nhiều các vấn đề tiêu cực, những sự suy giảm về cảm xúc, thể chất.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều không muốn xảy ra bất hòa trước mặt con cái. Tuy nhiên, khi những sự bất đồng quan điểm xảy ra lại khiến họ dễ mất kiểm soát, trở nên cáu gắt, nóng giận và dễ hình thành những hành vi, lời nói tiêu cực.

Bên cạnh đó, một số gia đình lại tiềm ẩn nhiều vấn đề không thể giải quyết, chẳng hạn như vợ hoặc chồng ngoại tình. Khi tình cảm đã không còn nhưng vì con cái, cha mẹ lại cố gắng sống cùng nhau với mong muốn con có được một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Tuy nhiên, những sự lạnh nhạt, những cuộc cãi vã của cha mẹ lại vô tình khiến trẻ nhỏ càng cảm thấy bế tắc và mệt mỏi.

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con
Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương tâm lý nếu thường xuyên chứng kiến cha mẹ bất hòa, mâu thuẫn

Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, ly hôn không phải là điều gì tồi tệ mà đôi khi cách chúng ta đối xử với nhau trước khi ly hôn mới là vấn đề cần quan tâm. Con cái đến một thời điểm nào đó có thể đủ nhận thức và thấu hiểu được những điều mà cha mẹ chia sẻ. Do đó, thay vì cứ mãi cố gắng chịu đựng và giày vò nhau thì cha mẹ nên giải thích, chia sẻ với con để con có thể hiểu rằng dù cha mẹ không ở cạnh nhau nữa nhưng vẫn sẽ dành cho sự quan tâm và yêu thương.

Để có thể hạn chế được việc cãi vã trước mặt con cái, cha mẹ cần hiểu và biết rõ được những hậu quả nghiêm trọng mà trẻ có thể phải gánh chịu. Cụ thể như sau:

1. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ

Trầm cảm là một trong những tác hại phổ biến và mang tính chất vô cùng nghiêm trọng khi con trẻ phải liên tục chứng kiến cha mẹ cãi nhau. Những đứa trẻ bị trầm cảm thường sẽ luôn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, thiếu sức sống, không còn hứng thú với bất kì hoạt động nào xung quanh hoặc thậm chí có thể suy nghĩ về cái chết, có ý định muốn tự sát.

Để tìm hiểu cụ thể về sự ảnh hưởng to lớn này, các nhà khoa học cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát trên một nhóm trẻ em có độ tuổi từ 15 đến 18. Những đứa trẻ tham gia sẽ được chỉ định thực hiện một bài test đánh giá và kiểm tra về khả năng xử lý các thông tin có liên quan đến khả năng đo đạc, kiểm soát cảm xúc.

Sau khi quan sát và tổng kết thì các chuyên gia nhận thấy rằng những đứa trẻ có kết quả thấp sẽ có nhiều khả năng mắc phải các vấn đề tâm lý hơn so với những đứa trẻ khác, tỉ lệ cao gấp 4 lần. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn khai thác và tìm hiểu thêm về một số thông tin khác của các em.

Một điều khá bất ngờ đó chính là hầu hết những đứa trẻ có điểm số thấp đều chia sẻ rằng bản thân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng vì liên tục chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau hoặc đã từng có một quá khứ tồi tệ về cuộc sống gia đình. Điều này có thể thấy rằng, nếu cha mẹ liên tục cãi vã trước mặt con cái sẽ làm cho con gia tăng nguy cơ mắc phải chứng trầm cảm.

2. Trẻ dễ trở nên hung hăng hơn

Trẻ em là lứa tuổi hồn nhiên và luôn thích thú trong việc học hỏi, bắt chước người lớn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng là những người có sự ảnh hưởng to lớn đối với trẻ. Do đó, nếu trẻ thường xuyên nhìn thấy cha mẹ cãi vã, mâu thuẫn, mắng chửi lẫn nhau thì trẻ sẽ dễ “noi theo” những điều đó.

Trẻ sẽ ngầm hiểu rằng la mắng, chửi bới, đánh đập là cách hữu hiệu để có thể giải quyết vấn đề. Chính vì thế, khi xảy ra bất kì khó khăn nào hoặc không vừa ý một điều gì đó thì trẻ sẽ có xu hướng hành động theo những gì đã được nhìn thấy từ cha mẹ. Thậm chí trẻ cũng có thể liên tục cãi lời, chống đối, hành xử hung hăng với chính người thân của mình.

Do đó, bạn có thể dễ thấy được những trẻ sống trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn sẽ có nhiều xu hướng bạo lực. Trẻ có thể quát mắng, lớn tiếng, la hét, chửi bới với bạn cùng lứa hoặc thậm chí là những người lớn tuổi nếu xảy ra mâu thuẫn với họ.

3. Trẻ phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất

Mặc dù việc cha mẹ thường xuyên cãi vã trước mặt con cái không tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất của trẻ nhỏ nhưng nó lại là yếu tố gây ảnh hưởng và làm nghiêm trọng hơn các vấn đề sức khỏe tổng thể. Nếu trẻ liên tục phải đối diện với những cuộc tranh cãi, lớn tiếng của cha mẹ thì chắc chắn rằng tâm lý sẽ trở nên bất ổn, trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ quá mức.

Cũng chính những cảm xúc tiêu cực này sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất. Khi trẻ liên tục cảm thấy stress, căng thẳng sẽ dễ gặp phải các triệu chứng như đau đầu dữ dội, rối loạn hệ tiêu hóa, đau dạ dày,…Ngoài ra, cảm giác buồn chán liên tục kéo dài sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, rối loạn giấc ngủ, cơ thể dần bị suy kiệt, sức đề kháng yếu. Chính vì thế, mà những trẻ này cũng sẽ dễ mắc phải một số bệnh lý như cảm cúm, sốt,….

4. Suy giảm hiệu suất nhận thức ở trẻ nhỏ

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, trẻ em sẽ bị suy giảm nghiêm trọng về nhận thức nếu liên tục đối diện với những căng thẳng, lo lắng có liên quan đến việc sống cùng bố mẹ “độc hại”, gia đình thường xuyên xảy ra bất hòa, mâu thuẫn. Khi phải liên tục chứng kiến việc cha mẹ xung đột, cãi vã, bất hòa với nhau sẽ khiến trẻ nhỏ gặp phải nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, kiểm soát sự chú ý của bản thân.

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con
Trẻ sẽ bị suy giảm nhận thức nếu cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, bất hòa

Có thể thấy, môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi, suy nghĩ của trẻ nhỏ. Đặc biệt, cha mẹ chính là những người thường xuyên tiếp xúc và có đời sống gần gũi nhất với con cái. Chính vì thế, nếu cha mẹ liên tục xảy ra những sự bất hòa, không khí gia đình căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề của trẻ. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng sẽ gặp nhiều cản trở trong việc thu thập và dung nạp thông tin từ bên ngoài.

5. Nhiều khả năng lạm dụng các chất kích thích

Khi phải đối mặt với sự căng thẳng do cha mẹ liên tục cãi vã, bất hòa với nhau sẽ khiến con cái dễ hình thành các cảm xúc tiêu cực. Trẻ nhỏ luôn rơi vào trạng thái trầm tĩnh, buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và bi quan. Khi những cảm xúc này không được giải tỏa kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ lạm dụng các chất kích thích.

Khi sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy sẽ giúp kiểm soát tạm thời các cảm xúc tiêu cực, tồi tệ. Tuy nhiên, sau khi các chất kích thích hết tác dụng thì những triệu chứng đó sẽ càng gia tăng đáng kể. Hơn thế, cơ thể cũng sẽ bị bào mòn và suy kiệt do những tác động tiêu cực mà rượu bia gây ra.

Đặc biệt là những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, vị thành niên càng có nhiều xu hướng muốn tìm đến các chất kích thích, độc hại để giải tỏa tâm trạng nhanh chóng. Trong thực tế, có không ít các trường hợp trẻ em sử dụng bia rượu, hút chích, ma túy cũng bởi sự bất hòa, mâu thuẫn tột đột từ cha mẹ.

Đây là một hành vi khá dễ hiểu bởi khi cha mẹ thường xuyên xảy ra bất hòa cũng đồng nghĩa với việc bỏ bê con cái, ít quan tâm đến cảm nhận và các sinh hoạt đời thường của con. Đồng thời, tình trạng này gây ra nhiều sự tổn thương về mặt tâm lý, khiến trẻ dễ sa lầy vào những điều tiêu cực, thậm chí là các tệ nạn xã hội nguy hiểm.

6. Gia tăng mức độ căng thẳng, lo lắng ở trẻ

Ngay cả người lớn khi phải liên tục đối diện với những mâu thuẫn, tranh cãi gia đình cũng cảm thấy stress và mệt mỏi huống chi là trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, bất hòa với nhau sẽ khiến cho không khí gia đình luôn ngột ngạt, khó chịu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đối với tinh thần của trẻ nhỏ, trẻ sẽ dễ bị mất tập trung, suy giảm năng lượng, mất ngủ,…

Nếu trạng thái căng thẳng liên tục kéo dài và không có biện pháp giải tỏa phù hợp sẽ khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bị mất ngủ trầm trọng. Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình lúc nữa đêm và trằn trọc khó ngủ lại.

Đặc biệt, nếu vấn đề này không được khắc phục tốt còn gây nên nhiều tác động đối với chất lượng đời sống của trẻ, mất tập trung, kết quả học tập suy giảm,…Ngoài ra, căng thẳng còn có thể làm xáo trộn cả thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trẻ trở nên biếng ăn, thường xuyên bỏ bữa, không muốn hoạt động.

7. Hình thành góc nhìn tiêu cực về cuộc sống

Theo nghiên cứu và tìm hiểu, các chuyên gia tâm lý đã chia sẻ rằng, những góc nhìn, đánh giá tiêu cực của trẻ em về cuộc sống đa phần là bị tác động bởi môi trường sống, sự nuôi dưỡng của cha mẹ. Trẻ nhỏ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các giáo dục và hành xử của gia đình, đặc biệt là cha mẹ. Cũng bởi vì thế, mà khi cha mẹ cãi vã trước mặt con cái nhiều lần sẽ khiến con hình thành các suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, cảm thấy sợ hãi cuộc sống hôn nhân.

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con
Trẻ dễ hình thành những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống khi gia đình luôn xảy ra mâu thuẫn

Không chỉ riêng vấn đề hôn nhân, gia đình mà những đứa trẻ này còn có cái nhìn bi quan, tiêu cực về hầu hết tất cả mọi việc xảy ra xung quanh cuộc sống. Nhiều trẻ còn có xu hướng buông xuôi mọi thứ, không còn cố gắng để đạt được bất cứ việc gì. Trẻ cho rằng cuộc sống xung quanh toàn là những điều tồi tệ và dù nỗ lực đến đâu thì cũng không thể thay đổi được hoàn cảnh của mình.

8. Có xu hướng tự hạ thấp bản thân

Ngoài ra, cũng có không ít các trường hợp trẻ nhỏ tự cảm thấy có lỗi, dằn vặt tâm trí bởi trẻ cho rằng mình chính là nguyên nhân khiến cha mẹ bất hòa, cãi vã. Nhiều trẻ tự hạ thấp bản thân, đổ lỗi cho chính mình, cho rằng mình không tốt, không tài giỏi nên cha mẹ mới xảy ra mâu thuẫn.

Các nhà khoa học cho rằng, những trẻ thường xuyên đối mặt với cảnh cha mẹ bất hòa, cãi vã sẽ có lòng tự trọng thấp. Điều này cũng đã được chứng minh cụ thể qua một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí “Thanh thiếu niên và vị thành niên” (2012). Khi hình thành các suy nghĩ tiêu cực về chính mình, trẻ nhỏ sẽ trở nên nhút nhát, không dám thực hiện bất kì công việc gì, điều này khiến trẻ vụt mất nhiều cơ hội quý báu để có được thành công.

9. Trẻ dần thu mình, sống khép kín

Việc cha mẹ thường xuyên cãi vã trước mặt con cái sẽ gây nên tâm lý lo sợ, hoang mang ở trẻ nhỏ. Khi tâm lý bị tác động theo chiều hướng tiêu cực nhưng không được nhanh chóng điều chỉnh và khắc phục tốt sẽ khiến trẻ dần trở nên thu mình lại, sống khép kín hơn và lẩn tránh cả việc chia sẻ, trò chuyện với chính cha mẹ của mình.

Dù là những trẻ hiếu động đến đâu cũng có nguy cơ trở nên rụt rè, thu mình lại, không bộc lộ nhiều cảm xúc. Do phải liên tục chứng kiến các cảnh tưởng không tốt của cha mẹ nên con cái sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc thậm chí là trở nên cáu gắt khi ai đó nhắc về gia đình. Trẻ nhỏ luôn muốn tránh né các tình huống giao tiếp xã hội, không muốn chia sẻ nhiều về bản thân.

10. Trẻ nhỏ gặp cản trở trong việc xây dựng các mối quan hệ

Chắc hẳn rằng khi cha mẹ liên tục cãi vã trước mặt con cái sẽ khiến cho không khí gia đình trở nên căng thẳng, trẻ nhỏ dường như không còn muốn gần gũi, thân thiết với cha mẹ. Khi chịu quá nhiều sự tổn thương sẽ khiến cho con trẻ có tâm lý phòng thủ, cảnh giác.

Không chỉ đối với cha mẹ mà ngay cả những người xung quanh, bạn bè thân thiết trẻ cũng có cảm giác muốn đề phòng và ngại tiếp xúc thân mật. Trẻ nhỏ có nhiều xu hướng muốn né tránh việc trò chuyện cùng người khác, nhất là những ai nhắc về chuyện gia đình, hôn nhân.

Trẻ sẽ gặp khá nhiều khó khăn và trở ngại trong việc giao tiếp, duy trì một mối quan hệ bền vững. Điều này có thể khiến nhiều trẻ nhỏ cảm thấy cô đơn, rơi vào bế tắc và tuyệt vọng.

Những điều cần nhớ khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, cãi vã

Bất hòa, xích mích trong mối quan hệ hôn nhân là điều khó có thể tránh khỏi và những mâu thuẫn có thể xuất phát bởi hàng loạt các vấn đề xoay quanh cuộc sống. Đồng thời, mỗi người sẽ có một cách nhìn, quan điểm riêng biệt về một vấn đề cụ thể nào đó. Do đó, khó có thể tránh khỏi những lúc vợ chồng cãi vã, bất đồng quan điểm.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ thường xuyên cãi vã trước mặt con cái sẽ gây nên nhiều sự ảnh hưởng đối với tâm lý và cuộc sống của trẻ. Vì thế, bạn cần phải biết cách điều chỉnh cảm xúc, hạn chế tối đa việc tranh cãi trước mặt trẻ để không làm trẻ bị tổn thương.

Để hạn chế mâu thuẫn và giảm bớt các ảnh hưởng đối với trẻ nhỏ thì khi xảy ra bất hòa, các cặp vợ chồng nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Cách tốt nhất để không làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ đó chính là hạn chế tối đa việc tranh cãi trước mặt con.
  • Cần phải tìm cách giải quyết nhanh chóng các vấn đề đang xảy ra, tuyệt đối không được chiến tranh lạnh.
  • Khi xảy ra mâu thuẫn, cả hai vợ chồng nên tránh việc to tiếng, la hét hoặc dùng những từ ngữ khiêu khích, hạ nhục, đe dọa đối phương. Tuyệt đối không được dùng những hành vi bạo lực, những cử chỉ thô bạo trước mặt con để tránh việc làm con tổn thương và ám ảnh.
  • Không nên nhắc đến con cái trong tất cả các cuộc tranh cãi. Cũng bởi nếu bạn lấy con cái ra làm lý do để cãi vã sẽ khiến con cảm thấy tổn thương và tự cho rằng mình chính là nguyên nhân khiến cha mẹ trở nên bất hòa.
  • Nếu vô tình trẻ chứng kiến được cảnh cha mẹ bất hòa thì tốt nhất cha mẹ nên chia sẻ và tâm sự với con sau khi mọi chuyện đã trở nên êm đẹp. Hãy nói cho con biết rằng cả hai vẫn rất tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, những cuộc tranh cãi chỉ để đôi bên thấu hiểu cho nhau nhiều hơn. Hãy để con cảm nhận được rằng cha mẹ vẫn đang rất quan tâm đến trẻ và mọi tranh cãi đã được giải quyết một cách tốt đẹp.
  • Cha mẹ cần phải học cách giữ bình tĩnh, biết kiểm soát cảm xúc của bản thân và cần phải giải quyết vấn đề mâu thuẫn dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
  • Khi tức giận, mất kiểm soát thì nên tìm một nơi yên tĩnh hoặc làm một việc gì đó khác để cân bằng cảm xúc tốt hơn. Sau khi cả hai đã bình tĩnh trở lại thì hãy bắt đầu nói chuyện và giải quyết vấn đề.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Bài viết trên đây đã nói về một số ảnh hưởng có thể xảy ra nếu cha mẹ liên tục cãi vã trước mặt con cái. Để hạn chế những tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ và đời sống hôn nhân thì các bậc phụ huynh cần biết cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân, tránh việc mâu thuẫn xảy ra thường xuyên.

Tham khảo thêm:

1/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *