Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều sẽ tạo áp lực lên con cái

Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái không còn là một tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày này, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá nhiều của các bậc phụ huynh đôi khi lại tạo nên một áp lực lớn đối với con cái, khiến cho nhiều trẻ cảm thấy mệt mỏi và vô cùng căng thẳng. 

Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều
Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vô tình tạo nên các áp lực to lớn đối với con cái

Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái là do đâu?

Trong thực tế, bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng luôn mong muốn con cái mình có được những thành tích tốt, trở thành một người có ích cho xã hội và thành công trên mọi lĩnh vực. Cũng chính vì tâm lý đó mà không ít các bậc phụ huynh đã luôn cố gắng để tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp con có được môi trường học tập, phát triển bản thân vượt trội.

Tuy nhiên, đôi khi sự kỳ vọng của cha mẹ lại quá lớn, vô tình tạo nên một gánh nặng khiến cho nhiều trẻ nhỏ cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Mặc dù những gì cha mẹ hi vọng và ước mong ở con đều xuất phát từ sự yêu thương nhưng nếu không biết cách điều chỉnh thì nó lại trở thành một điều tiêu cực giết chết cả tương lai của trẻ nhỏ.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con cái còn quá nhỏ chưa thể tự quyết định được các việc xoay quanh cuộc sống và hiển nhiên họ cho phép mình thay thế con làm việc đó. Theo viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững MSD chia sẻ, trong một chuỗi hội thảo nói về kết quả Báo cáo Tiếng nói Trẻ em Việt Nam được thực hiện đối với 7 tỉnh và thành phố.

Hầu hết các em học sinh đều bày tỏ về những khó khăn trong mối quan hệ gia đình. Các em chia sẻ rằng bản thân chưa thực sự được lắng nghe và tham gia vào các vấn đề có liên quan trực tiếp đến bản thân, chẳng hạn như thời gian vui chơi, giải trí, việc học tập, định hướng nghề nghiệp,….

Là những bậc làm cha, làm mẹ chắc hẳn mỗi người đều sẽ ít nhiều đặt kỳ vọng vào những đứa con của mình. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi nó xuất phát từ sự yêu thương, muốn con cái trở thành những người tài giỏi và có được cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Chính vì thế mà đã có không ít các bậc phụ huynh đặt ra mục tiêu, áp lực quá lớn về việc học tập, nghề nghiệp, vui chơi của con cái mà quên rằng các con cũng cần có không gian riêng, ý kiến riêng và ước mơ riêng của mình.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Theo tỉ lệ thống kê đối với các bậc cha mẹ Châu Á thì có đến hơn 80% các trường hợp cha mẹ đặt kỳ vọng quá nhiều khiến con cái rơi vào trạng thái áp lực, căng thẳng tột độ. Trong khi đó ở các nước Châu Âu lại ít khi xảy ra trường hợp này, họ thường tôn trọng và thoải mái với những lựa chọn của con cái.

Theo khảo sát và tìm hiểu thì sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ thường sẽ xuất phát bởi một vài nguyên nhân như sau:

  • Do sự yêu thương đối với con cái, muốn con có được một cuộc sống vui vẻ, đạt được những thành công nhất định.
  • Kỳ vọng quá nhiều đối với con cái còn có thể xuất phát từ sự ích kỷ của bản thân. Một số bậc cha mẹ muốn biến con cái thành niềm hãnh diện, tự hào của mình nên luôn thúc ép, bắt buộc con phải học tập và đạt được những thành tích đạt ngưỡng mộ.
  • Sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ vào con cái cũng có thể do không hài lòng về bản thân hoặc có những ước mơ chưa thực hiện được. Họ muốn con cái hoàn thành những đam mê còn đang dang dở của mình hoặc không muốn con phải rơi vào hoàn cảnh của mình trước kia.
  • Những bậc cha mẹ có vị trị xã hội cao càng có nhiều kỳ vọng vào con cái. Một số vì muốn con nối tiếp sự nghiệp của gia đình, một số vì muốn trở thành niềm tự hào của bản thân.
  • Vì không muốn bị xã hội, dòng họ chỉ trích, xem thường nên nhiều bậc phụ huynh đã đặt cho con cái quá nhiều sự kỳ vọng. Cũng bởi ở nước ta, nhiều người vẫn còn dựa vào quan điểm thành tích để đánh giá con người. Chính vì thế, những gia đình có con cái học giỏi, thành tài luôn được xem trọng hơn là những đứa con có năng lực trung bình, thua kém người khác.
  • Sự kỳ vọng quá nhiều của cha mẹ dành cho con cái đôi khi cũng do sự cực khổ, vất vả quá nhiều của gia đình. Cha mẹ mong muốn con thành tích để có thể phụ giúp cả nhà, thoát khỏi cảnh nghèo khó, lam lũ.

Nhận biết cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái

Trong thực tế, tất cả các bậc phụ huynh đều có ít nhiều các kỳ vọng vào con cái của mình. Việc đặt ra những mục tiêu cụ thể sẽ giúp các con tập trung hơn vào những việc mình đang làm, hạn chế tình trạng sao nhãng và giúp con biết rõ hơn về định hướng của bản thân. Tuy nhiên, nếu sự kỳ vọng quá lớn đôi khi sẽ trở thành sự áp đặt khiến con cái chịu nhiều áp lực và mệt mỏi.

Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều
Những bậc phụ huynh kỳ vọng quá nhiều sẽ luôn bắt ép con cái học tập liên tục

Để có thể nhận biết được tình trạng cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái bạn có thể dựa vào những biểu hiện cụ thể sau đây:

  • Bắt ép con chỉ được tập trung vào chuyện học tập, không cho con tham gia vào bất kì hoạt động vui chơi, giải trí nào. Thậm chí có nhiều bậc phụ huynh còn quản lý luôn cả việc kết bạn của con cái. Họ cho rằng còn chỉ có thể tốt hơn khi chơi cùng những bạn có thành tích học tập vượt trội và hiển nhiên họ sẽ cấm đoán con cái giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ với những bạn có kết quả học tập kém hơn.
  • Vì kỳ vọng quá nhiều vào con cái mà hầu hết các bậc phụ huynh sẽ xây dựng cho con một lịch trình học tập dày đặc. Bên cạnh việc hoàn thành tốt việc học tại trường thì trẻ còn phải tham gia rất nhiều các lớp học thêm, các khóa học năng khiếu, lớp dạy kỹ năng. Những đứa trẻ này dường như không còn thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn đúng với lứa tuổi của mình.
  • Cha mẹ sẽ thường xuyên kiểm tra điểm số, tập vở của con cái để đảm bảo rằng con vẫn đang theo đúng những gì mà mình mong đợi. Thậm chí có nhiều bậc phụ huynh còn xâm phạm vào quyền riêng tư của con trẻ, xem trộm điện thoại, nhật ký của con cái dù không được sự cho phép của con.
  • Những bậc cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng ở con sẽ rất ít khi khen ngợi hoặc tán dương con dù con đạt được những thành tích tốt. Họ luôn chê bai với mong muốn con có thể nỗ lực nhiều hơn để đạt được những điều cao hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho trẻ bị tổn thương nặng nề, đôi khi còn làm trẻ mất dần sự tự tin, cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi.
  • Các bậc phụ huynh thường đem con so sánh với những bạn bè cùng trang lứa, đặc biệt là những đứa trẻ có thành tích tốt hơn. Họ thường không muốn công nhận những sự cố gắng của con cái mà chỉ hi vọng con càng phải phát triển và nỗ lực nhiều hơn nữa.
  • Khi con cái không đạt được những thành tích mà cha mẹ mong muốn thì họ sẽ luôn có xu hướng đổ lỗi cho con, cho rằng con lười biếng, không chịu cố gắng. Thậm chí có nhiều bậc phụ huynh còn sử dụng những lời lẽ xúc phạm, chì chiết, đay nghiến con cái khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và vô cùng áp lực.
  • Khi cha mẹ đặt kỳ vọng quá nhiều cho con cái thường sẽ có xu hướng tự quyết định mọi thứ, đặc biệt là chuyện học tập của con. Cha mẹ thường không tôn trọng ý kiến và mong muốn của con trẻ.
  • Nhiều bậc phụ huynh còn can dự vào cả mối quan hệ yêu đương của con cái, quyết định cả việc lập gia đình, chi tiêu hàng tháng dù con đã trưởng thành.

Trong thực tế, sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái không phải hoàn toàn sai. Nếu những kỳ vọng được thể hiện đúng chỗ và có chừng mực cụ thể sẽ trở thành động lực to lớn để con cái nỗ lực và phấn đấu nhiều hơn. Tuy nhiên, khi những sự mong đợi vượt quá tầm kiểm soát sẽ vô tình tạo nên những áp lực to lớn đối với con cái.

Những áp lực mà trẻ phải đối mặt khi cha mẹ kỳ vọng quá nhiều

Theo đánh giá và chia sẻ từ Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Ông Khuất Văn Quý cho biết, những sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ dành cho con cái có thể tạo nên các áp lực vô hình và tiêu cực đối với con trẻ. Có thể trẻ sẽ vì những mong đợi của cha mẹ mà cố gắng nhiều hơn trong học tập. Tuy nhiên, điều này nếu không xuất phát từ ý muốn của trẻ sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi, lâu dần trở nên suy kiệt về mặt sức lực.

Khi phải liên tục đối diện với áp lực do sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, nhiều trẻ sẽ không thể tập trung tốt vào chuyện học tập, kết quả dần bị sa sút và trở nên chán ghét việc học. Bên cạnh đó, việc cha mẹ thường xuyên đem con ra so sánh với những bạn cùng trang lứa cũng khiến cho trẻ cảm thấy mất dần sự tự tin, trở nên nhút nhát, cho rằng bản thân yếu kém, bất tài.

Với những ảnh hưởng to lớn này, trẻ sẽ không thể đạt được những thành công trong học tập lẫn cuộc sống mà thậm chí còn trở nên kém cỏi, sa lầy vào các tệ nạn xã hội. Trong thực tế, đã có không ít các trường hợp trẻ em nghiện ngập, trộm cắp, bạo lực cũng bởi những trải nghiệm tâm lý tồi tệ do cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào bản thân.

Hơn thế, khi liên tục đối diện với những áp lực từ gia đình, trẻ nhỏ sẽ dễ bị ảnh hưởng về sức khỏe tâm lý. Nhiều trẻ hình thành trạng thái chán nản, buồn bã, bi quan, tuyệt vọng và có xu hướng muốn lẩn tránh, bỏ trốn khỏi việc học tập vì cảm thấy quá mệt mỏi. Theo chia sẻ từ các chuyên gia tâm lý, thì việc cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái cũng là một trong các nguyên nhân lớn làm khởi phát các chứng bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh, stress nặng, hội chứng Self-Harm,…

Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều
Sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ sẽ khiến con trẻ dần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng và vô cùng mệt mỏi

Ngoài ra, do phải đối mặt với quá nhiều áp lực do cha mẹ gây ra nên nhiều trẻ nhỏ có xu hướng hình thành tâm lý thù địch, chán ghét chính những người sinh thành ra mình. Trẻ thường xuyên kích động, chống phá, phản kháng lại cha mẹ, thậm chí có những hành vi tiêu cực, làm tổn thương đến bản thân và cả cha mẹ của mình.

Những sự bất đồng trong suy nghĩ, hành vi giữa cha mẹ và con cái cũng là lý do khiến cho khoảng cách giữa hai thế hệ dần trở nên xa cách. Những sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ dành cho con chính là gánh nặng khiến con cái rơi vào những sự bế tắc. Con trẻ sẽ không thể nào thổ lộ và bày tỏ mong muốn của mình với cha mẹ. Những ý kiến của bản thân không được sự đồng tình và lắng nghe từ người thân. Điều này khiến trẻ có xu hướng dần khép kín, thu mình lại và không muốn gần gũi, trò chuyện với cha mẹ.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, những áp lực của con cứ kéo dài dai dẳng và không được tháo gỡ tốt sẽ khiến cho trẻ dễ hình thành các suy nghĩ tiêu cực. Đã có một vài trường hợp con trẻ lựa chọn cái chết để có thể tự giải thoát bản thân ra khỏi các áp lực vô hình từ chính những kỳ vọng lớn lao của cha mẹ.

Những ảnh hưởng và áp lực đến từ sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái là vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần phải biết cách điều chỉnh và kiểm soát các mong muốn của bản thân và học cách giáo dục, động viên con cái phù hợp để tránh tạo nên những áp lực, mệt mỏi, căng thẳng đối với trẻ nhỏ.

Cách để thoát khỏi những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ

Tâm lý và cả thể chất của con cái sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu cha mẹ liên tục đặt ra những kỳ vọng quá lớn dành cho con. Tuy nhiên, bản thân các bậc phụ huynh lại rất khó có thể tự nhận ra những sự vô lý của mình. Họ đều cho rằng những mong ước đó là tốt cho con, là hi vọng con có được tương lai tươi sáng và tốt đẹp.

Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều
Cha mẹ và con cái nên tâm sự, trò chuyện nhiều hơn để có thể thấu hiểu về nhau

Tuy nhiên, bất cứ sự kỳ vọng nào mà cha mẹ dành cho con cái cũng cần phải có mức độ phù hợp. Để hạn chế những sự ảnh hưởng và tránh làm con trẻ chịu nhiều áp lực không đáng có thì cả cha mẹ và con cái cũng cần biết rõ một số biện pháp sau đây:

1. Đối với cha mẹ

Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì thời gian gần đây số lượng học sinh, sinh viên tìm đến sự hỗ trợ tâm lý càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là đến từ những áp lực học tập, sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ. Cũng chính vì thế, bản thân các bậc phụ huynh cần phải nhìn nhận và có sự đánh giá nghiêm khắc về bản thân mình, biết cách điều chỉnh phương pháp giáo dục con cái phù hợp.

Tuy rằng việc đặt kỳ vọng vào con cái không phải là vấn đề hoàn toàn sai lầm. Song, các bậc phụ huynh cũng cần phải có những sự kỳ vọng đúng đắn và phù hợp. Nên kiểm soát tốt những điều mà mình mong muốn, tránh áp đặt những nguyện vọng của bản thân lên con cái.

Bạn nên hiểu rằng, mỗi người đều có ước mơ và những định hướng riêng của bản thân. Dù con còn nhỏ tuổi nhưng con vẫn có những suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm riêng của chính mình. Do đó, cha mẹ hãy cố gắng tạo cho con môi trường thoải mái và tự do lựa chọn những gì theo ý thích của con. Nhiệm vụ của các bậc phụ huynh là đóng góp ý kiến, đưa ra những lời khuyên và giúp con có được hướng đi đúng đắn chứ không phải thay con quyết định tất cả mọi thứ.

Cha mẹ cần hiểu rằng, mỗi đứa trẻ sẽ có những năng lực và sở trường riêng của mình, không có bất kì đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào. Chúng ta không thể bắt một đứa trẻ hướng về hội họa, âm nhạc trở thành một bác sĩ tài hoa. Khả năng con cái đều có sự khác biệt nên cha mẹ cần phải tìm hiểu và biết cách phát huy tốt các tiềm lực vốn có của con trẻ thay vì cứ bắt ép con phải thực hiện theo những điều mình muốn.

2. Đối với con cái

Như đã chia sẻ ở trên, những sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái dường như đều xuất phát từ sự yêu thương, muốn con đạt được những thành công và có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Chính vì thế, con cái cũng nên thấu hiểu và thông cảm cho nỗi lòng của những bậc làm cha, làm mẹ.

Khi phải đối diện với những áp lực do kỳ vọng quá lớn của cha mẹ thì điều đầu tiên các con cần làm là thẳng thắn chia sẻ và tâm sự với họ hoặc những người thân thiết trong gia đình. Hãy nói về những suy nghĩ, cảm nhận và mong muốn của bản thân để mọi người xung quanh có thể san sẻ và hiểu rõ hơn về những điều mà con đang phải gánh chịu.

Đồng thời, con trẻ cũng nên lắng nghe và trò chuyện nhiều hơn với cha mẹ để cả đôi bên có thể thấu hiểu cho nhau nhiều hơn. Khi cha mẹ và con cái đã hiểu và biết rõ về những suy nghĩ, nguyện vọng của nhau thì họ cũng sẽ dễ dàng thông cảm và điều chỉnh bản thân thông hơn.

Ngoài ra, để cha mẹ ngừng việc đặt kỳ vọng quá nhiều vào con cái nhưng vẫn giữ được sự tin tưởng, an tâm thì các con cũng nên cho họ biết rằng bản thân sẽ vẫn luôn cố gắng và nỗ lực hết mình để đạt được những thành tích tốt nhất. Hãy cho cha mẹ hiểu rằng bạn đã và đang phấn đấu từng ngày, nghiêm túc trong việc học nhưng năng lực của mỗi người sẽ có giới hạn và bạn đôi khi sẽ không thể đạt được những vị trí cao nhất mà cha mẹ mong đợi.

Nếu cha mẹ quá hà khắc và bảo thủ thì con cái có thể nhờ đến sự hỗ trợ của ông bà, thầy cô. Thầy cô chính là người trực tiếp chỉ dạy và gần gũi với trẻ nhất trong môi trường học tập. Chính vì thế họ cũng sẽ hiểu rõ về năng lực của trẻ nhỏ và cũng có tiếng nói nhất định đối với các bậc phụ huynh. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của họ để không bị nhấn chìm bởi những kỳ vọng quá lớn từ phía cha mẹ.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Như vậy có thể thấy rằng, việc cha mẹ kỳ vọng quá nhiều sẽ tạo nên các áp lực vô hình đè nặng lên con cái. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải biết cách điều chỉnh và kiểm soát bản thân để tránh làm cho con trẻ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi nhiều hơn.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *