Bị Gia Đình Khinh Thường: Ảnh Hưởng Tâm Lý Và Cách Đối Phó

Bị gia đình khinh thường là thực trạng mà nhiều người đang phải đối mặt. Thái độ xem nhẹ, coi thường từ người thân gây ra tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần. Thay vì chấp nhận, hãy học cách đối phó, vượt qua để trở nên mạnh mẽ hơn trước những khó khăn trong cuộc sống.

bị gia đình khinh thường
Không ít người đang phải đối mặt với tình trạng bị chính gia đình khinh thường

Các nguyên nhân dẫn đến việc bị gia đình khinh thường

Gia đình là chỗ dựa vững chắc về mặt vật chất, tinh thần đối với mỗi người. Tuy nhiên, sự khác biệt về suy nghĩ ở hai thế hệ đã tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Khoảng cách này khiến cho cả hai thường xuyên xung đột, mâu thuẫn vì bất đồng quan điểm, định hướng tương lai và lối sống.

Bên cạnh việc bị gia đình áp đặt và kiểm soát, nhiều người đang phải đối mặt với tình trạng bị chính người thân coi thường. Sự khinh thường được thể hiện qua lời nói, hành động của bố mẹ và anh chị em.

Họ luôn đánh giá thấp và cho rằng bạn vô dụng, kém cỏi hơn những người khác. Một số bậc phụ huynh còn tỏ ra thờ ơ khi con cái chia sẻ niềm vui trong cuộc sống vì cho rằng đây chỉ là những điều nhỏ nhặt. Thực tế, rất nhiều bố mẹ không phát hiện ra bản thân đang xem nhẹ và khinh thường con.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Theo các chuyên gia tâm lý, thực trạng bị gia đình khinh thường có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

1. Con không có ngoại hình và năng lực

Cha mẹ luôn kỳ vọng con cái sẽ có ngoại hình ưa nhìn và học hành giỏi giang, chăm chỉ. Khi không đạt được những điều như kỳ vọng, không ít phụ huynh tỏ ra coi thường, luôn la mắng con cái vô dụng, lười biếng và kém cỏi hơn bạn bè hay những anh chị em khác.

bị gia đình khinh thường
Con cái không có ngoại hình và năng lực như kỳ vọng là nguyên nhân khiến bố mẹ hình thành thái độ khinh thường

Mỗi người sẽ có năng lực và ưu nhược điểm khác nhau. Nhiều người đã rất nỗ lực nhưng không thể đạt thành tích cao như kỳ vọng của bố mẹ. Tuy nhiên, thay vì thấu hiểu, bố mẹ tỏ ra trách móc và khinh thường con cái. Đây là đặc điểm thường thấy của cha mẹ độc hại, họ chỉ chú ý đến nguyện vọng của bản thân và luôn có xu hướng đổ lỗi cho người khác.

Nguyên nhân sâu xa của cách phản ứng này có thể do bố mẹ cũng đã từng bị đối xử như vậy trong quá khứ. Cách giáo dục méo mó này đã in hằn trong tâm trí khiến bố mẹ tiếp tục có hành vi, phản ứng không đúng mực với con cái của mình.

2. Gia đình gặp nhiều biến cố sau khi con chào đời

Nhiều gia đình cho rằng những biến cố và xui rủi đang phải đối mặt là do co sinh ra không hợp tuổi, hợp mệnh với bố mẹ. Họ có xu hướng đổ lỗi cho con cái trước những bất hạnh trong cuộc sống. Về lâu dài, cha mẹ tỏ ra khinh thường và thiếu sự quan tâm đến con.

Thái độ khinh thường sẽ trở nên sâu sắc hơn nếu gia đình gặp may mắn khi bố mẹ sinh thêm em trái/ em gái. Lúc này, bạn sẽ trở thành đối tượng bị đối xử tệ bạc, thường xuyên bị trách móc, coi thường,… Trong gia đình, bạn sẽ là người đảm đương việc nhà, chăm sóc em và thực hiện những yêu cầu của bố mẹ. Trong khi đó, những anh chị em khác sẽ được hưởng nhiều quyền lợi vì được xem là “may mắn” của cả gia đình.

3. Thiên vị con cái

Nhiều bậc phụ huynh đối xử không công bằng với con cái. Họ có xu hướng nuông chiều con út hoặc những đứa trẻ có ngoại hình, năng lực ưu tú. Thiên vị con cái khiến những đứa trẻ được nuông chiều, ưu ái sẽ có thái độ coi thường những trẻ còn lại.

bị gia đình khinh thường
Bố mẹ thiên vị con cái khiến trẻ không được nuông chiều bị chính anh chị em của mình coi thường, xem nhẹ

Hơn nữa, khi liên tục nhận được những đặc quyền từ bố mẹ, trẻ sẽ không biết cách chia sẻ và trở nên ích kỷ hơn. Vì vậy, thái độ khinh thường và xem nhẹ anh chị em sẽ trở nên sâu sắc theo thời gian.

Ảnh hưởng tâm lý khi bị gia đình khinh thường

Bị chính gia đình mình khinh thường sẽ để lại tổn thương tâm lý sâu sắc hơn so với người ngoài. Những tổn thương này được giấu kín nên bản thân bố mẹ đôi khi không thể quan sát được. Hiểu rõ những ảnh hưởng tâm lý khi bị gia đình coi thường sẽ giúp bố mẹ kịp thời điều chỉnh hành vi, thái độ của mình.

1. Nhút nhát và thiếu tự tin

Ảnh hưởng đầu tiên mà bạn phải đối mặt khi bị gia đình khinh thường là trở nên nhút nhát, thiếu tự tin. Thái độ coi thường của bố mẹ và anh chị em khiến cho bạn mất đi sự vui vẻ, năng động và lạc quan.

Thay vì nhận được sự ủng hộ của gia đình, thứ bạn nhận được sau những nỗ lực là sự coi thường, xem nhẹ và trách móc. Phản ứng này lặp đi lặp lại khiến con cái đánh mất sự tự tin, trở nên rụt rè, khép kín. Hơn nữa, liên tục bị bố mẹ coi thường cũng khiến bạn ít chia sẻ với gia đình và có xu hướng sống khép kín để tránh bị tổn thương.

bị gia đình khinh thường
Thiếu tự tin, nhút nhát, thu mình là đặc điểm thường thấy ở người bị gia đình khinh thường

Tự tin là tính cách cần thiết đối với mỗi người. Thiếu đi sự tự tin sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề khi học tập, không dám thể hiện bản thân và ngại nói ra quan điểm cá nhân. Sự tự tin không phải là đức tính sẵn có mà cần phải được xây dựng. Tuy nhiên, những bậc phụ huynh khinh thường con cái thường không quan tâm đến điều này. Ngược lại, thái độ của họ còn vô tình “giết chết” sự tự tin của con cái.

2. Giảm lòng tự trọng

Lòng tự trọng là đức tính cần thiết không thua kém sự tự tin. Đức tính này giúp mỗi người xem trọng tư cách, danh dự và nhân phẩm của bản thân. Tương tự như sự tự tin, lòng tự trọng cũng phải được xây dựng thông qua cách giáo dục và ứng xử trong cuộc sống. Tuy nhiên, thái độ coi thường của gia đình khiến lòng tự trọng của con cái giảm thấp.

Thiếu đi lòng tự trọng khiến bạn xem nhẹ bản thân, cho rằng mình không có năng lực, sợ thất bại và sợ mắc phải sai lầm. Giảm lòng tự trọng còn là nguyên nhân dẫn đến tính cách tự ái, dễ bị tổn thương và ngại đương đầu với khó khăn. Những điều này đều vô tình khiến cho bạn khó thành công trong cuộc sống dù có năng lực.

3. Thiếu sự gắn kết với gia đình

Các thành viên trong gia đình sẽ có sự liên kết chặt chẽ hơn so với những mối quan hệ khác. Thế nhưng, sự liên kết này có thể trở nên lỏng lẻo khi bản thân không nhận được quan tâm và thái độ coi trọng từ chính gia đình của mình. Tương tự như các mối quan hệ khác, tình yêu thương giữa con cái và người thân phải được nuôi dưỡng từ những lời nói, hành động quan tâm và chia sẻ.

bị gia đình khinh thường
Thái độ coi thường của bố mẹ khiến con cái không có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình

Nếu những gì bạn nhận được chỉ là sự khinh thường, đương nhiên tình yêu thương cũng sẽ dần tàn lụi và nhạt nhòa theo thời gian. Thiếu sự gắn kết khiến gia đình mất đi ý nghĩa vốn có, không khí nặng nề, thiếu sự vui vẻ và ấm cúng.

4. Trở nên vô cảm, ít bộc lộ cảm xúc

Về lâu dài, bạn sẽ trở nên vô cảm và ít khi bộc lộ những cảm xúc quá mức như đau khổ, buồn bã, vui vẻ, hạnh phúc và hào hứng. Bạn thường giữ khuôn mặt ảm đạm, không cảm xúc và luôn suy nghĩ kỹ trước khi nói vì sợ bị bố mẹ trách phạt, coi thường.

Vô cảm, ít cảm xúc lâu dần sẽ làm mất đi những cảm xúc tích cực và bỏ quên ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Chính vì vậy, bố mẹ nên điều chỉnh hành vi và thái độ kịp thời để giúp con cái nuôi dưỡng tình yêu thương, sống thật với cảm xúc và tôn trọng suy nghĩ của bản thân.

5. Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý

Bị chính gia đình khinh thường sẽ khiến con cái thù ghét cha mẹ. Thậm chí, nhiều người bị rối loạn lo âu, mắc hội chứng Self-Harm và trầm cảm vì áp lực gia đình. Khác với người lớn, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường không biết cách điều chỉnh cảm xúc và chưa có kinh nghiệm vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

bị gia đình coi thường
Nhiều trẻ và thanh thiếu niên phải đối mặt với chứng trầm cảm, rối loạn lo âu do bị gia đình coi thường

Khi phải đối mặt với sự áp bức về mặt tinh thần, con cái thường lựa chọn cách im lặng và đối mặt mọi thứ một mình. Về lâu dài, tâm lý của con bị tổn thương nghiêm trọng, sau đó phát triển thành các chứng bệnh tâm lý. Thực tế cho thấy, rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đã có hành vi tự hại, tự sát do gia đình áp đặt, khinh thường và thiếu sự thấu hiểu.

6. Phát triển nhân cách méo mó

Tất cả các sự việc xảy ra trong cuộc sống đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách – đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì. Tình trạng bị gia đình khinh thường sẽ khiến cho con dễ phát triển các dạng nhân cách méo mó, thường gặp nhất là tính cách phụ thuộc quá mức vào người mang đến cảm giác an toàn và tôn trọng. Đôi khi con cũng có thể phát triển dạng nhân cách vô cảm, ít bộc lộ cảm xúc, thiếu hứng thú và quan tâm với mọi thứ.

Vì thường xuyên bị gia đình khinh thường, thờ ơ nên một số người khi lớn lên hình thành nhu cầu được khen ngợi và yêu thương thái quá. Các dạng nhân cách bất thường đều gây ra những khó khăn nhất định khiến con cái gặp nhiều phiền toái khi học tập, làm việc và khó duy trì các mối quan hệ lâu dài.

7. Có các hành vi lệch chuẩn

Tổn thương tâm lý do bị gia đình khinh thường sẽ thôi thúc con thực hiện các hành vi lệch chuẩn như sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, trộm cắp, dùng chất gây nghiện, mại dâm,… Các hành vi này được xem là hình thức để trẻ giải tỏa những uất ức về mặt tâm lý. Một số trẻ cho rằng, các hành vi hư hỏng chính là hình phạt dành cho bố mẹ.

Cách đối phó khi bị gia đình khinh thường

Có thể thấy, bị gia đình khinh thường gây ra những ảnh hưởng nặng nề về mặt tâm lý. Tình trạng này sẽ không có gì đáng lo ngại nếu bố mẹ nhận ra vấn đề và thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, trong trường hợp người thân không nhận ra họ đang có phản ứng không phù hợp, bản thân bạn nên có những biện pháp đối phó đúng đắn.

1. Trao đổi thẳng thắn

Việc đầu tiên bạn cần làm là trao đổi thẳng thắn với bố mẹ. Trước khi trò chuyện, nên suy nghĩ kỹ lưỡng về lời nói và giữ thái độ bình tĩnh để lời nói của bản thân được xem trọng. Chủ động chia sẻ để bố mẹ biết rằng, phản ứng khinh thường của gia đình khiến con bị tổn thương, trở nên thiếu tự tin và luôn tự dằn vặt bản thân.

bị gia đình coi thường
Nên trao đổi thẳng thắn với bố mẹ về việc bản thân tổn thương như thế nào khi bị gia đình coi thường

Bất cứ bố mẹ nào cũng yêu thương con cái, điều duy nhất mà họ gặp phải là không biết cách bày tỏ và đôi khi giáo dục con bằng các phương pháp không phù hợp. Do đó, khi con cái chia sẻ bằng sự chân thành, bố mẹ sẽ suy nghĩ và điều chỉnh hành vi phù hợp hơn.

Dù không nhiều nhưng cũng có những bậc cha mẹ cứng nhắc và quá hà khắc với con cái. Trong trường hợp này, việc chia sẻ đôi khi không mang lại kết quả. Thậm chí những bậc cha mẹ độc hại còn không ngần ngại bạo hành tinh thần con bằng những ngôn từ nặng nề.

2. Khẳng định bản thân

Ngoài việc chia sẻ thẳng thắn với bố mẹ, bạn nên nỗ lực học tập để khẳng định bản thân. Khi năng lực của bản thân được khẳng định, bố mẹ và anh chị em sẽ nhìn bản thân bằng ánh mắt khác. Bên cạnh đó, kết quả học tập tốt cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn, nhận được sự yêu quý của thầy cô và bạn bè.

Nhiều gia đình không bao giờ công nhận sự nỗ lực của con cái, họ cho rằng do con may mắn hoặc đã gian lận để đạt được thành tích cao. Trước phản ứng của bố mẹ, không ít người trở nên suy sụp và buồn bã.

bị gia đình coi thường
Cần nỗ lực khẳng định bản thân để vượt qua rào cản và đối phó với tình trạng bị gia đình coi thường

Tuy nhiên, nếu ở hoàn cảnh này, bạn cần cố gắng mạnh mẽ và giữ vững kết quả học tập tốt. Bởi dù không nhận được sự ủng hộ của gia đình, thành tích ấn tượng cũng sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội trong tương lai và sớm làm chủ được cuộc sống của bản thân.

3. Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

Ngoài gia đình, bạn cũng nên xây dựng các mối quan hệ lành mạnh với thầy cô và bạn bè. Thực tế, cha mẹ rất ít khi thấu hiểu tâm lý con cái. Vì vậy, bạn có thể chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình với thầy cô hoặc những người bạn thân thiết.

Các mối quan hệ này chính là chỗ dựa giúp bạn vượt qua tổn thương tâm lý khi bị gia đình khinh thường. Tuy nhiên, cần đặt sự tin tưởng của mình vào đúng người. Tốt nhất, nên tìm sự giúp đỡ của thầy cô khi phải đối mặt với áp lực từ gia đình. Thầy cô sẽ giúp bạn học cách giải tỏa cảm xúc, ổn định tinh thần và tìm ra hướng xử lý đúng đắn nhất.

4. Giữ suy nghĩ tích cực

Thái độ khinh thường của gia đình sẽ khiến cho bạn có những suy nghĩ tiêu cực và tự đánh giá thấp bản thân. Tuy nhiên, sự tiêu cực sẽ khiến cho tâm trạng luôn u uất, buồn phiền và mất đi động lực trong cuộc sống. Vì vậy, bạn nên giữ cho mình suy nghĩ tích cực.

bị gia đình coi thường
Ngay cả khi bị gia đình coi thường, bạn cũng nên giữ cho mình suy nghĩ tích cực và lạc quan

Nếu không nhận được sự công nhận và yêu thương từ gia đình, bạn có thể nghĩ đến những điều tích cực hơn như bản thân có cơ hội được sống, được học tập, được kết bạn với những người bạn tuyệt vời và có cơ hội gặp gỡ những người thú vị. Ngoài ra, bạn cũng có thể nuôi dưỡng tinh thần lạc quan bằng cách đọc những câu chuyện truyền cảm hứng.

5. Tự lập ngay khi có khả năng

Nếu gia đình không thay đổi cách ứng xử, bạn nên tự lập ngay khi có khả năng. Tự lập thực sự không dễ dàng nhưng sẽ giúp bạn tìm thấy sự thoải mái, lạc quan và vui vẻ. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp bạn học cách làm chủ cuộc sống, biết quản lý thời gian, chi tiêu hợp lý và cân đối công việc – học tập.

Gia đình có thể không hài lòng về việc bạn dọn ra ngoài. Tuy nhiên, họ sẽ không hiểu được những tổn thương tâm lý bạn đã phải đối mặt trong một thời gian dài. Vì vậy, nên lựa chọn thời điểm thích hợp để có thể sống tự lập và trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn.

6. Học cách tự cân bằng cảm xúc

Bị gia đình khinh thường sẽ khiến cho bạn khó tránh khỏi tâm lý buồn bã, lo lắng và tự dằn vặt. Cảm xúc tiêu cực kéo dài có thể khiến bạn mệt mỏi và đánh mất đi niềm vui trong cuộc sống. Với những điều không thể thay đổi, bạn nên học cách chấp nhận và bỏ qua.

Tự cân bằng cảm xúc là kỹ năng cần thiết giúp bạn đối phó với tình trạng bị gia đình khinh thường. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải giữ được suy nghĩ tích cực, biết cách kiểm soát và cân bằng những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, có thể thực hiện các biện pháp thư giãn như ngồi thiền, yoga, tắm nước ấm, hít thở sâu,… để nạp lại năng lượng tích cực.

7. Tìm gặp chuyên gia tâm lý

Hơn ai hết, gia đình đáng lẽ là nơi chúng ta được bảo bọc và yêu thương. Vì vậy, khi bị chính người thân khinh thường, bạn sẽ khó tránh khỏi tổn thương tâm lý sâu sắc. Nhiều người dù đã rất cố gắng vẫn không thể xóa bỏ ký ức đau buồn trong quá khứ.

bị gia đình coi thường
Nếu không thể vượt qua tổn thương tâm lý khi bị gia đình coi thường, bạn nên tìm gặp chuyên gia

Nếu cần thiết, bạn nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Bởi những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có thể là nguồn cơn của nhiều vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, hội chứng Self-Harm, rối loạn nhân cách,… Can thiệp liệu pháp tâm lý sẽ giúp bạn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, học cách quên đi những trải nghiệm tiêu cực, biết cách yêu thương bản thân và trân trọng cuộc sống hiện tại.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Không ai mong muốn bị chính gia đình khinh thường nhưng đôi khi chúng ta không thể lựa chọn khác đi. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên mạnh mẽ đối mặt, vượt qua để trở nên mạnh mẽ hơn và có cơ hội trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn nhất. Trong trường hợp không thể tự mình vượt qua, nên chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *