Chứng Tâm Thần Phân Liệt Có Di Truyền Không?

Chứng tâm thần phân liệt có di truyền không luôn là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người, đặc biệt là các trường hợp gia đình có người thân đang mắc phải chứng bệnh này. Thậm chí còn có nhiều người do lo lắng về bệnh tình của mình mà e ngại việc sinh con, sợ rằng con cái sinh ra sẽ không được khỏe mạnh. 

Chứng Tâm Thần Phân Liệt Có Di Truyền Không?
Di truyền là yếu tố nguy cơ chiếm tỉ lệ cao nhất đối với các trường hợp bệnh tâm thần phân liệt.

Chứng tâm thần phân liệt có di truyền không?

Tâm thần phân liệt là một chứng bệnh tâm thần nặng có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào, thậm chí còn có những trường hợp khởi phát ngay từ khi rất trẻ và kéo dài dai dẳng đến suốt cuộc đời. Những người mắc phải chứng bệnh này sẽ có những suy nghĩ sai lệch, không đúng đắn, không phù hợp và những người xung quanh hoàn toàn không thể giải thích cho họ hiểu được đâu là những điều đúng và đâu là những điều sai.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có kèm theo một số hoạt động kỳ lạ, bất thường do ảnh hưởng của hoang tưởng và các cảm xúc nghèo nàn. Họ sẽ có xu hướng thu mình lại, hay xa lánh những người xung quanh, ít giao tiếp, trò chuyện với người khác, thậm chí là những người thân thiết. Người bệnh dần trở nên trầm tư, hay ngồi thơ thẩn, lo âu, hoang mang, sợ sệt hoặc có nhiều trường hợp còn xuất hiện hoang tưởng nặng.

Việc có thể hiểu và nắm rõ về bệnh sẽ giúp bạn dần giải đáp được băn khoăn bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không. Theo đó, một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nhận thấy được mối liên hệ giữa chứng tâm thần phân liệt và yếu tố di truyền. Dựa vào các khảo sát thực tế cho thấy rằng, có khoảng 4/5 trường hợp mắc bệnh tâm thần phân liệt xuất phát từ di truyền.

Theo đó, các nhà khoa học tại trường Đại học Copenhagen, Đan Mạch đã tiến hành thu thập các thông tin từ Cơ quan Đăng ký Song sinh Quốc gia của Đan Mạch và Cơ quan Nghiên cứu Tâm thần Đan Mạch và chọn ra được 31.524 cặp song sinh được sinh ra từ năm 1951 đến năm 2000. Dựa vào đó, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và xác định được gen tâm thần phân liệt mà đứa trẻ thừa hưởng trong quá trình thụ thai là kết quả của một số yếu tố môi trường.

Chứng Tâm Thần Phân Liệt Có Di Truyền Không?
Trong nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm thấy một số gen có khả năng gây ra tâm thần phân liệt.

Khi tiến hành so sánh những đặc điểm của những gen đã được tìm thấy ở các cặp song song thì có thể cung cấp biểu hiện của tâm thần phân liệt một cách rõ ràng, dù đó là triệu chứng của bệnh hay là một thứ gì đó trong môi trường khi trẻ còn ở giai đoạn phát triển. Tuy rằng lý thuyết là thế nhưng xét về mặt sinh học thì đây cũng là một vấn đề khá khó khăn và cần phải có nhiều yếu tố, bằng chứng xác thực hơn để đưa ra được kết luận đáng tin cậy.

Tuy nhiên việc để tìm kiếm số lượng các cặp song sinh đầy đủ điều kiện để tham gia vào nghiên cứu cũng là một thách thức lớn đối với giới khoa học. Cũng bởi chỉ có dưới 5/1000 cá thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này và không có quá nhiều các dữ liệu để thu thập. Chính vì thế, số liệu thống kê từ Cơ quan Đăng ký Song sinh Quốc Đan mạch trở thành một điều vô cùng tuyệt vời đối với nghiên cứu.

Vào khoảng năm 1998, các nhà nghiên cứu tại Phần Lan cũng bắt đầu tiến hành một cuộc nghiên cứu tương tự với việc lấy mẫu gen nhỏ từ Cơ quan Đăng ký Dân số Phần Lan. Kết quả nhận thấy rằng có đến 83% khả năng tâm thần phân liệt xuất phát là do di truyền.

Vào năm 2007 tiếp tục có một phân tích khác được thực hiện ở Thụy Điển và đã tìm ra được loại gen có nhiều khả năng gây ra chứng tâm thần phân liệt, tỉ lệ nữ giới chiếm 67% và nam giới khoảng 41%. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu thì gen là yếu tố chiếm 79% khả năng gây ra tâm thần phân liệt, tuy nhiên khi mở rộng nghiên cứu thì con số này giảm xuống còn khoảng 73%.

“Nghiên cứu này là ước tính toàn diện và triệt để nhất về hệ số di truyền của bệnh tâm thần phân liệt và sự đa dạng chẩn đoán của nó”. “Thật thú vị vì nó chỉ ra nguy cơ di truyền của bệnh dường như có tầm quan trọng gần như ngang nhau trong quang phổ tâm thần phân liệt”. – Theo chia sẻ của nhà nghiên cứu Rikke Hilker thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch.

Tuy nhiên, gen không phải hoàn toàn là yếu tố quyết định việc bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không mà nó chỉ là yếu tố góp phần nguy cơ. Rất hiếm các trường hợp khởi phát bệnh chỉ vì một gen duy nhất mà nó phải là sự kết hợp của nhiều loại gen khác nhau và những yếu tố môi trường, di truyền biểu sinh (một số yếu tố di truyền nằm ngoài gen, góp phần quyết định cách cơ thể phản ứng lại với các tác động đến từ môi trường).

Trong thực tế không thể khẳng định chắc chắn 100% việc chứng tâm thần phân liệt có di truyền không đối với những đứa trẻ vừa mới được chào đời. Chỉ có thể nhận thấy nếu gia đình có người thân mắc bệnh thì trẻ sinh ra có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn so với mức bình thường. Ví dụ như:

  • Nếu gia đình không có người mắc bệnh: tỉ lệ chiếm 1%
  • Bố hoặc mẹ: tỉ lệ chiếm 6%
  • Cả bố và mẹ: tỉ lệ chiếm 45%
  • Anh/chị/em song sinh cùng trứng: tỉ lệ chiếm từ 40 đến 50%
  • Anh/chị/ em song sinh khác trứng: tỉ lệ chiếm 17%.
  • Anh/chị/em ruột khác: tỉ lệ chiếm 9%.
  • Cô, dì, chú, bác, ông bà hay còn gọi là người thân cấp 2: tỉ lệ chiếm 3%.

Một số các tác nhân môi trường có thể cộng hưởng với sự biến đổi của gen làm dẫn đến việc di truyền chứng tâm thần phân liệt như:

  • Các trải nghiệm tiêu cực trong môi trường học đường, chẳng hạn như bị bạo lực, bị bạn bè cô lập, xa lánh,…
  • Những cú sốc tinh thần đã từng xảy ra trong quá khứ, đặc biệt là thời thơ ấu như từng bị bạo hành, xâm hại tình dục, bị bắt cóc, mất người thân yêu, rạn nứt mối quan hệ hôn nhân,…
  • Lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy khi còn quá nhỏ hoặc kể cả khi trưởng thành.

Làm sao để ngăn ngừa nguy cơ bị tâm thần phân liệt do di truyền?

Như đã chia sẻ ở trên, di truyền là yếu tố có khả năng làm khởi phát chứng tâm thần phân liệt nhưng nó không quyết định hoàn toàn. Trong thực tế vẫn có không ít các trường hợp bố mẹ mắc bệnh nhưng con cái sinh ra vẫn có thể phát triển tốt và có sức khỏe bình thường. Chính vì thế, thay vì lo lắng rằng chứng tâm thần phân liệt có di truyền không thì bạn hãy tìm hiểu để áp dụng các biện pháp phòng tránh, giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh cho những đứa con trong tương lai.

Làm sao để ngăn ngừa nguy cơ bị tâm thần phân liệt do di truyền?
Cha mẹ mắc chứng tâm thần phân liệt nên đến thăm khám và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi quyết định có con.

1. Chăm sóc đặc biệt trong quá trình mang thai

Sức khỏe thai kì đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của mỗi trẻ nhỏ. Chính vì thế, ngay cả những mẹ bầu đang bị tâm thần phân liệt hoặc có sức khỏe bình thường cũng cần phải chú ý và cẩn trọng để đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và trẻ nhỏ. Để giảm bớt tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt cho thai nhi, các mẹ bầu nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt là acid folic.
  • Nên ưu tiên lựa chọn và sử dụng các thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng kéo dài trước, trong và sau khi sinh.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, cần rèn luyện thói quen ngủ sớm trước 23 giờ, tránh thức quá khuya.
  • Không liên tục sử dụng các thiết bị phát sóng như điện thoại, máy tính,…
  • Không sử dụng thuốc một cách bừa bãi, khi muốn sử dụng bất kì một loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào cũng cần thăm khám kỹ ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để đảm bảo an toàn.
  • Hạn chế việc sinh sống ở môi trường không trong lành, tiếp xúc quá nhiều với các chất độc hại.
  • Mẹ bầu nên cho con nghe nhạc trong quá trình thai kì và thường xuyên nói chuyện với con để giúp con nuôi dưỡng tâm hồn, đồng thời tạo nên sự gắn kết với gia đình.

2. Nuôi dạy con ở những năm tháng đầu đời

Những năm tháng đầu đời là giai đoạn vô cùng quan trọng để cha mẹ có thể nuôi dạy và giúp con phát triển tốt nhất. Lúc này các bậc phụ huynh cũng không nên lạm dụng quá nhiều các thiết bị điện tử để nhằm phục vụ mục đích vui chơi, giải trí của con. Tốt nhất nên hướng con đến các hoạt động thể chất lành mạnh và đảm bảo tốt giấc ngủ của con.

Cũng bởi, các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, ipad, máy tính có những âm thanh, ánh sáng làm kích thích não bộ của trẻ nhỏ, khiến con có khả năng trở nên tăng động, hung hăng và bạo lực hơn. Thậm chí việc không chọn lọc kỹ thông tin để trẻ tiếp xúc với các nội dung xấu cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát triển các hành vi tiêu cực ở trẻ.

Hãy dành nhiều thời gian chơi đùa với con, tránh việc để con trở nên cô độc  hoặc bị bạo hành tại trường học. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu thì trong màu vẽ hoặc sơn cũng có chứa một số kim loại nặng có khả năng gây nhiễm độc ở trẻ nhỏ. Vì thế, cha mẹ cũng nên tránh cho con tiếp xúc quá nhiều với những đồ dùng này.

Bên cạnh đó, mỗi bậc làm cha mẹ cũng nên có kế hoạch cụ thể cho việc nuôi dạy con phù hợp. Mặc dù cần phải cứng rắn trong giáo dục nhưng vẫn phải cần sự mềm mỏng, kiên nhẫn và đặc biệt là sự tích cực trong cách sử dụng ngôn từ đối với con trẻ. Cha mẹ nên dành cho con những lời khen, lời động viên khi con làm được những điều tốt và cũng hướng dẫn con nên tuân thủ đúng theo kỷ luật, các quy định đã đặt ra. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm về vấn đề này thì có thể tìm hiểu thông tin qua sách vở, tham gia một số khóa học về nuôi dạy trẻ hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

3. Điều chỉnh lối sống của con và cả các thành viên trong gia đình

Ngoài yếu tố di truyền làm gia tăng nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt thì hầu hết ai cũng có tỉ lệ gặp phải chứng bệnh này mà không cần có sự tác động của gen. Chính vì thế, chúng ta cần phải biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cả gia đình để có thể phòng chống tốt căn bệnh này. Đặc biệt là khi người thân đã có tiền sử mắc bệnh thì các thành viên khác càng phải chú trọng hơn trong việc điều chỉnh lối sống của chính mình.

  • Nâng cao đời sống tinh thần bằng cách thể hiện tình cảm, chia sẻ nhiều hơn với những người thân thiết, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, tránh áp lực tinh thần kéo dài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nuôi dưỡng tâm hồn bằng các bài tập ngồi thiền, yoga cũng rất hữu ích.
  • Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Não bộ cần được nuôi dưỡng bằng nhiều dưỡng chất khác nhau mới có thể hoạt động hiệu quả. Bạn cần xây dựng và cân bằng các khoáng chất, vitamin trong chế độ ăn uống hàng ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh, rau củ quả tươi để bảo vệ sức khỏe thật tốt.
  • Thói quen tập thể dục thường xuyên cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch. Đồng thời còn cải thiện tâm trạng, gia tăng chất lượng giấc ngủ, điều hòa nhịp tim, phòng chống bệnh tật. Chỉ cần bạn tập thể dục ít nhất 5 ngày/ tuần, mỗi lần tập khoảng 30 phút cũng đủ giúp bạn có được một sức khỏe tốt.
  • Giấc ngủ cũng cần phải được đảm bảo và duy trì bởi nếu chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với tinh thần và cả thể chất. Tùy vào độ tuổi của mỗi bé mà thời gian ngủ trong ngày sẽ khác nhau. Còn đối với người trưởng thành cần phải duy trì giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
  • Thử học một kỹ năng mới cũng là một trong các cách giúp bạn gia tăng sự tự tin và có thêm nhiều sự kết nối với mọi người xung quanh. Nếu cảm thấy cuộc sống quá nhàm chán, bạn có thể thử đăng kí các lớp dạy nấu ăn, khiêu vũ, ca hát,…Còn đối với trẻ nhỏ có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động lành mạnh, đăng kí các lớp năng khiếu hoặc đơn giản là vài buổi trải nghiệm để trẻ có thêm nhiều trải nghiệm mới và đây cũng là cách để nâng cao tốt sức khỏe tinh thần.
  • Tuyệt đối không lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…Bởi đây chính là một trong các yếu tố có sự đóng góp lớn đối với việc hình thành các bệnh tâm thần, trong đó có tâm thần phân liệt.

4. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Tuy rằng tâm thần phân liệt không phải là bệnh di truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải chứng bệnh này thì khả năng các thành viên còn lại bị bệnh cũng sẽ cao hơn so với thông thường. Đối với các cặp vợ chồng bị tâm thần phân liệt và có ý định muốn có con thì tốt nhất nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Việc tự ý mang thai không đúng thời điểm cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với đứa con của mình. Theo lời khuyên của bác sĩ thì phụ nữ chỉ nên mang thai khi đã điều trị hết bệnh và hiện đang trong giai đoạn tinh thần ổn định, không còn sử dụng thuốc điều trị.

Như vậy có thể trả lời rằng, chứng tâm thần phân liệt không di truyền và di truyền chỉ là yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong gia đình có người thân mắc chứng bệnh này thì bạn vẫn có thể giảm bớt tỉ lệ nguy cơ cho các thành viên khác bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *