Bệnh Tâm Thần Phân Liệt Có Chữa Được Không?

Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần có mức độ nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì lý do này, rất nhiều người băn khoăn liệu bệnh tâm thần phân liệt có chữa được hay không?

Bệnh tâm thần phân liệt có chữa được không? Giải đáp

Tâm thần phân liệt là một dạng bệnh loạn thần nặng, tiến triển dai dẳng, mãn tính và có thể kéo dài suốt đời. Bệnh lý này đặc trưng bởi các hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ, tư duy thiếu tổ chức, thiếu hụt về nhận thức và cảm xúc cùn mòn.

Theo thống kê, khoảng 1% dân số thế giới đang phải đối mặt với chứng tâm thần phân biệt. Giống như các rối loạn tâm thần khác, chứng bệnh này chưa rõ nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của tâm thần phân liệt là do di truyền (gen).

Người bị tâm thần phân liệt thường không thể duy trì các chức năng như trước, nhiều khả năng phải đối mặt với thất nghiệp, vô gia cư hoặc sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Bên cạnh những ảnh hưởng đối với người bệnh, chứng tâm thần phân liệt còn ảnh hưởng sâu sắc đến những người xung quanh. Bệnh nhân thường bị chi phối bởi ảo giác và hoang tưởng nên có thể xuất hiện các hành vi bạo lực, quấy rầy.

Tâm thần phân liệt có chữa được không là băn khoăn của khá nhiều người. Thông thường đối với các bệnh chưa rõ căn nguyên, khả năng chữa khỏi là khá thấp. Tiên lượng đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt tương đối đa dạng. Trong đó, 15% bệnh nhân hoàn toàn phục hồi các chức năng như trước khi bị bệnh. Điều này cho thấy nếu được điều trị sớm và đúng cách, chứng tâm thần phân liệt có thể được kiểm soát.

tâm thần phân liệt chữa được không
Khoảng 15% bệnh nhân tâm thần phân liệt phục hồi chức năng như trước khi phát bệnh

Tuy nhiên, bệnh lý này có thể tái phát nếu xảy ra căng thẳng và biến cố trong cuộc sống. Do đó, bệnh nhân tâm thần phân liệt thường phải điều trị củng cố và chăm sóc suốt đời để kéo dài giai đoạn ổn định.

Đa phần các trường hợp tâm thần phân liệt được điều trị sớm đều có kết quả khả quan. Nhìn chung, 1/3 bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt và có thể sống độc lập; 1/3 trường hợp có thuyên giảm nhưng bệnh tái phát nhiều lần, để lại các di chứng nghiêm trọng và 1/3 trường hợp mắc bệnh suốt đời, chức năng suy giảm hoàn toàn và phải được chăm sóc trong các cơ sở y tế. Chỉ có 15% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn và duy trì được cuộc sống bình thường như trước.

Theo các chuyên gia, khả năng chữa khỏi tâm thần phân liệt thường xảy ra ở những bệnh nhân sau:

  • Khởi phát muộn, triệu chứng xuất hiện đột ngột
  • Trước khi phát bệnh, các chức năng hoàn toàn tốt (bệnh nhân chủ động trong cuộc sống, có công việc ổn định, học tập tốt, nhiều mối quan hệ,…)
  • Suy giảm nhận thức nhẹ
  • Tiền sử gia đình không bị tâm thần phân liệt
  • Chủ yếu là triệu chứng dương tính và ít triệu chứng âm tính
  • Môi trường sống lành mạnh và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình

Ngược lại những trường hợp sau đây thường có tiên lượng xấu và khả năng chữa khỏi thấp:

  • Khởi phát bệnh sớm
  • Chức năng kém trước khi phát bệnh
  • Tiền sử gia đình bị tâm thần phân liệt
  • Nhiều triệu chứng âm tính và các triệu chứng có mức độ nặng

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Các chuyên gia cũng nhận thấy, bệnh nhân nữ có đáp ứng tốt hơn với điều trị – đặc biệt là với thuốc chống loạn thần. Ngoài ra, lối sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đa phần những bệnh nhân có lối sống thiếu khoa học, lạm dụng chất, hút thuốc lá và nghiện rượu bia đều có tiên lượng xấu. Bệnh có khuynh hướng mãn tính, tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần.

Tóm lại, bệnh tâm thần phân liệt hoàn toàn có thể kiểm soát và phục hồi chức năng như trước khi phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, đa phần những trường hợp được điều trị sớm đều có tiên lượng tốt, bệnh nhân có thể cải thiện chức năng và sống độc lập.

Cách kiểm soát và quản lý chứng tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là chứng bệnh mãn tính nên nhiều khả năng sẽ không thể điều trị hoàn toàn. Hiện tại, những nghiên cứu về căn nguyên và cơ chế bệnh sinh đều chưa có tiến triển nên quá trình điều trị còn nhiều thách thức.

Mặc dù còn không ít hạn chế nhưng các phương pháp can thiệp và điều trị hiện tại có thể kiểm soát bệnh đáng kể. Bệnh nhân được phục hồi chức năng, tự biết chăm sóc bản thân, sống hòa nhập với cộng đồng và một số bệnh nhân có thể làm việc để tạo thu nhập cho bản thân.

bị tâm thần phân liệt có chữa được không
Sự hỗ trợ và động viên của gia đình sẽ giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt phục hồi tốt hơn

Những lời khuyên sau sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát chứng bệnh này hiệu quả hơn:

  • Thách thức lớn nhất trong điều trị tâm thần phân liệt là đa số bệnh nhân đều không được chăm sóc y tế kịp thời. Kết quả là bỏ lỡ thời điểm “vàng” dẫn đến việc đáp ứng kém với điều trị và khả năng phục hồi chức năng bị hạn chế. Do đó, gia đình cần chú ý đến những biểu hiện bất thường để người bệnh có cơ hội thăm khám và điều trị sớm.
  • Khuyến khích bệnh nhân tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Để kiểm soát bệnh, cần kết hợp sử dụng thuốc đều đặn, can thiệp tâm lý trị liệu và phục hồi chức năng.
  • Gia đình nên xây dựng môi trường sống lành mạnh, ôn hòa, luôn bày tỏ sự quan tâm và tình yêu thương để người bệnh gia tăng cảm xúc và có động lực trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình cũng sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng cùn mòn cảm xúc và vô cảm.
  • Gia đình không nên trách móc hay chì chiết người bệnh. Đồng thời nên trao đổi với hàng xóm và người thân trong gia đình để tránh những câu nói gây tổn thương tâm lý bệnh nhân.
  • Đảm bảo bệnh nhân không sử dụng bia rượu và chất gây nghiện.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích bệnh nhân vận động, làm việc nhà và thử các công việc đơn giản để gia tăng tính tự lập. Dần dần, bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân và có thu nhập để hỗ trợ gia đình.
  • Theo dõi quá trình sử dụng thuốc của người bệnh, tránh trường hợp quên uống thuốc và uống không đủ liều. Sử dụng thuốc không đều chính là yếu tố khiến tâm thần phân liệt tái phát và tiến triển nặng.
  • Chú ý các biểu hiện bất thường để kịp thời cho bệnh nhân nhập viện. Trong các đợt tái phát, bệnh nhân thường mất đi ý thức dẫn đến các hành vi gây nguy hiểm cho chính bản thân hoặc những người xung quanh.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Bệnh tâm thần phân liệt có chữa được không?” và lời khuyên hữu ích để kiểm soát bệnh thành công. Hiện tại, điều trị các rối loạn tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói riêng còn nhiều hạn chế. Do đó, bên cạnh các phương pháp y tế, gia đình cần phải hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình phục hồi chức năng để đạt được kết quả khả quan nhất.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *